I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của nhóm gia cầm: có 2 cánh, 2 chân, đẻ trứng.
- Trẻ biết được đời sống của con vật thuộc nhóm gia cầm: qu trình sinh sản và sự pht triển của con g.
- Phn biệt g trống, g mi, g con,vịt,
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, phân biệt so sánh, suy đoán ở trẻ.
- Biết yêu quí động vật,chăm sóc và bảo vệ động vật.
- Trẻ chú ý tham gia học cùng bạn.
- Thể hiện tốt vai người bán cửa hàng “Thức ăn gia súc”.
- Xây dựng, lắp ghép mô hình “Trại chăn nuôi”.
- Chọn đúng thẻ tranh lôtô con vật ghép tương ứng.
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ chơi ở các góc.
- Mô hình chuyện kể: Gà, trứng, vịt,
- Bộ tranh rời quá trình phát triển của gà-vịt.
- Đàn nhạc, trống điều khiển,
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
53 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9872 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Động vật - Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ BA: Văn học
Chó Đốm tốt bụng
-TC: Tiếng kêu các con vật, chú Vịt con,…
-Đàm thoại về những con vật có ích.
-Kể chuyện “Chó Đốm tốt bụng”.
-Làm nhà cho Chó Đốm từ các khối hộp,...
-Xem tranh chuyện về con vật.
-Nặn con vật bé thích.
-Chăm sóc con vật nuôi.
-Vẽ những con vật trên sân.
THỨ HAI: MTXQ
Câu chuyện gà - vịt
-Hát “Con gà trống”.
-Tìm hiểu về gà – vịt. Quá trình phát triển.
-Bò thấp chui qua cổng.
-Xếp tranh quá trình phát triển của gà – vịt.
-VĐ: Đàn gà trong sân, 1 con vịt, mèo đuổi chuột,…
-Bán thức ăn gia súc – gia cầm.
-Xây trại chăn nuôi.
-Trò chuyện về ích lợi của nhóm gia cầm, các món ăn chế biến.
-Đọc câu đố về con vật.
,
THỨ TƯ: Âm nhạc.
Thương con mèo
-TC: Giả tiếng kêu con vật, nghe tiếng kêu tìm con vật.
-Hát “Thương con mèo”.
-Nghe :Lý chiều chiều.
-TC: Sol – mi.
-Làm con vật từ củ – quả – nguyên vật liệu thiên nhiên.
-Xếp nhà cho con mèo.
-Đoán câu đố về con vật.
-Đọc thơ “Mèo con”.
THỨ SÁU: Tạo hình.
Đàn gà con
-Hát và vận động “Đàn gà con”.
-Xem tranh và nghe cô kể chuyện về đàn gà con.
-Vẽ đàn gà con.
-Phòng khám Bác Sĩ thú y.
-Chơi vận động: Mèo đuổi chuột.
-Phân loại các con vật theo nhóm.
- Quan sát bếp ăn, trò chuyện với cô cấp dưỡng về món ăn ngày hôm nay.
THỨ NĂM:
Đếm con vật
-Hát “Gà trống, mèo con và cún con”
-Đếm con vật. Tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5.
-Lắp ghép nhà, nặn thức ăn,….cho con vật.
-Đọc đồng dao về con vật “Làng chim,…”
-Chế biến thức ăn gia súc.
-Vẽ con vật bé thích.
-Xếp con vật từ các hình học: vuông, tròn,…
Thứ hai, ngày 09 tháng 03 năm 2009.
Câu chuyện gà – vịt
MỤC TIÊU:
Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của nhóm gia cầm: có 2 cánh, 2 chân, đẻ trứng.
Trẻ biết được đời sống của con vật thuộc nhóm gia cầm: quá trình sinh sản và sự phát triển của con gà.
Phân biệt gà trống, gà mái, gà con,vịt,…
Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, phân biệt so sánh, suy đoán ở trẻ.
Biết yêu quí động vật,chăm sĩc và bảo vệ động vật.
Trẻ chú ý tham gia học cùng bạn.
