Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Nghề sản xuất

TÊN GỌI MỘT SỐ NGHỀ SẢN XUẤT

- Sưu tầm tranh ảnh một số nghề

- Vẽ một số nghề

- Đọc thơ, nghe kể chuyện về nghề

- Quan sát, xem tranh về nghề

LỢI ÍCH CỦA NGHỀ

- Trò chuyện, xem tranh về lợi ích của nghề nông

- Lập bảng lợi ích của nghề xây dựng, nghề nông

- Vẽ lợi ích của nghề

- Nghe kể chuyện , đọc thơ về lợi ích của nghề

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12939 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Nghề sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỀ SẢN XUẤT MẠNG NỘI DUNG Chủ đề nhánh: Nghề sản xuất Lợi ích của nghề Tên gọi một số nghề sản xuất NGHỀ SẢN XUẤT Công cụ của nghề xây dựng Sản phẩm của nghề xây dựng MẠNG HOẠT ĐỘNG TÊN GỌI MỘT SỐ NGHỀ SẢN XUẤT - Sưu tầm tranh ảnh một số nghề - Vẽ một số nghề - Đọc thơ, nghe kể chuyện về nghề - Quan sát, xem tranh về nghề LỢI ÍCH CỦA NGHỀ - Trò chuyện, xem tranh về lợi ích của nghề nông - Lập bảng lợi ích của nghề xây dựng, nghề nông - Vẽ lợi ích của nghề - Nghe kể chuyện , đọc thơ về lợi ích của nghề NGHỀ SẢN XUẤT ĐỒ DÙNG, DỤNG CỤ CỦA NGHỀ NÔNG - Trò chuyện, xem tranh Lập bảng các đồ dùng dụng cụ của nghề nông Nặn , vẽ các dụng cụ của nghề nông SẢN PHẨM CỦA NGHỀ XÂY DỰNG Sưu tầm tranh ảnh về sản phẩm của nghề xây dựng Nghe kể chuyện về nghề xây dựng lập bảng sản phẩm của nghề xây dựng MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG Chủ đề nhánh: Nghề sản xuất 1. Góc Phân vai: - Tranh gợi ý: Nghề nông, bác nông dân đang cày, cắt lúa. - Phương tiện và vật liệu bổ xung: Gỗ vụn, xắc xô, bảng, phấn, giấy, bút 2. Góc xây dựng - Tranh gợi ý: Tranh vẽ mô hình ngôi nhà đang xây có các chú thợ xây dựng - Phương tiện và vật liệu bổ xung: Gạch, các khối gỗ, cây xanh, hàng rào 3. Góc nghệ thuật - Vẽ, tô màu một số nghề ( tranh, bút màu) - Tranh xé dán một số nghề - Phương tiện và vật liệu bổ xung: Giấy màu, hồ, kéo, đất nặn - Nhạc các bài hát về nghề 4. Góc học tập * Các tờ giấy A4 có chứa chữ số 8 và các đồ dùng đựng nước để trẻ cắt, dán Kéo, hồ, báo 5. Góc thư viện - Xem tranh ảnh của nghề sản xuất. 6. Góc thiên nhiên - Chắm sóc tưới nước, nhổ cỏ, lau lá ở góc thiên nhiên. *Lập bảng Sản phẩm của nghề xây dựng Các đồ dụng cụ của nghề nông Lợi ích của nghề nông, nghề xây dựng - Chuẩn bị: kéo, hồ, bảng gài, thẻ số , tạp chí, hoạ báo có các hình ảnh về nghề để trong góc học tập. III/ Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Cô và trẻ cùng hát bài : “ Đi chơi ” - Các cháu vừa hát bài gì ? - Thế các cháu có thích chơi ở các góc không ? 2. Hoạt động trọng tâm: Cô giới thiệu các góc chơi. - Hôm nay cô cho các cháu chơi các góc nhé! Ở đó là : + Góc phân vai. + Góc xây dựng. + Góc nghêï thuật. + Góc học tập: + Góc thư viện: + Góc thiên nhiên: * Thoả thuận trước khi chơi : Cô hỏi về các góc chơi : Góc xây dựng: chú công nhân làm nhiệm vụ gì ? Góc phân vai: Bác nông dân làm những nhiệm vụ gì ? Góc nghệ thuật có những gì ? Góc học tập: Làm những việc gì? Góc thư viện: Cô thư viện làm những nhiệm vụ gì? Góc thiên nhiên: Các con làm gì? Cho trẻ tự chọn góc chơi. * Quá trình chơi : Các cháu thích chơi ở góc nào thì về góc