Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non

Trò chơi đánh trống múa lân mừng năm học mới. Bé trai múa lân, bé hái vẫy cờ hoa hát bài “Ngày vui của bé”, “Trường của cháu đây là trường mầm non”.

Giáo viên phát biểu khai mạc ngày hội đến trường, mời các bé làm quen bạn mới, giới thiệu cùng nhau về các hoạt động, về những người trong trường, lớp, về các khu vực trong trường, lớp .

- Trường các bạn tên gì ?, nằm ở đâu ?.

- Bạn học lớp nào ?, bạn có biết tên và công việc của các cô giáo trong trường, lớp bạn không ?.

Giáo viên có thể giới thiệu sơ nét về ngôi trường Mẫu giáo Bình Minh. Cô cháu cùng tìm hiểu, khám phá về ngôi trường với các cô giáo thân yêu đã nuôi dạy cháu trong 2 năm qua.

Giáo viên đề nghị trẻ về nhà xin ba mẹ các nguyên vật liệu như ống bút, que kem, hộp sữa, hộp thuốc, họa báo . để thiết kế sơ đồ “Mô hình trường Mầm non của bé”, tạo môi trường học tập với chủ đề TRƯỜNG MẦM NON.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MẦM NON Trò chơi đánh trống múa lân mừng năm học mới. Bé trai múa lân, bé hái vẫy cờ hoa hát bài “Ngày vui của bé”, “Trường của cháu đây là trường mầm non”. Giáo viên phát biểu khai mạc ngày hội đến trường, mời các bé làm quen bạn mới, giới thiệu cùng nhau về các hoạt động, về những người trong trường, lớp, về các khu vực trong trường, lớp ... - Trường các bạn tên gì ?, nằm ở đâu ?. - Bạn học lớp nào ?, bạn có biết tên và công việc của các cô giáo trong trường, lớp bạn không ?. Giáo viên có thể giới thiệu sơ nét về ngôi trường Mẫu giáo Bình Minh. Cô cháu cùng tìm hiểu, khám phá về ngôi trường với các cô giáo thân yêu đã nuôi dạy cháu trong 2 năm qua. Giáo viên đề nghị trẻ về nhà xin ba mẹ các nguyên vật liệu như ống bút, que kem, hộp sữa, hộp thuốc, họa báo ... để thiết kế sơ đồ “Mô hình trường Mầm non của bé”, tạo môi trường học tập với chủ đề TRƯỜNG MẦM NON. ĐÓNG CHỦ ĐỀ “TRƯỜNG MẦM NON” Giáo viên tổ chức trò chơi Chuyền bóng, quả bóng rơi vào tay ai thì bé đó đứng lên biểu diễn : hát, đọc thơ hoặc kể chuyện trong chủ đề và nói lên tình cảm của mình dành cho trường, lớp và các cô giáo trong trường. Trò chơi Chiếc túi kỳ lạ, qua đó nêu tên, công dụng các đồ dùng đồ chơi của trường mầm non. Cô cháu cùng xem tranh ảnh trang trí môi trường về trường mầm non. Thi đua kể về công việc của từng bộ phận trong trường : Văn phòng, Cấp dưỡng, Y tế... Giáo viên cho trẻ biết thêm về sự phối kết hợp chặt chẽ của từng bộ phận trong nhà trường để chăm sóc và giáo dục các cháu. Hát bài Trường của bé đây là trường mầm non. Cô cháu cùng thu dọn tranh ảnh về TRƯỜNG MẦM NON và bắt đầu sưu tầm tranh ảnh về chủ đề BẢN THÂN. MỞ CHỦ ĐỀ “BẢN THÂN” - Trò chơi Ồ sao bé không lắc. Giáo viên kết hợp cho trẻ nói về các bộ phận cơ thể. - Giáo viên gợi ý cho trẻ tự giới thiệu về mình : *. Bạn là ai thế nhỉ ?. *. Bạn thích gì ?. *. Sinh nhật bạn ngày nào ?. *. Nhờ đâu mà bạn lớn lên và khỏe mạnh thế ?. - Giáo viên liên hệ cùng phụ huynh mượn các bức hình của bé chụp theo từng độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi để trẻ khám phá quá trình lớn lên của bé qua ảnh. - Cô cháu cùng làm bộ sưu tập về quá trình lớn lên và phát triển của bé. Tạo môi trường học tập chủ đề BẢN THÂN. ĐÓNG CHỦ ĐỀ “BẢN THÂN” - Giáo viên tổ chức hội thi Ai là ai ?, trẻ tham gia thi theo 4 đội. - Cô hoặc trẻ nêu ra đặc điểm nổi bật của một số bạn cho từng đội đoán xem bạn ấy là ai ? (về hình