Thể hiện tốt vai người bán cửa hàng “Thức ăn gia súc”.
Xây dựng, lắp ghép mô hình “Trại chăn nuôi”.
Chọn đúng thẻ tranh lôtô con vật ghép tương ứng.
CHUẨN BỊ:
Đồ chơi ở các góc.
Mô hình chuyện kể: Gà, trứng, vịt,…
Bộ tranh rời quá trình phát triển của gà-vịt.
Đàn nhạc, trống điều khiển,…
MẠNG HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC
* Hoạt động 1:
( Đón trẻ )
-Đón trẻ vào lớp.
-Giới thiệu và toạ đàm về chủ đề mới cháu sắp học “Thế giới động vật”.
-Gợi hỏi để khuyến khích cháu kể về các con vật nuôi trong nhà của cháu:
+ Nhà con có nuôi những con gì?
+ Nuôi những con vật đó có ích gì cho chúng ta ?
+ Chó, mèo,…thuộc nhóm gì?
+ Gà , vịt,… thuộc nhóm gì?
* Hoạt động 2:
( TDBS )
-Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng”.
-Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang.
* Hoạt động 3:
( HĐCCĐ )
Trò chuyện về nhóm gia cầm (con gà-vịt)
Con gà trống !
-Trẻ hát cùng cô bài : “ Con gà trống”.
-Các con vừa hát bài hát nói về gì?
-Con biết gì về gà trống hãy kể cô nghe?
-Để xem gà trống như thế nào, chúng sống ra sao thì cô mời các con lắng nghe một câu chuyện về trại chăn nuôi gia cầm của nhà bạn An nhé !
Gà và vịt:
- Cô kể chuyện : “Lúc đầu nhà bạn An chỉ nuôi có một chú gà trống và một cô gà mái. Hằng ngày, An thường giúp mẹ chăm sóc cho các chú gà thật chu đáo.
“ Mỗi buổi sáng, chú gà trống dậy rất sớm và gáy thật to để báo thức cho mọi người thức dậy,chuẩn bị cho một ngày mới.
+ Gà trống gáy thế nào?
+ Còn cô gà mái thì hay kêu to mỗi khi đẻ được những cái trứng rất xinh.
Đây là cái gì ?
“ Những cái trứng ấy được gà mái ấp ủ trong suốt một thời gian,sau đó trứng nở ra thành những chú gà con thật xinh xắn( cho xem trứng nở thành gà con)
“ Bé An rất thích các chú gà con này nên hằng ngày bé An đều giúp mẹ rãi thóc cho các chú gà con ăn, An còn biết chăm sóc rất cẩn thận và chu đáo vì các chú gà con rất nhỏ bé. Nhờ được chăm sóc tốt nên gà con đã nhanh lớn mạnh và trở thành một chú gà trống to, khỏe ( giới thiệu gà trống)
Đây gọi là con gì?
Khi lớn lên thì gà trống có những đặc điểm gì?
“ Đúng rồi, gà trống có cái mào đỏ, đuôi thì dài và màu sắc rất sặc sỡ, gà có 2 cánh rộng, mỏ gà nhọn và cứng dùng để mổ thức ăn, đặc biệt chân gà trống có“ cựa”rất chắc khỏe, giúp gà trống bới đất tìm thức ăn.
Gà trống bới đất tìm gì để ăn?
Bé An thường chăm sóc gà trống như thế nào ?
Cánh gà thế nào ?có mấy cánh ?
Gà dang 2 cánh to và gáy vào mỗi buổi sáng để làm gì ?
Gà gáy như thế nào ?
Gà con cĩ từ đâu?
Thế gà nào đã tạo ra quả trứng?
Thế các con cĩ suy nghĩ gì về số trứng lúc đầu mẹ gà ấp ủ với số gà con nở ra?
