Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Động vật - Tuần 4

- Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của bướm.

- Phát triển nhận thức cho trẻ : Trẻ hiểu về sự phát triển của con bướm. Biết ích lợi của bướm.

- Phát triển trí tưởng tượng cho trẻ, phát triển thẩm mỹ trong hoạt động thể hiện vòng đời của con bướm và tạo ra con bướm.

- Trẻ chú ý tham gia học cùng bạn. Tham gia toạ đàm cùng cô.

- Lắp ghép hình con côn trùng: bướm, ong, từ các chi tiết rời.

- Tô màu bươm bướm.

- Xem tranh ảnh, sách truyện về các con côn trùng.

 

I. CHUẨN BỊ:

- Đồ chơi ở các góc.

- Đàn, trống lắc,

- Đoạn phim quá trình phát triển của Bướm.

- Hình ảnh rời thứ tự phát triển của Bướm.

- Vậtt liệu thiên nhiên cháu mang vào lớp để làm Bướm.

- Vải, giấy báo để cháu làm kén nhộng.

- Bút màu, giấy vẽ,

- Tranh các loại bướm.

 

II. MẠNG HOẠT ĐỘNG:

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6737 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Động vật - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ HAI: MTXQ Vòng đời của Bướm -Tham quan sân trường quan sát Bướm bay trên những bông hoa. -Xem phim quá trình phát triển của Bướm. -Tìm hiểu vòng đời của Bướm. -Vận động “Chu kỳ của Bướm, Bắt bướm”. -Múa hát “Gọi bướm”. -Lắp ghép hình bướm. -Tô màu bươm bướm. -Đọc thơ “Ong và Bướm”. THỨ BA: Văn học Đàn kiến tha mồi -Quan sát đàn kiến đang tha mồi về tổ. -Thơ “Đàn kiến”. -Vận động “Kiến tìm thức ăn”. -Xem tranh ảnh côn trùng. -Tạo hình con kiến. -Quan sát tổ kiến vàng, cách vận động, di chuyển,… -Xây doing đồng cỏ và côn trùng. -Trò chuyện về ích lợi/ tác hại của kiến. , THỨ TƯ: Âm nhạc. Con chuồn chuồn -Đọc ca dao, tục ngữ về con chuồn chuồn. -Đố về con chuồn chuồn. -Quan sát con chuồn chuồn. -Hát “Con chuồn chuồn”. -Nghe :Chim bay. -Ôn vận động: Đố bạn”. -Vận động làm con chuồn chuồn. -Làm con chuồn chuồn từ phế vật liệu. THỨ SÁU: Tạo hình. Con Bướm xinh -Trò chơi “Bắt bướm” -Xem phim về các loại Bướm. -Tạo hình Bướm từ phế vật liệu. -Múa hát các bài về con vật biết bay. -Xây dựng thảo cầm viên. -Quan sát con côn trùng trong sân. -Giáo dục an toàn khi đến gần các con côn trùng. -Làm album côn trùng – chim. THỨ NĂM: Phân loại côn trùng -Đàm thoại về con côn trùng có ích/ có hại. -Phân loại côn trùng theo đặc tính. -Đếm số côn trùng. -Đố về con vật. -Xem tranh ảnh các loại côn trùng. -Trò chơi “Về đúng nhóm”. -Cửa hàng bán thuốc trừ sâu. -Nhặt lá rơi, hạt xếp hình côn trùng. Thứ hai, ngày 30 tháng 03 năm 2009. Vòng đời của bướm MỤC TIÊU: Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của bướm. Phát triển nhận thức cho trẻ : Trẻ hiểu về sự phát triển của con bướm. Biết ích lợi của bướm. Phát triển trí tưởng tượng cho trẻ, phát triển thẩm mỹ trong hoạt động thể hiện vòng đời của con bướm và tạo ra con bướm. - Trẻ chú ý tham gia học cùng bạn. Tham gia toạ đàm cùng cô. Lắp ghép hình con côn trùng: bướm, ong,…từ các chi tiết rời. Tô màu bươm bướm. Xem tranh ảnh, sách truyện về các con côn trùng. CHUẨN BỊ: Đồ chơi ở các góc. Đàn, trống lắc,… Đoạn phim quá trình phát triển của Bướm. Hình ảnh