Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Tuần 1 tiết 1: Bài mở đầu

A. Mục tiêu:

- Qua bài học, HS hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.

- Biết được mục tiêu, nội dung chương trình và SGK Công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình được biên soạn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.

- Biết được phương pháp dạy học từ thụ động sang chủ động tích cực hoạt động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức và vận động vào cuộc sống.

B. Chuẩn bị:

 Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS

C.Tiến trình bài giảng:

* Giới thiệu bài: ( 2ph)

- Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mỗi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và giáo dục trở thành người có ích cho xã hội.

- Để biết được vai trò của mỗi người với xã hội, chương trình công nghệ 6- Phần kinh tế gia đínhẽ giúp cho các em hiểu rõ và cụ thể về công việc các em sẽ làm để góp phần xây dựng gia đình và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

 

doc99 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Tuần 1 tiết 1: Bài mở đầu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU Mục tiêu: Qua bài học, HS hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. Biết được mục tiêu, nội dung chương trình và SGK Công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình được biên soạn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học. Biết được phương pháp dạy học từ thụ động sang chủ động tích cực hoạt động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức và vận động vào cuộc sống. B. Chuẩn bị: Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS C.Tiến trình bài giảng: * Giới thiệu bài: ( 2ph) - Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mỗi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và giáo dục trở thành người có ích cho xã hội. - Để biết được vai trò của mỗi người với xã hội, chương trình công nghệ 6- Phần kinh tế gia đínhẽ giúp cho các em hiểu rõ và cụ thể về công việc các em sẽ làm để góp phần xây dựng gia đình và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động1: I. Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình(17ph) Vai trò của gia đình GV: Cho HS đọc phần I Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình GV: Em cho biết vai trò của gia đình và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình? GV: Tóm tắt ý kiến HS, bổ sung và cho ghi 2) Kinh tế gia đình GV: Em cho biết trong gia đình có rất nhiều công việc phải làm đó là những công việc gì? GV: thuyết trình GV: Giải thích KTGĐ không chỉ là tạo ra nguồn thu nhập mà còn là việc sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu cho các nhu cầu về vật chất và tinh thần của gia đình hợp lí có hiệu quả. Làm các công việc nội trợ trong gia đình cũng là các ccong việc thực tế KTGĐ GV: Em hãy kể các công việc liên quan đến KTGĐ mà em đã tham gia? Hoạt động 2: II. Mục tiêu của chương trình công nghệ 6- Phân môn KTGĐ(17ph) GV: Thuyết trình GV: Tóm tắt HS ghi bài Hoạt động 3 III. Phương pháp học tập(5ph) GV: Thuyết trình I.Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình 1) Vai trò của gia đình HS: Đọc SGK HS: Trả lời HS: Nghe và ghi bài Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mỗi người được sinh ra, lớn lên,được nuôi dưỡng, giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai. 2) Kinh tế gia đình HS: Trả lời HS: Nghe và ghi bài Kinh tế gia đìnhlà tạo ra thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lí, hiệu quả để bảo đảm cho cuộc sống gia đình ngày càng tốt đẹp. HS: Nghe HS: Trả lời HS: Nghe, xem SGK HS: Ghi bài: Phân môn KTGĐ có nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho HS, góp phần giáo dục hướng nghiệp, tạo tiền đề cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai HS: Nghe ,Xem SGK. Hoạt động 4: Tổng kết dặn dò (4ph) GV: Gọi 1 HS nhắc lại nội dung chính của bài GV: Học bài, xem trước bài các loại vải thường dùng trong may mặc Chuẩn bị 1 số mẩu các loại vải thường gặp ..................................................***.................................................. Chương 1: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH Tiết 2: Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC Mục tiêu: HS biết được nguồn gốc, quá trình sản xuất, tính chất công dụng của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học. Biết phân biệt một số loại vải thông thường. Chuẩn bị: Đọc kĩ SGV, SGK. Tranh: Qui trình sản xuất vải sợi thiên nhiên Qui trình sản xuất vải sợi hoá học. Bộ mẫu các loại vải, bát chứa nước, diêm. Tiến trình dạy- học: *Kiềm tra bài cũ(5ph) Hãy nêu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình? Nêu mục tiêu môn học, phương pháp học tập? * Giới thiệu bài mới: (2ph) Mỗi chúng ta ai cũng biết những sản phẩm quần,áo dùng hàng ngày đều được may từ các loại vải, còn các loại vải đó có nguồn gốc từ đâu được tạo ra như thế nào và có những đặc điểm như thế nào thì các em chưa biết .Bài mở đâù chương May mặc trong gia đình sẽ giúp các em hiểu được nguồn gốc, tính chất của các loại vải và cách phân biệt các loại vải đó Hỏi: Các em đã đọc trước bài 1 SGK. Em hãy kể tên 3 loại vải chính thường dùng trong may mặc? GV: Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của từng loại vải. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1:I Nguồn gốc tính chất của các loại vải 1) Vải sợi thiên nhiên(17ph) a) Nguồn gốc GV: Treo tranh sỏ đồ qi trình sản xuất vải sợi thiên nhiên hướng dẫn HS quan sát Hỏi: Qua quan sát tranh em cho biết tên cây trồng vật nuôi cung cấp sợi dùng để dệt vải? GV: Quan sát tranh em hãy nêu qui trình sản xuất vải sợi bông? Hỏi: Em hãy nêu qui trình sản xuất vải sợi tơ tằm? GV: Bổ sung HS ghi vào vở b) Tính chất: GV: Thực hiện thao tác làm thử nghiệm vò vải, đốt sợi vải, nhúng vải vào nước Cho HS quan sát và nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên GV: Gọi HS Đọc tính chất của vải sợi thiên nhiên trong SGK GV: Kết luận tính chất của vải sợi thiên nhiên 2) Vải sợi hoá học(18ph) a) Nguồn gốc GV: Treo tranh Sơ đồ qui trình sản xuất vải sợi hoá học hướng dẫn HS quan sát GV: Yêu cầu HS nêu nguồn gốc vải sợi hoá học GV: Kết luận GV: Qua quan sát sơ đồ em cho biết tóm tắt qui trình sản xuất vải nhân tạo và vải sợi tổng hợp GV: Các nhóm thảo luận tìm nội dung điền vào khoảng trống trong bài tập ở SGK tr 8 b) Tính chất GV: Làm thử nghiệm chứng minh (đốt vải, vò vải) HS quan sát Kết luận I. Nguồn gốc tính chất các loại vải 1) Vải sợi thiên nhiên a) Nguồn gốc HS: Quan sát HS: trả lời HS: Quan sát, trả lời: Cây bôngQuả bông Xơ bông Sợi