Cô giải thích : Gà mẹ sau khi đẻ trứng phải ấp trứng, sau 21 ngày thì trứng sẽ nở ra thành gà con, gà con được nuôi dưỡng thật tốt sẽ lớn nhanh, trở thành gà trưởng thành như gà mái, gà trống,...Đây cũng là quá trình phát triển của gà.
+ Gà mái kêu thế nào ?
Đúng rồi, gà mái đẻ trứng, kêu cục tác, gà mái cũng có 2 cánh, 2 chân.
Vậy nuôi gà sẽ cung cấp gì cho ta ? Ăn thịt và trứng rất bổ vì chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng như chất gì con có biết không ?
“ Ngày nào cũng vậy, sau khi bé An cho đàn gà ăn xong, thì ghé qua chỗ đàn vịt, An cũng rãi thóc đều cho cả đàn ăn. Đàn vịt nhốn nháo kêu lên có vẻ thích lắm!
+ Vịt kêu thế nào?( giới thiệu con vịt)
+ Vịt có giống gà không?
+ Giống chỗ nào?
“ Vịt ăn no xong thì bước chân lạch bạch, lạch bạch định đi xuống ao.
+ Theo con vịt có xuống ao bơi được không?
+ Vì sao vịt bơi được?
+ À, đúng rồi. Vì chân vịt có màng nên bơi được dưới nước.
+ Thế gà có bơi được dưới nước không?
+ Gà và vịt khác nhau ở chỗ nào?
+ Con gà, con vịt là con vật thuộc nhóm gì?
+ Vì sao con biết con gà, vịt thuộc nhóm gia cầm?
+ Ngoài con gà, con vịt, con còn biết những con vật nào thuộc nhóm gia cầm nữa?
- Cô cho trẻ xem tranh về các con vật thuộc nhóm gia cầm.
Quá trình phát triển của gà-vịt:
- Cho trẻ chia ra 3 tổ.
- Giới thiệu cách thực hiện : Các con chia ra 3 tổ. Khi nghe hiệu lệnh « bắt đầu » thì mỗi bạn sẽ bò thấp chui qua cổng đến bảng để thực hiện thi đua với nhau xem đội nào xếp quá trình phát triển của gà –vịt đúng và nhanh nhất nhé! ( đội 1 xếp quá trình phát triển của gà, đội 2 quá trình phát triển của vịt).
- Cho trẻ tiến hành thực hiện.
- Kiểm tra, nhận xét trẻ thực hiện.
-Vận động theo bài hát: đàn gà trong sân, một con vịt.
* Hoạt động 4:
( HĐG )
-Phân vai: Cửa hàng thức ăn gia súc-gia cầm.
-Xây dựng : Trại chăn nuôi.
-Học tập : Chơi lôtô về các con vật.
-Thư viện : Xem tranh ảnh, sách truyện về các con vật nuôi trong gia đình.
-Nghệ thuật tạo hình : Nặn thức ăn cho gia súc – gia cầm.
-TNKH: Chăm sóc con vật, Quan sát thời tiết (nếu trời sắp mưa thì tìm nơi trú ẩn che mưa cho con vật ).
* Hoạt động 5:
( HĐNg.trời )
-Chơi vận động: Mèo đuổi chuột.
-Dạo quanh sân trường hít thở không khí trong lành.
-Tham quan khu chăn nuôi của sân trường, chăm sóc vật nuôi.
-Trò chuyện về ích lợi của nhóm gia cầm, các món ăn chế biến.
* Hoạt động 6:
( HĐC )
-Nêu gương cuối ngày.
-Đọc câu đố – vè về các con vật.
-Làm quen chuyện “Chó đốm tốt bụng”.
-Vệ sinh lớp – ra về.
Thứ ba, ngày 10 tháng 03 năm 2009.
Chó đốm tốt bụng.
MỤC TIÊU:
Hiểu nội dung và nhận biết được tính cách các nhân vật.
Kể tên và nói được lời thoại của nhân vật (cô gợi ý cháu nói theo cô ).
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua lời thoại trẻ kể theo cô ( theo trí nhớ của trẻ về lời thoại của nhân vật ).
Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết, suy đoán cho trẻ.
Giáo dục tính đoàn kết, biết giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn,…
Xem tranh ảnh, sách truyện về các con vật nuôi.
Củng cố lại kỹ năng đã học để nặn các con vật gần gũi.
Chăm sóc vật nuôi.
CHUẨN BỊ:
Đồ chơi ở các góc.
Giáo án điện tử chuyện: Chó Đốm tốt bụng.
Đàn, trống lắc,…
Hộp giấy cattơng, bút màu,…
MẠNG HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC
* Hoạt động 1:
( Đón trẻ )
-Đón trẻ vào lớp.
-Đàm thoại cùng trẻ:
+ Trong nhà con nuôi những con vật nào?
+ Con thích nuôi con gì nhất? Vì sao?
+ Con vật đó có ích gì cho chúng ta?
+ Con chăm sóc con vật đó thế nào?
* Hoạt động 2:
( TDBS )
-Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng ”.
-Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang.
* Hoạt động 3:
( HĐCCĐ )
Chó Đốm tốt bụng.
Tiếng kêu con vật:
-Cháu lắng nghe tiếng kêu con vật, đoán tên con vật đó.
-Trò chuyện về các con vật cháu vừa đoán đúng tên: Lợn – Bò, Gà-vịt, Chó-mèo,…
-Đó là những con vật sống ở đâu?
-Nuôi những con vật đó giúp ích gì cho chúng ta?
-Giới thiệu bài.
Chó Đốm tốt bụng:
-Cô kể chuyện diễn cảm lần 1.
-Lần 2 (gợi ý cháu nói lời thoại theo cô)+ giáo án điện tử + từ khó.
+Nhồm nhoàm:
+ Khệ nệ:
(Cô minh họa bằng hành động cho cháu hiểu rõ hơn ).
-Qua câu chuyện kể muốn cho các con biết Chó Đốm như thế nào vậy con?
Con có giúp bạn giống chó đốm không?
-Cô vừa kể con nghe chuyện gì?
-Trong chuyện có những nhân vật nào?
-Chó đốm giúp đỡ những ai?
-Nếu con là chó đốm con có giúp đỡ mọi người không? Vì sao?
-Con nghĩ xem, nếu chó đốm không giúp đỡ bạn Thỏ Nâu, Bác Nhím thì chuyện gì xảy ra?
-Trong câu chuyện con thích đoạn nào nhất?
Làm nhà cho con vật
-Làm nhà từ hộp cat tông cho vật nuôi ( Chó , mèo ).
-Chia 3 nhóm và tạo thành những ngôi nhà ngộ nghĩnh, xinh xắn từ các hộp cát tông xếp chồng lên nhau.
* Hoạt động 4:
( HĐG )
-Phân vai: Cửa hàng thức ăn gia súc – gia cầm.
-Xây dựng : Trại chăn nuôi.
-Học tập : Tìm những con vật cùng nhóm.
-Thư viện : Xem tranh ảnh, sách truyện về các con vật nuôi.
-Nghệ thuật tạo hình : Nặn các con vật nuôi. Múa hát các bài về con vật.
-TNKH: Quan sát con vật nuôi. Chăm sóc con vật.
* Hoạt động 5:
( HĐNg.trời )
-Quan sát sân trường, môi trường xanh-sạch-đẹp, nhặt lá rụn.
- Trò chơi: Chú Vịt con.
- Vẽ phấn những con vật cháu thích.
* Hoạt động 6:
( HĐC )
-Nêu gương cuối ngày.
-Vận động lại bài hát: “ .
-Gợi hỏi lại cháu cách rửa tay bằng xà phòng.
* Nhận xét:
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 11 tháng 03 năm 2009.
Thương con mèo
MỤC TIÊU:
Trẻ hát diễn cảm – nhịp nhàng bài “ Thương con mèo” thể hiện âm nhạc vui, nhảy nhót. Hát đúng nhịp, rõ lời.
Thông qua bài hát “Thương con mèo” trẻ biết thương yêu các con vật.