đó chơi. Cô đến từng góc chơi gợi ý thêm , cô có thể chơi cùng trẻ.Trò chuyện gợi mở hướng các cháu chơi tích cực tạo ra sản phẩm đẹp để trang trí góc chơi. Cô cùng trẻ đến một góc nào đó cùng tham quan góc chơi. Trong quá trình chơi cô bao quát chung gợi ý cho trẻ chơi. Khen động viên trẻ kịp thời . * Nhận xét giờ chơi : Nhận xét góc chơi. Cô mời một trẻ ở góc đó tự giới thiệu về góc chơi của mình. Cô đến từng góc chơi nhận xét các nhóm chơi. Cho trẻ tự nhận xét kết quả và sản phẩm chơi của nhóm bạn, chơi đoàn kết. Khen và động viên trẻ 3. Hoạt động kết thúc: Cô cho các cháu quay về chỗ ngồi. Nhận xét, tuyên dương buổi học. Cho trẻ cất đồ chơi. ********************** Thứ 2 ngày 1 tháng 4 năm 2013 HỌP MẶT ĐẦU TUẦN . Yêu cầu: - Trẻ hiểu được ý nghĩa của buổi trò chuyện. - Trẻ kể được những công việc đã làm trong ngày nghỉ theo đúng trình tự và đúng sự thật. - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ. - Qua đó giáo dục trẻ biết tự vệ sinh sạch sẽ, biết giúp đỡ bố mẹ, tuân theo luật lệ giao thông. II. Chuẩn bị: - Nội dung đàm thoại với trẻ. - Tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: Lớp hát bài : “Khám tay” (Cả lớp hát). Cô cho 3 tổ trưởng đi khám tay các bạn. Mời cả lớp giơ tay lên cô khám lại tay cháu. 2. Hoạt động trọng tâm: Hôm nay là thứ mấy cá con? ( Thứ 2). Thời tiết hôm nay như thế nào? Cô dựa vào thời tiết thực tế để giáo dục cháu. Ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật ở nhà các con đẫ làm được những việc gì để giúp ích bản thân và giúp đỡ bố mẹ? (Trẻ kể). Cô chú ý nhắc nhở trẻ kể theo trình tự, đúng sự thật, không bắt chước bạn. Ngày nghỉ con được ba mẹ đưa đi chơi ở đâu? Cô kể công việc cô làm được trong hai ngày nghỉ theo trình tự cho trẻ nghe (sáng, trưa, chiều, ). Cô giải thích: Bố mẹ phải làm việc rất vất vả để có tiền cho các con ăn học, cô giáo rất yêu thương các con, vậy các con phải làm gì cho bố mẹ và cô giáo được vui lòng? Cô nói: Các con hàng ngày phải biết vâng lời bố mẹ và cô giáo, biết giúp đỡ bố mẹ, biết vệ sinh thân thể sạch sẽ, không chơi bẩn,không ăn quả xanh, không uống nước lã, đi học, đi chơi phải đội mũ, nón để khỏi bị cảm nắng. Ngoài ra con nhớ chú ý chấp hành tốt luật lệ giao thông, đi bên phải, đi sát lề đường, không đùa nghịch trên đường để tránh tai nạn giao thông xảy ra co nhớ chưa nào? Cô đề ra tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần. Cho cháu đọc tiêu chuẩn bé ngoan (2 - 3 lần). Cô nói: Con nhớ thực hiện tốt tiêu chuẩn bé ngoan, để cuối tuần các con được nhận hoa bé ngoan nhé! 3. Hoạt động kết thúc: Lớp hát bài: Cả tuần đều ngoan *************************** THỂ DỤC BUỔI SÁNG HÔ HẤP: HÁI HOA, TAY 3 ,CHÂN 4, BỤNG 2. I.Mục đích yêu cầu: - Rèn sức khoẻ cho trẻ - Rèn cho trẻ thói quen tập luyện - Trẻ tập được các động tác cùng cô. II/ Chuẩn bị: - Động tác mẫu của cô chuẩn đẹp. III. Tiến trình hoạt động : 1. Hoạt động mở đầu: * Khởi động : Cô cho trẻ đi thành vòng tròn với các kiểu đi của đoàn tàu 2. Hoạt động trọng tâm * Trọng động Hô hấp: hái hoa:  4 lần x 8 nhịp * Tay 3: 4 lần x 8 nhịp Hai tay đưa ngang gập khuỷu tay ngón tay để trên vai. CB .4 1.3 2 * Chân 4: 4 lần x 8 nhịp Đứng đưa