I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Phát triển thể chất:
- Phát triển cho trẻ một số vận động cơ bản: đi, chạy, bật, nhảy lò cò Một số kỹ năng: cầm giấy, xé; cầm bút, di chuột máy tính
- Phát triển cho trẻ các kỹ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng chăm sóc cây: lau lá, nhổ cỏ, tưới nước, xới đất
- Dạy trẻ ăn đều các loại rau, quả, không kén chọn. Rửa sạch rau và hoa quả trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh. Biết phối hợp ăn đều các chất trong ngày tết, hạn chế ăn đồ ngọt nhất là trước bữa ăn. biết vui chơi và nghỉ ngơi hợp lý trong những ngày tết
2.Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết tên gọi, ích lợi của một số loại cây xanh, rau, hoa, quả , bánh, mứt kẹo qen thuộc trong ngày tết, biết được các phong tục thông thường trong ngày tết cổ truyền.
- Biết một số đặc điểm rõ nét, nổi bật của các loại cây, rau và hoa quả, thực phẩm .Trẻ biết quan sát, so sánh nhận xét những điểm giống nhau và khác nhau rõ nét giữa 2-3 loại cây, 2-3 loại hoa, rau, quả , thực phẩm, bánh kẹo(hình dáng, màu sắc )
- Phát triển cho trẻ tính ham hiểu biết và óc quan sát.
- Biết cùng gia đình lựa chọn, bảo quản các loại rau, hoa, quả,thực phẩm trong ngày tết . biết các món ăn đặc trưng của ngày tế cổ truyền
3. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp:
- Trẻ biết sử dụng một số từ chỉ tên gọi, các bộ phận và miêu tả một số đặc điểm nổi bật rõ nét của cây, rau, hoa, quả , thực phẩm, các món ăn trong ngày
- Trẻ biết kể chuyện về các loại cây của mùa xuân, trò chuyện về các loại rau, hoa, quả các món ăn ngày tết mà trẻ thích.
- Biết chào hỏi, chúc tết những người thân trong gia đình, người lớn tuổi
4. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của các loại cây, hoa, quả, rau của mùa xuân.Trẻ biết sử dụng các học liệu khác nhau để cùng cô làm các sản phẩm về ngày tết và mùa xuân
- Vẽ, nặn các loại cây, rau, hoa, quả mà trẻ thích.Trẻ biết đọc thơ, hát múa, kể chuyện về tết và mùa xuân.
30 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3558 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Tết và mùa xuân (thời gian: 3 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm : Tết và mùa xuân
Thời gian: 3 tuần (Từ 5/1- 23/1/2009)
I. Mục tiêu của chủ đề
1. Phát triển thể chất:
- Phát triển cho trẻ một số vận động cơ bản: đi, chạy, bật, nhảy lò cò…Một số kỹ năng: cầm giấy, xé; cầm bút, di chuột máy tính…
- Phát triển cho trẻ các kỹ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng chăm sóc cây: lau lá, nhổ cỏ, tưới nước, xới đất…
- Dạy trẻ ăn đều các loại rau, quả, không kén chọn. Rửa sạch rau và hoa quả trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh. Biết phối hợp ăn đều các chất trong ngày tết, hạn chế ăn đồ ngọt nhất là trước bữa ăn. biết vui chơi và nghỉ ngơi hợp lý trong những ngày tết
2.Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết tên gọi, ích lợi của một số loại cây xanh, rau, hoa, quả , bánh, mứt kẹo qen thuộc trong ngày tết, biết được các phong tục thông thường trong ngày tết cổ truyền.
- Biết một số đặc điểm rõ nét, nổi bật của các loại cây, rau và hoa quả, thực phẩm .Trẻ biết quan sát, so sánh nhận xét những điểm giống nhau và khác nhau rõ nét giữa 2-3 loại cây, 2-3 loại hoa, rau, quả , thực phẩm, bánh kẹo(hình dáng, màu sắc…)
- Phát triển cho trẻ tính ham hiểu biết và óc quan sát.
- Biết cùng gia đình lựa chọn, bảo quản các loại rau, hoa, quả,thực phẩm trong ngày tết . biết các món ăn đặc trưng của ngày tế cổ truyền
3. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp:
- Trẻ biết sử dụng một số từ chỉ tên gọi, các bộ phận và miêu tả một số đặc điểm nổi bật rõ nét của cây, rau, hoa, quả , thực phẩm, các món ăn trong ngày
- Trẻ biết kể chuyện về các loại cây của mùa xuân, trò chuyện về các loại rau, hoa, quả các món ăn ngày tết mà trẻ thích.