rời thứ tự phát triển của Bướm. Vậtt liệu thiên nhiên cháu mang vào lớp để làm Bướm. Vải, giấy báo để cháu làm kén nhộng. Bút màu, giấy vẽ,… Tranh các loại bướm. MẠNG HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC * Hoạt động 1: ( Đón trẻ ) -Đón trẻ vào lớp. -Cho cháu tham quan vui chơi tự do trong sân trường. -Cho cháu quan sát bướm bay trên những bông hoa. * Hoạt động 2: ( TDBS ) -Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng”. -Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang. * Hoạt động 3: ( HĐCCĐ ) Tìm hiểu vòng đời của Bướm. Bé thấy những hình ảnh gì? -Cho cháu xem đoạn phim quá trình phát triển của Bướm. -Toạ đàm + giải thích nội dung từng đoạn phim: + Sâu ăn gì để lớn lên? + Sâu trưởng thành biến thành con gì? + Con thấy các con vật nó như thế nào? + Kén nứt ra thì như thế nào? + Con suy nghĩ xem, muốn trở thành Bướm xinh đẹp phải trải qua mấy giai đoạn? -Cháu nói ý kiến + cô viết lên bảng. -Cô tóm lại và chọn ý kiến đúng nhất. Vòng đời của Bướm. -Cho cháu chọn tranh gắn đúng theo thứ tự vòng đời của Bướm. -Cho cả lớp, cá nhân lặp lại quá trình phát triển của Bướm. (Trứng – sâu - nhộng – bướm). -Cho cháu xem tranh chu kỳ của Bướm theo vòng tròn. -Trứng nở ra thành sâu, sâu già nhả tơ làm kén name trong kén là nhộng, kén khô nứt ra thì nhộng biến thành bướm. Bướm bay đi và tiếp tục đẻ trứng tạo thành vòng đời mới. + Bướm thuộc nhóm gì? + Bướm mang ích lợi gì cho chúng ta? *Cho cháu xem tranh các loại bướm. -Cháu quan sát và nêu ý thích của mình về loại bướm đó. Bướm và ong: -Cho cháu chia 3 nhóm thực hành tạo tranh vòng đời của bướm: + Nhóm 1: Dán vòng đời của bướm theo hàng ngang, theo hàng dọc, theo vòng tròn. + Nhóm 2: Mỗi cháu làm 1 con bướm để chơi Trò chơi “Bắt bướm”. + Nhóm 3: Vẽ hoa, bướm và kể chuyện theo suy nghĩ cháu. Bướm xinh: -Trò chơi vận động: Làm bướm xinh. -Cô nói đến đâu cháu làm động tác theo đến đó: Bướm đẻ ra trứng – cháu làm trứng, trứng nở ra sâu – cháu làm sâu bò đi,…. -Tiến hành chơi theo giai điệu bài hát “Gọi bướm”. -Nhận xét – tuyên dương. * Hoạt động 4: ( HĐG ) -Phân vai: Cửa hàng bán chim. -Xây dựng : Lắp ghép hình con côn trùng: bướm, ong,… -Học tập : Tô màu bươm bướm. -Thư viện : Xem tranh ảnh, sách truyện về các con côn trùng. -Nghệ thuật tạo hình : Hoạt động theo ý thích. -TNKH: Chơi với cát nước – in khuôn hình các con vật. * Hoạt động 5: ( HĐNg.trời ) -Chơi vận động: Bắt bướm. -Dạo chơi vườn hoa, quan sát ong , bướm, sâu bọ,… -Giáo dục giữ an toàn khi tiếp xúc với côn trùng có hại. * Hoạt động 6: ( HĐC ) -Nêu gương cuối ngày. -Cho cháu xem lại đoạn phim quá trình phát triển của Bướm. -Đọc thơ “Ong và Bướm”. -Vệ sinh lớp – ra về. Thứ ba, ngày 31 tháng 03 năm 2009. Đàn kiến tha mồi… MỤC TIÊU: Trẻ thuộc thơ, đọc diễn cảm và yêu thích đọc thơ. Trẻ biết Kiến thuộc nhóm côn trùng. - Đọc diễn cảm, đọc đối đáp, trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc. Thể hiện được âm điệu & nhịp điệu từng câu. Biết một số đặc điểm của loài kiến: Sống thành đàn, rất đoàn kết, chăm chỉ.... Tích cực tham gia đọc thơ cùng cô và bạn. Sử dụng kỹ năng đã học