Được nghe làn điệu dân ca Nam Bộ qua bài hát “Lý chiều chiều”.
Luyện phân biệt độ cao âm thanh. Phản ứng nhanh qua trò chơi.
Tham gia ca hát và mạnh dạn biểu diễn.
Hứng thú tham gia hát cùng cô – bạn. Thích tham gia biểu diễn, chơi tốt trò chơi.
Mạnh dạn chọn góc chơi mình thích.
Tham gia chơi cùng cô và bạn.
Chơi xong thu cất dọn đồ chơi ngăn nắp.
CHUẨN BỊ:
Đồ chơi ở các góc.
Đàn, trống lắc, máy- băng caseet.
Áo bà ba, thùng nước, đòn gánh...
Nhạc cụ: gáo dừa, phách tre, trống lắc.
Mão mèo trắng, vàng.
MẠNG HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC
* Hoạt động 1:
( Đón trẻ )
-Đón cháu.
-Trò chuyện với cháu:
+ Con thích nuôi con vật nào nhất? Vì sao?
+ Con chăm sóc con vật đó như thế nào?
+ Con có biết bài hát, bài thơ nào nói về con vật con thích không?
* Hoạt động 2:
( TDBS )
-Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng”
-Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang.
* Hoạt động 3:
( HĐCCĐ )
Hát “ Thương con mèo”.
Tiếng kêu con vật:
-Trò chơi “Tiếng kêu các con vật”.
-Cô nói tên con vật. Trẻ giả tiếng kêu: gà, vịt, chó, mèo.
-Mèo kêu thế nào?
-Có 1 bài hát cũng nói về chú mèo này nữa. Lớp mình nghe xem là bài gì nha.
Thương con mèo:
-Cô đàn giai điệu.
-Cô giới thiệu tên bài hát: Thương con mèo nhạc và lời:
-Cô đàn kết hợp hát cho cháu nghe.
-Cô dạy cháu hát theo cô từng câu cho đến khi thuộc.
(Chú ý sửa sai giọng hát, cao độ khi cháu hát)
-Luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân xung phong biểu diễn.
-Giáo dục : Mèo là con vật có ích, giúp người diệt chuột, bảo vệ tài sản nên cần được thương yêu , chăm sóc và bảo vệ. Nếu các con có nuôi mèo thì con phải làm gì?
“Lý chiều chiều”.
-Cô đàn giai điệu.
-Bài hát “Lý chiều chiều” làn điệu Dân Ca Nam Bộ.
-Cô đàn và hát.
-Niềm thương nỗi nhớ của 1 người con gái dành cho người con trai đã ra đi nhưng chưa trở về và cứ mỗi chiều cô gái lại ra đồng tưới ngô để chờ người con trai trở về. Bài hát ca ngợi đức tính chung thuỷ của người phụ nữ Việt Nam.
-Cô múa minh hoạ theo nhạc casset.
“Sol- mi”.
-Cô cho cháu chia 2 nhóm : nhóm mèo trắng và nhóm mèo vàng. Khi nghe cô đàn nốt sol thì nhóm mèo trắng kêu meo meo meo, cô đàn nốt mi thì nhóm mèo vàng kêu mèo mèo mèo.
-Tiến hành chơi.
-Cô chia 2 tốp chơi đối đáp.
* Hoạt động 4:
( HĐG )
-Phân vai: Cửa hàng bán thực phẩm sạch.
-Xây dựng : Trại chăn nuôi.
-Học tập : Xếp nhà cho chó, mèo, gà vịt.
-Thư viện : Kể chuyện cháu nghe: Tại sao gà trống gáy.
-Nghệ thuật tạo hình : Làm con vật từ củ, quả, nguyên vật liệu thiên nhiên. Múa hát các bài về chủ đề.
-TNKH: Quan sát thời tiết.
* Hoạt động 5:
( HĐNg.trời )
-Chơi trò chơi: Nghe tiếng kêu tìm con vật.