dáng, sở thích, học giỏi môn gì ?, có năng khiếu gì ?...). - Nếu bạn được đoán đúng tên sẽ đứng lên giới thiệu về mình. - Giáo viên tổ chức sinh nhật cho các bạn cùng tháng sinh, cả lớp cùng trang trí phòng tiệc, chuẩn bị các thực phẩm giàu dinh dưỡng nấu các món ăn đãi tiệc sinh nhật. - Giáo viên làm MC dẫn chương trình cho trẻ biểu diễn văn nghệ, ca hát, đọc thơ, kể chuyện theo năng khiếu. Giáo viên khơi gợi cho trẻ nói lên những ước mơ của mình sau này lớn lên sẽ làm nghề gì ?. - Kết thúc buổi tiệc, cô giới thiệu chủ đề mới GIA ĐÌNH và yêu cầu trẻ thu dọn để cùng tìm hiểu về chủ đề mới. MỞ CHỦ ĐỀ - Giáo viên mở đĩa nhạc bài hát Ba ngọn nến lung linh. - Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề GIA ĐÌNH. - Mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình, cô kể về gia đình của cô và cho trẻ kể về gia đình của cháu. *. Gia đình của bé có những ai ?, những người thân trong gia đình đối xử với nhau như thế nào ?. *. Kiểu nhà của bé ra sao ?. *. Trong nhà có những đồ dùng gì ?. Đố bé trong gia đình có những nhu cầu gì cần thiết ?. - Biết bộc lộ tình cảm của mình qua bài hát, bài thơ, câu chuyện về gia đình. - Giáo viên liên hệ cùng phụ huynh mượn những bức ảnh của gia đình, của bé chụp các giai đoạn từ 1 đến 5 tuổi để thực hiện Cây gia đình, Bộ sưu tập Album của bé, tạo môi trường gia đình trong lớp học. - Tìm vật liệu : hộp sữa, vải vụn, lon bia, cây vụn, thùng giấy, lá dứa, la phông vụn, gạch, cát, đá, xi măng ... để thực hiện thiết kế xây các kiểu nhà, các đồ dùng trong gia đình ... - Cô cháu cùng tìm hiểu về chủ đề GIA ĐÌNH. ĐÓNG CHỦ ĐỀ - Giáo viên tổ chức buổi Văn nghệ giao lưu. - Cô hướng dẫn chương trình, giới thiệu cá nhân, nhóm xung phong biểu diễn thơ ca, hát, múa, kể chuyện về chủ đề GIA ĐÌNH. - Đọc thơ Làm anh, sau bài thơ giáo viên phỏng vấn về tình cảm anh em trong gia đình, thơ Em yêu nhà em. Trò chuyện về các đồ dùng trong gia đình, về nhu cầu ăn uống, bữa ăn sum họp gia đình có ông bà, cha mẹ. - Hát Cả nhà thương nhau, cô phỏng vấn về những người thân trong gia đình bé. Bài Nhà của tôi, trẻ nói về địa chỉ nhà, kiểu nhà, tình cảm của bé dành cho ngôi nhà yêu thương của mình, kỷ niệm của gia đình, kể về buổi sinh nhật hoặc buổi đi chơi cả gia đình. - Kết thúc chương trình, giáo viên cho trẻ trưng bày các sản phẩm vẽ về ngôi nhà của bé, bộ sưu tậm Album của bé, trang trí cây gia đình. Giáo viên cho trẻ nói lên những ước mơ của bé về một gia đình hạnh phúc. - Giáo dục trẻ biết yêu thương ba mẹ vì ba mẹ phải làm việc rất vất vả để chăm lo cho các cháu, giáo viên gợi hỏi về nghề nghiệp của ba mẹ. - Thu dọn đồ chơi của chủ đề GIA ĐÌNH. Chuẩn bị nguyên vật liệu trang trí chủ đề NGHỀ NGHIỆP. MỞ CHỦ ĐỀ “NGHỀ NGHIỆP” - Trò chơi Tìm nhà. Nhà bác thợ mộc, nhà chú thợ xây, nhà cô thợ may, nhà bác sỹ ... - Qua trò chơi, giáo viên gợi hỏi các nghề nghiệp phổ biến trong xã hội. - Hát Tía má em, chơi cuốc đất trồng cây, chăn nuôi, dệt vải, tăng gia sản xuất ... *. Hỏi ba mẹ trẻ làm nghề gì ?, ở đâu ?. *. Công việc đặc trưng của từng nghề ?. *. Đồ dùng để làm nghề ?. *. Các sản phẩm của từng nghề ?. *. Mỗi người đều có một nghề, mỗi nghề đều có ích lợi và đều phục vụ cho đời sống con người. *. Nhưng mỗi nghề đều có dụng cụ khác nhau và tạo ra sản phẩm khác nhau. *. Muốn hiểu rõ hơn, cô và bé cùng nhau tìm hiểu một số nghề phổ biến trong xã hội nhé !. Giáo viên dặn trẻ chuẩn bị các phế liệu để