Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Bé học luật giao thông

Cô đến lớp mở cửa thông thoáng, vệ sinh lớp học sạch sẽ. đón trẻ vào lớp và tạo cho trẻ sự vui tươi thỏa mái khi đến lớp.

- Nhắc trẻ chào cô, chào bạn, tạm biệt ba mẹ

- Cách đồ dùng đúng nơi qui định

- Cô mở nhạc thiếu nhi với bài hát “Em tập láI ô tô, em đI qua ngã tư đường phố” cho trẻ nghe

doc20 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Bé học luật giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Kế hoạch chủ đề Kế hoạch tuần 2 Chủ điểm: Bé học luật giao thông (Từ ngày 09/4/ - 13/4/ 2012 ) Nội dung Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Cô đến lớp mở cửa thông thoáng, vệ sinh lớp học sạch sẽ. đón trẻ vào lớp và tạo cho trẻ sự vui tươi thỏa mái khi đến lớp. - Nhắc trẻ chào cô, chào bạn, tạm biệt ba mẹ - Cách đồ dùng đúng nơi qui định - Cô mở nhạc thiếu nhi với bài hát “Em tập láI ô tô, em đI qua ngã tư đường phố” cho trẻ nghe Thể dục sáng I. Chuẩn bị: Sân rộng sạch sẻ, cô thuộc các động tác TDS tuần II. Tiến hành: * Khởi động: Cho trẻ xếp đội hình hàng dọc, sau đó chuyển thành vòng tròn đi các kiểu chân hát các bài hát về các loại phương tiên giao thông chuyển đội hình thành 3 hàng ngang giản cách đều. - Cô tập trẻ tập theo cô. + Hô hấp: Tiếng còi tàu kêu tu tu. + Tay: Hai tay thay nhau quay dọc thân (2l x4 n). + Bụng lườn: Cúi gập người về trước (2l x 4 n) + Bật: Bật liên tục về phía trước (2l x 4 n) Trò chuyện sáng -Trò chuyện với trẻ về chủ đề giao thông và một số luật lệ giao thông. - Cho trẻ xem trong lớp có những thay đổi gì so với trước - Cho trẻ đặt thẻ vào góc chơi. Vệ sinh - Tiếp tục hướng dẫn trẻ cách rửa tay, lau mặt sau khi chơi - Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng vệ sinh. như vòi nước vừa tầm tay trẻ xà phòng rửa tay, khăn khô để lau tay, mổi trẻ 1 khăn ướt để lau mặt, chậu. ăn - Khi trẻ ăn giới thiệu cho trẻ biết tên các món ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng - Trong khi ăn nhắc trẻ mời cô, mời bạn, không nói chuyện, động viên trẻ ăn hết suất. Ngủ - Trớc khi trẻ ngủ, nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ lấy, gối, chăn. - Phòng ngủ của trẻ yên tỉnh ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ nên giảm ánh sáng. - Hát cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca . Hoạt động góc I.Chuẩn bị. - Hàng rào, Cây xanh, một số phương tiện giao thông - Sách tranh ảnh một số phương tiện giao thông và luật lệ giao thông, kéo trẻ làm sách,keo dán,phấn, bảng… -Giấy, bút màu, đất nặn. -Xô chậu, cát, khuôn in hình của một số phương tiện giao thông II. Tiến hành. 1 ổn định: * Thỏa thuận trước khi chơi: Hát bài hát: “em đI qua ngã tư đường phố ”. Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về gì? Các con nhớ khi qua các ngã tư đường phố nếu thấy đèn đỏ thì dừng lại khi có đèn xanh mới được qua đường . Và giờ hoạt động góc hôm nay cô sẽ cho các con chơi với các đồ chơi với chủ đề một số phương tiện giao thông đấy các con có thích không nào? -Góc xây dựng: Hôm nay cô sẽ cho Xây bến tàu, sân bay - Góc phân vai: Bán các PTGT đường thuỷ, hàng không ,một số trang bị khi tham gia giao thông như mũ bảo hiểm … - Góc nghệ thuật: Cho trẻ đắp cát tranh thuyền buồm, máy bay, biểu diễn các bài hát về chủ đề GT. - Góc học tập: Phân loại PTGT, vẽ các loại đèn hiệu giao thông - Góc thiên nhiên: In hình các PTGT, quan sát môt số đồ dùng khi tham gia giao thông Để chơi tốt các con chơi nhẹ nhàng, không ồn ào trao đổi với nhau nhỏ nhẹ Buổi sáng các con đả găm thẻ ở góc mà các con thích rồi giờ các con về góc chơi để làm nhiệm vụ của mình nào Trẻ đọc thơ “Đèn đỏ đèn xanh” và về góc chơi *Quá trình chơi: Trẻ chơi cô đi nhẹ nhàng đến các góc chơi nhắc nhở trẻ chơi đúng vai chơi và đúng góc chơi của mình * Nhận xét sau khi chơi: -Cô đi nhận xét các góc như góc phân vai, nghệ thuật, Học tập, Thiên nhiên cô nhận xét nhẹ nhàng và bổ sung thêm cho trẻ Cô mời tất cả các góc chơi đến tham quan công trình xây dựng các chú xây dựng Cho chú kỷ sư trưởng lên giới thiệu công trình của mình Sau đó cô nhận xét chung Hoạt động học PTTC - Nộm trỳng đớch nằm ngang +TCVĐ: Tính hiệu PTNN -Thơ: Đèn giao thông KPKH Làm quen một số phương tiện giao thông đường thủy và đường hàng không. PTTM . Dán đốn hiệu giao thụng PTNT Ghép các hình học để tạo thành các hình mới đơn giản. PTTM -Dạy hỏt: Em đI chơI thuyền -NH: Đèn đỏ đèn xanh -TC: ĐI đúng đường Hoạt động ngoài trời HĐCCĐ - Làm quen bài hát: Em đi chơi thuyền. - TCVĐ: Ô tô và chim sẽ. -CTD: Chông chống, máy bay - TCVĐ: Láixe-Lộn cầu vồng -HĐCĐ: - Vẽ tàu hỏa trên sân - CTD: Chơi với đồ chơI có sẵn - TCVĐ: +Đèn xanh-đèn đỏ +Gieo hạt - HĐCĐ: Đi dạo trong sân trường. - CTD: Chơi chong chóng ,búp bê. - TCVĐ: Thuyền vào bến - HĐCĐ: Đọc đồng dao :Đi cầu đi quán - CTD: -xếp máy bay. - HĐCĐ: Làm quen bài thơ:Khuyên bạn - TCVĐ: Ai nhanh nhất -CTD: chơi với đồ chơi có sẵn Hoạt động chiều - Nghe các bài hát về GT. - HDTC mới TC: Qua đường -Vệ sinh nêu gương tặng cờ bé ngoan Nghe tiếng kêu đoán tên PTGT -Vệ sinh nêu gương tặng cờ bé ngoan Ôn trẻ yếu môn toán (Đếm trong phạm vi 5) -Vệ sinh nêu gương tặng cờ bé ngoan Hát, nghe hát về chủ điểm. -Nêu gương trả trẻ,tặng hoa bé ngoan. Kế hoạch hoạt động ngày Nội dung yêu cầu Chuẩn bị và cách tiến hành Thứ 2 09 / 04/2012 GDPTVĐ (Thể dục) * Ném trúng đích nằm ngang - TCVĐ: Tính hiệu * Kiến thức: - Trẻ biết cầm túi cát và ném trúng vào đích nằm ngang. * Kỹ năng: - Rèn luyện và phát triển cơ tay cho trẻ. - Phát triển ở trẻ khả năng chú ý có chủ định. * Thái độ: - Trẻ hứng thú thích hoạt động, tự tin. I. -Chuẩn bị: - Sân bãi tập sạch sẽ, 2 đích nằm ngang, 10 túi cát. - Băng đĩa nhạc có bài hát ''Em đi chơi thuyền'' - Bến tàu thủy và 1 số PTGT đường thủy, hàng không. II. Cách tiến hành: Hoạt động 1:. ổn định tổ chức gây hứng thú Cô và trẻ hát bài ''Em đi chơi thuyền'' - Bài hát nói về PTGT gì? (Thuyền) - Thuyền chạy ở đâu? Thuộc PTGT đường gì? Hôm nay lớp mình đến bến cảng để xem đoàn thuyền ra khơi đánh cá. đường đến bến cảng hơi xa, chúng mình cùng đi bằng tàu hỏa nhé! Hoạt động 2: Nội dung Gần đến bến cảng rồi, chúng mình cùng nhau tập 1 bài thể dục cho khỏe và chơi trò chơi cho vui rồi đi tiếp nhé! * Bài tập phát triển chung - Tay: 2 tay thay nhau quay dọc thân 2l x 4n - Chân: đứng đưa 1 chân ra trước 2l x 4n - Bụng: Đứng quay thân sang hai bên 900. 