Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Tuần 8

Cô niềm nở đón trẻ vào lớp . Kiểm tra sức khoẻ của trẻ.

- Trao đổi với phụ huynh về trang phục của trẻ để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ.

- Thể dục sáng : Tập theo nhạc bài “Dậy sớm” “ Tiếng chú gà trống chọi”

- Trò chuyện theo nhóm: Một số loại cây ăn quả gần gũi quen thuộc với trẻ

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V.8 Kế hoạch hoạt động tuần / ngày (tuần 8) Tên HĐ Hoạt động giáo dục Thứ 2 (Thể dục) Thứ 3 (Văn học) Thứ 4 (Âm nhạc) Thứ 5 (Nhận biết tập nói) Thứ 6 (Nhận biết phân biệt) Đón trẻ TD sáng - Cô niềm nở đón trẻ vào lớp . Kiểm tra sức khoẻ của trẻ. - Trao đổi với phụ huynh về trang phục của trẻ để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ. - Thể dục sáng : Tập theo nhạc bài “Dậy sớm” “ Tiếng chú gà trống chọi” - Trò chuyện theo nhóm: Một số loại cây ăn quả gần gũi quen thuộc với trẻ HĐ học Bật xa bằng hai chân Chuyện: chiếc áo mùa xuân Nghe hát: Mùa xuân TC: Đoán tên bài hát Quả cam Dán hoa to nhỏ Nhận biết màu đỏ VS nêu gương HĐ ngoài trời - Quan sát thiên nhiên: Cây cảnh ( Quýt, tùng) - Chơi vận động : Nhung nhăng dung dẻ - Chơi tự chọn HĐ góc - Trò chơi thao tác vai : bán hàng rau , củ , quả - Góc nghệ thuật : di màu một số cây ăn quả, và quả. - Xem sách tranh truyện, kể truyện theo tranh về một số loại cây. - HĐ với đồ vật: xếp hàng rào cho vườn cây ăn quả…. HĐ chiều Chơi: con sên Dạy trẻ xì mũi, lau mũi Chơi: kéo cưa lừa xẻ Ôn luyện * VS nêu gương Soạn hoạt động học theo ngày: (tuần 8) Ngày/ Tên HĐ Nội dung Mục đích, yêu cầu Chuẩn bị Gợi ý hoạt động Lưu ý Thứ 2 Thể dục 22/2/2010 VĐ: Bật xa bằng hai chân KT :Trẻ biết thêm một hình thức vận đông di chuyển. Biết bật xa bằng hai chân KN : Trẻ bật đươc qua vạch cô chuẩn bị. Tiếp đất bằng 2 mũi bàn chân cùng một lúc. TĐ : Trẻ hào hứng, tích cực tham gia tập luyện. Cô kẻ 2 vạch thẳng song song cách nhau 15 cm HĐ 1: Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn đi các kiểu chân. HĐ 2: Trọng động * BT PTC: Tập với bài “Đu quay” (đứng vòng tròn) . * VĐ cơ bản: Cô giới thiệu VĐ :Bật xa bằng hai chân Làm mẫu lần 1, lần 2, 3 cô vừa làm vừa nói cách thực hiện động tác cho trẻ quan sát và biết cách làm. Cô hướng dẫn trẻ cách nhún bật, bật qua vạch, tiếp đất bằng 2 mũi bàn chân cùng một lúc. Cho 1 hoặc 2 trẻ làm thử. (trẻ chưa làm được cô làm mẫu và hướng dẫn lại cho cả lớp) Cho từng trẻ lên tập(mỗi trẻ làm ít nhất 2 lần ). Cho trẻ thi bật xa: từng cặp trẻ thi bật với nhau Cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ. Khuyến khích trẻ tích cực tập luyện. HĐ 3: Trò chơi “ Qua cầu” (cho trẻ ôn đi thăng bằng trên ghế thể dục) Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh lớp đọc bài thơ “ Đi chợ Tết”. Thứ 3 Văn học 2/2010 Chuyện: Chiếc áo mùa xuân KT :Trẻ biết thêm một số đặc điểm mùa xuân: hoa đua nở, cây cối xanh tốt, sự biến đổi của một số côn vật. Biết tên truyện, nhân vật trong truyện KN : Trẻ hiểu nội dung của câu truyện. Gọi tên các nhân vật có trong chuyện. Trẻ nói được lời thoại của nhân vật trong truyện TĐ : Trẻ luôn có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. tích cực trả lời câu hỏi của cô. Tranh truyện Rối tay HĐ 1: Cô cùng trẻ trò chuyện về mùa xuân; Mùa xuân về có gì thay đổi: (hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc……) Và một số con vật cung thay đổi bộ lông của nó khi mùa xuân về đấy. HĐ 2: Giới thiệu chuyện “Chiếc áo mùa xuân” Cô kể cho trẻ nghe 1 lần Các con vừa nghe cô Mỵ kể truyện gì? Trong truyện có những nhân vật nào? Cô kể lần 2( dùng tranh minh hoạ). Mùa xuân đến có những gì thay đổi: có cây hoa lá thế nào? Bạn gà gô có bộ lông như thế nào? Bạn đã nói vói thỏ con điều gì?.... ếch xanh nói với thỏ như thế nào? Thỏ con đã về nói với mẹ thế nào, mẹ đã trả lời ra sao? Cô giới thiệu cho trẻ ý nghĩa của việc thỏ thay đổi bộ lông trong mùa xuân. Cô kể truyện lần 3: Dùng rối tay. HĐ 3: Nhận xét biểu dương trẻ Thứ 4 Âm nhạc 23/3/2010 TT: Nghe “Mùa xuân” KH: TC: Đoán bạn bài hát KT: Trẻ biết tên bài hát, tên nhạc sĩ. Biết mùa xuân có hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam..... KN: Biết đặc điểm của hoa đào hoa mai. Trẻ hiểu nội dung bài hát . Lắng nghe cô hát, cảm nhận được sự vui nhộn, nhịp nhàng của bài hát. Trẻ nhún, đung đưa tự đo theo giai điệu của bài hát. Đoán được tên bạn vừa hát. TĐ: Trẻ hào hứng thú , lắng nghe cô hát, thích thú tham gia TC . Tranh hoa đào , hoa mai Nhạc bài hát . Đĩa nhạc có lời bài hát HĐ 1: Cô đọc câu đố về hoa đào hoa mai cho trẻ đoán. Cùng trẻ qs đàm thoại về đặc điểm của hoa đào hoa mai. HĐ 2: Giới thiệu bài hát “Mùa xuân”. Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Các con vừa nghe cô Mỵ hát bài gì? Của nhạc sĩ nào ? Giảng nội dung bài hát cho trẻ hiểu: Trong bài hát có loại hoa gì? Hoa đó ở đâu, có màu gì? Cô hát lần 2: làm động tác minh hoạ theo nhạc bài hát Cô hát cho trẻ nghe nhiều lần. Tóm tắt nội dung bài hát: (Khi mùa xuân về ở miền Nam có hoa mai nở, miền Bắc có hoa đào, hương thơm ngát đem lại không khí Tết vui nhôn cho đất trời, bạn nhỏ cũng rất là vui và bạn rất thích mùa xuân..... ) Cho trẻ hát cùng cô theo tổ nhóm hoặc cô khuyến khích trẻ đu đưa, lắc lư.... khi nghe cô hát. Mở đĩa cho trẻ nghe hát HĐ 3 : TC Đoán tên bài hát Cô giới thiệu TC , luật chơi hướng dẫn trẻ cách chơi và tiến hành cho trẻ chơi.( cô gợi ý để trẻ đoán đúng tên của bài hát) HĐ 4: Nhận xét biểu dơng. Thứ 5 Nhận biết tập nói 25/2/2010 Qủa cam KT: Trẻ biết tên gọi , ích lợi của quả các loại quả. KN: Trẻ gọi được tên , nói được đặc điểm của quả cam. Trả lời rõ ràng những câu hỏi của cô. TĐ: Trẻ biết chăm sóc cây ăn quả như tưới nước cho cây, không ngắt hoa, quả non. Khi ăn phải bỏ vỏ bỏ hạt Tranh một số quả: bưởi chuối, cam, mít, soài…. trình diễn trên power point 2 – 5 quả cam thật HĐ1: Cô cho trẻ quan sát trên máy chiếu các loại qủa và gọi tên quả. HĐ 2 :* Quan sát và trò chuyện về quả cam ( Dùng vật thật) Đây là qủa gì? Quả cam khi chưa chín có màu gì, khi chín nó có màu gì? Quả cam có dạng hình gì? Nó có những phần nào? Cô bổ quả cam ra cho trẻ QS từng phần : vỏ, múi, hạt..... Ăn cam có vị như thế nào? ( cô bổ quả cam ra và cho trẻ quan sát, cầm, thử nếm) (cho trẻ nhìn, cầm,ngửi, nếm) GD : Để có những quả chín ăn ngon các con không được ngắt quả non, phải tưới nước cho cây. Khi ăn quả phải rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt HĐ 3 : Cho trẻ xem tranh trên máy chiếu.đê trẻ biết thêm về một số loại quả. Cho cả lớp hát bài “Quả” Thứ 6 Nhận biết phân biệt 26/2/2010 Dán hoa to nhỏ( BT số 6 ) KT: Trẻ biết cách cử động điều chỉnh sự khoé léo của của bàn tay và các ngón tay. KN: Phân biệt được bông hoa to, bông hoa nhỏ. Trẻ phân biệt được màu đỏ với những màu khác. Có kĩ năng chấm hồ, ấn hình TĐ: Trẻ thích thú , tập trung hoạt động. Tranh một số loại hoa Mẫu dán của cô HĐ1: Cô cùng trẻ qs nhận xét một số loại hoa: tên gọi, màu sắc, hình dạng cánh..... HĐ 2: Cô hướng dẫn trẻ cách dán Cho trẻ quan sát mẫu của cô( Đây là cái gì? Màu gì? Bông hoa này to hay nhỏ Cô làm mẫu chậm và phân tích tỉ mỉ rễ hiểu để trể nắm được cách chấm hồ, đặt hình và ấn xuống. Cô cho trẻ làm bài. Cô quan sát giúp đỡ trẻ. HĐ 3: Trưng bày SP

File đính kèm:

  • docThuc vat T8 NT.doc