để tạo hình các loại côn trùng xung quanh bé. Trật tự khi vào thư viện xem tranh ảnh về côn trùng. Biết gọi tên và nói được đặc điểm của một số côn trùng. - Biết sắp xếp những chi tiết rời để xây dựng thành đồng cỏ với nhiều loại côn trùng sinh sống trên đó. CHUẨN BỊ: Đồ chơi ở các góc. Đàn, trống, máy casset,… Đàn kiến đang di chuyển. Một số dụng cụ tạo hình: Giấy thủ công, keo, kéo, đất nặn, ... MẠNG HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC * Hoạt động 1: ( Đón trẻ ) -Chơi tự do. - Trò chuyện với trẻ: + Con quan sát xem, ở sân trường mình hiện nay có những con vật nào? + Ngoài con vật đó ra con có biết côn trùng nào sống thành đàn, rất đoàn kết với nhau không? + Kiến là loại côn trùng có lợi hay có hại cho chúng ta? + Tại sao con biết kiến vàng có lợi? * Hoạt động 2: ( TDBS ) -Thể dục sáng theo bài hát “Em tập chải răng ”. -Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang. * Hoạt động 3: ( HĐCCĐ ) Thơ : Đàn Kiến Khám phá thiên nhiên: - Cô mời cháu ra sân cùng khám phá thiên nhiên - Đi tìm những loại côn trùng có trong sân trường. - Cô rải đường lên sân để thu hút kiến. - Cô gợi ý cho cháu quan sát. - Trò chuyện về đặc điểm của kiến. - Cô giới thiệu bài thơ cũng nói về loài kiến. Đàn kiến nhỏ: -Cô đọc lần 1 + diễn cảm + động tác minh hoạ. -Lần 2 + hình ảnh minh hoạ+ giảng nội dung, giải thích từ khó. + Cắm cổ, cắm đầu: Là chạy không chú ý đến ai cả. + Sóng bước: Là đi song song nhau. - Dạy trẻ đọc thơ theo cô từng câu. - Đọc theo tổ. - Đọc nối tiếp. - Cá nhân. Bài thơ nói về ai? - Toạ đàm về nội dung bài thơ: + Bài thơ nói về ai? + Các bạn kiến di chuyển như thế nào? + Còn các bạn thì sao? + Tại sao kiến lại chạy ngược, chạy xuôi? + Nếu là con thì con có chạy giống kiến không? + Trong bài thơ này con thích nhất đoạn nào? Kiến tìm thức ăn. - Cô cho cháu chơi trò chơi: “ Kiến tha lâu đầy tổ: các cháu sẽ bò về trước theo nhóm, lấy thức ăn mang về tổ. Nhóm nào có nhiều thức ăn, sẽ là đội chiến thắng. * Hoạt động 4: ( HĐG ) -Phân vai: Cửa hàng bán thuốc trừ sâu. Kỹ sư nông nghiệp. -Xây dựng : Đồng cỏ và côn trùng -Học tập : Tô màu, cắt dán, tạo hình côn trùng theo ý thích. -Thư viện : Xem sách tranh. Kể chuyện theo tranh. -Nghệ thuật tạo hình : Nặn và trang trí cách điệu côn trùng: kiến, bướm,… -TNKH: Chăm sóc vườn hoa. Thí nghiệm: Bướm giấy biết bay. * Hoạt động 5: ( HĐNg.trời ) -Quan sát sân trường, môi trường xanh-sạch-đẹp, nhặt lá rụn. - Xem tranh ảnh các loại côn trùng. - Quan sát tổ kiến vàng, cách di chuyển, vận động của đàn kiến, Trò chuyện về ích lợi / tác hại của Kiến. * Hoạt động 6: ( HĐC ) -Nêu gương cuối ngày. -Đàn cho trẻ nghe lại giai điệu “Đố bạn “. -Kể chuyện: “Con Cào Cào”. * Nhận xét: --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư, ngày 01 tháng 04 năm 2009. Con chuồn chuồn MỤC TIÊU: Trẻ hát diễn cảm – nhịp nhàng bài “ Con chuồn chuồn” thể hiện âm nhạc vui, nhảy nhót. Hát đúng nhịp, rõ lời. Củng cố lại vận động theo nhịp bài hát “Đố bạn”. Thông qua bài hát “Con chuồn chuồn” trẻ biết thương yêu các con vật. Biết ích lợi của con chuồn chuồn, dự báo thời tiết cho con