dệt Vải sợi bông HS: Quan sát, trả lời: Con tằmKén tằmSợi tơ tằm Sợi dệt Vải sợi bông Vải sợi thiên nhiên được dệt bằng các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên. Nguồn gốc thực vật: Cây bông, gai.... Nguồn gốc động vật: con tằm, cừu.... b) Tính chất HS: Quan sát, nhận xét Vải sợi bông, vải tơ tằm có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mát nhưng dể bị nhàu. Vải bông giặt lâu khô. Khi đốt sợi vải, tro bóp dể tan 2) Vải sợi hoá học a) Nguồn gốc HS: Quan sát HS: Trả lời Vải sợi hoá học được dệt bằng các loại sợi do con người tạo ra từ một số chất hoá học lấy từ gỗ, tre, nứa, dầu mỏ, than đá... Vải sợi hoá học được chia thành 2loại: Vải sợi nhân tạo Vải sợi tổng hợp b) Tính chất HS: Quan sát, nhận xét, kết luận -Vải sợi nhân tạo có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mát tương tự như vải sợi bông nhưng ít nhàu hơn và bị cứng lại trong nước. Khi đốt sợi vải tro bóp dể tan. -Vải sợi tổng hợp có độ hút ẩm thấp nên mặc bí và ít thấm mồ hôi,bền, đẹp, giặt mau khô và không bị nhàu. Khi đốt sợi vải, tro vón cục, bóp không tan Hoạt động 2: Tổng kết dặn dò(3ph) GV:- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - Có 3 mảnh vải ( sợi thiên nhiên, sợi tổng hợp và sợi nhân tạo) làm thế nào để phân biệt được? - Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK. - Đọc trước phần 3. Mỗi HS chuẩn bị sẵn các mẫu vải, sưu tầm các băng vải nhỏ đính trên quần, áo may sẵn, bao diêm. ..................................................***.................................................. Tuần 2: Tiết 3: Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC (TT) A.Mục tiêu: HS biết được nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha. Biết phân biệt được một số loại vả thông thường. Thực hành chọn các loại vải, biết phân loại vải bằng cách đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt. B.Chuẩn bị: Đọc kĩ SGV, SGK, Tài liệu tham khảo. Bộ mẩu các loại vải Bát chứa nước, diêm C.Tiến trình dạy học: *Ổn định tổ chức(1ph) *Kiểm tra bài cũ (5ph) Hỏi: Vì sao người ta thích mặc áo vải sợi bông, vải sợi tơ tằm và ít sử dụng lụa niln vải polyeste vào mùa hè? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1. 3) Vải sợi pha (15ph) a) Nguồn gốc GV: Cho HS xem mmột số mẩu vải có ghi thành phần sợi pha và rút ra kết luận nguồn gốc vải sợi pha GV: Thuyết trình b)Tính chất GV: Gọi 1 HS đọc nội dung SGK Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Xem các mẩu vải sợi pha Dự đoán tính chất của vải sợi pha Hoạt động 2: II. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải (18ph) 1) Điền tính chất của 1 số loại vải GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm điền nội dung vào bảng 1 2) Thử nghiệm để phân biệt 1 số loại vải GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm tập làm thử nghiệm Vò vải, nhúng vải vào nước, đốt vải GV: Hướng dẫn HS đọc thành sợi vải trong các khung hình 1.3 và các băng vải nhỏ 3)Vải sợi pha a) Nguồn gốc HS: Quan sát mẩu vải HS: Nghe và ghi Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha. Sợi pha thường được sản xuất bằng cách kết hợp2 hoặc nhiều loại sợi khác nhau để tạo thành sợi dệt b) Tính chất HS: Đọc SGK Thảo luận nhóm Vải sợi pha thường có những ưu điểm của các loại sợi thành phần II. Thử nghiệm để phân biệt một số