tạo ra đồ dùng, dụng cụ và sản phẩm các nghề, tạo môi trường lớp học theo chủ đề NGHỀ NGHIỆP. ĐÓNG CHỦ ĐỀ “NGHỀ NGHIỆP” - Cô cháu cùng đọc thơ Bé làm bao nhiêu nghề kết hợp chuyển đội hình đến nơi treo sản phẩm của chủ đề. Trẻ kể các nghề qua nội dung tranh vẽ. Xem bộ sưu tập các ngành nghề. - Giáo viên tổ chức chương trình văn nghệ ca ngợi các ngành nghề. Trẻ xung phong ca hát, đọc thơ trong chủ đề NGHỀ NGHIỆP. Múa rối Sự tích quả dưa hấu. - Cô cháu cùng trò chuyện về ích lợi các nghề, giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của các nghề làm ra, yêu thương, kính trọng các cô chú công nhân. - Giáo viên cho trẻ xem tranh vẽ về trại chăn nuôi, kích thích trẻ khám phá chủ đề mới THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT. MỞ CHỦ ĐỀ “THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT” - Cô cháu cùng dạo chơi quanh lớp kết hợp đọc những bài đồng dao Con gà cục tác lá chanh, Chi chi chành chành ... cùng trò chuyện về THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT quanh trẻ. *. Các con vật nào được nuôi trong nhà? sống trong rừng?con biết gì về côn trùng và các loài chim ?... - Giáo viên liên hệ cùng phụ huynh cho trẻ mang tranh ảnh sưu tầm từ họa báo và các nguyên vật liệu có dạng khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật ... để chế tạo các con vật sống khắp nơi. Tổ chức cho trẻ thực hiện bộ sưu tập THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT, tạo tranh chủ đề, môi trường học tập cho lớp. - Giáo viên cho trẻ xem phim chương trình Thế giới đó đây về THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT. - Đọc thơ, câu đố, hát, tạo dáng các con vật. ĐÓNG CHỦ ĐỀ “THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT” - Tổ chức Lễ hội muôn thú. - Giáo viên cho mỗi bé một con vật theo ý thích và nhận biết đặc điểm, cấu tạo, nơi sống của các con vật mình chọn, đưa các con vật về đúng nơi sống của chúng, cùng trao đổi về ích lợi các con vật. - Thi đua hát, đọc thơ, vè, tấu, câu đố, chơi tạo dáng các con vật trong buổi lệ hội. - Thi đua xếp chữ I, t, c, b, d, đ trên từng con vật. - Thể hiện tình cảm yêu thương chăm sóc và bảo vệ các con vật gần gũi. - Cô cháu cùng thu dọn tranh chủ đề THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT. Trò chuyện về chủ đề mới THẾ GIỚI THỰC VẬT. MỞ CHỦ ĐỀ “THẾ GIỚI THỰC VẬT” - Cô cháu cùng đến góc thiên nhiên hát Em yêu cây xanh. Trò chuyện về THẾ GIỚI THỰC VẬT. * Muốn có nhiều cây xanh, ta phải làm gì ?. * Vì sao ta phải trồng cây ?. * Muốn cây lớn lên và phát triển tốt, cần có những yếu tố nào ?. * Mùa gì muôn hoa đua nở, cây cối đâm chồi, nẩy lộc ?. * Bé biết gì về mùa xuân ?. - Chuẩn bị chậu, dụng cụ gieo trồng hạt để lấy giống các loại cây con, hoa quả, hộp bánh mứt, giấy màu, họa báo tranh ảnh phục vụ chủ đề. - Các cháu làm thí nghiệm khám phá sự phát triển lớn lên của cây từ hạt. Chế biến một số món ăn từ thực vật (đậu rang muối, bò bía cuốn rau, Salat ...), gói bánh ích, bánh tét, bánh mứt, làm dây hoa, bình bông trang trí cây mai ngày tết. - Giáo viên đề nghị cháu cùng cô chuẩn bị các nguyên vật liệu trang trí môi trường lớp học với chủ đề THẾ GIỚI THỰC VẬT đón xuân về. ĐÓNG CHỦ ĐỀ “THẾ GIỚI THỰC VẬT” - Cô cháu cùng xem lại bộ sưu tập về THẾ GIỚI THỰC VẬT. Mở đến trang nào, giáo viên cho trẻ thi đua tìm đọc thơ, kể chuyện hoặc nói lên mội dung bức tranh đó. - Cô cháu cùng đến góc thiên nhiên