1/ Phát triển thể chất :
- Thực hiện khéo léo các vận động: Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân, Bò chui qua cổng, ống dài, Ném trúng đích bằng 1 tay.
- Thực hiện phối hợp với các cơ quan cơ thể trong các vận động
- Phối hợp khéo léo các cử của bàn tay, ngón tay trong các hoạt động: Lắp ráp, xếp hình, tết, gập giấy làm đồ chơi về các phương tiện giao thông.
- Biết những nơi nguy hiểm(lòng đường phố, lòng đường làng, đường tàu) và không chơi gần nơi đó.
2/ Phát triển nhận thức :
- Biết tên so sánh một số phương tiện giao thông qua đặc điểm, ích lợi, nơi hoạt động.
- Biết phân loại phương tiện giao thông theo 1-2 dấu hiệu đặc trưng.
- Nhận biết được một số biển hiệu giao thông đường bộ và một số quy định đơn giản của Luật giao thông dành cho người đi bộ.
- Nhận ra phía bên tay phải, phía bên tay trái.
- So sánh 2 nhóm phương tiện giao thông, nhận ra số lượng, chữ số và thứ tự trong phạm vi 5.
- Nói đúng tên hình, nhận ra điểm khác nhau của các hình, phân loại các hình theo 1-2 dấu hiệu, chắp ghép được các hình để tạo ra hình mới
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Phân biệt được âm thanh của một số phương tiện giao thông quen thuộc.
- Biết trả lời và đặt một số câu hỏi: “ Ai đây?”, “ Cái gì?”, “ Ở đâu?”, “ Để làm gì?” để mô tả về các phương tiện giao thông.
- Sử dụng phù hợp các từ chỉ tên, chỉ các hoạt động, môi trường hoạt động và có thể diễn đạt những hiểu biết của bản thân về các phương tiện giao thông quen thuộc.
- Đọc thuộc một số bài thơ, kể lại những chuyện đã được nghe về các phương tiện giao thông một cách rỏ ràng và diễn cảm.
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7513 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ điểm phương tiện giao thông - Đường hàng không, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
٭٭٭
1/ Phát triển thể chất :
- Thực hiện khéo léo các vận động: Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân, Bò chui qua cổng, ống dài, Ném trúng đích bằng 1 tay.
- Thực hiện phối hợp với các cơ quan cơ thể trong các vận động
- Phối hợp khéo léo các cử của bàn tay, ngón tay trong các hoạt động: Lắp ráp, xếp hình, tết, gập giấy làm đồ chơi về các phương tiện giao thông.
- Biết những nơi nguy hiểm(lòng đường phố, lòng đường làng, đường tàu) và không chơi gần nơi đó.
2/ Phát triển nhận thức :
- Biết tên so sánh một số phương tiện giao thông qua đặc điểm, ích lợi, nơi hoạt động...
- Biết phân loại phương tiện giao thông theo 1-2 dấu hiệu đặc trưng.
- Nhận biết được một số biển hiệu giao thông đường bộ và một số quy định đơn giản của Luật giao thông dành cho người đi bộ.
- Nhận ra phía bên tay phải, phía bên tay trái.
- So sánh 2 nhóm phương tiện giao thông, nhận ra số lượng, chữ số và thứ tự trong phạm vi 5...
- Nói đúng tên hình, nhận ra điểm khác nhau của các hình, phân loại các hình theo 1-2 dấu hiệu, chắp ghép được các hình để tạo ra hình mới
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Phân biệt được âm thanh của một số phương tiện giao thông quen thuộc.
- Biết trả lời và đặt một số câu hỏi: “ Ai đây?”, “ Cái gì?”, “ Ở đâu?”, “ Để làm gì?”…để mô tả về các phương tiện giao thông.
- Sử dụng phù hợp các từ chỉ tên, chỉ các hoạt động, môi trường hoạt động và có thể diễn đạt những hiểu biết của bản thân về các phương tiện giao thông quen thuộc.
- Đọc thuộc một số bài thơ, kể lại những chuyện đã được nghe về các phương tiện giao thông một cách rỏ ràng và diễn cảm.