chân ra trước lên cao. CB.2.4 1 * Bụng 2: Nghiêng người sang hai bên: 4 lần x 8 nhịp CB.4 .4 1 .3 2 * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 2 vòng 3. Hoạt động kết thúc. Hôm nay các con đã tập thể dục gì? Về nhà con nhớ thường xuyên tập thể dục nhất là vào buổi sáng sớm cho người được khỏe mạnh , cân đối hài hòa cơ bắp được nở nang cho người nhanh lớn nhanh phát triển nhé! Cô nhận xét tuyên dương và động viên trẻ. Lớp hát bài: “Thể dục buổi sáng”. ***************************** TRÒ CHUYỆN SÁNG Trò chuyện về nghề nông I. Mục đích yêu cầu - Gây hứng thú cho trẻ với chủ đề - Dạy trẻ biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện II. Chuẩn bị - Những câu hỏi đàm thoại. III. Tiến trình hoạt động : 1. Hoạt động mở đầu : Lớp đọc bài thơ : « Bác nông dân » 2. Hoạt động trọng tâm : *Câu hỏi dễ Bố mẹ con làm nghề gì ? Nghề nông là làm những gì? Nghề nông dùng những dụng cụ gì? Khi đi cuốc cỏ bác nông dân dùng cái gì? * Câu hỏi khó Nhà con có mấy đám rẩy ? Nhà con làm được mấy đám mì? Nhà con có mấy đám ruộng lúa? Trong làng mình có bao nhiêu người làm nông ? Có rất nhiều điều mà các con biết về nghề nông nhưng có những điều mà các con chưa biết về nghề nông vậy để biết nghề nông có những gì nữa thì tuần này chúng ta cùng khám phá về chủ đề « Nghề nông  » nhé ! 3. Hoạt động kết thúc : Cô cùng trẻ đọc bài thơ « hạt gạo làng ta » và chuyển hoạt động ******************************* GIỜ HỌC HÁT: “CHÁU YÊU CÔ THỢ DỆT” I. Mục đích yêu cầu: + Kiến thức: - Trẻ yêu thích bài hát, thích hát, biết hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát “Cháu yêu cô thợ dệt”. -Trẻ hát thuộc bài hát: “Cháu yêu cô thợ dệt” + Kỹ năng: - Biết hát thể hiện cảm xúc khi hát. - Phát triển khả năng tự hát một mình, hát với bạn, hát có nhạc đệm và không có nhạc đệm. Phát triển tai nghe cho trẻ thông qua trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” + Thái độ: - Trẻ thích hát, hứng thú biểu diễn. II.Chuẩn bị: + Đồ dung của cô: - Cô hát thể hiện cảm xúc bài hát “Cháu yêu cô thợ dệt” - Nhạc không lời bài: Cháu yêu cô thợ dệt - Bài hát “Hạt gạo làng ta” để hát cho trẻ nghe. III.Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Cho cháu đọc bài thơ: Làm bao nhiêu nghề - Cho cháu xem tranh vẽ cô thợ dệt đang dệt vải - Cô nói cho cháu nghe công lao của cô thợ dệt dẫn dắt giới thiệu tên bài hát, tên tác giả sáng tác bài hát : “Cháu yêu cô thợ dệt”. “Của Thu Hiền” 2.Hoạt động trọng tâm: * Dạy hát: - Cô hát lần một - Cô hát diễn cảm cả bài hát một lần - Cô hát lần hai: Tóm tắt nội dung bài hát. Bài hát đã nói lên cô thợ dệt, dệt vải sản xuất ra áo quần đẹp cho chúng ta mặc. Nên khi mặc chúng ta phải biết gìn giữ cho bền nhé! - Cô trò chuyện cùng trẻ về lời và giai điệu bài hát. - Cô dạy cả lớp tập hát theo cô từng câu cho đến hết bài hát cho tới khi trẻ thuộc + Trẻ biểu diễn - Cho từng tổ hát - Cho từng nhóm bạn trai hát, bạn gái hát. - Cá nhân trẻ hát - Bài hát “Cháu yêu cô thợ dệt” rất hay, giai điệu thật vui tươi, con thích nhất câu hát nào trong bài hát ? - Cô cùng trẻ trò chuyện về những đoạn, hay câu hát mà cháu thích trong bài hát. - Cô mời trẻ hát lại bài hát * Nghe hát: - Cô giới thiệu bài hát “Hạt gạo làng ta” - Cô hát cho cháu nghe bài hát “Hạt gạo làng ta” hai lần trò chuyện với trẻ về giai điệu bài hát, và câu hát mà cháu thích, cô thích trong bài hát. - Cô hát lại lần 3 cho cháu nghe. 3. Trò chơi âm nhạc: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” - Cô cho trẻ chơi 4 lần. 3. Hoạt động kết thúc: - Cho cháu hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”. **************************** SINH HOẠT CHIỀU: MẠNH DẠN BÀY TỎ Ý KIẾN CỦA BẢN THÂN I. Mục đích yêu cầu -Trẻ biết bày tỏ ý kiến của bản thân đối với bạn. - Phát triển ngôn ngữ nhịp điệu cho trẻ. - Trẻ biết đoàn kết với bạn bè II. Chuẩn bị - Những câu hỏi đàm thoại. III. Tiến trình hoạt động Cô tổ chức cho trẻ bày tỏ ý kiến của mình đối với bạn. ****************************** Thứ 3 ngày 2 tháng 4 năm 2013 KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH TÌM HIỂU VỀ NGHỀ NÔNG I. Mục đích yêu cầu: + Kiến thức: - Trẻ biết được: Công việc, hoạt động, lợi ích của nghề nông, nghề nông còn có tên gọi là gì? - Trong nhà của con những ai là người làm nông. - Tên một số nơi làm ruộng, rẩy trên khu vực bé sinh sống? + Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, trò chuyện, hỏi mạch lạc. - Trẻ được thử nghiệm, thực hành làm nông. - Trẻ được tự vẽ một số dụng cụ dùng để làm nông. + Thái độ: - Trẻ biết kính trọng những người làm nông. II. Chuẩn bị: - Chuẩn bị các hình ảnh làm nông khác nhau của bác nông dân. III. Tiến trình hoạt động: Hoạt động mở đầu: - Lớp đọc bài thơ: Bác nông dân - Cô trò chuyện về bác nông dân dẫn dắt vào bài: Tìm hiểu về nghề nông. 2. Hoạt động trọng tâm: - Cô tổ chức cho trẻ xem các hình ảnh bác nông dân đang cày ruộng, đang cấy, đang cắt lúa - Cô cùng trẻ trò chuyện về nghề nông * Trò chuyện cùng bác nông dân: - Nghề nông còn có tên gọi là gì? - Bố mẹ đi làm ruộng gọi là gì? - Bố mẹ đi làm rẩy gọi là gì? - Làm nông là làm những gì? - Bố mẹ làm những gì? - Các đồ dùng để làm nông là những đồ dùng gì? - Trong làng mình ngoài bố mẹ làm nông ra con còn biết ai làm nôn nữa không? - Trên xã của chúng mình con còn biết nơi nào làm nông nữa? Cho trẻ thử làm nông. Chụp hình với cô Cho trẻ hát tặng cô giáo một bài hát để cảm ơn cô giáo + Vẽ những đồ vật dùng để làm nông. Hoạt động trọng tâm: - Lớp hát bài: hạt gạo làng ta. ************************* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Biết lắng nghe ý kiến của người khác I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết im lặng khi lắng nghe ý kiến của người khác nói. - Phát triển sự nhanh nhẹn và khéo léo. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. II. Chuẩn bị : - Sân rộng phẳng. Những câu hỏi. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: Cô tập trung trẻ và hát “ Cháu yêu cô thợ dệt” 2. Hoạt động trọng tâm: Cô cho trẻ nhắc lại các qui định khi ra ngoài sân chơi. Cô giới thiệu nội dung hoạt động “Biết lắng nghe ý kiến của người khác ”. Khi người ta nói các con phải biết lắng nghe ý kiến của người khác nói rồi mới trả lời, các con không được nói leo nhé! . Cô tổ chức cho trẻ nói và đặt câu hỏi qua hỏi lại. Cô nhận xét tuyên dương . *Trò chơi: Ô ăn quang Cô giới thiêu tên trò chơi , cách chơi và luật chơi. Cô tổ chức cho trẻ chơi. * Hoạt động tự do : Cô cho trẻ chơi tự do trong sân trường . 