loạ vải 1) Điền tính chất của 1 số loại vải HS: Thảo luận nhóm điền nội dung vào bảng 1 2)Thử nghiệm để phân biệt 1 số loại vải HS: Thảo luận nhóm Tiến hành vò vải, nhúng nước vải và đốt vải Hoạt động 3 : Tổng kết dặn dò (6ph) GV:-Yêu cầu HS đọc phần có thể em chưa biết. - Hỏi: Vì sao hiện nay người ta thường dùng vải sợi pha để may mặc? - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK - Xem trước bài lựa chọn trang phục. - Sưu tầm 1 số mẩu trang phục. ..................................................***................................................. Tiết 4: Bài 2: LỰA CHỌN TRANG PHỤC Mục tiêu: Biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục, chức năng của trang phục. Biết vận dụng được cáckiến thức đã học vào lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình, đảm bảo yêu cầu về mặt thẩm mĩ. Chuẩn bị: Tranh ảnh về các loại trang phục ( Hình 1.4 SGK) Mẫu thật quần, áo Các hoạt động dạy- học: *Kiểm tra bài cũ: (5ph) Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha. *Bài mới: Mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Nhưng điều cần thiết là mỗi chúng ta phải biết cách lựa chọn vải may mặc có màu sắc, hoa văn và kiểu may như thế nào để có được bộ trang phục phù hợp ,đẹp và hợp thời trang làm tôn vẻ đẹp của mỗi người. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: I. Trang phục và chức năng của trang phục Trang phục là gì?(7ph) GV: Nêu khái niệm trang phục 2) Các loại trang phục (15ph) GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 1.4 trong SGK nêu tên và công dụng của từng loại trang phục trong tranh Yêu cầu HS thảo luận nhóm Hỏi: Em có thể kể tên các bộ môn thể thao khác và trang phục đặc trưng cho cho từng bộ môn đó mà em biết? GV: Gợi ý cho HS mô tả trang phục lao động hình 1.4c Hỏi: Gọi HS hãy kể tên những trang phục, quần áo mặc mùa lạnh, mùa nóng? GV: Kết luận Hỏi: Em đã biết trang phục là gì và các loại trang phục, bây giờ em có thể nói những hiểu biết của mình về trang phục? GV: Bổ sung GV: Hướng dẫn HS cùng thảo luận về cái đẹp trong may mặc. Hỏi: Em hiểu thế nào là mặc đẹp. GV: Nghe và phân tích ý kiến của HS để đi đến kết luận I. Trang phục và chức năng của trang phục 1)Trang phục là gì? HS: Nghe và ghi: Trang phục bao gồm các loại áo, quần và một số vật dụng khác đi kèm như: mũ,giày, tất, khăn quàng...trong đó áo,quần là những vật dụng quan trọng nhất. Các loại trang phục Có nhiếu loại trang phục mỗi loại được may bằng chất liệu vải và kiểu may khác nhau với công dụng khác nhau Chức năng của trang phục HS: Trả lời -Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường. - Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động. Hoạt động 2: Tổng kết- dặn dò (8ph) Hỏi: Trang phục là gì? Kể tên các loại trang phục. Trang phục có chức năng gì? GV: - Nhận xét tiết học, sự thảo luận nhóm. - Sưu tầm một số mẫu thật áo, quần. - Xem trước phần II Bài Lựa chọn trang phục. Tuần 3: Tiết 5: Bài 2 : LỰA CHỌN TRANG PHỤC (TT) A.Mục tiêu: HS biết cách lựa chọn trang phục. Vận dụng được các kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoà cảnh gia đình, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ. B.Chuẩn bị : HS: Đọc kĩ SGK, tài liệu tham khảo về may mặc thời trang. GV: Mẫu thật một số loại áo quần. Tranh các loại trang phục. C. Các hoạt động dạy- học: * Kiểm tra bài cũ (5ph) HS1: Trang phục là gì? Chức năng của trang phục? HS2: Mặc đẹp có hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu mốt và giá tiền trang phục không? Vì sao? Giới thiệu bài: Để có có được trang phục đẹp cần có những hiểu biết về cách lựa chọn vải kiểu may phù hợp với dáng và lứa tuổi. Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. HĐ 1: II. Lựa chọn trang phục 1) Chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể (15ph) a) Lựa chọn vải GV: Yêu cầu HS đọc bảng 2 SGK về ảnh hưởng của đến vóc dáng người mặc. Nhận xét ở hình 1.5 GV: Thuyết trình: Việc chọn vải để may trang phục rất quan trọng GV: Kết luận b)Lựa chọn kiểu may GV:Yêu cầu HS quan sát hình 1.6 SGK, đọc nội dung bảng 3 và nêu nhận xét. HS thảo luận nhóm nêu cách chọn vải cho từng nhóm người ở hình 1.7 SGK. GV: Kết luận : 2.Chọn vải , kiểu may phù hợp với lứa tuổi (10ph) GV: Vì sao cần chọn vải may mặc và hàng may sẵn phù hợp với lứa tuổi ? GV: Kết luận 3.Sự đồng bộ,của trang phục GV:Hướng dẫn HS quan sát hình 1.8 và nêu nhận xét về sự đồng bộ của trang phục ( áo , quần , mũ ...) II. Lựa chọn trang phục 1) Chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể a) Lựa chọn vải HS: Quan sát cho nhận xét Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có thể làm cho người mặc có cảm giác gầy đi hoặc béo ra cũng có thể làm cho họ trở nên xinh đẹp, duyên dáng trẻ ra hoặc là già đi. b) Lựa chọn kiểu may HS: Quan sát thảo luận nhóm và cho nhận xét Muốn có bộ trang phục đẹp mỗi người cần biết rõ đặc điểm của bản thân để chọn chất liệu vải , màu sắc hoa văn cũng như kiểu may cho phù hợp với vóc dáng để khắc phục bớt khuyết nhược điểm của cơ thể. 2.Chon vải , kiểu may phù hợp vời lứa tuổi HS trả lời theo hiểu biếtcủa mình Mỗi lứa tuổi có yêu cầu điều kiện sinh hoạt, làm việc vui chơi và đặc điểm tính cách khác nhau nên sự lựa chọn vải may mặc, kiểu may cũng khác nhau và phải phù hợp với lứa tuổi. Hoạt động 3: Tổng kết , dặn dò . Hướng dẫn học ở nhà(7’) GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ ở SGK . Hỏi: + Vì sao phải chọn vải may và kiểu may phù hợp với lứa tuổi? + Những vật dụng đi kèm với áo , quần. + Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài . Dặn dò HS : Chuẩn bị cho bài 3 TH Lựa chọn trang phục . Về nhà HS tự nhận định dáng vóc bản thân và nêu dự kiến lựa chọn vải kiểu may phù hợp cho bản thân , vật dụng đi kèm. ..................................................***.................................................. Tiết 6: Bài 3:THỰC HÀNH: LỰA CHỌN TRANG PHỤC Mục tiêu: Giúp HS Nắm vững hơn những kiến thức đã học về lựa chọn vải, lựa chọn trang phục. Biết chọn được vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng, phù hợp với nước da của mình đạt yêu cầu thẩm mĩ, góp phần tôn vẽ đẹp của mỗi người. Biết chọn mmột số vật dụng đi kèm phù hợp với quần áo đã chọn. B.Chuẩn bị: HS: Giấy bút chuẩn bị làm TH C.Các hoạt động dạy- học: *Kiểm tra bài cũ(5ph) Hỏi: Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng người mặc?Cho vd.Mô tả 1bộ trang phục dùng để mặc đi chơi hợp với em nhất. Hoạt động 1: Thực hành (30ph) GV: Nêu bài tập TH về chọn vải, kiểu may 1 bộ trang phục mặc đi chơi (mùa nóng hoặc mùa lạnh) Làm việc cá nhân GV: Hướng dẫn HS suy nghĩ ghi vào giấy đặc điểm vóc dáng của