2l x 4n - Bật: Bật nhảy tại chổ 2l x 4n * Vận động cơ bản: Ném trúng đích nằm ngang. ĐH 2 hàng ngang đối diện nhau. - Cô làm mẩu lần 1: không giải thích cách làm. - Lần 2: Vừa làm vừa giải thích TTCB cô đứng trước vạch chuẩn, tay cầm túi cát cùng chiều với chân sau và đưa cao ngang tầm mắt. Khi có hiệu lệnh ném thì cô ném túi cát trúng vào đích sau đó cô đi về đứng cuối hàng. - Trẻ thực hiện: Cô lần lượt cho trẻ thực hiện mỗi lần 2 trẻ, thực hiện 2 lần trên trẻ. Lần 2 tổ chức dưới hình thức thi đua. Cô chú ý sữa sai cho trẻ. + Các con vừa thực hiện vận động gì nào? (Trẻ nhắc lại bài). * Trò chơi vận động: Tính hiệu Cô cùng trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Cô động viên khen ngợi trẻ. Hoạt động 3: Kết thúc Cũng cố: Hôm nay các con được thực hiện vận động gì? Giáo dục: Các con phảI biết khi tham gia giao thông phảI đảm bảo đúng các quy luật về an toàn giao thông. Nhận xét: Tuyên dương trẻ Trẻ đi lại quanh sân hít thở nhẹ nhàng. Phát triển ngôn ngữ (Văn học) Thơ: Đèn giao thông 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ,tên tác giả - Trẻ hiểu được nội dung bài thơ - Nhớ và hiểu những quy định của đèn giao thông 2. Kĩ năng: - Trẻ ghi nhớ các màu của đèn giao thông - Đọc thuộc thơ,trả lời đúng các câu hỏi của cô - Biết chơi trò chơi đúng cách,đúng luật - Trẻ trả lời to,rõ ràng,diễn đạt đủ câu,thể hiện sắc thái ,ngữ điệu khi đọc 3. Thái độ: - Trẻ hiểu được lợi ích của đèn giao thông - Giáo dục trẻ ý thức chấp hành quy định đèn giao thông 4. Yêu cầu: - 90-95% trẻ đạt. I. Chuẩn bị: - Đĩa nhạc có bài: Đèn đỏ đèn xanh; Em đi qua ngã tư đường phố - Hộp đèn giao thông làm bằng bìa cát tông - Hình vẽ ngã tư đường phố trên sân II. Tiến hành: Hoạt động 1: ổn định -Cô và trẻ hát bài “Đèn đỏ,đèn xanh” + Các con vừa hát có vui không ? Đèn giao thông không chỉ được các nhạc sĩ viết trong bài hát mà còn được cô Mỹ Trang viết thành thơ nữa, các con hãy lắng nghe nhé. Hoạt động 2: Nhận thức * Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ 2 lần - Lần 1: Đọc diễn cảm (không sữ dụng tranh) + Cô vừa đọc bài thơ gì? - Lần 2: Đọc kết hợp cho trẻ xem đồ dùng trực quan + Bài thơ nói về đèn gì ? * Đàm thoại- trích dẫn. Đèn giao thông có 3 màu (Đỏ,vàng,xanh),khi các đèn bật lên là báo hiệu cho các phương tiện giao thông biết để điều khiển xe đi hay dừng cho phù hợp ,đảm bảo an toàn giao thông. - Cô vừa bài thơ gì? - Sáng tác của ai ? - Đèn giao thông có màu gì ? - Đèn xanh báo hiệu điều gì ? - Còn đèn vàng thì sao ? - Khi đèn đỏ bật lên các phương tiện giao thông phải làm gì ? - Bé ngoan bé nhớ điều gì ? * Trẻ đọc thơ. - Cả lớp đọc cùng cô 2 lần - Lần lượt 3 tổ đọc thi đua - Mời 2-3 nhóm trẻ đọc - Mời cá nhân trẻ đọc (2-3 trẻ) - Hỏi để trẻ nhắc lại tên bài thơ,tên tác giả. - Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần. Họat động 3: Kết thúc - Cô nhận xét tuyên dương trẻ - Cho trẻ ra sân chơi “Ngã tư đường phố” Hoạt động ngoài trời HĐCĐ: nhận biết một số biển báo giao thông - TCVĐ: Gieo hạt-Lái xe. - CTD: Chơi với bóng,búp bê -Trẻ biết được một số biển báo