3. Hoạt động kết thúc: Cho cháu đọc bài thơ: “Giờ chơi đã hết” rồi vào lớp. ************************** SINH HOẠT CHIỀU GIỜ HỌC THƠ: HẠT GẠO LÀNG TA I. Mục đcíh yêu cầu: + Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Hạt gạo làng ta” của tác giả Trần Đăng Khoa - Trẻ nhớ tên bài thơ, tác giả của bài thơ. + Kỹ năng: - Biết đọc thơ thể hiện cảm xúc khi đọc thơ. - Trẻ hứng thú đọc thơ, đọc thuộc và đọc diễn cảm bài thơ + Thái độ: - Trẻ có ý thức biết ơn và kính trọng bác nông dân. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bé làm các nghề “Thợ nề, thợ mỏ, thợ hàn, bác sĩ, cô giáo” III. Tiến trình hoạt động * Hoạt động mở đầu - Cô cùng trẻ đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề ” - Cô giới thiệu bài thơ “ Hạt gạo làng ta” * Hoạt động trọng tâm - Cô đọc diễn cảm bài thơ lần môt một kèm tranh minh họa. - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? - Cô đọc bài thơ diễn cảm lần 2 kèm tranh minh họa. Khi đọc thơ cô chú ý nhấn mạnh và giải thích các từ: Thợ nề, thợ mỏ, thợ hàn, thầy thuốc, cô nuôi, cái Cún * Trích dẫn giảng giải: Hạt gạo làng ta Có vị phù xa Của sông kinh thầy Có hương sen thơm Có lời mẹ hát Ngọt bùi hôm nay - Bác nông dân rất vất vả làm ra hạt gạo cho chúng ta ăn, nên khi chúng ta ăn con không cho rơi vải xuống đất và ăn hết suất cơm của mình nhé! Hạt gạo làng ta Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy - Nước nóng đến nổi cua ngoi lên bờ mà người mẹ vẫn xuống cấy nói lên sức chịu đựng dẻo gai của bác nông dân. + Đàm thoại. - Trong bài thơ bé được làm những nghề gì? - Con thích nhất câu thơ nào? Vì sao con thích? - Ở nhà bố mẹ thường gọi con bằng cái tên gì? - Cho trẻ đọc thuộc bài thơ - Cho trẻ thảo luận xem đọc thể hiện động tác trong bài thơ như thế nào và cho tre vừa đọc vừa làm động tác - Trẻ đã thuộc thì cho trẻ đọc theo nhiều cách khác nhau như: - Đọc diễn cảm bài thơ - Đọc theo tiếng động - Đọc nhanh hoặc chậm bài thơ - Cho trẻ đọc biểu diễn bài thơ * Hoạt động kết thúc - Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” ***************************** Thứ 4 ngày 3 tháng 4 năm 2013 GIỜ HỌC TOÁN CHIA NHÓM CÓ 8 ĐỐI TƯỢNG THÀNH 2 PHẦN I/ Mục đích yêu cầu: + Kiến thức: - Trẻ ôn luyện đếm các nhóm đối tượng trong phạm vi 7 - Trẻ biết đếm đến 8 và nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. - Trẻ biết cách chia 8 đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau. - Luyên trẻ thêm bớt trong phạm vi 8, biết chữ số 8. + Kỹ năng: - Rèn trẻ kỹ năng so sánh 2 nhóm đối tượng, tạo nhóm trong phạm vi 8. - Rèn trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. + Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, có ý thức học tập tốt. II/ Chuẩn bị: - Một số côn trùng như con bướm, ong, chim, hoa, - Thẻ chữ từ 1- 8. - Một số côn trùng cho trẻ xếp. III/ Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu. - Cả lớp đứng thành hình chữ u múa bài “ kìa con bướm vàng”, theo nhạc. - Cô gắn 8 con bướm lên. Cô cùng trẻ đếm từ 1 đến 8 tất cả là 8 con bướm - Hôm nay cô dạy các con chia nhóm có đối tượng 8 ra thành hai phần. 2. Hoạt động trọng tâm. * Ôn luyện đếm các nhóm có số lượng 8. - Cô gắn 8 con bướm. Trẻ đếm từ 1 – 8 tất cả là 8 con bướm. - Trẻ đếm từ 1 – 7 tất cả là 7 bông hoa. - Cho trẻ so sánh hai nhóm hoa và bướm. * Dạy trẻ chia 8 đối tượng thành 2 phần: - Chúng mình hãy đếm xem có bao nhiêu bông hoa? - Bây giờ cô và các con cùng chia số hoa này ra 2 phần và mỗi lần chia số lượng bông hoa không giống nhau. * Lần 1: Cô chia mẫu: 8 bông hoa thành 2 nhóm đối tượng: 1 – 7 - Cách 1: Một nhóm có 1 một nhóm có 7. - Cách 2: Một nhóm có 2 một nhóm có 6. - Cách 3: Một nhóm có 3 một nhóm có 5. - Cách 4: Hai nhóm bằng nhau cùng là 4. - Các con quan sát nhóm 1 và nhóm 7. - Cô nói; Hoặc chia ngược lại: 7 – 1; 6 – 2; 5 – 3; 4 – 4. - Vậy có mấy cách chia? ( 4 cách) - Cô khái quát lại: Muốn chia 1 nhóm có 8 đối tượng thành 2 phần thì có 4 cách chia. Mỗi cách chia cho chúng ta một kết quả hai nhóm khác nhau và cách chia nào cũng đúng. - Cách 1: Một nhóm có 1 một nhóm có 7. - Trẻ đặt số tương ứng ở 2 nhóm và cho trẻ đọc thẻ số tương ứng. -Sau đó cô gộp 2 nhóm lại với nhau và hỏi trẻ: Cô gộp 2 nhóm này lại với nhau số lượng là mấy? * Lần 2: Trẻ lên chia theo yêu cầu của cô 8 con bướm thành 2 nhóm đối tượng: 2 và 6; - Lần lượt chia nhóm: Các con quan sát nhóm 2 và nhóm 6. - Mời một trẻ lên gắn số tương ứng ở 2 nhóm, cho trẻ đọc thẻ số tương ứng. - Sau đó cô gộp 2 nhóm lại với nhau và hỏi trẻ: Cô gộp 2 nhóm này lại với nhau số lượng là mấy? - Ngoài hoa và bướm ra trong mùa xuân còn có những con ong và chim én bay về đoán xuân nữa đấy các con. - Lần lượt chia nhóm: 3 và 5 con ong. - Sau đó cô mời trẻ lần lượt lên chia nhóm én ra 2 nhóm theo yêu cầu của cô. 4 và 4 - Sau đó trẻ chia theo ý thích của trẻ. - Mời cá nhân lên gắn số tương ứng. + Cả lớp thực hiện chia. * Trẻ chia tự do. - Cho trẻ đọc và vận động theo bài”ong và bướm”. - Gió thổi gió thổi; thổi rổ ra trước mặt và xếp những con bướm ra nào. Cô muốn có 8 con vậy các con phải làm gì? - Sau đó cho trẻ xếp ra 8 con bướm và đếm rồi trẻ tự chia ra 2 nhóm theo ý thích của trẻ. - Cô theo dõi sau đó kiểm tra kết quả và hỏi trẻ cách chia. * Luyện tập - Cho trẻ chơi trò chơi “Tạo nhóm”. - Cách chơi: cô mời 8 bạn lên chơi đi vòng tròn hát một bài khi cô nói tạo nhóm thì trẻ tạo cho cô 2 nhóm; ví dụ tạo cho cô chóm 2 và 6 rồi hỏi trẻ nhóm con có mấy bạn? và 2 nhóm gộp lại là mấy? Cứ như vậy cô cho trẻ chơi tạo nhóm 1 – 7; 3 – 5; 4 – 4. - Khi trẻ chơi cô quan sát kiểm tra và hỏi từng nhóm trẻ. - Trẻ chơi vài lần. 3. Hoạt động kết thúc: - Vừa rồi các con đã học chia nhóm đồ vật có đối tượng 8 ra thành 2 phần. - Về nhà các con chia cho ba mẹ xem nhé! - Các con biết yêu cảnh đẹp của thiên nhiên và biết quý con vật có ích nhé! -Trẻ vận động theo bài hát: “Con cào cào” và đi ra ngoài sân chơi **************************** Thứ 5 ngày 4 tháng 4 năm 2013 GIỜ HỌC THỂ DỤC CHẠY LIÊN TỤC 200 – 250M I/ Mục đích yêu cầu : + Kiến thức: Trẻ chạy được liên tục 200 – 250m. + Kỹ năng: Rèn phát triển các cơ chân, tay của trẻ. Rèn và phát triển các tố chất bền dẻo. + Thái độ: Tham gia tích cực vào hoạt động. II/ Chuẩn bị : - Sân rộng phẳng. III. Tiến trình hoạt động 1. Hoạt động mở đầu: * Lớp hát bài: Đoàn tàu tid xíu . - Hôm nay cô cùng các con Chạy liên tục 200 – 250m nhé ! 