bản thân những dự định, kiểu áo quần định may, chọn vải có chất liệu, màu sắc hoa văn phù hợp với vóc dáng và kiểu may. Chọn 1 số vật dụng đi kèm: Giày, dép, mũ, nón, túi xách... Thảo luận nhóm GV: Hướng dẫn HS chia nội dung thoả luận nhóm thành 2 phần Từng cá nhân trình bày phần viết của mình. Các bạn trong tổ nhận xét cách lựa chọn trang phục của bạn về: + Màu sắc của vải, chất liệu vải. + Chọn kiểu may ,vật dụng đi kèm. Sự lựa chọn đồ của bạn hợp lí chưa? Nếu chưa hợp lí nên sửa như thế nào? * Khi thảo luận cá nhân ghi nhận xét góp ý của các bạn vào chính bài làm của mình. GV: Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày. Nhận xét đưa ra kết luận. GV: Theo dõi các tổ thảo luận, chuẩn bị ý kiến nhận xét đánh giá. Tổng kết đánh giá, kết thúc TH (8ph) GV: Nhận xét đánh giá về + Tinh thần ý thức và thái độ làm việc của HS + Nội dung đạt được so với yêu cầu của bài + Giới thiệu 1 số phương án lựa chọ hợp lí GV :Yêu cầu HS về vận dụng tại gia đình Thu các bài viết để chấm điểm. 4) Hướng dẫn học ở nhà (2ph) Xem trước bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục. ...............................................***........................................ Tuần4: Tiết 7: Bài 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC A.Mục tiêu: Sau khi học xong bài HS: Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động với môi trường và công việc. Biết cách sử dụng trang phục sao cho hợp lí. B.Chuẩn bị: Tranh hình vẽ 1.9, 1.10. Một số mẫu áo quần. C.Các hoạt động dạy- học: * Kiểm tra bài cũ: (5ph) Hỏi: Theo em mặc đẹp là mặc như thế nào? Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: I. Sử dụng trang phục Cách sử dụng trang phục (20ph) GV: Đưa ra tình huống: Khi lao động đất cát, bẩn...em lại mặc chiếc áo trắng Khi đến dự 1 đám tang người thân của bạn mà em lại mặc một chiếc áo hay 1 chiếc váy ngắn hoa văn màu sắc chói chan, loè loẹt GV: -Yêu cầu HS nhận xét - Kết luận Em hiểu thế nào là lựa chọn trang phục phù hợp với hoạt động Hỏi: Khi đi học các em mặc như thế nào? GV: Yêu cầu HS quan sát hình 1.9 Hỏi: Khi đi lao động chúng ta nên mặc như thế nào? Tại sao? GV: Gọi 1 HS làm bài tập ở SGK Hỏi: Em có thể mô tả trang phục lễ hội của dân tộc mà em biết? GV: Yêu cầu HS quan sát hình 1.10 GV: Hướng dẫn HS đọc bài: Bài học về trang phục của Bác (Trang 26 SGK) 1 HS đọc bài: Bài học về trang phục của Bác GV: Gợi ý cho HS suy nghĩ và thảo luận bài đọc Hỏi: Khi đi thăm đền Đô năm 1946, Bác Hồ mặc như thế nào? Hỏi: Vì sao khi tiếp khách quốc tế thì Bác lại: bắt các đồng chí cùng đi phải về mặc comlê, carvat nghiêm chỉnh? Hỏi: Vì sao Bác đã nhắc nhở bác Ngô Từ Vân khi Bác mặc comlê, carvat, áo cổ hồ cứng, giầy da bóng lộn...để đón Bác GV: Hướng cho HS tự rút ra kết luận I. Sử dụng trang phục 1)Cách sử dụng trang phục Em có nhiều bộ trang phục đẹp, phù hợp với bản thân nhưng phải biết mặc bộ nàocho phù hợp với hoạt động, thời điểm và hoàn cảnh xã hội là 1 yêu cầu quan trọng a) Trang phục phù hợp với hoạt động * Trang phục đi học Trang phục đi học thường được may bằng vải pha có màu sắc nhã nhặn, kiểu may đơn giản dể mặc *Trang phục đi lao động Khi tham gia lao động dù ccông việc nặng hay nhẹ chúng ta đều phải chọn áo quần mặc thoả mái màu sẫm * Trang phục lễ hội, lễ tân b) Trang phục phù hợp với môi trường và công việc Trang phục đẹp là phải phù hợp với môi trường và công việc của mình Hoạt động 2: Củng cố- dặn dò (2ph) Cho HS đọc phần ghi nhớ Yêu cầu HS nhắc lại cách sử dụng trang phục Học bài, xem trước phần 2. Cách phối hợp trang phục II. Bảo quản trang phục ..................................................