-Chơi với các dụng cụ chơi ngoài trời.
-Đoán câu đố về con vật.
* Hoạt động 6:
( HĐC )
-Nêu gương cuối ngày.
-Củng cố lại bài vừa học: hát “Thương con mèo”.
-Ôn lại số lượng trong phạm vi 5.
-Đọc thơ: Mèo con.
* Nhận xét:
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 12 tháng 03 năm 2009.
MỤC TIÊU:
Nhận biết được nhóm có số lượng. Trẻ biết nhiều hơn bao nhiêu và ít hơn bao nhiêu?
Đếm chính xác. So sánh, thêm bớt, tạo nhĩm bằng nhau trong phạm vi 5.
Phân loại được các con vật theo nhóm.
Hứng thú tham gia luyện tập.Chơi tốt trò chơi.
Mạnh dạn hỏi cô khi thắc mắc hay không hiểu điều gì.
Tham gia chơi cùng cô và bạn.
Chơi xong thu cất dọn đồ chơi ngăn nắp.
CHUẨN BỊ:
Đồ chơi ở các góc.
Đàn, trống lắc,…
Một số con vật làm bằng phế vật liệu.
Nhóm con vật: Chó, Mèo, Heo, Gà, Vịt có số lượng 5.
Thẻ chữ số .
MẠNG HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC
* Hoạt động 1:
( Đón trẻ )
-Đón trẻ vào lớp.
-Cho cháu vui chơi tự do.
-Tham quan triển lãm tranh các con vật. Ôn lại các số đã học: 1, 2, 3, 4, 5.
* Hoạt động 2:
( TDBS )
-Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng”.
-Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang.
* Hoạt động 3:
( HĐCCĐ )
Đếm con vật. Tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5.
Gà trống, mèo con và cún con.
- Hát “Gà trống, mèo con và cún con”.
-Trò chuyện:
+ Những con vật nào có trong bài hát?
+ Đến với lớp học chúng ta hôm nay cũng có một số bạn khác nữa, chúng ta cùng xem là ai nhe!
Cùng đếm đi nào!
-Cô dẫn chuyện + giáo án điện tử cho xuất hiện từng nhóm con vật.
*Nhóm gà trống: 4 con gà trống.
-Con gì vậy?
-Đếm xem có bao nhiêu con nhe!
* Nhóm gà mái: ( 5 con gà mái)
-Cùng đếm với cô.
* So sánh hai nhóm gà trống – gà mái:
-Hai nhóm này như thế nào so với nhau?
-Nhóm nào nhiều hơn?
-Nhiều hơn bao nhiêu?
-Làm sao để nhóm gà trống bằng với nhóm gà mái? (thêm 1 con gà trống).
*Tương tự so sánh nhóm vịt mẹ và vịt con.
-Vịt mẹ ( 5 con ), vịt con ( 4 con ).
-Làm sao để hai nhóm bằng nhau? ( bớt 1 vịt mẹ).
* Cô cho cháu đi chợ mua cho mình mỗi bạn một con vật nuôi trong gia đình.
-Cho cháu kể tên và đặc điểm con vật cháu mua được.
-Cho cháu phân nhóm: chó, mèo, lợn, bò.
-Tiếp tục cho cháu so sánh từng cặp: chó – mèo, lợn – bò.
Chăm sóc con vật:
-Cháu xếp nhà con vật theo ý thích của mình: lắp ghép từ các hộp giấy, xếp từ các vỏ sò – hến,…nặn thức ăn cho con vật, gắn xếp tương ứng 1 con vật – 1 ngôi nhà hoặc 1 con vật – 1 thức ăn,…
* Hoạt động 4:
( HĐG )
-Phân vai: Phòng khám Bác Sĩ thú y.
-Xây dựng : Trại chăn nuôi.
-Học tập : Phân loại con vật theo nhóm.
-Thư viện : Nghe cô kể chuyện về nội dung chủ đề.
-Nghệ thuật tạo hình : Nặn các con vật gần gũi.. Đọc đồng dao về các con vật.
