Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Chủ đề: Những con vật đáng yêu (9 tuần)

 Phát triển thể chất:

-Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

-Trẻ làm quen, thích nghi được với giờ giấc: hoạt động, vui chơi, ăn ngủ của độ tuổi.

-Trẻ làm quen với một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.

-Trẻ làm quen, thực hiện với số bài tập vận động ban đầu: giữ thăng bằng cơ thể (VD: đi, bò thẳng người, phối hợp định hướng)

-Trẻ làm quen với động tác phối hợp cử động bàn tay, ngón tay, mắt. (xâu, xếp )

 Phát triển nhận thức:

-Trẻ thích tìm hiểu, thích khám phá đồ vật thông qua các hoạt động.

-Có sự nhạy cảm của các giác quan, biết quan sát, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những từ, câu nói đơn giản.

-Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật hiện tượng gần gũi, quen thuộc gọi tên và nói được chức năng của một số bộ phận trên cơ thể, biết tên cô giáo và một số bạn trong lớp, nhận biết được một vài đặc điểm nổi bật của một số con vật gần gũi, làm quen và nhận biết được màu đỏ, xanh cơ bản (dương, lá )

 Phát triển ngôn ngữ:

-Tập cho trẻ phát âm đúng từ.

-Biết đọc thơ, kể lại chuyện theo tranh.

-Biết diễn đạt được bằng các lời nói, các yêu cầu đơn giản theo yêu cầu của cô.

-Làm quen và trả lời các câu hỏi: đây là con gì? Sống ở đâu?.

