Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Nghề nghiệp của bố mẹ và người thân (tuần 3)

- Đón trẻ vào lớp, cô nhắc nhở trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

- Trò chuyện với trẻ cho trẻ kể về công việc, nghề nghiệp của bố mẹ mình cho cô và các bạn cùng nghe.

- Hỏi trẻ lớn lên thích làm nghề gì? Vì sao con lại thích làm nghề đó?

- Giáo dục cho trẻ biết yêu mến các nghề và quý trọng các sản phẩm tạo ra từ các nghề.

 

doc36 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3531 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Nghề nghiệp của bố mẹ và người thân (tuần 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC – GIÁO DỤC TRONG TUẦN Lớp: Mầm 2 Chủ đề nhánh: NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ VÀ NGƯỜI THÂN Tuần 3 từ ngày 2/12 đến ngày 6/12/2013 Tên hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ trò chuyện - Đón trẻ vào lớp, cô nhắc nhở trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. - Trò chuyện với trẻ cho trẻ kể về công việc, nghề nghiệp của bố mẹ mình cho cô và các bạn cùng nghe. - Hỏi trẻ lớn lên thích làm nghề gì? Vì sao con lại thích làm nghề đó? - Giáo dục cho trẻ biết yêu mến các nghề và quý trọng các sản phẩm tạo ra từ các nghề. Thể dục sáng Hô hấp 3, tay 3, chân 3, bụng 3, bật 3 kết hợp bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” Hoạt động học PTTC: Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân. PTTCKNXH: Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ và người thân. PTNT: Nhận biết số lượng của 2 nhóm đồ vật. PTNN: Thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” PTTM: Nặn theo ý thích. Hoạt động ngoài trời Chơi “Bịt mắt bắt dê” ( thứ 2, 4) Chơi “Tập tầm vong” ( thứ 3, 5) Chơi tự do (thứ 6) Hoạt động góc Góc xây dựng: trồng cây xung quanh nhà bé. Góc nghệ thuật: tô màu tranh dụng cụ nghề bếp. Góc nội trợ: nấu các món ăn yêu thích. Vệ sinh – ăn chiều Giáo dục trẻ biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giáo dục trẻ trước khi ăn biết mời cô, mời bạn cùng ăn. Khi ăn không được nói chuyện, ăn gọn gàng không rơi đổ cơm, ăn phải hết phần. Trẻ biết trả lời khi được hỏi hôm nay ăn món gì. Hoạt động chiều Ôn: Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân. Ôn: Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ và người thân.. Ôn: Nhận biết số lượng của 2 nhóm đồ vật. Ôn: Thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” Ôn: Nặn theo ý thích Trả trẻ Trao đổi với phụ huynh việc ăn học của trẻ Ý kiến BGH Giáo viên lập kế hoạch Nguyễn Thị ThanhThư KẾ HOẠCH ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN ********* Chủ đề nhánh: NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ VÀ NGƯỜI THÂN Tuần 3 từ ngày 2/12 đến ngày 6/12/2013 I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết nghề và công việc của bố mẹ. - Kỹ năng: Mạnh dạn, tự tin khi trò chuyện với cô - Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu quí, kính trọng các cô chú công nhân, cô giáo, cũng như đối với người lớn. II. Chuẩn bị: - Tranh chú thợ xây, bác sĩ, cô giáo... - Tranh dụng cụ 1 số nghề. - Tranh một số nguyên vật liệu và sản phẩm của 1 số nghề. - Tích hợp: PTTCKNXH: hát “Cháu yêu cô chú công nhân” III. Tiến hành: - Hướng dẫn trẻ để giày dép, đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. - Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”. - Trong