-TNKH: Chế biến thức ăn gia súc.
* Hoạt động 5:
( HĐNg.trời )
-Vui chơi tự do với đồ chơi trong sân.
-Xem truyện và nghe kể chuyện ở Vườn Cổ Tích.
-Vẽ con vật bé yêu thích.
* Hoạt động 6:
( HĐC )
-Nêu gương cuối ngày.
-Xếp hình con vật từ các hình học.
-Củng cố lại bài học buổi sáng.
-Vui chơi các góc theo ý thích.
* Nhận xét:
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 13 tháng 03 năm 2009.
Đàn gà con.
MỤC TIÊU:
Bé biết vẽ các nét cơ bản (xiên, cong, thẳng,cong tròn khép kín,……) tạo thành những chú gà con xinh xắn.
Rèn kỹ năng cầm bút, tô không lem và khả năng chọn màu khi tô.
Sử dụng thêm một số vật liệu sẵn có (hình ảnh cắt rời) để làm tăng sự sinh động cho bức tranh.
Biết tên gọi và đặc điểm nổi bật của gà con.
Giáo dục tính kiên nhẫn, thẩm mỹ hoàn thành tác phẩm.
Chọn góc chơi theo ý thích
Tham gia chơi cùng cô và bạn.
Chơi xong thu cất dọn đồ chơi ngăn nắp.
CHUẨN BỊ:
Đồ chơi ở các góc.
Đàn, trống lắc, Tivi, máy casset.
Tranh gợi ý của cô : 3 tranh
+ Tranh 1 : Đàn gà đang đi kiếm ăn.
+ Tranh 2 : 3 con gà con
+ Tranh 3 : 2 gà con đang kiếm ăn cùng gà mẹ.
Giấy A4 cho trẻ vẽ, bút sáp, màu nước, một số cọ, khăn lau, các hình ảnh được cắt từ hoạ báo (cỏ cây, mặt trời, ..)
Keo dán, bìa nylon, khăn tay cho trẻ.
Băng hòa tấu, bảng nỉ.
MẠNG HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC
* Hoạt động 1:
( Đón trẻ )
-Đón trẻ vào lớp.
-Cho cháu xem đoạn phim nhạc “Vườn của bà”.
-Gợi hỏi lại những nội dung cháu vừa được xem:
+ Bà nuơi những con vật gì?
+ Vì sao con biết đĩ là con gà? Sao gọi là đàn gà?
+ Theo con Bà nuơi gà để làm gì?
+ Thịt gà cung cấp chất gì cho chúng ta?
* Hoạt động 2:
( TDBS )
-Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng”.
-Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang.
* Hoạt động 3:
( HĐCCĐ )
Vẽ Đàn gà con.
Đàn gà con.
- Hát và vận động“ Đàn gà con”
- Các con vừa hát nói về gì?
- Đàn gà con trong bài hát như thế nào?
- Đàn gà con nhà bé An cũng xinh xắn và dễ thương như vậy đó các con. Cô dẫn chuyện:
- Mỗi sáng, gà mẹ thường dẫn đàn gà con đi chơi. Đàn gà con thích lắm, chúng cứ líu ríu chạy theo mẹ….
- Ngày nào cũng vậy, Bé An thường giúp mẹ rãi thóc cho các chú gà con ăn. Nhưng hôm nay,khi bé An ra vườn thì không nghe tiếng của chip chip của các chú gà con xinh xắn ấy nữa, mà chỉ thấy gà mẹ một mình đang ngơ ngác tìm con.
- Các con có biết vì sao không?
- Thì ra các chú gà ấy đã đi lạc đó các con, bây giờ lớp mình hãy giúp gà mẹ vẽ đàn gà con nhé !
Con gì vậy bé?
- Cô cũng giúp gà mẹ vẽ đàn gà con, các con chú ý xem nhé !
- Cho trẻ xem 2 tranh.
+ Con đoán xem tranh vẽ gà nào?