4.Phát triển thẫm mĩ:
- Nghe hát, nghe nhạc, hát đúng và thể hiện những cảm xúc phù hợp qua các bài về các phương tiện giao thông quen thuộc.
- Biết sử dụng các vật liệu và phối hợp các màu sắc, đường nét, hình dạng để tạo ra các sản phẩm tạo hình về các phương tiện giao thông quen thuộc.Biết giữ gìn các sản phẩm tạo hình.
5. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Làm theo người lớn, một số quy định thông thường của luật giao thông đường bộ.
- Có một số hành vi văn minh khi đi trên xe và đi ngoài đường.
- Yêu mến người lái xe và người điều khiển phương tiện giao thông.
* Chuẩn Bị:
- Tranh ảnh thuộc chủ đề phương tiện giao thông
- Một số mô hình về các loại xe, thuyền,…
- Đồ chơi ở các góc…
* Trò chơi:
- Trò chơi học tập: về đúng nhà, chọn đúng hình, phương tiện nào biến mất, đi theo tin hiệu đèn…
- Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất, nhảy qua suối, ô tô và chim sẽ, máy bay cất cánh,…
Mạng nội dung:
Bé biết được phương tiện giao thông đường bộ gồm có những loại phương tiện nào.
Biết được phương tiện giao thông đường sắt là gì.
Biết cấu tạo, màu sắc, âm thanh, kích thước, tốc độ, nhiên liệu…
Công dụng của nó và các dịch vụ giao thông.Biết được một số quy định đơn giản của luật giao thông đường bộ.
Bé biết được phương tiện giao thông đường thủy gồm có những loại phương tiện nào.
Biết được phương tiện giao thông đường thủy là gì.
Biết cấu tạo, màu sắc, âm thanh, kích thước, tốc độ, nhiên liệu…
Công dụng của nó và các dịch vụ giao thông.
Phương tiện giao thông đường bộ và luật giao thông
Chủ đề:5
Giao thông
Phương tiện giao thông đường thủy
Phương tiện giao
thông đường hàng
không
Bé biết được phương tiện giao thông đường hàng không gồm có những loại phương tiện nào.
Biết được phương tiện giao thông đường hàng không là gì.
Biết cấu tạo, màu sắc, âm thanh, kích thước, tốc độ, nhiên liệu…
.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
KẾ HOẠCH TUẦN 16 ( Từ ngày ….– …. /…./ 2012 )
NHÁNH: GIAO THÔNG ĐƯỜNG KHÔNG.
Ngày
Hoạt
động
Thứ Hai
Ngày
Thứ Ba
Ngày
Thứ Tư
Ngày
Thứ Năm
Ngày
Thứ Sáu
Ngày
Đón trẻ
- Trò chuyện đầu giờ với trẻ về các Phương tiện giao thông đường không.
- Điểm cháu theo danh sách lớp.
-Trao đổi với phụ huynh về việc học của cháu.
Thể dục sáng
* Hô hấp: Thổi bong bóng.
*Tay vai 2: Đưa 2 tay ra phía trước và vỗ vào nhau.
* Lưng bụng 2: Quay người sang bên.
* Chân 2: Đứng, một chân nâng cao, gập gối.
Hoạt động học
THỂ CHÁT
* Bò chui qua cổng , ống dài.
NGÔNNGỮ
* Bé tập kể chuyện
THẪM MỸ
* Nặn máy bay
NHẬNTHỨC
*So sánh 2 nhóm đôi tượng trong phạm vi 5
TC&KNXH
* Bé với các PTGT đường hàng không
Hoạt động góc
*TN:Béchăm sóc cây xanh
*TV: Xem tranh ảnh về chủ đề.
*TH: Vẽ, nặn, xé dán về các phương tiên giao thông hàng không
*PV: Làm chú cảnh sát giao thông.
*TH: Vẽ nặn, xé dán các biển báo giao thông.
*XD: Bé xây nhà ga.
*TN:Bé chăm sóc cây xanh
*AN:Hát,biểu diển các bài hát về chủ đề.
*TV:Xem tranh ảnh về chủ đề.
*TV:Xem tranh ảnh về chủ đề.