bài hát nhắc tới ai? (cô công nhân , chú công nhân) - Cô cho trẻ xem tranh một số nghề. Hỏi trẻ: Các con thấy gì trong tranh? (cô giáo, bác sĩ, thợ xây...) - Họ đang làm gì vậy các con? (trẻ trả lời theo nghề) - Các con hãy kể cho bạn mình biết về nghề nghiệp, công việc của bố mẹ mình đi. (trẻ lần lượt kể) - Ba mẹ làm việc có vất vả không nè? (có). Vậy các con phải làm gì cho cha mẹ vui long ? (ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ). - Kết thúc cho trẻ đọc bài thơ “Làm bác sĩ” KẾ HOẠCH THỂ DỤC SÁNG ******** Chủ đề nhánh: NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ VÀ NGƯỜI THÂN Tuần 3 từ ngày 2/12 đến ngày 6/12/2013 I.Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Thực hiên tốt mục đích yêu cầu của bài tập - Kỹ năng: Trẻ có khả năng phối hợp khéo léo các động tác trong bài tập thể dục - Thái độ: Trẻ thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh, ăn nhiều chất dinh dưỡng để có cơ thể khỏe mạnh II.Chuẩn bị: - Đĩa nhạc - Nơi tập thoáng rộng rãi. - Tích hợp: + GDDD: Ăn nhiều chất dinh dưỡng để có cơ thể khỏe mạnh + BVMT: Xung quanh lớp học + HTTGĐĐHCM: tập thể dục để cơ thể được khỏe mạnh III.Tiến hành : Muốn cơ thể được khỏe mạnh thì chúng ta phải như thế nào? (ăn uống đầy đủ), ngoài ăn uống đầy đủ ra chúng ta phải học theo Bác là thường xuyên tập thể dục để cơ thể được khỏe mạnh. 1. Khởi động : Cho trẻ đi các kiểu chân, chạy chậm chạy nhanh rồi chậm dần sau đó dừng lại. 2. Trọng động: - Cô giới thiệu tên bài tập, phát cho mỗi trẻ 1 vòng và cho trẻ tập bài tập thể dục sáng kết hợp bài hát đồng hồ báo thức. + Hô hấp 3: Thổi nơ + Tay 3: Hai tay dang ngang, đưa ra phía trước. + Chân 3: đứng co từng chân + Bụng 3: 2 tay dang ngang cúi gập người về phía trước. + Bật 3: Bật tại chỗ 2 tay chống hông - Giáo dục: các bạn phải thường xuyên tập thể dục, ăn nhiều chất dinh dưỡng để có cơ thể khỏe mạnh . Ngoài ra các bạn còn phải biết BVMT xung quanh lớp học 3. Hồi tỉnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2-3 vòng KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC ********* Chủ đề nhánh: NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ VÀ NGƯỜI THÂN Tuần 3 từ ngày 2/12 đến ngày 6/12/2013 I. Mục đích yêu cầu : - Kiến thức: + Góc xây dựng: trẻ biết đặt các khối cạnh nhau, xếp chồng lên nhau khi xây. + Góc nghệ thuật: trẻ biết cách tô màu tranh + Góc nội trợ: Trẻ biết thể hiện đúng vai trò của người nội trợ. - Kỹ năng: + Góc xây dựng: phát triển các cơ ngón tay, bàn tay + Góc nghệ thuật: trẻ biết phối hợp màu và không tô lem ra ngoài + Góc nội trợ: trẻ nói được tên món ăn mình đã nấu. - Thái độ: Biết nhường nhịn đồ chơi với bạn, biết giữ gìn đò chơi, chơi xong biết cất vào đúng nơi quy định. II. Chuẩn bị: - Góc xây dựng: gạch, cây xanh, hàng rào, hoa... - Góc nghệ thuật: tranh ảnh sản phẩm nghề bếp, màu sáp, giấy. - Góc nộ trợ: đồ chơi nhà bếp. * Tích hợp: PTTM hát “Cô và mẹ” III. Tiến hành: - Cho trẻ hát bài “ Cô và mẹ ” - Các con vừa hát bài gì? ?(Cô và mẹ) - Chơi “ trời tối trời sáng”, cô cho xuất hiện các thùng đồ chơi + Cô giới thiệu tên, công dụng của từng loại đồ chơi có trong thùng. + Hỏi trẻ với đồ chơi đó các con chơi được những gì? ( xếp đường đi, tô màu tranh, múa hát,…) + Con thích chơi ở góc nào?