- Biết chào hỏi, chúc tết những người thân trong gia đình, người lớn tuổi
4. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của các loại cây, hoa, quả, rau của mùa xuân.Trẻ biết sử dụng các học liệu khác nhau để cùng cô làm các sản phẩm về ngày tết và mùa xuân…
- Vẽ, nặn các loại cây, rau, hoa, quả mà trẻ thích.Trẻ biết đọc thơ, hát múa, kể chuyện về tết và mùa xuân.
5. Phát triển tình cảm xã hội:
- Trẻ yêu quý các loại cây xanh, các loại hoa mùa xuân ,có ý thức bảo vệ cây, không ngắt lá, bẻ cành, không dẫm chân lên thảm cỏ, không hái hoa, quả nơi công cộng
- Cảm nhận được không khí vui vẻ đầm ấm của ngày tết. Biết yêu quí những ngưòi thân trong gia đình. Biết vui vẻ ngoan ngoãn hơn với tất cả moị người trong ngày tết
II-Mạng nội dung Tết và mùa xuân
Tết dương lịch
Tết âm lịch
Trangtrí,
món ăn ngày Tết
III- Mạng hoạt động:
Phát triển thể chất
- Thể dục, vận động:
+ Đi , chạy. bước qua chướng ngại vật.
+ Bật chụm chân liên tục vào 5 ô
+ Lăn bóng và di chuyể theo bóng
- TC: Đi như gấu, bò như chuột, Thi xem tổ nào nhanh; Mèo và chim sẻ; Bắt bướm, Bịt mắt bắt dê
Phát triển ngôn ngữ
- Xem tranh ảnh về các loại rau, hoa, quả của mùa xuân . các món ăn của ngày tết
- Trò chuyện về sự phát triển của hạt và cây, trò chuyện về không khí của mùa xuân
- Trò chuyện về ích lợi, cách sử dụng và bảo quản các loại rau, hoa, quả, thực phẩm trong ngày tết
- Kể chuyện theo tranh, giải câu đố về ngày tết
Phát triển tình cảm xã hội
- Trẻ nhận biết được mối quan hệ giữa mọi người với nhau
- Yêu quí và tôn trọng một số nét văn hoá cổ truyền của người Việt nam trong ngày tết
- Hiểu được tình cảm của mọi người trong ngày tết
tết và mùa xuân
Phát triển thẩm mỹ
* Âm nhạc: * Tạo hình:
- Hát: Sắp đến tết rồi - Nặn các loại quả, củ, bánh
kẹo bé thích
- Nghe hát: Em yêu cây xanh;
Làng lúa làng hoa , - Xé dán những chiếc lá mùa
xuân
. – Vẽ hoa mùa xuân
- Trò chơi: Ai nhanh nhất - Làm sách, tranh về các món
ăn ngày tết
Nghe tiếng hát, tìm đồ vật
hoa, quả.
Phát triển nhận thức
* Làm quen với toán: * Khám phá khoa học
- Quan sát sự phát triển
- Đếm các loại rau, củ, quả, thực các loại hạt. Biết các yếu
tố để hạt phát triển tốt
phẩm có số lượng là 5
- So sánh thêm, bớt tạo sự bằng - Quan s át sự phát triển
nhau trong phạm vi 5 của cây đó - Khám phá về mưa xuân
- Phân biệt khối vuông, khối chữ
nhật
của các loại cây, hoa quanh
trường.
IV - kế hoạch hoạt động có chủ đích :
HĐCCĐ
Tuần 1
Tết dương lịch
tuần 2
Tết âm lịch
Tuần 3
Trang trí ngày tết, món ăn ngày tết
Thể dục
- Đi chạy, bước qua chướng ngại vật
- TC: Đi như gấu, bò như chuột
- Bật chụm, tách chân 5 ô( 35- 35cm)
- TC: Thi xem tổ nào nhanh
- Lăn bóng và di chuyển theo bóng
-Nhảy lò cò
mtxq
Khám phá về mùa xuân
Sự nảy mầm của hạt cây
Một số loại hoa ngày tết
văn học
Thơ: Hoa đào
Chuyện : Sự tích bánh chưng , bánh dày
Thơ : Tết đang vào nhà
âm nhạc-tạo hình
- Dạy VĐ:Sắp đến tết rồi
-TC: Ai nhanh nhất
Vẽ hoa quả ngày tết
-Dạy hát: Em thêm một tuổi
- NH: Làng lúa làng hoa
toán
ÔN: Phân biệt hình tam giác và hình vuông
Làm quen khối cầu, khối trụ
So sánh, thêm bớt trong phạm vi 5
IV.Kế hoạch tuần
TUầN I: tết dương lịch ( Từ 5/1-9/1/2009)
HOạT ĐộNG
THứ 2
THứ 3
THứ 4
THứ 5
THứ 6
ĐóN TRẻ
THể Dục sáng
- Cô giới thiệu về chủ điểm mới : Mùa xuân , cho trẻ quan sát các góc và cài tranh ảnh sưu tầm về chủ điểm.Trò chuyện với trẻ về các loại hoa, quả, các loại cây cảnh và không khí thời tiết của mùa xuân
- Tập bài tập: Theo nhạc nhà trường
Hoạt động có chủ đích
Thể dục
- Đi chạy, bước qua chướng ngại vật
- TC: Đi như gấu, bò như chuột
MTXQ
Khám phá về mùa xuân
âm nhạc
- Dạy VĐ:Sắp đến tết rồi
-TC: Ai nhanh nhất
Văn học
Thơ: Hoa đào
Toán
ÔN: Phân biệt hình tam giác và hình vuông
HOạT
ĐộNG GóC
- GóC PHÂN VAI : Gia đình thân yêu.. Siêu thị. Nấu ăn.