*AN:Hát các bài hát về chủ đề.
* XD: Bé xây nhà ga.
*AN: Hát các bài hát về chủ đề.
*TV:Xem tranh ảnh về chủ đề.
*PV: Làm chú phi công.
Hoạt động ngoài trời
- Xếp hình máy bay bằng que.
- Đi dạo quanh sân trường.
- Vẽ phấn dưới sân.hình may bay
- Máy bay cất cánh
- Đoàn tàu nhỏ xíu.
Trả trẻ
- Nêu gương.
- Dặn dò..
-Trả trẻ.
Duyệt tổ khối GV lập kế hoạch
Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN : PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI : CHUYỀN BẮT BÓNG QUA ĐẦU , QUA CHÂN
NGÀY DẠY : …………..
☼☼☼
I / Mục Đích Yêu Cầu :
1. Kiến thức:
- Cháu biết chuyền bắt bóng qua đầu .
- Cháu biết cuyền bóng và bắt bóng bằng hai tay, không làm rơi bóng, không ôm bóng vào mình.
2. Kỹ năng:
- Cháu phối hợp nhịp nhàng , .
- Rèn luyện khả năng chính xác, nhanh nhẹn cho trẻ.
3. Thái độ:
- Khi tập luyện cháu không được xô đẩy hay ném bóng vào nhau.
II / Chuẩn Bị :
- Tranh ảnh về một số PTGT đường hàng không.
- Bóng 4-6 quả.
- Sọt 3 cái.
- Còi.
- Lớp học rộng thoáng.
III / Tiến Hành Hoạt Động :
1/ Khởi động:
- Cô đọc bài thơ “ Tập hợp nhanh”.
- Cho cháu tập hợp thành 3 hàng dọc theo tổ của lớp, kết hợp đi các kiểng chân và tay.
- Di chuyển thành 3 hàng ngang theo tổ.
2 / Trọng động :
- Cho cháu tập bài tập phát triển chung.
* Hô hấp: Thỏi bong bóng.
*Cơ tay và bả vai 2:
+ Chuẩn Bị: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai.
+ Hai tay sang ngang cao bằng vai.
+ Hai tay đưa về phía trước, vỗ tay vào nhau.
+ Hai tay sang ngang.
+ Hạ hai tay xuống, tay xuôi theo người.
* Cơ lưng bụng 2:
+ Chuẩn Bị: Đúng thẳng, tay chống hông.
+ Quay người sang phải .
+ Trở lại tư thế căn bằng .
* Cơ Chân 2:
+ Chuẩn Bị: Đứng thẳng, hai tay chống hông.
+ Chân phải nâng cao, đầu gối gập vuông góc.
+ Hạ chân phải xuống, đứng thẳng.
+ Chân trái nâng cao, đầu gối gập vuông góc .
+ Hạ chân phải xuống, đứng thẳng.
3 / Vận động cơ bản :
- Cho cháu xếp thành 3 hàng dọc theo nhóm .
- Cô giới thiệu với cháu bài tập “Chuyền bắt bóng qua đầu ”.
- Cô thực hiện mẫu động tác “Chuyền bắt bóng qua đầu ”.
- Tương tự cô cho cháu thực hiện vận động “ Đập và bắt bóng tại chổ”
- Cô cho cháu phối hợp vận động 2 động tác.
*Giải thích:
Cô đứng chân rộng bằng vai, hai tay cầm bóng đưa lên đầu, hơi ngả ra sau, bạn phái sau nhận bóng bằng hai tay và chuyền cho bạn kế tiếp,….
- Cô tiến hành cho cháu thực hiện bài tập “Chuyền bắt bóng qua đầu ” - Cho cháu thực hiện theo các hình thức như : nhớm, lớp, ….
- Cháu thực hiện cô bao quát lớp và sữa sai cho cháu kịp thời.
* Trò Chơi :
- Cô cho cháu chơi trò chơi “Ném bóng vào rổ”.
* Luật chơi: Ném bóng vào rổ, nếu nhiều quả bóng không nảy ra ngoài là thắng cuộc.
* Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm xếp thành hàng dọc theo vạch chuẩn, lần lượt cho trẻ đứng theo vạch chuẩn, mỗi trẻ mỗi lần thực hiện ném 1 quả bóng vào rổ, Ném xong trẻ xuống cuối hàng, tiếp tục trẻ khác thực hiện.
- Cô giới thiệu trò chơi , cô giải thích cách chơi và luật chơi cho cháu hiểu.
- Cho cháu chơi thử 1lần.
- Trò chơi được thực hiện 2-3 lần.
- Chơi theo hình thức thi đua tổ.
4 / Hồi Tĩnh:
- Cho cháu chơi trò chơi “Đoàn tau nhỏ xíu”.
- Cô và cháu cùng đi nhẹ nhàng 1-2 vòng tròn kết hợp với hít thở khi kết thúc tiết học.
* Ý KIẾN TỔ KHỐI * GIÁO VIÊN LẬP KẾ HOẠCH
Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐỀ TÀI: SO SÁNH 2 NHÓM ĐỐI TƯỢNG TRONG PHẠM VI 5
NGÀY DẠY : ………..
☼☼☼
I / Mục Đích Yêu Cầu :
1. Kiến thức:
- Cháu biết được tên một số phương tiện giao thông: đường hàng không.
- Cháu đếm trên các đối tượng trong phạm vi 5, so sánh giữa 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5.
- Biết được công dụng, tốc độ, nhiên liệu, người điều khiển, nơi hoạt động,…của các loại phương tiện giao thông đường hàng không…
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện được khả năng quan sát cho trẻ.
3. Thái độ:
- Biết thu dọn đồ dùng đồ chơi sau khi học xong và Giáo dục trẻ có tinh thần học tập và ý thức rèn luyện bản thân.
- Trẻ thích thú học tập, thích thú hoạt động
II / Chuẩn Bị :
- Tranh ảnh về một số phương tiện giao thông đường hàng không( máy bay, trực thăng, cáp treo…) .
- Các thẻ hình lôtô.
- Máy bay bằng bìa cứng cho cháu và cô với số lượng 5.
+ Kỹ năng sống:
III / Tiến Hành Hoạt Động :
1. Quan sát, trò chuyện:
- Cô và cháu cùng hát bài “ Đu quay”.
- Trò chuyện về nội dung của bài hát
+ Bài hát nói về gì? Chiếc đu quay
+ Đây là PTGT đường gì? Đường hàng không
+ Ngoài PTGT đường hàng khộng còn những PTGT đường gì nữa?Trẻ kể
- Giaó dục cháu biết đi trên vĩa hè và đi đường bên phải, tuân thủ các các tín hiệu đèn giao thông,……..
2. Dạy nhận thức:
- Cô giới thiệu về các phương tiện giao thông: đường hàng không?
+ Giao thông đường không: máy bay , kinh khí cầu, trực thăng,…….
- Cô gọi hỏi cháu về từng loại phương tiện và công dụng, nơi hoạt động của các phương tiện
+ Máy bay , kinh khí cầu, trực thăng,…….nơi hoạt động là ở đâu? ở trên trời
- Tương tự cô hỏi về các nhiên liệu, người điều khiển các phương tiện.
- Cô mời cháu trả lời câu hỏi của cô.
- Giaó dục ngồi yên khi đi tàu ghe và phải mặc áo phao, tuân thủ các các tín hiệu đèn giao thông,…….
- Cô tạo tình huống cô cùng cháu hôm nay đi đến tham quan một nơi “ Sân bay”
- Đến nơi cô trò chuyên cùng cháu. Cô mời cháu đếm số máy bay có trong sân bay.
- Máy bay cất cánh bay đi 2 chiếc và gợi hỏi cháu so sánh số máy bay bay đi và số máy bay còn lại ở sân bay.
- Cô mời cháu lấy rổ đồ dùng
- cùng trò chuyện cho cháu đếm số lượng máy bay có trong rổ của mình.
3. Luyện tập:
- Cô mời cháu chơi trò chơi “ Tạo nhóm theo yêu cầu của cô”
- Cháu tham gia chơi
- Cô nhận xét cháu chơi.