( góc nghệ thuật, xây dựng,....) - Giáo dục trẻ trước khi chơi: Các con không được giành đồ chơi với nhau, biết giữ gìn đồ chơi, chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định. - Khi trẻ về góc chơi sẽ phân một bạn làm nhóm trưởng. - Nhóm trưởng mỗi nhóm lên nhận đồ chơi về nhóm cho các bạn cùng chơi. - Trong khi chơi cô quan sát trẻ chơi, tham gia chơi cùng trẻ. - Sau một thời gian chơi, cô gọi các trẻ đến bên cô và đến từng nhóm nhận xét sản phẩm của các nhóm. + Góc xây dựng: Các con đã xây được gì? + Góc nghệ thuật: Các con đã tô được tranh gì? + Góc nội trợ: Các con đã nấu được các món ăn gì? - Kết thúc: hát “đi chơi” và thu dọn đồ chơi. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ hai ngày 2 tháng 12 năm 2013 Chủ đề nhánh: NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ VÀ NGƯỜI THÂN Lĩnh vực phát triển: Thể chất HOẠT ĐỘNG HỌC: Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết chuyền bắt bóng qua đầu qua chân, làm theo sự hướng dẫn của cô. - Kỹ năng: Tập trung chú ý khi thực hiện động tác, biết tập đều và đúng động tác. - Thái độ: Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: - Sân rộng bằng phẳng, thoáng mát. - Hai quả bóng xanh – đỏ - Tích hợp: - BVMT: Biết BVMT xung quanh lớp học học và nơi công cộng - HTTGĐĐHCM: tập thể dục để cơ thể được khỏe mạnh III. Tiến hành: Muốn cơ thể được khỏe mạnh thì chúng ta phải như thế nào? (ăn uống đầy đủ), ngoài ăn uống đầy đủ ra chúng ta phải học theo Bác là thường xuyên tập thể dục để cơ thể được khỏe mạnh. 1 . Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu chân, chạy chậm chạy nhanh rồi chậm dần sau đó dừng lại. 2. Trọng động: *BTPTC: Kết hợp với nhạc - Cô giới thiệu tên bài tập, phát cho mỗi trẻ 2 chiếc nơ và cho trẻ tập bài tập thể dục sáng kết hợp bài hát đồng hồ báo thức. + Hô hấp 2: Thổi nơ + Tay 2: Hai tay dang ngang, đưa ra phía trước. + Chân 2: đứng co từng chân + Bụng 2: 2 tay dang ngang cúi gập người về phía trước. + Bật 2: Bật tại chỗ 2 tay chống hông * VĐCB: “Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân” - Các bạn ơi! Tập thể dục để làm gì? (có sức khỏe tốt, học tốt và khỏe mạnh). - Các con nhìn xem hôm nay cô có gì nè? (quả bóng) Vậy hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bạn tập bài thể dục với quả bóng này nha. Bài thể dục có tên là: “Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân”. Các bạn chú nghe theo dõi cô thực hiện nha! - Cô thực hiện động tác lần 1 (trẻ quan sát) - Cô thực hiện lần 2 kết hợp với giải thích + Chuyền bóng qua đầu: Hai chân cô đứng rộng bằng vai , cô cầm bóng hai tay đưa lên đầu( hơi ngả ra sau). Bạn đứng sau đón bóng bằng hai tay và đưa cho bạn tiếp theo sau, cứ như vậy cho đến hết. Con nhớ khi cầm bóng không được cầm vào tay bạn  + Bây giờ mình chuyền bóng qua chân: cũng giống như chuyền bóng qua đầu, cô cũng đứng hai chân rộng bằng vai, cô cầm bóng cúi xuống đưa bóng qua hai chân ra phía sau. Bạn kế tiếp đón bóng và chuyền qua cho bạn phía sau, tiếp tục cho đến cuối hàng  - Cho cho từng nhóm lên xếp thành hàng dọc và thực hiện. - Cho trẻ thực hiện, cô động viên khuyến khích trẻ. - Cô lần lượt cho tất ca trẻ lên thực hiện. - Trẻ thực hiện cô quan sát và nhắc nhở sửa sai cho trẻ. * Trò chơi vận động: “Chuyền bóng theo yêu cầu” - Cô cho cả lớp xếp thành 2 hàng dọc. Cô giới thiệu trò chơi. - Cách chơi: Khi nghe hiệu lệnh chuyền bóng thì bạn đầu hang chạy