xem kết quả của những thí nghiệm về gieo hạt, ươm mầm cây non, nêu nhận xét về quá trình lớn lên và phát triển của cây. - Giáo viên nhấn mạnh cho trẻ nhớ về ích lợi THẾ GIỚI THỰC VẬT đối với môi trường sống. Giáo dục trẻ biết yêu thích trồng cây, hoa, rau ... Có ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. - Cô cháu cùng lên máy bay bay đi khắp nơi ngắm cảnh đẹp cây cối, đi tàu hỏa xem vườn trái cây sum xuê quả ngọt, chèo thuyền về miền quê xem muôn hoa đua nở, rau cải xanh tươi. - Cô trò chuyện cùng trẻ về các PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG đã đưa cháu đi tham quan khắp nơi ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên. MỞ CHỦ ĐỀ - Trò chơi Tài xế giỏi. Giáo viên cho trẻ lái xe theo tín hiệu của cô, trẻ làm tiếng động cơ, tiếng còi của từng loại phương tiện giao thông. - Trò chuyện, đặt câu hỏi gợi mở về phương tiện giao thông, các phương tiện giao thông con thấy ở đâu ?. Cho trẻ mang hình ảnh sưu tầm được vào lớp. - Phối hợp cùng phụ huynh chuẩn bị các phế liệu : lon bia, hộp sữa, hộp thuốc, đất nặn, họa báo ... để cho trẻ chế tạo và ráp xe, ráp máy bay, tàu, thuyền ... tổ chức cho trẻ thực hiện sa bàn ngã tư đường phố, bộ sưu tập về phương tiện giao thông, tạo tranh chủ đề môi trường học tập cho lớp. - Cho trẻ xem băng Vidéo Bé Xuân Mai ca nhạc kết hợp minh họa trên các PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG, trẻ hát các bài hát, bài thơ kể chuyện về giao thông. Cô cháu cùng khám phá chủ đề GIAO THÔNG. ĐÓNG CHỦ ĐỀ - Giáo viên tổ chức trò chơi Thực hành về Luật giao thông, dẫn trẻ xuống sân tham gia giao thông trên mô hình lớn. Lớp thi đua chia ra từng đội, cử ra bạn làm công an giao thông, người đi bộ, tài xế lái xe theo đèn tín hiệu và sự hướng dẫn của công an giao thông. - Quá trình thực hiện, giáo viên kết hợp phỏng vấn bất chợt người đi bộ, chú công an hoặc tài xế lái xe về Luật đi đường, về các biển báo và vệ sinh môi trường ... - Thi đua xếp các loại phương tiện giao thông từ chậm nhất tới nhanh nhất, gạch chéo hành vi đúng sai, biểu diễn các bài hát, bài thơ, câu chuyện về giao thông có thưởng (phần thưởng là quà cuối tuần cô gói theo từng tổ cho cháu tự chia ra mang về nhà). - Giáo viên giới thiệu cho cháu biết thêm một số loại biển báo : đường hẹp, đường có chướng ngại vật, đường đang có công trình thi công ... Giáo dục cháu chấp hành tốt Luật giao thông, có ý thức bảo vệ đường phố xanh – sạch – đẹp. - Trò chơi Trời nắng trời mưa, trẻ làm thỏ chạy nhanh về lớp. Cô cháu cùng trò chuyện về hiện tượng thiên nhiên. Đề nghị trẻ giúp cô thu dọn tranh ảnh về gia othông để cùng khám phá chủ đề mới HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN. MỞ CHỦ ĐỀ - Trò chơi Con cóc che dù, trẻ làm động tác kết hợp bài hát cùng cô. - Trò chuyện cùng trẻ về một số nguồn nước có từ : nước máy, nước giếng, nước mưa, nước hồ, ao, sông, biển ... - Cô dẫn trẻ đến góc khoa học có nhiều chai nước nhiều màu tạo sự chú ý trẻ, sau đó cô hỏi trẻ : * Vì sao nước có nhiều màu ? *Cháu biết gì về nước ?. * Nước có ảnh hưởng gì đối với con người, con vật và cây cối ?. * Miền Nam ta một năm có mấy mùa ?, mùa gì ?. * Vì sao có mưa ?. * Mùa nào nóng nhất trong năm ?. Muốn biết tất cả những điều kỳ diệu của nước và mùa hè, cô cháu cùng khám phá chủ đề HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN.

File đính kèm:

  • docGIAO AN(7).doc
Giáo án liên quan