quen thuộc. -Trẻ biết luật chơi cách chơi - Trẻ chơi trật tự không dành đồ chơi của bạn I. Chuẩn bị: Bóngvà búp bê cho trẻ chơi,một số tranh về những biển báo. II. Tiến hành HĐCCĐ: nhận biết một số biển báo giao thông - Cho trẻ xem tranh về các biển báo giao thông - Hỏi trẻ về một số đặc điểm về cácbiển báo đó đó? - Có bộ phận gì? ? - Tiếng còi thế nào? -Dùng để làm gì? b. TCVĐ: Gieo hạt-lái,búp bê xe - Luật chơi: Cô hướng đẫn luật chơi - Cách chơi:Cho trẻ nhắc lại cách chơi c. Chơi tự do: Chơi với bóng - Trẻ chơi cô bao quát, hướng dẫn trẻ Hoạt động chiều Giải câu đố về các đèn hiệu giao thông Vệ sinh nêu gương tặng cờ bé ngoan Trẻ giải được một số câu đố về các loại đèn hiệu giao thông có sự gợi ý của cô. -Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch I.Chuẩn bị. Một số câu đố về các loại đèn hiệu giao thông II. Tiến hành. 1 ổn định: * Thỏa thuận trước khi chơi: Đọc bài thơ “Đèn xanh,đèn đỏ” Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về gì? Và giờ hoạt động hôm nay cô sẽ cho các con giảI một số câu đố về các loại đèn hiệu giao thông Cô đọc câu đố và gợi ý cho trẻ trả lời. I. Chuẩn bị: Thùng đựng nước, xô chậu, khăn…. - Trẻ vệ sinh chân tay sạch sẽ - Tuyên dương tặng cờ bé ngoan cuối ngày. Thứ 3 10/4/2012 PTNT ( MTXQ) Làm quen một số phương tiện giao thông đường thủy và đường hàng không *Kiến thức: - Trẻ biết gọi tên và biết đặc điểm chính của 1 số PTGT đường thuỷ, hàng không. - Biết sự giống và khác nhau của 2 nhóm PTGT. *Kỹ năng: - Rèn luệy cho trẻ khả năng so sánh theo từng cặp. - Phát triển ở trẻ khả năng trao đổi, thảo luận để đưa ra kết quả đúng cho đội mình. * Thái độ: - Khi ngồi trên các PTGT không thò đầu, thò tay ra ngoài, khi các PTGT dừng hẳn mới được xuống. I. Chuẩn bị: - Tranh MTXQ: Máy bay, tàu thuỷ, thuyền buồm, tàu vũ trụ. - Máy chiếu có hình ảnh các PTGT nói trên và 1 số PTGT khác. - Băng đĩa hát của chủ đề. II. Cách tiến hành: Hoạt động 1: ổn định tổ chức gây hứng thú Cô làm người hướng dẫn viên du lịch. Chào các bạn! Hôm nay tôi sẽ tổ chức cho cấc bạn đi du lịch ở Nha Trang, theo các bạn mình đi bằng PT gì? (trẻ nêu ý kiến) - Vì sao lại chọn phương tiện đó? - Có rất nhiều PT để đi lại đúng không? nhưng hôm nay tôi muốn tổ chức cho các bạn đi bằng máy bay. - Thế chúng mình phải đón máy bay ở đâu? (ở sân bay) Cô cùng trẻ hát bài ''Anh phi công ơi'' Hoạt động 2: Nội dung * Khám phá về máy bay: Đã đến nơi rồi, cô cùng trẻ đứng xung quanh mô hình sân bay. - Các con nhìn xem có gì đây nào? (Có sân bay, máy bay và nhiều người đi lại) - Các con quan sát xem máy bay có những bộ phận gì nào? (đầu, thân, cánh, đuôi máy bay) - Thân máy bay như thế nào? (Thân to, dài) - Đầu máy bay để làm gì vậy? (để chú phi công ngồi và điều khiển máy bay) - Máy bay, bay ở đâu? Nó bay được là nhờ gì? (1 -2 trẻ trả lời) - Máy bay dùng để làm gì? (Chở người , hàng hoá) Cô khái quát lại qua màn chiếu: Các con ạ! Máy bay rất to, thân dài, nó bay được là nhờ vào động cơ máy và những chiếc cánh quạt, máy bay chở được nhiều người và hàng hoá, nó bay nhanh nhất trong các loại PTGT. Khi được ngồi trên máy bay, con phải ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch. * Khám phá chiếc tàu thuỷ: Tạm biệt chú phi công, chúng ta đến với bác Thuỷ thủ. Con có biết bác thuỷ thủ lái PTGT gì không? (Tàu thuỷ) - Trên màn hình chúng ta xuất hiện 1 chiếc tàu thuỷ, con có nhận xét gì về chiếc tàu thuỷ này? (2-3 trẻ nêu ý kiến) - Tàu thuỷ chạy ở đâu? Chạy ở dưới nước thì gọi là PTGT đường gì? - Tàu thuỷ dùng để làm gì? (Để chở người, hàng hoá và ra khơi đánh cá). - Con thấy tàu thuỷ chạy bằng động cơ hay bằng sức người chèo chống? (Chạy bằng động cơ máy) - Con thấy tàu thuỷ chạy nhanh hay chậm? (Hơi nhanh) - Khi tàu thuỷ cập bến thì đậu ở bến nào con có biết không? (Cập bến cảng) * Khám phá thuyền buồm, quả khí cầu cô tiến hành tương tự như trên. So sánh: Máy bay và thuyền buồm Cho 2 PTGT xuất hiện trên màn hình, cô đưa ra 1 số câu hỏi cho trẻ quan sát và nhận xét sự giống và khác nhau giữa 2 PT đó. - Giống nhau: đều gọi là PTGT, dùng để chở người và hàng hoá. - Khác nhau: Máy bay, bay ở trên trời, là PTGT đường hàng không, chạy bằng động cơ máy, chở được nhiều người và hàng hoá. Thuyền buồm chạy ở dưới nước, PTGT đường thuỷ, chạy bằng sức gió, chở được ít người và ít hàng. Cô khái quát: Các PTGT khác nhau về đặc điểm, cấu tạo và nơi hoạt động nhưng chúng giống nhau đều là các PTGT dùng để chở người và hàng hóa, giúp chúng ta đến được khắp nơi để gặp gỡ người thân, bạn bè. + Ngoài những PTGT này con còn biết PTGT nào nữa? (Trẻ kể đến PTGT nào, cô trình chiếu cho trẻ xem các PTGT đó và nơi hoạt động của nó) - Khi ngồi trên các PTGT này con phải ngồi như thế nào? (1-2 trẻ nói) * Luyện tập: Chơi ''Tìm các PTGT không cùng nhóm'' - Cách chơi: Trên màn hình chiếu 4 PTGT, trong đó có 1 PTGT không cùng nhóm. Các đội phải phát hiện thật nhanh xem PTGT nào khác với 3 PTGT còn lại về đặc điểm, nơi hoạt động …và lắc xắc xô giành quyền trả lời. - Luật chơi: Mỗi đội chỉ trả lời được 1 lần, đôị nào trả lời sai sẽ mất lượt. Hình ảnh 1: Xe ôtô, xích lô, xe máy, tàu hoả 2: Ca nô, thuyền buồm, tàu hoả, xe đạp. 3: Ô tô, máy bay, tàu hoả, xe đạp. 4: Xe đạp, thuyền, xích lô, tàu thuỷ. Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Hoạt động 3: Kết thúc Cô cùng trẻ hát bài ''Tàu lướt'' và ra ngoài. Hoạt động ngoài trời - TCVĐ: Láixe-Lộn cầu vồng -HĐCĐ: - Vẽ tàu hỏa trên sân - CTD: Chơi với đồ chơI có sẵn -Trẻ biết luật chơi cách chơi -Trẻ biết sử dụng kĩ năng vẽ nét thẳng ,nét ngang để vẽ toa tàu hỏa - Trẻ chơi trật tự không dành đồ chơi của bạn I. Chuẩn bị: xe ô tô tải bằng đồ chơI,thuyền giấy đủ cho trẻ chơi. II. Tiến hành TCVĐ: Lái xe-lộn cầu vồng - Luật chơi, cách chơi Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. HĐCCĐ: - Vẽ tàu hỏa trên sân - Cho trẻ vẽ toa tàu hỏa lên sân -Cô khuyến khích và gợi ý cho trẻ vẽ Chơi tự do: chơi với đồ chơi có sẵn trên sân Hoạt động chiều HDTC mới TC: Qua đường Vệ sinh nêu gương tặng cờ bé ngoan - Trẻ biết tên trò chơi,biết luật chơi,cách chơi -Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch I. Chuẩn bị: Cô biết rõ cách chơi và luật chơi II.Tiến hành Cho trẻ hát: “Đèn xanh,đèn đỏ ” Hổi trẻ cách đi qua các tín hiếu đèn. Hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với