len cầm bóng và chuyền cho bạn, đến bạn cuối cùng thì đem bóng lên cho cô. Đội nào đưa bóng cho cô trước là đội chiến thắng. - Cô nhận xét trẻ qua trò chơi. - Tuyên dương trẻ. 3. Hồi tỉnh: - Cho trẻ đi vòng quanh lớp học nhẹ nhàng. - Cô hỏi: Các con vừa thực hiện bài thể dục tên gì? (Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân) - Con vừa chơi trò gì? (Chuyền bóng theo yêu cầu) - Giáo dục trẻ tự biết giữ gìn vệ sinh cơ thể HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Tên trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” 1. Mục đích yêu cầu: + KT: Trẻ biết cách chơi và luật chơi. + KN: Phát triển ngôn ngữ, phản xạ nhanh. + TĐ: không xô đẩy bạn, biết nhặt lá rụng, rác bỏ vào thùng để giữ cho sân trường sạch đẹp. 2. Chuẩn bị: Nơi khô ráo sạch sẽ, thoáng mát. Dây bịt mắt. 3. Tiến hành: - Cô giới thiệu tên trò chơi “Bịt mắt bắt dê” - Cô cho trẻ xếp hàng ra sân, nhắc nhở trẻ không được xô dẩy, đùa giỡn với bạn. - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi: Cô vẽ vòng tròn, cô mời một bạn lên lấy khăn bịt mắt lại, có nhiệm vụ bắt các bạn còn lại đóng vai là dê. Ai bị bắt được thì sẽ bi bịt mắt lại và tìm bắt các bạn còn lại. - Giáo dục: trẻ không được xô đẩy bạn, phải biết vâng lời cô. - Cô tổ chức trò chơi và quan sát trẻ chơi. - Kết thúc: nhận xét trẻ qua trò chơi và tuyên dương các bạn ngoan - Điểm danh trẻ cho trẻ xếp hàng vào lớp. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: trồng cây xung quanh nhà bé. - Góc nghệ thuật: tô màu tranh dụng cụ nghề bếp. - Góc nội trợ: nấu các món ăn yêu thích. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Ổn định lớp. - Ôn: “chuyền bắt bóng qua đầu qua chân”. - Nêu gương cuối ngày, cho trẻ cấm cờ bé ngoan. - Trao đổi với phụ huynh việc ăn, học của trẻ. Giáo viên lập kế hoạch Nguyễn Thị Thanh Thư NHẬT KÝ HÀNG NGÀY Thứ ngày tháng năm STT Nội dung đánh giá Những điểm cần lưu ý và thay đổi 1 Tên trẻ nghỉ học và lí do Sỉ số lớp SS: HD: V: 2 *Hoạt động học: - Sự thích hợp của các hoạt động với khả năng của trẻ. - Sự hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ. - Tên của những trẻ chưa nắm được yêu cầu của hoạt động. 3 *Các hoạt động trong ngày: - Những hoạt động trẻ chưa thực hiện được: - Lí do: - Những thay đổi tiếp theo: 4 *Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: - Sức khỏe: (Tên những trẻ có dấu hiệu bất thường về ăn, ngủ,vệ sinh, bệnh tật) - Kỹ năng (Vận động, ngôn ngữ, nhận thức, sáng tạo) - Thái độ và hành vi, biểu lộ cảm xúc 5 Những vấn đề cần lưu ý khác KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2013 Chủ đề nhánh: NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ VÀ NGƯỜI THÂN Lĩnh vực phát triển: PTTC & KNXH Hoạt động học: “Trò chuyệnvề nghề nghiệp của bố mẹ và người thân” I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Biết rõ công việc của bố mẹ và người than trong gia đình. Biết nơi làm việc lợi ích của công việc và sản phẩm tạo ra tự công việc của bố mẹ. - Kỹ năng: Trẻ gọi được tên nghề, có kỹ năng nhận xét về nghề . - Thái độ: giáo dục trẻ biết yêu và kính trọng cha mẹ, những người than trong gia đình. Ở nhà biết giúp đỡ và vâng lời cha mẹ. II. Chuẩn bị: - Tranh một số nghề. - Bàn ghế - Tích hợp: + TVTM: Hát theo chủ đề + TVNT: Biết về nhiều nghề nghiệp khác nhau. III. Tiến hành: - Cho trẻ hát “Cả nhà thương nhau” - Các con