+ Vì sao con nghĩ đó là gà Út và Cựa Ngắn ?
+ Còn tranh này vẽ gì?
+ Đúng rồi, gà Lông Vàng đang làm gì?
+ Còn Trống Choai và Tơ Trắng ?
- Mỗi chú gà đều có động tác khác nhau, tư thế cũng khác nhau trông rất ngộ nghĩnh và xinh xắn phải không các con. Nếu cho con vẽ, con thích vẽ con nào nhất ? Vì sao?
- Con sẽ vẽ như thế nào?
- Con vẽ làm sao để biết đó là gà…?
- Bạn nào dự định vẽ khác bạn?
- Tại sao con vẽ gà….?
- Vẽ gà…. con vẽ làm sao?
- Vậy bây giờ cô mời giúp gà mẹ vẽ đàn gà con nhé !
Tạo hình đàn gà.
- Cô nhắc lại cách ngồi ,cách cầm viết.
- Cho trẻ thực hiện.
- Cô bao quát, gợi ý thêm khi trẻ vẽ : “Khi các bạn vẽ xong có thể chọn thêm các vật liệu phụ chuẩn bị sẵn có như : ông mặt trời, bụi cỏ, con giun, thóc,… để dán lên tranh làm cho đàn gà con ăn thật no và khu vườn nhà bạn An thêm đẹp nhé!”
Bé thích đàn gà nào?
- Hát và vận động chống mỏi cơ
- Con thấy tranh nào đẹp? Đẹp ở chỗ nào?
- Con thấy nó lạ? Lạ như thế nào?
- Cô nhận xét những tác phẩm sáng tạo, gợi ý tưởng tiếp theo cho tranh chưa hoàn chỉnh.
- Bạn nào chưa hoàn thành tác phẩm của mình có thể vào góc chơi thực hiện tiếp.
- Con nghĩ xem với những tác phẩm này mình sẽ làm gì? Đưa vào góc chơi nào?
- Hát múa bài “ Đàn gà trong sân”
- Nhận xét lớp kết thúc.
* Hoạt động 4:
( HĐG )
-Phân vai: Phòng khám Bác Sĩ thú y.
-Xây dựng : Trại chăn nuôi.
-Học tập : Phân loại con vật theo nhóm.
-Thư viện : Nghe cô kể chuyện về nội dung chủ đề.
-Nghệ thuật tạo hình : Nặn các con vật gần gũi.. Đọc đồng dao về các con vật.
-TNKH: Tìm hiểu sự sinh trưởng của con vật. Chăm sóc vật nuôi.
* Hoạt động 5:
( HĐNg.trời )
-Chơi vận động “Mèo đổi chuột”.
-Quan sát bếp ăn. Trò chuyện với các cô cấp dưỡng.
-Vui chơi tự do.
- Xem sách chuyện trong vườn cổ tích,…
* Hoạt động 6:
( HĐC )
-Nêu gương cuối tuần.
-Củng cố lại kiến thức trong tuần:
+ Trong tuần vừa qua cô đã dạy cho các con học những gì?
+ Những con vật nào thuộc nhóm gia cầm, con vật nào thuộc nhóm gia súc? Nuôi con vật đó có ích gì cho chúng ta? Những món ăn chế biến từ gà – vịt, heo, bò,…
* Nhận xét:
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------
THỨ BA: Văn học
Nàng tiên ốc
-Quan sát và trò chuyện về đặc điểm của con Ốc.
-Vận động làm con Ốc sên.
-Đọc thơ “Nàng tiên Ốc”.
-Nặn con Ốc.
-Chơi xếp hột hạt con vật.
-Trò chuyện về món ăn dinh dưỡng chế biến từ Ốc.
-Làm album con vật sống dưới nước.
-Đóng kịch “Nàng tiên Ốc”.
THỨ HAI: MTXQ
Những loại cá cháu biết
-Xem phim “Dưới long đại dương”.
-Khám phá đạ
File đính kèm:
- TUAN 1 DONG VAT 08-09.doc