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Chủ đề: Những con vật đáng yêu (9 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD HUYỆN DẦU TIẾNG TRƯỜNG MN 13 THÁNG 3 óóó ô ô ò ïõï GIÁO VIÊN: HOÀNG THỊ HƯƠNG LỚP: NHÓM TRẺ 1A NĂM HỌC: 2013- 2014 MỤC TIÊU GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: “ Những con vật đáng yêu” (9 tuần) Phát triển thể chất: -Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. -Trẻ làm quen, thích nghi được với giờ giấc: hoạt động, vui chơi, ăn ngủ của độ tuổi. -Trẻ làm quen với một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân. -Trẻ làm quen, thực hiện với số bài tập vận động ban đầu: giữ thăng bằng cơ thể (VD: đi, bò… thẳng người, phối hợp định hướng) -Trẻ làm quen với động tác phối hợp cử động bàn tay, ngón tay, mắt.. (xâu, xếp…) Phát triển nhận thức: -Trẻ thích tìm hiểu, thích khám phá đồ vật thông qua các hoạt động. -Có sự nhạy cảm của các giác quan, biết quan sát, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những từ, câu nói đơn giản. -Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật hiện tượng gần gũi, quen thuộc gọi tên và nói được chức năng của một số bộ phận trên cơ thể, biết tên cô giáo và một số bạn trong lớp, nhận biết được một vài đặc điểm nổi bật của một số con vật gần gũi, làm quen và nhận biết được màu đỏ, xanh cơ bản (dương, lá…) Phát triển ngôn ngữ: -Tập cho trẻ phát âm đúng từ. -Biết đọc thơ, kể lại chuyện theo tranh. -Biết diễn đạt được bằng các lời nói, các yêu cầu đơn giản theo yêu cầu của cô. -Làm quen và trả lời các câu hỏi: đây là con gì? Sống ở đâu?... Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. -Trẻ thích chơi với các bạn. -Làm quen với cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi… -Biết thực hiện yêu cầu đơn giản của người lớn. -Tập làm quen một số công việc đơn giản: lau tay, xếp dép, xếp chén sau khi ăn… -Trẻ biết chào hỏi, cảm ơn… -Biết được một số việc được phép làm, không được phép làm. -Thích hát, hát một số bài hát quen thuộc và thực hiện các động tác VĐ đơn giản theo nhạc. -Biết cầm bút, phấn…vẽ các đường nét cô bản. -Biết nặn ra một số sản phẩm đơn giản. TUẦN 10 MỤC TIÊU- NỘI DUNG- HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH. 3 tuần( từ ngày 28/10 đến 15/11/2013) PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: MỤC TIÊU: Thực hiện tốt với một số đồ chơi trong lớp. Thực hiện được các động tác trong bài thể dục. NỘI DUNG: TDS: Gà gáy. VĐCB: Đi kết hợp với chạy. TCVĐ: Gà trong vườn rau. Chơi trò chơi dân gian: “Dung dăng dung dẻ”, “Kéo cưa lừa xẻ”. - Xếp chồng, xếp cạnh, xâu vòng. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: MỤC TIÊU: Nhận biết về tên gọi, lợi ích của một số con vật nuôi trong gia đình. Trẻ hiểu và biết chăm sóc, yêu quí các con vật nuôi trong gia đình. NỘI DUNG: Nhận biết màu xanh, màu đỏ. Nhận biết tên gọi, lợi ích của một số con vật nuôi trong gia đình. Chơi “ cho con vật ăn”, “ Bác sĩ khám bệnh”. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: MỤC TIÊU: Nghe, trả lời và đặt câu hỏi: “Đây là con gì?” “ Sống ở đâu”, “ Để làm gì?”. Biết đọc theo cô từng câu 2- 3 từ. Lắng nghe khi cô đọc sách, kể chuyện, đặt câu hỏi. NỘI DUNG: Đọc thơ: “Tìm ổ”. Kể chuyện: “ Đôi bạn nhỏ”. Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình. Xem sách, tranh, ảnh, Album, gọi tên con vật trong tranh. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ: MỤC TIÊU: Biết thực hiện một số hành vi văn hóa trong giao tiếp như: biết chào cô, biết dạ thưa, biết chơi cùng bạn. Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau, nghe âm thanh của các dụng cụ. NỘI DUNG: Tạo hình: Tập vẽ bằng bút. Hát: Con gà trống. Nghe: Rửa mặt như mèo. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1 CHỦ ĐỀ NHÁNH: CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH. (Từ ngày 28/10/2013 đến 01/11/2013) Thứ Hoạt động Thứ 2 28/10 Thứ 3 29/10 Thứ 4 30/10 Thứ 5 31/10 Thứ 6 01/11 Đón trẻ Thứ 2: Thứ 3: Thứ 4: Thứ 5: Thứ 6: - Trò chuyện với trẻ về tên gọi một số con vật nuôi trong gia đình. - Cho trẻ chơi đồ chơi lắp ráp, xếp hình. - Cho trẻ chọn những con vật có màu vàng. - Cho trẻ xem album, gọi tên các con vật trong tranh. - Cho trẻ chơi xếp các con vật nối đuôi nhau. Thể dục sáng Bài: Gà gáy. - Động tác hô hấp: Gà gáy. - Động tác tay: Gà gáy. - Động tác lưng – bụng: gà tìm bạn. - Động tác chân: Gà mổ thóc. Hoạt động ngoài trời - Quan sát: Gà trống, gà mái, vịt. - Trò chơi: Gà trong vườn rau. - Chơi thiên nhiên: Xếp đường đi, chơi với lá cây. - Chơi tự do: Chơi với các đồ chơi ngoài trời. Hoạt động có chủ định *Vận động: 1/2 - Gà gáy. - Đi kết hợp với chạy. - Gà trong vườn rau. *Âm nhạc: 1/4 - Nghe: Rửa mặt như mèo. - Hát: Con gà trống. *Thơ: 1/2 - Tìm ổ. *NBTN: - Gà trống, gà mái, vịt. *LQVH: 1/4 - Đôi bạn nhỏ. *NBPB: - Chọn con vật màu vàng. *Tạo hình: - Tập vẽ bằng bút. Hoạt động góc TCVĐ: Gà trong vườn rau. Chơi các góc: Học tập: Xem tranh gọi tên các con vật trong tranh, chọn các con vật màu vàng. Xếp hình: Xếp chuồng gà. Thao tác vai: Cho các con vật ăn. Nghệ thuật: Nặn con giun. Thiên nhiên: Chơi với lá cây. Chơi giải trí: Chi chi chành chành. Trò chơi chuyển tiết: Kéo cưa lừa xẻ, Tập tầm vông. Hoạt động chiều +Hướng dẫn TC mới: Gà trong vườn rau. + Cho trẻ hát: con gà trống. +Ôn: Cho trẻ nhận biết con vật thuộc nhóm gia cầm. + Ôn: Chọn con vật màu vàng. . + Sinh hoạt cuối tuần. TRẢ TRẺ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ sạch sẽ, quần áo, đầu tóc gọn gàng. đồ dùng cá nhân được sắp xếp đầy đủ. Giáo dục trẻ biết chào cô trước khi ra về. CHUẨN BỊ : Tranh về các con vật nuôi trong gia đình. Một số đồ chơi trong lớp. THỰC HIỆN: Cho trẻ xem tranh, về các con vật nuôi trong gia đình. Cho trẻ hát, đọc thơ “ Tìm ổ” Cho trẻ chơi lồng hộp, xếp bàn, ghế... Cô đọc câu đố, kể chuyện cho trẻ nghe. Cho chơi các trò chơi dân gian. THỂ DỤC SÁNG GÀ GÁY I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ biết tên bài “Gà gáy” và các động tác trong bài. Trẻ thực hiện được theo cô cả bài. Giáo dục trẻ ngoan, chú ý lắng nghe và có thói quen thích tập TDS. II- CHUẨN BỊ: Tập trong lớp, phòng thoáng và sạch sẽ. Tâm thế trẻ thoải mái. III- CÁCH TIẾN HÀNH: Khởi động: Cho trẻ đi chậm, đi nhanh, đi chậm dần rồi đứng lại thành vòng tròn. Trọng động: Động tác 1: Gà gáy Chuẩn bị: đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi. Thực hiện: cô nói “ Gà vỗ cánh”, trẻ đưa 2 tay sang ngang vẫy vẫy và vỗ vào đùi.Cô nói “Gà gáy” trẻ khum 2 tay trước miệng giả tiếng gà gáy “ò, ó, o,….o” Động tác 2: Gà tìm bạn Chuẩn bị: Đứng tự nhiên hai tay chống hông. Thực hiện: Trẻ vừa đi vừa nghiêng về hai phía phải, trái. Động tác 3: Gà mổ thóc Chuẩn bị: Đứng tự nhiên. Thực hiện: Trẻ ngồi xổm 2 tay gõ xuống sàn “cốc,…cốc…” Hồi tĩnh: Cho trẻ chơi trò chơi ngắn. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QS: Con vật nuôi thuộc nhóm gia cầm. TCVĐ: Gà trong vườn rau. CTD: Các đồ chơi ngoài trời. I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu nhận biết được tên gọi, màu sắc, lợi ích của các con vật nuôi trong gia đình . - Rèn cho cháu tham gia trả lời câu hỏi,nói câu 2-3 từ. Cháu được làm quen với thiên nhiên, làm quen với một số đồ chơi ngoài trời. - Giáo dục cháu thương yêu các con vật nuôi, cho chúng ăn, không chọc phá chúng. II- CHUẨN BỊ: - Sân chơi sạch sẽ. - một sợi dây, mô hình vườn rau. III- CÁCH TIẾN HÀNH: Cô cho cháu mang giày, dép, định hướng trước khi ra sân. Cô giới thiệu thời tiết trong ngày. Cháu vừa đi vừa đọc bài thơ “ Tìm ổ”. Quan sát: Thứ hai: Con Gà trống. + Đây là con gì? + Con Gà trống nó gáy như thế nào? + Đây là cái gì? + Nuôi Gà để làm gì? + Cho trẻ hát bài “ Gà trống, mèo con và cún con”. * Giáo dục trẻ biết chăm sóc, yêu mến con vật nuôi. Thứ ba: Con Gà mái. + Đây là con gì? + Con Gà mái kêu như thế nào? + Đây là cái gì? + Gà mái đẻ ra gì? + Trứng Gà có nhiều chất gì? *Giáo dục trẻ biết cho Gà ăn để Gà mau lớn. Thứ tư: Con Gà con. + Đây là con gì? + Gà con nó kêu như thế nào? + Con Gà con có màu gì? * Giáo dục trẻ phải biết yêu quí con vật nuôi. Thứ năm: Con Vịt. + Đây là con gì? + Con Vịt nó kêu như thế nào? + Đây là cái gì của con Vịt? + Con Vịt thích bơi ở đâu? + Nuôi Vịt dùng để làm gì? *Giáo dục trẻ Biết yêu quí và chăm sóc các con vật nuôi. Thứ sáu: Tổng hợp + Cô hỏi lại một số câu hỏi đã hỏi ở ngày trước. + Giáo dục trẻ biết cho các con vật ăn, không chọc phá chúng. - Trò chơi vận động: Gà trong vườn rau. + Cô giới thiệu tên trò chơi. + Giải thích cách chơi. + Cả lớp cùng tham gia trò chơi. + Cô nhận xét trò chơi sau mỗi lần chơi. - Chơi tự do: + Cho trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời. + Xếp đường đi cho con vật. + Cô bao quát nhắc nhở trẻ. Cô tập trung trẻ lại nhận xét buổi hoạt động. Cho cháu vào lớp, vệ sinh cho cháu. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TCVĐ: Gà trong vườn rau. Chơi các góc: Học tập: Xem tranh gọi tên các con vật trong tranh. Xếp hình: Xếp chuồng gà. Thao tác vai: Cho các con vật ăn. Nghệ thuật: Nặn con giun. Thiên nhiên: Chơi với lá cây. * Chơi giải trí: Chi chi chành chành. TC chuyển tiết: Nu na nu nống, Tập tầm vông. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUNG: - Cháu nhận biết, gọi đúng tên một số đồ chơi trong lớp. Cháu tham gia vào các góc chơi theo sự hướng dẫn của cô. - Rèn sự khéo léo của đôi tay, cháu vận động giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, cháu tích cực tham gia vào hoạt động, nhằm phát triển tư duy. - Cháu cảm nhận vẻ đẹp của đồ chơi, qua đó giáo dục cháu biết giữ gìn và bảo quản đồ chơi, không ném, không ngậm đồ chơi. II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU, CHUẨN BỊ, GỢI Ý CỦA TỪNG GÓC CHƠI: Góc học tập: Xem tranh gọi tên các con vật trong tranh. Yêu cầu: - Cháu nhận biết, gọi đúng tên hình ảnh trong tranh. - Luyện kỹ năng lật sách và khả năng nhận biết của trẻ. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản sách. Chuẩn bị: Album về các con vật nuôi trong gia đình. Con vật bằng mút xốp. Gợi ý: - Cháu lật nhẹ nhàng từng trang, chỉ và gọi tên hình ảnh trong tranh, chọn đúng con vật màu vàng và gắn lên bảng. Góc nghệ thuật: Nặn con giun. Yêu cầu: - Cháu biết gọi tên, màu sắc của đất nặn. - Rèn cho trẻ có đôi tay khéo léo. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi, không phá sản phẩm mà trẻ tạo ra. Chuẩn bị: - Đất nặn, dĩa, bảng, khăn lau tay. Gợi ý: - Các con nhào đất cho mềm,chia đất thành nhiều phần, lăn dài để làm con giun cho gà vịt ăn. Góc xếp hình: Xếp chuồng gà. Yêu cầu: - Trẻ biết gọi tên hình dạng một số khối gỗ. - Trẻ biết xếp các khối gỗ sát cạnh nhau làm đường đi, rèn cho trẻ có đôi tay khéo léo. - Giáo dục trẻ không tranh dành đồ chơi với bạn, biết giữ gìn đồ chơi. Chuẩn bị: - Khối gỗ hình chữ nhật. Gợi ý: - Con đặt khối gỗ chữ nhật xuống đất, xếp cạnh nhau để làm chuồng gà. Góc thao tác vai: Cho các con vật ăn. Yêu cầu: - Cháu nhận biết gọi tên một số con vật nuôi. - Cháu thể hiện được vai chơi theo sự hướng dẫn của cô. - Giáo dục cháu biết chơi cùng bạn. Chuẩn bị: - Một số con vật. - Thức ăn cho các con vật. Gợi ý: - Con vật nào thích ăn gì thì các con lấy cho chúng ăn. 5. Góc thiên nhiên: Chơi với lá cây. Yêu cầu: - Cháu nhận biết một số đồ dùng, dụng cụ để làm. - Cháu biết làm theo sự hướng dẫn của cô. - Giáo dục cháu biết chơi cùng bạn không dành đồ chơi với bạn. Chuẩn bị: - lá mít, dây để cột. Gợi ý: xé trên đầu lá mít mỗi bên một ít để làm sừng trâu, lấy dây cột giữa làm bụng, cột cuống luồn dây qua bụng làm thành con trâu. CÁCH TIẾN HÀNH: Cô tập trung trẻ lại, hát bài “Con gà trống” Bài hát nói về con gì? Gà trống gáy như thế nào? Cho trẻ chơi trò chơi “ Gà trong vườn rau”. Cô giới thiệu trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi. cả lớp cùng tham gia trò chơi 3- 4 lần. cho trẻ đi theo đường ngoằn ngoèo đến xem mô hình “ Trại chăn nuôi”. Trong trại có những con gì? Đây là con gì? Con vịt nó kêu làm sao? Cô giới thiệu các góc chơi, cho trẻ vào góc chơi. Giáo dục cháu không tranh dành đồ chơi với bạn. Cô đi từng góc hướng dẫn và chơi cùng trẻ, chú ý góc trọng tâm. Cô rủ những trẻ chán góc chơi cho cháu chơi trò chơi “chi chi chành chành”. Cô nhận xét các góc, cho trẻ thu dọn đồ dùng. Trẻ hát bài “Rửa mặt như mèo”. Cho trẻ đi đường ngoằn ngoèo về chỗ. Cho trẻ nghỉ. Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013. PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG Số lần thực hiện: 1/2 ĐỀ TÀI: Gà gáy. Đi kết hợp với chạy. Gà trong vườn rau. TÍCH HỢP: Chọn quả bóng màu xanh. I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu biết gọi tên động tác, thực hiện được bài tập theo sự hướng dẫn của cô. - Rèn cho trẻ thay đổi tốc độ vận động và vận động kịp thời theo tín hiệu. - Giáo dục cháu mạnh dạn, có nề nếp học tập tốt. II- CHUẨN BỊ: Trống lắc. III- CÁCH TIẾN HÀNH: Khởi động: Tập trung trẻ lại, cho trẻ chuyển thành vòng tròn. Cho trẻ chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm vòng quanh sân tập. Trọng động: Bài tập phát triển chung: Gà gáy. Vận động cơ bản: Đi kết hợp với chạy. - Giới thiệu tên bài tập. * Cô làm mẫu: 2 lần. - Lần 1: Tập trọn vẹn, không phân tích động tác. - Lần 2: Kết hợp phân tích: Cô đứng tự nhiên, Cô dùng trống lắc gõ, khi cô gõ chậm thì chạy chậm, khi cô gõ nhanh thì chạy nhanh, chạy theo hiệu lệnh của cô. Chọn 1 quả bóng màu xanh bỏ vào rổ. * Trẻ thực hiện: - Chọn 1 cháu lên làm thử. - Cho từng trẻ đi lên thực hiện. - Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát, sửa sai, nhắc trẻ chạy nhấc cao chân, thay đổi vận động kịp thời theo tín hiệu. - Cho cả lớp thực hiện theo cô. - Chọn 2 cháu thực hiện tốt lên làm lại cho lớp xem. - Các con vừa tập bài gì? - Giáo dục trẻ: Đoàn kết trong khi chơi, không được chen lấn, xô đẩy bạn kẻo ngã, GDSK. Trò chơi vận động: Gà trong vườn rau. - Cô giới thiệu tên trò chơi, giải thích cách chơi. Cách chơi: Giữa sân chơi, cô giới hạn một khoảng