trò chơi mới :đó là trò chơi:Qua đường Luật chơi:phải đi đúng thứ tự từng đoạn Cách chơi:Trẻ đứng ở một bên của cn đường,bên kia là lá cờ đặt lên một cái ghế .Trẻ làm theo hướng dẫn của cô:Trẻ lần lượt bước qua 2 thanh gỗ,đI đến bên ghế,lấy lên một lá cờ,sau đó đặt cờ xuống,đi sang bên cạnh và trở về vị trí cũ.sau vài lần chơI cô đặt thêm thanh gỗ cho trẻ đi Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần Cô hướng dẫn ,khuyến khích trẻ chơi. I. Chuẩn bị: Thùng đựng nước, xô chậu, khăn…. - Trẻ vệ sinh chân tay sạch sẽ - Tuyên dương tặng cờ bé ngoan cuối ngày. Thứ 4 11/4/2012 PTTM (Tạo hình) Dán đèn hiệu giao thông * Kiến thức: - Trẻ biết vẽ một số loại thuyền và biết thuyền là PTGT đường thủy. Tẻ biết được luật xa gần: ở gần thì vẽ to, xa vẽ nhỏ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ và biết khi tham gia giao thông đường thủy thì phải biết chấp hành luật GT đường sông * Kỹ năng: cũng cố kĩ năng vẽ thuyền dồng thời biết phối màu để SP thêm sinh động, bố cục sắp xếp hài hòa. * Thái độ: - Giáo dục tính thẩm mĩ, biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn SP của mình và biết tạo ra SP. I. Chuẩn bị: - Tranh dán cột đèn tín hiệu giao thông đường bộ.. giấy, keo, khăn lau tay. - Đĩa hát có bài hát: Đèn xanh đèn đỏ. II.Cách tiến hành: Hoạt động 1: ổn định tổ chức gây hứng thú: Cô và trẻ hát bài: "Đèn xanh đèn đỏ" - Các con vừa hát bài hát nói về gì? (các loại đèn tín hiệu) - Có tất cả mấy đèn?(3 đèn) - Đèn tín hiệu giao thông có dạng hình gì? (tròn) - đó là những màu gì? (đỏ, vàng, xanh) Vậy khi đi qua ngã tư đường phố các con phải làm gì? (nhìn đèn) Hôm nay cô cùng các con hãy dán thật nhiều đèn hiệu giao thông để nhắc nhở mọi người ai ai cũng chấp hành luật lệ giao thông nhé! Hoạt động 2: Nội dung * Quan sát và nhận xét tranh mẫu: Cô cho trẻ xem tranh và hỏi: - Cô có bức tranh gì? - Đèn giao thông có những màu gì? - Màu đèn gì ở trên cao? tiếp theo là đèn giao thông màu gì? (đỏ, xanh, vàng.) - Đèn giao thông giống hình gì? Cô dán đèn giao thông gồm có các hình tròn màu đỏ, xanh, vàng. * Cô làm mẫu: Để dán đèn giao thông, trước tiên cô sẽ xếp 3 hình tròn theo thứ tự đỏ, vàng, xanh. - Hình nào xếp đầu tiên các con? Trẻ nói cô làm. - Hình tròn màu đỏ, tiếp theo là màu vàng, cuối cùng là màu xanh. - Sau khi xếp xong cô lật mặt trái phết hồ và đặt về chỗ cũ và lần lượt dán đèn khác. Cô dán xong rồi giờ các con quan sát xem có tất cả mấy chiếc đèn? (trẻ đếm) Cô mời cả lớp về bàn ngồi. * Trẻ thực hiện: cho trẻ ngồi vào bàn nhắc trẻ ngồi đúng tư thế. - Để dán được đèn hiệu giao thông chúng mình phải làm gì? - Xếp như thế nào? (trẻ nói cách xếp thứ tự giống mẩu của cô) - Khi xếp xong chúng ta phải làm gì nữa? (phết hồ), phết hồ mặt nào? (trái) Cô bao quát và hướng dẫn thêm cho những trẻ còn lúng túng. * Nhận xét sản phẩm. Cô treo sản phẩm của trẻ lên giá, hướng trẻ chú ý vào sản phẩm. Hỏi trẻ thích tranh nào nhất? Vì sao con thích bức tranh đó? Cô nhận xét chung, tuyên dương những trẻ dán đẹp, nhắc nhở những trẻ còn lại để lần sau trẻ cố gắng hơn. Hoạt động 3: Kết thúc Cô cùng trẻ hát và vận động bài ''Đèn giao thông'' Hoạt động ngoài trời - TCVĐ: +Đèn xanh-đèn đỏ +Gieo hạt - HĐCĐ: Đi dạo trong sân trường. - CTD: Chơi chong chóng ,búp bê. - Trẻ biết luật chơi,cách chơi ,hứng thú tham gia vào các trò chơi. - Trẻ đi dạo cùng cô trật tự, -Trẻ chơi trật tự I. Chuẩn bị: Một số PTGT(Xe máy,xe đạp,ô tô)…Số lượng trong phạm vi 4.bóng,chong chóng II.Tiến hành: TCVĐ : Chèo thuyền. -Cô nói luật chơi,cách chơi. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần HĐCCĐ:Đi dạo trong sân trường Hôm nay thời tiết rất mát mẻ,các con cùng cô đi dạo quyanh san nhé Cô nhác nhở trẻ trước khi đi dạo Chơi tự do: Chơi với chong chóng,búp bê. - Trẻ chơi cô bao quát trẻ -Nhận xét sau khi chơi Hoạt động chiều Nghe tiếng kêu đoán tên PTGT Vệ sinh nêu gương tặng cờ bé ngoan -Trẻ lắng nghe và đoán những PTGT theo tiếng còi -Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch II. Tiến hành: Cho trẻ đọc bài thơ :Tiếng động quanh em Các con vừa đọc bài thơ gì? Có rất nhiều tiếng còi của các PTGt bây giờ các con cùng đoán những PTGT qua tiếng còi nhé. Cô mở và cho trẻ đoán,cô gợi ý và khuyến khích trẻ đoán * Chơi tự do: Cho trẻ chơi với đồ chơi I. Chuẩn bị: Thùng đựng nước, xô chậu, khăn…. - Trẻ vệ sinh chân tay sạch sẽ - Tuyên dương tặng cờ bé ngoan cuối ngày. Thứ 5 12/4/2012 PTNT (Toán) Ghép các hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích *Kiến thức: Trẻ biết hát đúng lời, đúng giai điệu, vui tươi, hồn nhiên. Trẻ biết tên bài hát và tác giả, hiểu được nội dung bài hát. * Kĩ năng: Trẻ biết vận động minh họa bài hát một cách nghộ nghĩnh, phản ứng nhanh nhẹn. * Thái độ:Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi, nhộn nhịp, giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ các con vật. I. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 1 bộ hình học - Tranh ghép mẫu của cô - Một số PTGT đặt xung quanh lớp. II- Tiến hành: Hoạt động 1: ổn định và gây hứng thú. cho cả lớp hát bài " em tập lái ô tô" Các con vừa hát bài hát nói về loại PTGT gì? (trẻ kể). * Tất cả các loại PTGT rất đa dạng và phong phú và hoạt động rất nhiều nơi khác nhau nhưng đều giúp con người chở hàng hóa, chở người đi từ nơi này sang nơi khác. Hôm nay chúng mình cùng nhau ghép các hình học đẻ tạo thành các PTGT mà con thích và ghép theo yêu cầu của cô nhé! Hoạt động 2: Nội dung. * Ôn nhận biết phân biệt các hình - Cho trẻ chơi ''Trốn cô'' và lấy ra đò dùng ra - Con thấy trong rá của mình có những gì? (Có các hình học) - Cho trẻ chọn và gọi tên các hình - Cô hỏi và trẻ nhận xet về đường bao quanh của hình. * Ghép các hình để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu của trẻ. - Cô treo tranh mẫu cho trẻ quan sát và nhận xét. Bức tranh cô ghép hình gì? (Hình 1 số PTGT) - Cô ghép các PTGT đó bằng những hình gì? (Trẻ nhận xét) - Trong ra các con cũng có rất nhiều hình khác nhau, chúng mình cùng nhau ghép thành các hình mà con thích nào! Trẻ thực hiện ghép, cô đi đén quan sát, hướng dẫn thêm cho trẻ. Cô hỏi trẻ con ghép được hình mới là hình gì? Để ghép được hình này con dùng những hình học nào để ghép? (Chú ý hỏi những trẻ yếu). - Cô thấy các con đã ghép được nhiều hình các PTGT khác nhau rất