người. Được nghe giai điệu Lý Thương nhau qua bài hát “Chim bay”. Tham gia ca hát và mạnh dạn biểu diễn. Thể hiện tốt vai Kỹ sư nông nghiệp. Xây dựng mô hình Đồng cỏ và côn trùng. Tận dụng phế vật liệu làm con chuồn chuồn: muỗng yauor, lá cây,… Chơi xong thu cất dọn đồ chơi ngăn nắp. CHUẨN BỊ: Đồ chơi ở các góc. Đàn, trống lắc, máy- băng caseet. Áo chim, mũ chim,… MẠNG HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC * Hoạt động 1: ( Đón trẻ ) -Chơi tự do. - Trò chuyện với trẻ: + Con quan sát xem, ở sân trường mình hiện nay có những con vật nào? + Con có thấy con chuồn chuồn bao giờ chưa? + Con chuồn chuồn con thường thấy khi nào? + Con có biết câu ca dao, tục ngữ nào nói về con chuồn chuồn không? * Hoạt động 2: ( TDBS ) -Thể dục sáng theo bài hát “”. -Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang. * Hoạt động 3: ( HĐCCĐ ) Hát “Con chuồn chuồn “. Đố bạn ? -Cho trẻ xem đoạn phim có hình ảnh con vật trong rừng đang hoạt động. -Đàm thoại với trẻ: -Con vừa thấy được những con gì? -Những con vật đó sống ở đâu? -Con còn thấy những con vật đó ở đâu nữa? -Có 1 bài hát rất dễ thương nói về những con vật sống trong rừng, con còn nhớ đó là bài hát gì không? -Cô đàn cho trẻ nghe lại giai điệu bài hát. -Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả? (Đố bạn, Hồng Ngọc). -Cô đàn cho cả lớp hát. -Con còn nhớ bài hát này vận động thế nào không? -Cô đàn cho cả lớp thực hiện lại vận động vỗ thao nhịp. -Cho 2 nhóm thi đua vận động theo hiệu lệnh tay cô. -Cá nhân xung phong biểu diễn. Con chuồn chuồn: -Cô đọc câu đố: “Con gì bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng Bay vừa thì râm?” -Chuồn chuồn thuộc nhóm? -Họ hàng gồm những ai? -Cô đàn giai điệu bài hát “Con chuồn chuồn” một sáng tác của Vũ Đình Lê. -Cô hát cháu nghe. -Cô dạy cháu hát từng câu cho đến khi thuộc. -Cả lớp, từng tổ, cá nhân xung phong biểu diễn. Chim bay -Cô đàn giai điệu bài hát “Chim bay”. -Nêu nội dung bài hát. -Cô đàn và hát. -Cô vừa hát vừa lắc xúc sắc. -Cô hát kết hợp múa minh họa. * Hoạt động 4: ( HĐG ) -Phân vai: Kỹ sư nông nghiệp. -Xây dựng : Đồng cỏ và côn trùng. -Học tập : Tô màu, cắt dán, tạo hình côn trùng theo ý thích. -Thư viện : Xem sách tranh. Kể chuyện theo tranh. -Nghệ thuật tạo hình : Làm con chuồn chuồn từ phế vật liệu. -TNKH: Chăm sóc vườn hoa. Thí nghiệm: Bướm giấy biết bay. * Hoạt động 5: ( HĐNg.trời ) -Vui chơi sân trường, vận động làm con chuồn chuồn. -Chơi vận động “Cáo và chim sẻû”. -Đọc đồng dao, ca dao về con vật. * Hoạt động 6: ( HĐC ) -Nêu gương cuối ngày. -Củng cố lại bài vừa học : hát “Con chuồn chuồn ”. -Đọc vè : Làng chim. * Nhận xét: --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm, ngày 02 tháng 04 năm 2009. Phân loại côn trùng MỤC TIÊU: Nhận biết được côn trùng có hại và côn trùng có lợi. Phân loại côn trùng có hại và côn trùng có lợi. Luyên kỹ năng quan sát, nhận biết và phân biệt côn trùng có lợi – có hại và cách sử dụng ngôn ngữ khi so sánh. Trẻ tham gia học và cẩn thận trong học tập. Lắng nghe cô kể chuyện theo tranh. Nặn và trang trí cách điệu côn trùng. Chăm sóc vườn hoa. Thí