có thương cha mẹ của các con không? (có) - Cha mẹ của các con làm nghề gì? (trẻ trả lời) - Cha mẹ làm việc có vất vả không? (có)) - Các con ơi! Cha mẹ của cac làm việ con phải rất vất vả để nuôi lớn các con. Nên các con phải ngoan và biết vâng lời? (trẻ kể) - Họ làm những công việc gì? (trẻ tự kể) - Giáo dục: dù các nghề không giống nhau nhưng các sản phẩm tạo ra đều cung cấp cho con người sử dụng. Khi dùng các con phải biết ơn và giữ gìn cẩn thận nha. - Cho trẻ vẽ những gì mình thích để tặng bố mẹ mình. - Cô phát giấy và màu, cho trẻ ngồi ngay ngắn để vẽ. - Kết thúc, cô nhận xét sản phẩm của trẻ. - Cho trẻ cất đồ và vệ sinh tay chân. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Tên trò chơi “Tập tầm vong” 1. MĐYC: + KT: Trẻ biết cách chơi và luật chơi. + KN: Phát triển ngôn ngữ, phản xạ nhanh. + TĐ: giáo dục trẻ không xô đẩy bạn, không chạy giỡn. 2. Chuẩn bị: hòn đá nhỏ vừa tay nắm. + Tích hợp: PTNN: đọc đồng dao. GDVS: chơi xong phải rửa tay sạch sẽ. BVMT: nhặt lá cây, rác bỏ vào sọt. 3. Tiến hành: - Cho trẻ xếp hàng ra sân, cho trẻ ngồi vòng tròn, cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô gới thiệu cách chơi và luật chơi: Cô cùng trẻ đọc bài đồng dao, tay cô cầm một hòn đá nhỏ. Cô giấu 2 tay sau lưng để không cho trẻ biết cô cầm hòn đá trong tay nào. Cô đọc hết bài đồng dao và đưa 2 tay ra, 2 bàn tay còn nắm lại và cho trẻ đoán hòn đá trong tay nào. - Giáo dục trẻ giáo dục trẻ không xô đẩy bạn, không chạy giỡn. Chơi xong phải rửa tay sạch sẽ, biết nhặt lá cây, rác bỏ vào sọt. - Cho trẻ chơi và nhận xét tuyên dương. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: trồng cây xung quanh nhà bé. - Góc nghệ thuật: tô màu tranh dụng cụ nghề bếp. - Góc nội trợ: nấu các món ăn yêu thích. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Ổn định lớp. - Ôn “Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ và người thân” - Nêu gương cuối ngày, cho trẻ cấm cờ bé ngoan. - Trao đổi với phụ huynh việc ăn, học của trẻ. Giáo viên lập kế hoạch Nguyễn Thị Thanh Thư NHẬT KÝ HÀNG NGÀY Thứ ngày tháng năm STT Nội dung đánh giá Những điểm cần lưu ý và thay đổi 1 Tên trẻ nghỉ học và lí do Sỉ số lớp SS: HD: V: 2 *Hoạt động học: - Sự thích hợp của các hoạt động với khả năng của trẻ. - Sự hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ. - Tên của những trẻ chưa nắm được yêu cầu của hoạt động. 3 *Các hoạt động trong ngày: - Những hoạt động trẻ chưa thực hiện được: - Lí do: - Những thay đổi tiếp theo: 4 *Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: - Sức khỏe: (Tên những trẻ có dấu hiệu bất thường về ăn, ngủ,vệ sinh, bệnh tật) - Kỹ năng (Vận động, ngôn ngữ, nhận thức, sáng tạo) - Thái độ và hành vi, biểu lộ cảm xúc 5 Những vấn đề cần lưu ý khác KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ tư ngày 4 tháng 12 năm 2013 Chủ đề nhánh: NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ VÀ NGƯỜI THÂN Lĩnh vực phát triển: PTNN HOẠT ĐỘNG HỌC: Nhận biết số lượng của 2 nhóm đồ vật I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Dạy trẻ biết phân biệt rõ số lượng của 2 nhóm đồ vật, sử dụng từ “nhiều hơn – ít hơn” - Kỹ năng: Hình thành cho trẻ kỹ năng so sánh, phat triển ngôn ngữ. - Thái độ: Trẻ tích cực tham gia các hoạt động. II. Chuẩn bị: - Rổ, bông hoa, bóng - Máy tính -Tích hợp: PTNN: “Làm bác sĩ” III. Tiến hành: - Chơi