4.Trò chơi:
- Cô giới thiệu trò chơi ‘‘Tìm đúng bạn”.
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho cháu hiểu.(Cháu sẽ tìm bạn có số lượng chấm tròn giống với mình. Khi kết thúc bài hát của cô.)
- Cho cháu chơi trò chơi 1-2 lần
- Cô nhận xét, tuyên dương cháu..
* Giaó dục :
- Giaó dục biết thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp sau khi học xong.
* DUYỆT TỔ KHỐI * GV LẬP KẾ HOẠCH
Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI:BÉ TẬP KỂ CHUYỆN
NGÀY DẠY : 13/03/2012.
I / Mục Đích Yêu Cầu :
1. Kiến thức:
- Cháu ghi nhớ được nội dung của bức tranh, và liên kết các chi tiết trên các tranh thành nội dung của câu chuyện…
2. Kỹ năng
- Cháu kể rỏ ràng các chi tiết trên tranh , rèn khả năng nói lưu loát, rõ ràng….
3. Thái độ:
- Qua đó giáo dục cháu biết vâng lời, chăm ngoan học giỏi và biết ơn các chú phi công.Biết phối hợp cùng các bạn trong nhóm
II / Chuẩn Bị :
- Tranh ảnh về các Phương tiện giao thông đường hàng. không
- Tranh minh họa câu chuyện
- Các thẻ chữ từ khó.
- Tranh nhỏ cho cháu
III / Tiến Hành Hoạt Động :
1. Quan sát, trò chuyện:
- Vào giờ cô và cháu dạo chơi xem tranh về các phương tiện giao thông
Đường hàng không.
- Trò chuyện về nội dung của cuộc dạo chơi.
- Cô gợi ý hỏi cháu :
+ Tranh có những loại phương tiện nào?
+ Nơi hoạt động giao thông đường không là ở đâu?
+ Ích lợi của từng loại phương tiện
* Giới thiệu :
- Chơi trò chơi « trời tối, trời sáng » Cô gợi ý giới thiệu các bức tranh của cô.
- Cô gợi hỏi trò chuyện về nội dung tranh
+ Tranh vẽ gì ?
+ Các bạn nhỏ đang làm gì ?
+ Các chú này là ai ?
+ Công việc của họ là làm gì ?
- Tương tự cô lần lượt gợi hỏi cháu về các bức tranh còn lại.
2. Cô mời cháu kể chuyện :
- Cô chia cháú thành 3 nhóm với 3 bộ tranh.
- Cô mời cháu về đúng nhóm và thảo luận sắp xếp trình tự nội dung các bức tranh. Sau đó cô mời đại diện nhóm đứng lên và kể lại câu chuyện.
- Giáo dục cháu không tranh giành, phải biết phối hợp cùng bạn.
- Cháu kể chuyện cô gợi ý để giúp cháu hoàn thành nội dung câu chuyện.
- Cô giải thích một số từ khó cho cháu hiểu “Đường hàng không, trực thăng…
- Cô mời cháu cùng cô đặt tên cho câu chuyện.
- Cháu đặt theo tổ, cá nhân, cô chọn tên truyện phù hợp
3. Đàm thoại câu hỏi:
- Cô và cháu cùng trò truyện về nội dung của câu chuyện.:
+ câu chuyện nói về những loại phương tiện nào?
+ Các bạn trong câu chuyện đã mơ ước gì?
- Cô mời vài cháu trả lời.
- Cô giáo dục cháu khi ngồi trên tàu xe không được đùa giởn hay thò đầu và đưa tay ra ngoài của sổ,thực hiện an toàn giao thông…
4. Cháu chơi trò chơi: “Xếp tranh”
- Cô giải thích cách chơi và luật chơi cho cháu hiểu.
- Cho cháu chơi 1-2 lần .
- Cô giáo dục cháu phải biết tuân thủ các luật lệ giao thông và phải có hành vi văn minh khi tham gia giao thông, hướng dẩn cách đi đường cho cháu,….
* Ý KIẾN TỔ KHỐI * GIÁO VIÊN LẬP KẾ HOẠCH
Phạm Bạch Tuyết Bùi Thị Xuân
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN : PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
ĐỀ TÀI : NẶN MÁY BAY. ( Theo mẫu)
NGÀY DẠY : ………….