***................................................. Tiết 8: Bài 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (TT) A.Mục tiêu: Sau khi học xong bài HS Biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lí đạt yêu cầu thẩm mĩ Biết cách bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kĩ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc Biết cách sử dụng trang phục cho hợp lí. B.Chuẩn bị : Tranh phối hợp màu sắc dựa theo vòng màu. Tranh kí hiệu giặt là, bàn là. Sử dụng hình 1.11. Sự phối hợp vải hoa văn với vải trơn. C. Hoạt động dạy- học: *Kiểm tra bài cũ : (6ph) Vì sao sử dụng trang phục phải phù hợp với môi trường và công việc? Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: 2. Cách phối hợp trang phục (18ph) GV:Nêu 2 tình huống Tình huống 1: Em có 5 bộ quần áo đẻ mặc khi đi học, đi chơi...Lúc sử dụng em máy móc cho là bộ nào phải đi với bộ đó. Tình huống 2: Còn bạn em cũng có 5 bộ quần áo tương tự nhưng mọi người vẫn thấy trang phục của bạn khá phong phú. Hỏi: Vậy qua 2 trường hợp thì em có nhận xét gì về sự khác nhau của 2 bạn trong cách sử dụng trang phục? Tại sao trang phục của bạn lại phong phú? Phối hợp vải hoa văn với vải trơn GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 1.11 (SGK) về phối hợp vải hoa văn và vải trơn của quần. b)Phối hợp màu sắc: GV giới thiệu vòng màu trong hình 1.12 SGK. Hỏi qua bảng màu và cách phối hợp màu ở hình 1.12 SGK.Em hãy nêu VD về sự kết hợp màu sắc giữa phần quần,áo trong các trường hợp. - Sự phối hợp giữa các màu sắc,độ khác nhau trong cùng 1 màu . - Sự kết hợp giữa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu. - Sự kết hợp giữa 2 màu tương phản đối nhau trên vòng màu.Hỏi vậy theo em các màu sắc nên phối hợp với nhau như thế nào ? Hoạt động 2 III Bảo quản trang phục(17ph) 1) Giặt , phơi: * Quy trình giặt Hỏi : Vì sao cần phải bảo quản trang phục? Bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kĩ thuật? Hỏi: Em cho biết khi giặt quần áo cần chú ý những điều gì ? Hỏi: Tại sao phải giũ quần áo nhiều lần bằng nước sạch ? Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2) Là(ủi): Hỏi: Em hãy kể tên dụng cụ dùng để là quần áo ở gia đình ? GV :Hướng dẫn cho HS cách là quần áo. GV: Treo bảng kí hiệu giặt là và hướng dẫn HS đọc 2) Cách phối hợp trang phục: HS: Nghe và trả lời a) Phối hợp vải hoa văn với vải trơn Để có sự phối hợp hợp lí,không nên mặc áo và quần có 2 dạng hoa văn khác nhau. Vải hoa hợp với vải trơn hơn vải kẻ ca rô hoặc vải kẻ sọc. Vải hoa sẽ hợp vải trơn có màu cùng với một trong các màu chính của vải hoa. b) Phối hợp màu sắc: Việc phối hợp màu sắc trong may mặc là rất quan trọng bởi màu sắc khi kết hợp hợp lý không những góp phần tôn vẻ đẹp của trang phục cũng như vẻ đẹp của con người sử dụng mà còn thể hiện người sử dụng trang phục có cái nhìn thẩm mĩ . 