trốn cô, trốn cô. Cô đâu, cô đâu ? - Các con nhìn xem cô có gì đây? (bông hoa màu vàng, màu đỏ) - Bông hoa màu vàng và bông hoa màu đỏ, bông hoa nào nhiều hơn? (hoa vàng nhiều hơn) - Có bao nhiêu bông hoa màu vàng (Cô và trẻ cùng đếm) - Có bao nhiêu bông hoa mà đỏ? (Cô và trẻ cùng đếm) - Muốn cho bông màu đỏ bằng bông hoa màu vàng thì ta phải làm gì? - Bây giờ thì bông hoa mà đỏ như thế nào với bông hoa màu vàng? (bằng nhau, cô và trẻ cùng đếm) - Để biểu thị nhóm có 3 đối tượng, người ta dùng số 3 - Cô đọc số 3, và cả lớp đọc lại theo cô. T/C: “Ai nhanh mắt hơn” - Các con nhìn xem trên bàn có bao nhiêu ô tô? Trẻ đếm và nói 3. - Bức tranh này vẽ về mấy bông hoa? - Cho trẻ tìm xung quanh lớp đồ chơi nào có số lượng 3. - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét kết quả. - Kết thúc: hát đi dạo HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: chơi “mèo đuổi chuột”.( giống thứ 2) HOẠT ĐỘNG GÓC: - Góc xây dựng: trồng cây xung quanh nhà bé. - Góc nghệ thuật: tô màu tranh dụng cụ nghề bếp. - Góc nội trợ: nấu các món ăn yêu thích. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Ổn định lớp. Ôn “Nhận biết số lượng của 2 nhóm đồ vật” - Nêu gương cuối ngày, cho trẻ cấm cờ bé ngoan. - Trao đổi với phụ huynh việc ăn, học của trẻ. Giáo viên lập kế hoạch Nguyễn Thị Thanh Thư NHẬT KÝ HÀNG NGÀY Thứ ngày tháng năm STT Nội dung đánh giá Những điểm cần lưu ý và thay đổi 1 Tên trẻ nghỉ học và lí do Sỉ số lớp SS: HD: V: 2 *Hoạt động học: - Sự thích hợp của các hoạt động với khả năng của trẻ. - Sự hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ. - Tên của những trẻ chưa nắm được yêu cầu của hoạt động. 3 *Các hoạt động trong ngày: - Những hoạt động trẻ chưa thực hiện được: - Lí do: - Những thay đổi tiếp theo: 4 *Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: - Sức khỏe: (Tên những trẻ có dấu hiệu bất thường về ăn, ngủ,vệ sinh, bệnh tật) - Kỹ năng (Vận động, ngôn ngữ, nhận thức, sáng tạo) - Thái độ và hành vi, biểu lộ cảm xúc 5 Những vấn đề cần lưu ý khác KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ năm ngày 5 tháng 12 năm 2013 Chủ đề nhánh: NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ VÀ NGƯỜI THÂN Lĩnh vực phát triển: PTNN HOẠT ĐỘNG HỌC: Thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài thơ. - Hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc bài thơ. 2. Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ, kỷ năng đọc thơ diển cả - Phát triển kỷ năng ghi nhớ. 3.Thái độ: - Trẻ biết yêu quý các nghề, tôn trọng sản phẩm các nghề -Trẻ ngoan, chú ý học bài. II.Chuẩn bị: -Tranh minh họa nội dung bài thơ. + PTTC&KNXH: hát “Cháu yêu cô chú công nhân” + PTNT: Trò chuyện về các nghành nghề III.Tiến hành: * Ôn định lớp: - Cô cùng trẻ hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân” - Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát - Bài hát nhắc tới ai? Chú công nhân làm gì? Cô công nhân làm gì? - Ngoài những nghề đó còn có nghề nào nữa? - Các nghề trong xã hội rất cần thiết và có ích vì vậy chúng ta phải tôn trọng các nghề và sản phẩm các nghề. * Đọc thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề” - Cô đọc thơ cho trẻ nghe lần 1: giới thiệu tên bài thơ, tác giả. “Bé chơi làm thợ nề Xây nên bao nhà cửa Bé chơi làm thợ mỏ Đào lên thật nhiều than Bé chơi làm thợ hàn Nối nhịp cầu đất nước Bé chơi làm