đẹp, giờ các con hãy ghép thành các hình khác nhau theo yêu cầu của cô xem ai ghép đúng và nhanh nhất nhé! - Cô yêu cầu trẻ ghép thuyền buồm từ những hình tam giác. Ghép tàu hỏa từ hình vuông, chữ nhật, hình tròn - Ghép ô tô từ hình vuông, tròn. Trong quá trình trẻ ghép cô chú ý quan sát và giúp đỡ trẻ. Cho trẻ đếm số hình được ghép trên mỗi PTGT. * Luyện tập: Chơi trò chơi ''Ghép hình'' Cô chia trẻ ra làm 2 đội, mỗi đội chuẫn bị 1 rá các hình học được cắt từ xốp. Khi nghe tiếng nhạc bạn đứng đầu hàng chạy lên láy ở rá đội mình 1 hình học bát kỳ và dán lên bảng, cứ như vậy bạn tiếp theo lên tìm hình và dán sao cho tạo thành hình 1 số PTGT bất kì. Sau thời gian 1 bản nhạc, đội nào dán đúng, được nhiều hình PTGT đội đó thắng cuộc. Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần, cô bao quát và động viên trẻ. * Hoạt động 3: Kết thúc Vừa rồi chúng mình cùng nhau tham gia hoạt động gì? (Ghép các hình học thành hình mới là các PTGT). Cho trẻ bắt chước tiếng kêu của các loại PTGT. * Nhận xét tuyên dương. Hoạt động ngoài trời - TCVĐ: Thuyền vào bến - HĐCĐ: Đọc đồng dao :Đi cầu đi quán CTD: -xếp máy bay. -Trẻ biết tên trò chơi,luật chơi ,cách chơi -Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi -Trẻ biết tên bài đồng dao,đọc thuộc và đúng bài đồng dao. - Trẻ chơi trật tự không tranh dành đồ chơi của bạn I. Chuẩn bị: giấy cho trẻ xếp máy bay ,mỗi cháu 1 chiếc thuyền giấy có màu sắc khác nhau -Cờ chấm tronfcos màu trùng vói màu của chiếc thuyền.kí hiệu đó là bến. I. Tiến hành: TCVĐ: Thuyền vào bến - Cô hỏi trẻ luật chơi và cách chơi +Cô nhắc lại : -Luật chơi:Thuyền vào đúng bến theo đúng tín hiệu. Cách chơi : Trẻ đứng tập trung lại khi nghe cô nói:Tất cả các thuyền hãy ra khơi đánh cá”các cháu làm theo động tác chèo thuyền hoặc làm động tác thuyền vượt sóng.Khi nghe cô nói: “Trời sắp có bão to”thì tất cả thuyền sẽ về bến của mình(thuyền có màu nào thì tìm về đúng bến có màu đó) Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần(Sau mỗi lần chơi cô đổi chỗ các bến và các chausddooir thuyền cho nhau) HĐCCĐ: Đọc đồng dao : “Đi cầu-đi quán” Cô đọc cho cả lớp nghe 1-2 lần Cô cho cả lớp đọc 2-3 lần - cho từng tổ thi đua Chơi tự do: Xếp máy bay. -Trẻ chơi cô quán xuyến bao quát trẻ - Động viên trẻ khi chơi Hoạt động chiều Ôn trẻ yếu môn toán (Đếm trong phạm vi 5) Vệ sinh nêu gương tặng cờ bé ngoan -Dạy trẻ biết đếm trên đối tượng từ 1 đến 5. -Trẻ đếm thứ tự từ 1 đến 5 mà không bỏ sót 1 đối tượng -Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch IChuẩn bị: một số đồ dùng có số lượng là 5 II.Tiến hành: Cô tập trung trẻ lại:Hôm nay cô sẽ cho các con đếm số lượng một số đồ dùng trong lớp Cô cho từng trẻ đếm,hướng dẫn và khuyến khích thêm cho trẻ I. Chuẩn bị: Thùng đựng nước, xô chậu, khăn…. - Trẻ vệ sinh chân tay sạch sẽ - Tuyên dương tặng cờ bé ngoan cuối ngày. Thứ 6 13/4/2012 -Dạy hỏt: Em đi chơi thuyền -NH: Đèn đỏ đèn xanh -TC: Đi đúng đường 1. Kiến thức: - Phát triển tai nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ. - Trẻ hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát kế

File đính kèm:

  • docgiao an phuong tien giao thong.doc