2. Hoạt động trọng tâm: + Khởi động: Ba phút. - Cô cho trẻ hát bài hát “cho tôi đi làm mưa với” vừa hát vừa xếp 3 hàng dọc theo 3 tổ. - Cô ra hiệu lệnh trẻ so hàng cho thẳng, Cho trẻ đi đội hình vòng tròn đi các kiểu đi Cô đi ngược chiều quan sát trẻ . + Trọng động: + Tập bài tập phát triển chung: - Động tác tay vai 2 Tay đưa ra trước lên cao. Ba lần tám nhịp. CB .4 1.3 2 - Động tác chân 3: Đứng đưa chân ra trước lên cao. Bốn lần tám nhịp. CB.2.4 1 3 - ĐT bụng lườn2: - Đứng quay người sang 2 bên. Ba lần tám nhịp CB. TH Quay 90 độ CB.4 .4 1 .3 * Vận động cơ bản: Cô tiếp tục giới thiệu vào bài. “Chạy liên tục 200 – 250m” Cô chạy mẫu lần một hỏi trẻ cô chạy như thế nào? Lần hai cô giải thích đứng chân trước chân sau khi chạy phối hợp chân tay nhịp nhàng, kết hợp với chận nọ tay kia. Lần lượt cho trẻ lên thực hiện. Cô quan sát và sửa sai cho trẻ. Cho trẻ thực hiện lại. Cô nhận xét. * Trò chơi: “Uống nước chanh” Coâ höôùng daãn troø chôi, toå chöùc cho lôùp cuøng tham gia vui chôi. Cho trẻ chơi ba lần. * Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng thoải mái ba phút. Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu. 3. Hoạt động kết thúc: Các con thường xuyên tập thể dục nhất là vào buổi sáng sớm cho người được khỏe mạnh, cân đối hài hòa, cơ bắp được nở nang nhanh lớn nhanh phát triển. Lớp hát bài: “Thể dục buổi sáng” ***************************** HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Chăm chú lắng nghe người khác nói, Nhìn vào mặt người đang nói I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết im lặng chú ý khi lắng nghe người khác nói. Khi người ta nói nhìn vào mặt người đang nói. - Phát triển thính giác, thị giác ở trẻ. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. II. Chuẩn bị : - Sân rộng phẳng. Những câu hỏi. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: Cô tập trung trẻ và đọc bài thơ: “ bác nông dân” 2. Hoạt động trọng tâm: Cô cho trẻ nhắc lại các qui định khi ra ngoài sân chơi. Cô giới thiệu nội dung hoạt động “Chăm chú lắng nghe người khác nói, nhìn vào mặt người đang nói”. Khi người ta nói các con phải biết lắng nghe ý lắng nghe người khác nói rồi mới trả lời, và khi ngwpowif ta nói nhìn vào mặt người đang nói. Cô tổ chức cho trẻ nói và đặt câu hỏi qua hỏi lại. Cô nhận xét tuyên dương . *Trò chơi: Mèo đuổi chuột - Cô giới thiêu tên trò chơi , cách chơi và luật chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. * Hoạt động tự do : - Cô cho trẻ chơi tự do trong sân trường . 3. Hoạt động kết thúc: Cho cháu đọc bài thơ: “Giờ chơi đã hết” rồi vào lớp. ************************* SINH HOẠT CHIỀU: GIỜ HỌC LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI NHỮNG TRÒ CHƠI VỚI CHỮ CÁI: p, g I. Mục đích yêu cầu: + Kiến thức: - Nhận biết, phát âm chính xác chữ cái p, g và nhận ra được chữ cái trong từ. - Trẻ biết chơi những trò chơi với chữ cái. + Kỹ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát, ghi nhở ở trẻ . - Phát triển ngôn ngữ, lời nói mạch lạc. + Thái độ: - Trẻtham gia hoạt động tích cực sôi nổi. - Giáo dục: phát triển kỹ năng tập trung chú ý lắng nghe ( tập trung chú ý trong 25 phút) II. Chuẩn bị: - Mũ hoa, lá có chứa chữ p, g, h, k. - Thẻ chữ rời p, g, h, k, và một số thẻ chữ khác. - Tranh có từ: “gặt lúa, lúa nếp” có chứa chữ p, g. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: Lớp đọc bài thơ: “Bác nông dân”. Các con vừa đọc bài thơ nói về ai nào? Đúng rồi bài thơ đã nói lên bác nông dân chăm cày cấy để có lúa gạo cho chúng ta ăn. Các con nhìn xem cô có tranh bác nông dân đang làm gì? Cô đàm thoại theo tranh dẫn dắt vào bài. - Hôm nay các con chơi những trò chơi với chữ p, g nhé! 2. Hoạt động trọng tâm: * Trò chơi: Thi xem ai nhanh Cách chơi: Cô cho trẻ để rổ có các thẻ chữ cái (h, k, p, g) ra trước mặt Khi cô nói “tìm chữ, tìm chữ” trẻ sẽ hỏi “chữ gì, chữ gì” Và cô yêu cầu tìm chữ nào thì trẻ tìm đúng chữ đó và giơ lê rồi đồng thanh phát âm chữ cái đó. Ví dụ cô phát âm chữ p các con lấy chữ p lên và phát âm p. Cứ như vậy trò chơi tiếp tục. Lớp, tổ, cá nhân phát âm. Nếu đúng thì cô tuyên dương trẻ, nếu sai thì cô sửa sai cho trẻ. * Trò chơi: Về đúng nhà. Giờ các con chơi trò chơi về đúng nhà nhé! Cách chơi: Cô mời trẻ lấy một chữ bất kỳ lên chơi cô giải thích trò chơi khi các con lên chơi cầm một chữ cái trên tay hát một bài cô dùng tính hiệu về đúng nhà đó, và giơ lên phát âm chữ cái cháu có chữ cái trên tay thì về đúng với nhà có thẻ chữ đó Ví dụ: cháu có chữ p thì về nhà có chữ p, cứ như vậy trẻ chơi và lần sau đổi thẻ cho nhau, trò chơi tiếp tục. * Trò chơi: Tập tầm vông. Cách chơi: Cô cầm trên tay một chữ cái bất kỳ chữ nào khi cô cùng trẻ đọc bài đồng dao đến câu cuối cùng cô mở ra xem có chữ gì thì trẻ phát âm chữ đó. Ví dụ: Cô mở ra có chữ p thì phát âm p. Cứ thế trò chơi tiếp tục. Lớp, tổ, cá nhân phát âm. Cô tổ chức cho lớp cùng tham gia vui chơi. * Trò chơi: Lá tìm hoa. Cách chơi: Các con vừa đi vừa hát một bài cô dùng tính hiệu cháu nào có mũ lá chữ gì thì đi tìm hoa có chữ đó. Ví dụ: Lá có chữ g thì tìm hoa có chữ g. Cô tổ chức cho lớp cùng tham gia vui chơi. Hôm nay các con đã chơi những trò chơi với chữ gì? Về nhà con phát âm chữ p, g, h, k cho ông bà... nghe nhé! 3. Hoạt động kết thúc: Cả lớp đọc bài thơ: Hạt gạo làng ta. **************************** Thứ 6 ngày 5 tháng 4 năm 2013 GIỜ HỌC VẼ VẼ CÁNH ĐỒNG LÚA BẰNG SÁP MÀU I. Mục đích yêu cầu + Kiến thức: - Dạy vẽ cánh đồng lúa bằng sáp màu. - Trẻ biết sử dụng bút sáp màu để vẽ cánh đồng lúa. + Kỹ năng: - Biết phối hợp mảng đậm nhạt, luật xa, gần để tạo thành cánh đồng lúa. - Biết phối hợp đường cong, thẳng …để tạo thành cánh đồng lúa. + Thái độ: - Biết cất gọn gàng đồ dùng - Biết làm công việc đến cùng. II. Chuẩn bị - Một tranh vẽ cánh đồng lúa. - Đội hình trẻ ngồi hình chữ U III. Tiến trình hoạt động 1. Hoạt động mở đầu Cho trẻ đọc bài “Bác nông dân” Giới thiệu đề tài “ Vẽ cánh đồng lúa bằng sáp màu” 2. Hoạt động trọng tâm Hoạt động 1: quan sát tranh mẫu và đàm thoại Các con hãy quan xem cánh đồng lúa cô vẽ bằng chất liệu gì? Các mảng màu của cánh đồng như thế nào? Làm thế nào để vẽ đựơc cánh đồng như thế này

File đính kèm:

  • docgiao an plan(2).doc
Giáo án liên quan