thầy thuốc Chữa bệnh cho mọi người Bé chơi làm cô nuôi Xúc cơm cho cháu bé Một ngày ở nhà trẻ Bé làm bao nhiêu nghề Chiều mẹ đón bé về Bé lại là cái Cún” - Cô đọc thơ lần 2: kết hợp tranh minh họa nội dung bài thơ. - Cô giải thích nội dung bài thơ: Bài thơ nói về em bé chơi làm các nghề ở lớp học, chơi làm nghề xây dựng,thợ mỏ thợ hàn,thầy thuốc….khi trở về thì em bé lại trởthành con cún yêu quý của mẹ. - Cô cho trẻ đọc thơ theo cô từng câu một đến hết bài (đọc 2-3 lần). - Tổ chức cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân. - Động viên trẻ đọc thơ to rõ ràng, mạch lạc. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. *Đàm thoại nội dung bài thơ: - Cô và các con vừa đọc bài thơ có tựa đề là gì? - Bài thơ nói đến ai? Bé chơi làm những nghề nào? - Chơi xây dựng để làm gì? Chơi làm thợ mỏ làm gì? thầy thuốc làm gì?... - Ước mơ của em bé muốn làm nhiều nghề để giúp đất nước giàu có. - Giáo dục trẻ phải yêu quý các nghề yêu quý người lao động, quý trọng sản phẩm các nghề. - Kết thúc: Cô cùng trẻ đọc lại bài thơ và nhẹ nhàng ra HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Chơi “Tập tầm vong” (giống thứ 3) HOẠT ĐỘNG GÓC: - Góc xây dựng: trồng cây xung quanh nhà bé. - Góc nghệ thuật: tô màu tranh dụng cụ nghề bếp. - Góc nội trợ: nấu các món ăn yêu thích. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Ổn định lớp. - Ôn bài thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề”. - Nêu gương cuối ngày, cho trẻ cấm cờ bé ngoan. - Trao đổi với phụ huynh việc ăn, học của trẻ. Giáo viên lập kế hoạch Nguyễn Thị Thanh Thư NHẬT KÝ HÀNG NGÀY Thứ ngày tháng năm STT Nội dung đánh giá Những điểm cần lưu ý và thay đổi 1 Tên trẻ nghỉ học và lí do Sỉ số lớp SS: HD: V: 2 *Hoạt động học: - Sự thích hợp của các hoạt động với khả năng của trẻ. - Sự hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ. - Tên của những trẻ chưa nắm được yêu cầu của hoạt động. 3 *Các hoạt động trong ngày: - Những hoạt động trẻ chưa thực hiện được: - Lí do: - Những thay đổi tiếp theo: 4 *Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: - Sức khỏe: (Tên những trẻ có dấu hiệu bất thường về ăn, ngủ,vệ sinh, bệnh tật) - Kỹ năng (Vận động, ngôn ngữ, nhận thức, sáng tạo) - Thái độ và hành vi, biểu lộ cảm xúc 5 Những vấn đề cần lưu ý khác KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ sáu ngày 29 tháng 11 năm 2013 Chủ đề nhánh: MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN VÀ QUEN THUỘC Lĩnh vực phát triển: Thẫm mỹ HOẠT ĐỘNG HỌC: Nặn theo ý thích I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: - Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng: lăn tròn, ấn, nấn…. tạo thành hình dạng sản phẩm. - Thái độ: Trẻ có thái độ yêu cái đẹp và thích tạo ra sản phẩm. II. CHUẨN BỊ: - Đất nặn, bảng con - Vật mẫu của cô - Tích hợp: + PTNT: Ôn về một số dụng cụ nghề + GDVS: Trẻ biết vệ sinh tay sau khi nặn đất III. TIẾN HÀNH - Cho trẻ hát “Cháu đi mẫu giáo” - Qua nội dung bài hát trò chuyện với trẻ về ngành nghề của bố mẹ, sản phẩm bố mẹ làm ra là những sản phẩm của nghề nào. - Cho trẻ xem một số mẫu nặn sẵn. - Đàm thoại với trẻ về những sản phẩm nặn mà trẻ mới được xem - Đặc điểm của các sản phẩm như thế nào, các con đã thấy bạn nặn được những gì? - Đặt câu hỏi trẻ có ý định nặn gì? - Cô nói qua thao tác trước khi nặn,nhào đất, xoay tròn, ấn bẹt - Trẻ thực hiện, cô bao quát, gợi ý cho trẻ nặn được và đẹp * Nhận xét sản phẩm: + Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá + Cho trẻ lên chọn và nhận xét sản phẩm của bạn + Cô bổ sung kịp thời + Tuyên dương các bé, kết thúc HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Chơi tự do 1. Mục đích yêu cầu: + Kiến thức: - Trẻ biết giữ gìn cho sân chơi sạch sẽ thoáng mát - Không vứt rác bừa bãi, biết nhặt rác bỏ vào thùng, không hái hoa. + Kỹ năng: Có kỹ năng quan sát, chú ý, nhanh nhẹn + Giáo dục trẻ khi ra sân chơi không chạy, đùa giỡn nhau, nhường nhịn nhau khi chơi. 2. Chuẩn bị: + Sân sạch sẽ khô thoáng + Các đồ chơi ngoài trời. Tích hợp: giáo dục vệ sinh môi trường 3. Tiến hành: Cô cho trẻ xếp hàng ra sân chơi. Khi ra sân cô cho trẻ quan sát xem trong sân nay có đồ chơi gì? Cô cho trẻ kể tên một số đồ chơi ở ngoài trời. Cô cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài trời Cô giáo dục trẻ trước khi chơi, chơi cẩn thận, nhường nhịn nhau khi chơi, không xả rác bừa bãi, biết nhặt lá cây và rác bò vào sọt rác. Cô cho trẻ chơi cô quan sát trẻ. Sau thời gian chơi cô nhận xét trẻ cho trẻ xếp hàng vào lớp. HOẠT ĐỘNG GÓC: - Góc xây dựng: xây hàng rào xung quanh nhà bé. - Góc nghệ thuật: tô màu tranh nghề xây dựng. - Góc thư viện: xem tranh các nghề quen thuộc trong xã hội HOẠT ĐỘNG CHIỀU: - Ổn định lớp. Ôn tô màu dụng cụ nghề xây dựng. - Nêu gương cuối ngày, cho trẻ cấm cờ bé ngoan. - Trao đổi với phụ huynh việc ăn, học của trẻ. Giáo viên lập kế hoạch Nguyễn Thị Thanh Thư NHẬT KÝ HÀNG NGÀY Thứ ngày tháng năm STT Nội dung đánh giá Những điểm cần lưu ý và thay đổi 1 Tên trẻ nghỉ học và lí do Sỉ số lớp SS: HD: V: 2 *Hoạt động học: - Sự thích hợp của các hoạt động với khả năng của trẻ. - Sự hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ. - Tên của những trẻ chưa nắm được yêu cầu của hoạt động. 3 *Các hoạt động trong ngày: - Những hoạt động trẻ chưa thực hiện được: - Lí do: - Những thay đổi tiếp theo: 4 *Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: - Sức khỏe: (Tên những trẻ có dấu hiệu bất thường về ăn, ngủ,vệ sinh, bệnh tật) - Kỹ năng (Vận động, ngôn ngữ, nhận thức, sáng tạo) - Thái độ và hành vi, biểu lộ cảm xúc 5 Những vấn đề cần lưu ý khác KẾ HOẠCH CHĂM SÓC – GIÁO DỤC TRONG TUẦN Lớp: Mầm 2 Chủ đề nhánh: LỚN LÊN BÉ LÀM NGHỀ GÌ? Tuần 4 từ ngày 9/12 đến ngày 13/12/2013 Tên hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ trò chuyện - Đón trẻ vào lớp, cô nhắc nhở trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. - Hỏi trẻ lớn lên có ý định làm nghề gì? Vi sao? - Giáo dục cho trẻ biết yêu mến các nghề và quý trọng các sản phẩm tạo ra từ các nghề. Thể dục sáng Hô hấp 3, tay 3, chân 3, bụng 3, bật 3 kết hợp bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” Hoạt động học PTTC: Ném trúng đích bằng một tay PTTCKNXH: Trò chuyện về nghề xây dựng PTNT: Nhận biết sự khác biệt rõ nét chiều dài của 2 đối tượng PTNN: Thơ “Cái bát xinh xinh” PTTM: Tô màu dụng cụ nghề bếp. Hoạt động ngoài trời - Chơi “Kéo cưa lừa xẻ” ( thứ 2, 4) - Chơi “Rồng rắn lên mây”( thứ 3, 5) - Chơi tự do ( thứ 6) Hoạt động góc - Góc xây dựng: Trồng cây xung quanh nhà bé. - Góc nghệ thuật: Tô màu tranh nghề nghề bếp. - Góc nội trợ: Nấu các món ăn yêu thích. Vệ sinh – ăn chiều - Giáo dục trẻ biết rửa tay trướ

File đính kèm:

  • docNghe nghiep tuan 34.doc