I / Mục Đích Yêu Cầu :
1. Kiến thức:
- Cháu biết được một số phương tiện giao thông đường không như: máy bay, kinh khí cầu, trực thăng, đặc điểm, hình dáng…...
2. Kỹ năng:
- Cháu thể hiện tốt các kĩ năng lăn tròn, ấn dep để tạo ra sản phẩm.
3. Thái độ:
- Cháu biết giữ gìn và yêu quý các sản phẩm của mình và của bạn.
- Cháu thu dọn đồ dùng gọn gàng sau khi học xong.
II / Chuẩn Bị :
- Tranh ảnh về một số PTGT đường không.
- Mẫu nặn của cô
- Đất nặn, khăn lau tay, dĩa đựng sản phẩm cho cháu.
- Bàn trưng bày.
* Tích hợp:
+ Kỹ năng sống: Cháu biết tư lấy đồ dùng và thu gọn chúng sau khi học xong.
+ Tiết kiệm năng lượng: Rửa tay biết tiết kiệm nguồn nước
III / Tiến Hành Hoạt Động :
1. Quan sát, trò chuyện.
- Cô và cháu cùng dạo chơi xem tranh về các phương tiện giao thông đường hàng không .
- Cho cháu về chổ ngồi và gọi hỏi cháu về cuộc dạo chơi.
+ Con xem tranh về những phương tiện gì? Máy bay
+ Máy bay bay ở đâu?trên trời
+ Máy bay bay được là nhờ vào cái gì?Cánh máy bay, động cơ,…
2. Quan sát tranh mẫu.
- Cô cho cháu chơi trò chơi “Trời tối - trời sáng”
- Cô cho xuất hiện mẫu nặn máy bay của cô.
- Trò chuyện về vật mẫu.
+ Trong dĩa của cô có gì? Máy bay, trực thân,
+ Máy bay có những bộ phận nào? Thân, cánh, Đầu,…
+ Máy bay bay được là nhờ vào bộ phận nào? 2 cánh 2 bên
+ Máy bay bay ở đâu? Trên trời
+ Thân máy bay có dạng hình gì? Hình trụ
+Cánh máy bay có dạng hình gì?
+ Phần đuôi như thế nào?
- Cô cho cháu lấy đồ dùng về chổ ngồi và thực hiện nặn cùng cô.
- Cô vừa thực hiện vừa giải thích cách thực hiện
( Các bạn lấy một ít đất nặn lăn dọc để tạo thành phần thân máy bay, tương tự cô hướng dẫn cháu nặn các bộ phận còn lại sau đó kết dính chúng lại để tạo thành sản phẩm.
- Cháu thực hiện , cô bao quát và động viên cháu .
- Cô gợi ý để cháu hoàn thành tốt sản phẩm của mình.
4. Trưng bày sản phẩm.
- Cháu nặn xong cho cháu trưng bày sản phẩm.
.- Mời một vài cá nhân nhận xét sản phẩm nào đẹp nhất?
- Vì sao đẹp?
- Cô nhận xét chung và giải thích với trẻ vì sao sản phẩm đó không đẹp.
- Cô nhận xét sản phẩm đẹp và động viên sản phẩm chưa đẹp.
- Sản phẩm nào chưa hoàn chỉnh thì lần sau cố gắng hơn.
- Cô nhận xét chung các sản phẩm của cháu .
- Tuyên dương các cháu thực hiện tốt và kuyến khích các cháu thực hiện chưa tốt lần sau thực hiện tốt hơn.
- Giaó dục cháu biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
- Giaó dục cháu rửa tay sạch sẽ và biết tiết kiệm nước khi rửa tay.
- Kết thúc hát bài “Anh phi công ơi” và cho cháu thu dọn đồ dùng vào góc gọn gàn.
* Ý KIẾN TỔ KHỐI * GV LẬP KẾ HOẠCH
Phạm Bạch Tuyết Buì Thị Xuân
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN : TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
ĐỀ TÀI : BÉ VỚI CÔNG VIỆC CỦA CHÚ PHI CÔNG
NGÀY DẠY : ………….