rộng làm vườn, dành làm nơi của người coi vườn, phía bên kia- chuồng gà. Vai “Người coi vườn” một cô đóng, còn các trẻ khác làm “Gà”. Theo hiệu lệnh của cô, “Gà” hãy đi kiếm ăn đi ! Gà chui qua rào( Dây chăng cách mặt đất 35-40cm) vào vườn: chạy, nhảy, kiếm ăn, cục tác, gáy… “Người coi vườn thấy, ra đuổi “Gà” đi (vỗ 2 tay vào nhau ụi! ụi !....) Gà chạy, chui qua rào về chuồng trốn. Người gác vườn đi dạo một vòng, rồi lại về chỗ cũ. Trò chơi lại tiếp tục. - Cả lớp cùng tham gia trò chơi. - Cô nhận xét trò chơi, sau mỗi lần thực hiện. GDVSMT, GDDD. Hồi tĩnh: cho cháu đi chậm hít sâu thở mạnh vòng quanh sân tập. HOẠT ĐỘNG CHIỀU HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI GÀ TRONG VƯỜN RAU…..Emogia trogiogG I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi theo sự hướng dẫn của cô. - Luyện tập bò chui dưới dây, chạy, định hướng trong không gian và phản ứng nhanh. - Giáo dục trẻ khi chạy không chen lấn, xô đẩy bạn. II- CHUẨN BỊ: 1 sợi dây. Mô hình vườn rau. III- CÁCH TIẾN HÀNH: Cô giới thiệu tên trò chơi, giải thích cách chơi. Cách chơi: Giữa sân chơi, cô giới hạn một khoảng rộng làm vườn, dành làm nơi của người coi vườn, phía bên kia- chuồng gà. Vai “Người coi vườn” một cô đóng, còn các trẻ khác làm “Gà”. Theo hiệu lệnh của cô, “Gà” hãy đi kiếm ăn đi ! Gà chui qua rào( Dây chăng cách mặt đất 35-40cm) vào vườn: chạy, nhảy, kiếm ăn, cục tác, gáy… “Người coi vườn thấy, ra đuổi “Gà” đi (vỗ 2 tay vào nhau ụi! ụi !....) Gà chạy, chui qua rào về chuồng trốn. Người gác vườn đi dạo một vòng, rồi lại về chỗ cũ. Trò chơi lại tiếp tục. Cả lớp cùng tham gia trò chơi. Cô nhận xét trò chơi, sau mỗi lần thực hiện. GDVSMT, GDDD. ĐÁNH GIÁ TRẺ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ SỐ LẦN THỰC HIỆN(1/4) ÂM NHẠC ĐỀ TÀI: NGHE: Rửa mặt như mèo. HÁT: Con gà trống. TÍCH HỢP: Đi theo đường ngoằn ngoèo. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài hát, biết con gà trống gáy ò…ó…o. - Cháu biết hát theo cô cả bài, chú ý lắng nghe cô hát, vận động nhịp nhàng theo bài “Phi ngựa”, - Giáo dục cháu ngoan, biết yêu quí và chăm sóc các con vật nuôi. CHUẨN BỊ: Tranh con gà trống. Mỗi trẻ 1 cây giả làm con ngựa. CÁCH TIẾN HÀNH: Cho trẻ xem tranh con mèo và hỏi trẻ: Đây là con gì? Con mèo kêu như thế nào? Cho trẻ nghe tiếng “ Mèo kêu” Nuôi mèo dùng để làm gì? GD an toàn cho trẻ. Cô giới thiệu tên bài hát, cho trẻ đi theo đường ngoằn ngoèo. GDATGT. 1. Nghe hát: Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. Mở máy cho trẻ nghe, cô làm động tác minh họa, trẻ làm theo cô. 2. Dạy hát: Các con lắng nghe xem tiếng con gì nhé! Cô giả làm tiếng gà gáy ò, ó, o, ….o. Đó là tiếng con gì? Cô hát cho trẻ nghe 1 lần. Các con vừa nghe cô hát bài hát gì? Cho trẻ xem tranh, hỏi đặc điểm “con gà trống”. Cô hát lần 2 minh hoạ động tác. Cả lớp hát và vỗ tay theo cô 2 – 3 lần. Cô cho từng nhóm, cá nhân trẻ lên hát. Cô vừa dạy cho các con bài hát gì? Giáo dục trẻ biết yêu quí các con vật nuôi trong gia đình. Nhận xét lớp. Cho trẻ nghỉ. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ SỐ LẦN THỰC HIỆN(1/2) LQVH ĐỀ TÀI: THƠ: Tìm ô. TÍCH HỢP: Xếp đường đi. I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ hiểu nội dung bài thơ. Trẻ biết đọc theo cô từng câu đến hết bài. Đọc đúng các từ khó như: Yếm, hoa vông, xăm xăm xúi xúi. Giáo dục trẻ biết thương yêu chăm sóc con vật nuôi, không nghịch phá chúng. II- CHUẨN BỊ: - Trang gà mái, tranh dàn gà. - Mỗi trẻ 6 khối gỗ hình chữ nhật. III- CÁCH TIẾN HÀNH: Cô tập trung trẻ lại cô đọc bài thơ “ Mười quả trứng tròn”. Bài thơ nói về con gì? Cho trẻ xem tranh và hỏi trẻ: Đây là con gì? Gà mẹ đang làm gì? Trước khi đẻ gà mẹ phải làm gì? Cô giới thiệu tên bài thơ. Cô đọc lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ. Cô đọc lần 2, giảng giải nội dung bài thơ: Gà mái đẻ trứng kêu cục tác, trước khi đẻ trứng gà mái tìm ổ để đẻ. Giáo dục trẻ: Biết chăm sóc gà để gà đẻ nhiều trứng, không nghịch phá chúng. GDDD, VSMT. Giải từ khó: “Xăm xăm xúi xúi” là tìm chỗ này, chỗ khác. “Tìm ổ” Là tìm nơi để đẻ trứng. Cả lớp đọc, phân theo nhóm đọc, cá nhân trẻ đọc.(chú ý sửa từ cho trẻ) Phát cho mỗi trẻ một rổ khối gỗ để trẻ xếp đường đi cho gà mái đi đến ổ đẻ trứng. Nhận xét sản phẩm của trẻ. Nhận xét lớp. Chơi trò chơi “ Gà con tìm mồi”. Cho trẻ nghỉ. ĐÁNH GIÁ TRẺ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2013 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC NBTN ĐỀ TÀI: Gà trống, Gà mái, Vịt. TÍCH HỢP: Xếp đường đi. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ nhận biết đặc điểm, tiếng kêu, gọi tên Gà trống, Gà mái, Vịt. Trẻ tích cực tham gia trả lời câu hỏi. nói đúng câu 2- 3 từ. Giáo dục cháu biết yêu thương chăm sóc, không nghịch phá con vật. CHUẨN BỊ: Mô hình nhà bạn Na. Máy vi tính. Mỗi cháu 5,6 khối gỗ hình chữ nhật. CÁCH TIẾN HÀNH: Cô tập trung trẻ lại, hát bài “ Gà trống, mèo con và cún con” Cô hỏi trẻ: Bài hát nói về con gì? Cho trẻ đến nhà bạn Na. Nhà bạn Na có nuôi những con gì? Đây là con gì? Còn đây là con gì nữa? Cô giới thiệu đề tài. Cô cho trẻ xem trên máy, cô hỏi trẻ: Đây là con gì? Con gà trống nó gáy như thế nào? Đây là cái gì? Cái đầu có gì? Còn đây là cái gì? Nuôi Gà để làm gì? Lần lượt cô hỏi Gà mái, Vịt. So sánh: con Gà trống và Gà mái. Giáo dục trẻ phải biết yêu quí, chăm sóc các con vật, không chọc phá chúng. Giáo dục DD,VSMT. Cho trẻ xếp đường đi. Giáo dục trẻ không dành đồ chơi với bạn. Nhận xét sản phẩm của trẻ. Nhận xét lớp. Cho trẻ hát bài “ Con gà trống”. Chào tạm biệt bạn Na đi về. Cho trẻ nghỉ. ĐÁNH GIÁ TRẺ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2013. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ SỐ LẦN THỰC HIỆN(1/4) LQVH ĐỀ TÀI: Kể chuyện: Đôi bạn nhỏ. TÍCH HỢP: Nặn con giun cho Vịt. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Cháu biết tên chuyện, tên nhân vật trong câu chuyện. Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện, tham gia trả lời câu hỏi. Giáo dục cháu biết yêu thương giúp đỡ bạn, không đánh bạn. CHUẨN BỊ: Bộ tranh truyện. Mô hình “Trại chăn nuôi”. Mỗi trẻ 1 dĩa đất nặn,1 cái bảng, giấy loại lau tay. CÁCH TIẾN HÀNH: Hát bài: “ Một con vịt”. Các con vừa hát bài hát nói về con gì? Cho trẻ xem tranh về câu chuyện. Tranh này vẽ gì? Cô giới thiệu đề tài: Cô kể diễn cảm 2 lượt: Lần 1: có kèm tranh minh họa. Lần 2: không kèm tranh. - Cho trẻ đàm thoại về nội dung câu chuyện: Trong câu chuyện có những con vật gì? Đây là con gì? Hai bạn Gà và Vịt rủ nhau đi đâu? Gà con ở trên bờ làm gì? Vịt lội xuống ao để làm gì? Con gì đã xông đến định bắt Gà con? Gà con kêu như thế nào? Ai đã đến cứu Gà con? Vịt đã cõng gà con bơi đi đâu? Không bắt được Gà, Cáo đã làm gì? Gà và Vịt mừng quá hát như thế nào? - Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn, không đánh bạn. Cô kể lần 3 trên mô hình. Cho trẻ nặn con giun để làm quà cho Vịt (vì Vịt đã dũng cảm cứu bạn). Nhận xét sản phẩm của trẻ. nhận xét lớp. Cho trẻ đi rửa tay GD tiết kiệm nước. Cho trẻ nghỉ. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC NBPB ĐỀ TÀI: Chọn con vật màu vàng. TÍCH HỢP: Đi trong đường hẹp. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Cháu nhận biết gọi tên một số con vật nuôi. Trẻ nhận biết đúng con vật màu vàng. Trẻ cảm nhận vẻ đẹp màu sắc của một số con vật, Qua đó giáo dục trẻ biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi. CHUẨN BỊ: Một số đồ con vật màu vàng. Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng. 1 con đường hẹp. CÁCH TIẾN HÀNH: Cho trẻ hát bài “ Con Gà trống” Cho trẻ đi trong đường hẹp đến xem tranh. GDATGT Hỏi trẻ tranh này vẽ gì? Đây là con gì? Con vịt màu gì? Còn đây là con gì? Cô giới thiệu đề tài. Cô đưa từng con vật hỏi trẻ? Đây là con gì? Màu gì? Cho trẻ lên chỉ và nói tên con vật, màu sắc. Cô mở nhạc, trẻ lên chọn vật màu vàng bỏ vào chuồng. Giáo dục trẻ biết thương yêu, chăm sóc các con vật. GDDD, VSMT Nhận xét lớp. Cho trẻ đi trong đường hẹp về chỗ. Cho trẻ nghỉ. ĐÁNH GIÁ TRẺ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ sáu ngày 01 tháng 11 năm 2013. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: Tập vẽ bằng bút, nét cơ bản. TÍCH HỢP: Đi trong đường hẹp. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Cháu biết gọi tên một số dụng cụ như: bút, giấy. Rèn kỹ năng cầm bút và vẽ các nét thẳng, nét cong. Trẻ cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh, Qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm, oa dết đúng màu đỏ.không vẽ bậy ra tường, ra bàn... CHUẨN BỊ: Giấy A4, bút màu. Tranh mẫu của cô. Bàn, ghế cho trẻ ngồi. Góc trưng bày sản phẩm. CÁCH TIẾN HÀNH: Cho trẻ chơi trò chơi “ Chơi với các ngón tay”. Cho trẻ “đi trong đường hẹp” đến xem tranh. Các con cùng nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì nhé! Cho trẻ xem tranh và hỏi trẻ: Tranh này vẽ gì? Đây là cái gì? GDVSMT Bây giờ các con hãy tập cầm bút bằng tay phải và vẽ thành bức tranh nhé! Cô vẽ mẫu 2 lần: Lần 1: không giải thích. Lần 2: vừa vẽ vừa giải thích. *cách vẽ: cô cầm bút bằng tay phải vẽ những nét thẳng từ trên xuống dưới, cứ vẽ thật nhiều các nét thẳng để tạo thành bức tranh. - chơi trò chơi “Trời mưa” trẻ về ghế ngồi. - Trẻ tự vẽ, cô nhắc trẻ cầm bút bằng tay phải, gợi ý cho trẻ vẽ. Cô báo sắp hết giờ. Cho trẻ đem sản phẩm lên trưng bày. Trẻ nhận xét và nói lên những sản phẩm mà trẻ thích. Vì sao cháu thích? Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm. Chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa”. Cho trẻ đi trong đường hẹp đi về. Cho trẻ nghỉ. SINH HOẠT CUỐI TUẦN MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Cháu biết thứ sáu là ngày cuối tuần. Cháu tích cực tham gia biểu diễn văn nghệ. Giáo dục cháu ngoan biết vâng lời cô và ba mẹ. CHUẨN BỊ: Tranh về các con vật nuôi trong gia đình. máy catsét. CÁCH TIẾN HÀNH: Cô hát “ Cả tuần đều ngoan”. Cô hỏi trẻ hôm nay là thứ mấy? Trong tuần cô đã dạy cho các con những gì? Cho trẻ nhận biết và gọi tên hình ảnh trong tranh. Mở máy cho trẻ nghe một số bài hát trẻ đã học. Mời cá nhân trẻ lên hát, đọc thơ. Chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”. Giáo dục trẻ 2 ngày nghỉ ở nhà, cháu ngoan biết vâng lời ba mẹ. Cho trẻ nghỉ. ĐÁNH GIÁ TRẺ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Dầu Tiếng, ngày…..tháng 10 năm 2013 PHÓ HTCM DUYỆT Dầu Tiếng, ngày 21 Tháng 10 năm 2013 GIÁO VIÊN SOẠN Hoàng Thị Hương

File đính kèm:

  • docGIAO AN NT TUAN 9.doc
Giáo án liên quan