nghiệm: Bướm giấy biết bay. Chơi xong thu cất dọn đồ chơi ngăn nắp. CHUẨN BỊ: Đồ chơi ở các góc. Đàn, trống lắc,… MẠNG HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC * Hoạt động 1: ( Đón trẻ ) -Đón trẻ vào lớp. -Múa hát các bài hát về các con vật. -Trò chuyện tự do với bạn . -Đàm thoại với cô về các con vật có ích / có hại. * Hoạt động 2: ( TDBS ) -Thể dục sáng theo bài hát “”. -Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang. * Hoạt động 3: ( HĐCCĐ ) Phân loại côn trùng. Đố bé con gì ? - Cánh thì mỏng tựa như sa……….. ………. Là con gì? - Mắt lồi cánh lại mỏng tang Hè về ca hát râm ran trên cành ……….Là con gì? - Con gì thích các loài hoa…. ……..Làm ra mật ngọt lặng im tặng người? - Con gì…..không chăm lo việc nhà? - Con gì khi ta ngủ….. …………Châm vào người hút máu? -Con vừa đoán con vật thuộc nhóm gì? Con hãy kể ra xem. -Có rất nhiều loại côn trùng. Hôm nay, các con giúp cô đếm và phân loại nhé ! Đố bé bao nhiêu con ? - Côn trùng có lợi là những con vật nào? - Có bao nhiêu con côn trùng có lợi? Sao con biết là 5 ? Con đếm thử xem? -Côn trùng nào có hại? -Bao nhiêu con côn trùng có hại? Đếm số côn trùng có hại. Cháu thích côn trùng nào ? -Cho cháu tìm cho mình mỗi bạn một con côn trùng. -Cháu nêu đặc điểm của côn trùng và cho biết ích lợi / tác hại của chúng. -Cho cháu thả con vật về đúng môi trường sống của chúng. -Đếm số côn trùng giống nhau (châu chấu, cào cào, chuồn chuồn, nhện, ong,…) Côn trùng nào có hại/ có lợi ? -Cháu phân loại côn trùng có hại và côn trùng có lợi thành hai nhóm. -Trò chơi thi đua: Tìm tranh côn trùng có hại / có lợi treo lên bảng theo yêu cầu của cô. Đếm số tranh tìm được. -Giới thiệu tranh một số côn trùng cho cháu quan sát: + Kể những côn trùng có lợi. + Kể những côn trùng có hại. Tạo hình côn trùng. -Cho cháu tạo hình côn trùng trên cơ thể của mình ( cháu tự tìm vật liệu xung quanh lớp tạo hình cho cơ thể thành con côn trùng. -Chơi trò chơi : “Về đúng nhóm”. * Hoạt động 4: ( HĐG ) -Phân vai: Cửa hàng bán thuốc trừ sâu. Kỹ sư nông nghiệp. -Xây dựng : Đồng cỏ và côn trùng -Học tập : Tô màu, cắt dán, tạo hình côn trùng theo ý thích. -Thư viện : Xem sách tranh. Kể chuyện theo tranh. -Nghệ thuật tạo hình : Nặn và trang trí cách điệu côn trùng. -TNKH: Chăm sóc vườn hoa. Thí nghiệm: Bướm giấy biết bay. * Hoạt động 5: ( HĐNg.trời ) -Trò chuyện về thời tiết. -Nhặt lá rơi xếp hình các con côn trùng. -Vui chơi tự do. * Hoạt động 6: ( HĐC ) -Nêu gương cuối ngày. -Xem tranh, kể tên côn trùng. -Vui chơi các góc theo ý thích. * Nhận xét: --------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 03 tháng 04 năm 2009. Con bướm xinh MỤC TIÊU: Trẻ biết tạo hình con bướm từ bao nylon, giấy,… Củng cố kỷ năng đã học để tận dụng phế vật liệu tạo hình Bướm theo suy nghĩ và ý thích của mình. Kỹ năng dán, gấp, kết, biết phối hợp màu sắc trang trí cánh bướm. Trẻ biết tính chất của bao nylon : mềm, mỏng, trong,…. Phát triển trí tượng của trẻ qua việc tạo hình con bướm. Trẻ hứng thú tham gia, biết trân trọng sản phẩm. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết, phân biệt, sáng tạo,………. Về góc chơi theo ý thích. Làm album côn trùng – chim từ các hình ảnh sưu tầm từ hoạ báo,… Cho cháu kể chuyện sáng tạo theo nội dung tranh. Kể nhanh các con côn trùng. Quan sát các con côn trùng trong sân trường. CHUẨN BỊ: Đồ chơi ở các góc. Đàn, trống lắc, Tivi, máy casset. Bao nylon, giấy, Dây kết, muỗng ( muỗng ăn sữa chua) Giấy màu cắt vun, giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút màu. Góc trưng bày sản phẩm. MẠNG HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC * Hoạt động 1: ( Đón trẻ ) -Đón trẻ vào lớp. -Trao đổi với PH về tình hình học tập – sức khoẻ của cháu trong tuần. -Chơi trò chơi “Bắt bướm”. * Hoạt động 2: ( TDBS ) -Thể dục sáng theo bài hát “”. -Trẻ tập bài phát triển chung theo đội hình 4 hàng ngang. * Hoạt động 3: ( HĐCCĐ ) Tạo hình con Bướm Gọi bướm. - Múa hát “Gọi bướm”. -Cho cháu xem đoạn phim về các loại bướm. -Trò chuyện: + Bướm có màu gì? + Bướm thuộc nhóm gì? + Con thấy bướm ở đâu? + Bướm có ích gì cho chúng ta ? Vậy hôm nay, cô và các con cùng tạo ra những con bướm xinh nhé! Kìa con Bướm - Cô nói về loài bướm kết hợp cho trẻ xem mẫu bướm bằng nylon, bằng giấy màu, bằng miếng mút,… -Cô gợi ý hỏi cháu cách làm: -Các bạn ở nhóm 1 con quan sát được gì? -Còn các bạn ở nhóm 2, bướm làm bằng gì thế? -Nhóm 3, Bướm được làm bằng cách nào? -Các nhóm đã chọn cho mình con bướm xinh thích nhất, tuy nhiên cô có chuẩn bị rất nhiều giấy có nhiều màu và nhiều dạng khác nhau, các con có thể về nhóm chọn con bướm xinh mình thích nhất để tạo hình con bướm nhé ! Tạo hình bướm xinh -Cô đến từng nhóm hỏi xem trẻ chọn tạo hình con bướm bằng dạng nào. -Cô quan sát gợi ý nhắc nhở trẻ các thao tác tạo hình của từng nhóm. -Cô nhắc nhờ trẻ dùng bút màu vẽ thêm mắt, mũi, miệng. Bé thích bướm nào ? -Cho từng tổ trưng bày sản phẩm và cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn. Cô nhận xét chung về bài tạo hình của cả lớp. *Nhận xét tuyên dương. * Hoạt động 4: ( HĐG ) -Phân vai: Cửa hàng bán chim. -Xây dựng : Thảo cầm viên. -Học tập : Làm album côn trùng – chim. -Thư viện : Cho cháu kể chuyện sáng tạo theo nội dung tranh. -Nghệ thuật tạo hình : Múa hát, biểu diễn các bài hát về con vật.… -TNKH: Quan sát các con côn trùng trong sân trường. * Hoạt động 5: ( HĐNg.trời ) -Dạo chơi vườn hoa, quan sát các con côn trùng. -Chơi vận động “Bắt bướm”. -Vui chơi tự do. * Hoạt động 6: ( HĐC ) -Nêu gương cuối tuần, tổng kết cờ. -Củng cố lại kiến thức đã học: + Cho cháu kể những con vật nuôi trong gia đình. + Những con vật sống dưới nước. + Những con vật sống hoang dã. + Những con côn trùng. -Cho cháu vui chơi tự do ở các góc. -Tổng vệ sinh lớp, ra về. TRÌNH DUYỆT CHỦ ĐỀ. THẾ GIỚI động vật Ngày……...tháng…… .năm 2009. Trình bày: ………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….......................... Nội dung: ………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………. Đề nghị: ………………………………………………………………………………………………………………. ………….……………………………………………………………………………………………………………….. Xếp loại: …….... Tổ chuyên môn: Nguyễn Thị Mỹ Thư.

File đính kèm:

  • docTUAN 4 DONG VAT 08-09.doc
Giáo án liên quan