1) Giặt phơi: HS: Trả lời HS: Làm bài tập 2) Là , ủi HS: Trả lời HS: Quan sát tranh và đọc 3Cất giữ: Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc Hoạt động 3: Tổng kết dặn dò (4ph) Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ ở SGK. GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi ở SGK, và hướng dẫn vận dụng. GV: Hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài TH Vải trắng hoặc màu: 2 mảnh vải có kích thước 8cm15cm và 1 mảnh vải có kích thước 10cm15cm Kim khâu, kéo, thước, bút chì, chỉ khâu thường và chỉ thêu màu. ...............................................***........................................ Tuần 5: Tiết 9: Bài 5:THỰC HÀNH ÔN TẬP MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN A.Mục tiêu: Thông qua bài TH học sinh nắm vững thao tác khâu 1 số mũi khâu cơ bản trên vải để áp dụng khâu 1 số sản phẩm đơn giản ở bài Th sau. B.Chuẩn bị: Mẫu hoàn chỉnh các đường khâu để làm mẫu Bìa, kim khâu len, len màu( GV thao tác mẫu) Kim, chỉ khâu, vải C. Tiến trình tổ chức TH: * Kiểm tra bài cũ: (5ph) Hỏi: Em hãy kể tên các mũi khâu cơ bản mà em đã được học? GV: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS: kim, chỉ, vải, giấy bìa cứng... Hoạt động của GV HĐ của HS Hoạt động1: 1) Khâu mũi thường(mũi tới) (10ph) GV: Hướng dẫn cho HS, làm mẫu Nhắc lại các thao tác khâu đồng thời thao tác mẫu trên bìa bằng len và kim khâu len. Lấy thước và bút chì kẻ nhẹ 1 đường thẳng lên vải Xâu chỉ vào kim và thắt nút chỉ ở cuối sợi cho khỏi tuột Tay trái cầm vải, tay phải cầm kim, khâu từ phải sang trái Lên kim ở mặt trái vải( h1.14a) xuống kim cách 3 canh sợi vải Khi có khoảng 3-4 mũi khâu trên kim thì rút kim lên và vuốt nhẹ theo đường đã khâu cho phẳng(hình1.14c) Khi khâu xong cần lại mũi xuống kim sang mặt trái( dấu nút chỉ ở mặt trái) vòng chỉ qua đầu kim khoá mũi cho khỏi tuột. Lưu ý: Sau khi khâu xong đường khâu thường ta thấy các mũi chỉ khâu cách nhau 3 canh sợi vải tạo thành 1 đường thẳng. Hoạt động 2: 2) Khâu mũi đột mau(13ph) GV: Giới thiệu cách khâu và thao tác mẫu trên bìa bằng kim khâu len Kẻ nhẹ tay 1 đường thẳng trên vải. Lên kim mũi thứ nhất cách mép vải 8 canh sợi vải xuống kim lùi lại 4 canh sợi vải trên đường kẻ chì, lên kim về phía trước 4 canh sợi vải ( hình 1.15b). Xuống kim đúng lỗ mũi kim đầu tiên. Cứ khâu như vậy cho đến hết đường khâu(1.15c). Lại mũi khi đến hết đường khâu và thắt nút ở mặt trái Lưúy: Sau khi hoàn chỉnh đường khâu nhìn ở mặt phải vải các mũi chỉ nối tiếp nhau giống như đường may máy, ở mặt trái các mũi chỉ dài gấp 2 mũi chỉ ở mặt phải và đan xen vào nhau mũi thứ 2 lấn1 nửa mũi thứ nhất. Hoạt động4: 3) Khâu vắt (14ph) GV: Giới thiệu cách khâu và làm thao tác mẫu cho HS quan sát Gấp mép vải vào vị trí định khâu. Dùng cách khâu mũi khâu thường để lượt giữ mép gấp vào vải nền cố định để khi khâu được dễ Đường gấp vải hướng vào trong người khâu Tay trái cầm vải, khâu từ phải sang trái, khâu từng mũi một ở mặt trái vải Lên kim ở dưới nếp gấp để dấu nút chỉ kéo kim lên khỏi nếp gấp, lấy mũi kim lấy 2-3 sợi vải nền rồi đưa chếch kim lên qua nếp gấp, rút chỉ để mũi kim chặt vừa phải. Các mũi khâu vắt cách nhau 0,3cm-0,5cm. Khi hết đường khâu lại mũi và thắt nút chỉ Lưu ý: Sau khi hoàn chỉnh đường khâu ở mặt trái có các mũi chỉ chéo nhau đính mép nếp gấp vào vải nền, ở mặt phải các mũi chỉ nổi lên chỉ 1 hoặc 2 sợi vải do đó khi khâu dùng

File đính kèm:

  • docGiao an cong nghe 6 theo chuan ky nang kien thuc 2010.doc