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được một số loại phương tiện giao thông đường hàng không.
- Trẻ biết được muốn làm chú phi công phải học thật giỏi. và thể hiện tình cảm dành cho chú phi công.
- 2.Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng chú ý, sự phối hợp nhẹ nhàng giữa tư duy và ngôn ngữ.
- Rèn luyện cho trẻ khả năng tư duy, nhận biết những đặc điểm nổi bật.
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ sự kiện nổi bật.
3.Thái độ:
- Biết kính trọng, yêu thương người làm dịch vụ giao thông.
- Giáo dục trẻ có tinh thần học tập và ý thức rèn luyện bản thân.
- Trẻ thích thú học tập, thích thú hoạt động.
- Trẻ biết yêu quý các loại phương tiện giao thông, yêu quý con người, tuân theo luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Tranh các loại phương tiện giao thông đường hàng không
- Giấy thơm hoa cỏ khô, keo, kéo.
- Một số dụng cụ của các tiếp viên hàng không, phi công.
- Tiếng kêu của một số PTGT trên máy.
III. Tiến hành hoạt động:
1. Trò chuyện:
- Cho trẻ ráp bức tranh về máy bay, phi cơ, khinh khí cầu. Sau đó cô gợi hỏi cho trẻ nói lên bức tranh nói lên điều gì?
- Hỏi trẻ sau này lớn lên mơ ước làm gì? Trẻ nói lên suy nghĩ của mình.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng người làm dịch vụ giao thông
2. Nhận thức- tình cảm
- Chơi trò chơi : “ Trời tối, trời sáng”
- Cô Cho trẻ cùng cô xem tranh sân bay, cô hỏi trong nội dung tranh? Cho trẻ kể
+ Các bạn xem trong tranh có các loại phương tiện giao thông gì? máy bay,
+ Hãy cho cô biết: máy bay, phi cơ, khinh khí cầu hoạt động ở đâu? Trên trời
+ Tiếng kêu của nó như thề nào?
- Cô cho cháu lắng nghe âm thanh của các phương tiện giao thông
- Cô mời cháu mô phỏng lại tiếng kêu của các phương tiện
+ Ai là người lái những phương tiện này? Chú phi công
+ Công việc của chú phi công như thế nào? Trẻ kể
- Cho cháu xem tranh về những công việc của chú phi công trước khi máy bay cất cánh
+ Các bạn muốn lớn lên mình làm gì?
+ Bạn nào thích trở thành chú phi công? Cô mời trẻ
- Giáo dục trẻ phải biết yêu quý và quý trọng những cô chú phi công
- Ngoài chú phi công làm công việc lái máy bay thì còn có những cô tiếp viên hàng không làm công việc phục vụ cho hành khách khi đi trên máy baý.
- Cô cho cháu xem tranh và trò chuyện,
- Cô gợi hỏi để cháu nói lên tình cảm của mình dành cho các cô chú làm việc trên máy bay.
3. Trò chơi:
* Cho trẻ chơi trò chơi: Sờ tay đoán vật
- Cách chơi: Cô có các loại phương tiện giao thông bằng mũ vào thùng quà sau đó cô cho từng đội lên và sờ cho xem đó là đồ dùng gì? Và diễn tả lại cho tổ nghe để đoán và trẻ cố gắng đoán nhiều sẽ thắng.
+ Sau khi trẻ sờ và đoán đúng cô sẽ cho trẻ thực hiện làm công việc của chú phi công những chiếc máy bay bay cao.
- Cô gợi hỏi trẻ khi được làm chú phi công như thế nào? Trẻ nói lên suy nghĩ của mình.
- Cho trẻ chơi 2 lần.
- Kết thúc hát bài “Anh phi công ơi” và cho cháu thu dọn đồ dùng vào góc gọn gàn.
* Ý KIẾN TỔ KHỐI * GV LẬP KẾ HOẠCH
Phạm Bạch Tuyết Buì Thị Xuân
File đính kèm:
- CHU DE PTGT-DUONG HANG KHONG.doc