- GóC TạO HìNH: Vẽ, tô mầu các loại hoa. Xé dán các bông hoa bé thích, Vẽ về mưa xuân, không khí của mùa xuân
- GóC âM NHạC : Bé tập làm ca sĩ.. Múa hát các bài hát về hoa, mùa xuân
- GóC KHOA HọC: Khám phá sự đổi màu của hoa lá ,chơi với kính lúp , đồng hồ ...
- GóC Văn học: Xem sách, tranh ảnh về mùa xuân. Làm sách về các loại thực phẩm,đồ ăn ngày tết
- GóC XÂY DựNG - lắp ghép : Xây vườn hoa.ngày xuân
- GóC HọC TậP: Vẽ tô mầú các loại thực phẩm, các loạ cây, hoa… có số lượng
Hđ NGOàI TRờI
- Nói chuyện về thời - Vẽ phấn hoa mùa - Hát : Màu hoa - Quan sát cây mùa - Đọc thơ : Hoa đào
tiết xuân mùa xuân
- TC : Mèo và chim sẻ - TC : Cáo và thỏ - TC : Bắt bướm - TC : Tung bóng - TC: Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do - Chơi tự do - Chơi tự do - Chơi tự do - Chơi tự do
HOạT động
CHIềU
- VĐ nhẹ - VĐ nhẹ - VĐ nhẹ - VĐ nhẹ - VĐ nhẹ
- Ôn kỹ năng quàng -Trò chuyện về một số -Làm quen bài thơ : - Lau giá đồ chơi, - Văn nghệ cuối tuần
khăn loại hoa, cây cảnh tết Hoa đào sắp xếp gọn gàng Múa hát về mùa xuân
Tuần I : tết dương lịch ( Từ ngày 51 – 9/1/2009)
Người thực hiện : Dương Diệu Linh
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
lưu ý
Thứ :
Thể dục :
- Đi, chạy, bước qua chướng ngại vật
- TC: Đi như gấu, bò như chuột
Thứ :
MTXQ :
Khám phá về mùa xuân
Thứ :
Âm nhạc :
-DạyVĐ: Sắp đến tết rồi
- TC: Ai nhanh nhất.
Thứ :
Văn học :
Thơ:
Hoa đào
Thứ :
Toán :
ÔN:
Phân biệt hình tam giác và hình vuông
* Kiến thức :
- Trẻ biết phối hợp các vận động để tập đúng theo kỹ năng
* Kỹ năng :
- Trẻ thực hiện đúng yêu cầu của bài
* Thái độ :
- Chơi TC hứng thú
* Kiến thức :
- Trẻ biết tên gọi , đặc điểm rõ nét của mùa xuân( trời ấm áp hơn, có mưa phùn, cây cối đâm chồi nảy lộc, là mùa lễ hội)
* Kỹ năng :
- Biết cùng cô làm thí nghiệm về mưa xuân
* Thái độ :
- Hứng thú khi thực hành
* Tích hợp :
Văn học
* Kiến thức :
- Trẻ biết vận động theo tiết tấu chậm một cách sôi nổi, hồn nhiên. Thêm yêu thiên nhiên mùa xuân
* Kỹ năng:
- Chơi trò chơi hứng thú và nhanh.
* Thái đô :
- Cảm nhận được không khí sắp đến tết
* Kiến thức :
- Trẻ thuộc tên bài thơ, tên tác giả.
* Kỹ năng :
- Biết đọc rõ ràng và diễn cảm bài thơ.
* Thái độ :
- Cảm nhận được vẻ đẹp của loài hoa đặc trưng của mùa xuân
Yêu mến, bảo vệ các loài hoa
* Tích hợp :
âm nhạc
* Kiến thức :
- Trẻ biết phân biệt thành thạo hình tam giác với hình vuông.
* Kỹ năng :
- Biết xếp que tạo hình để so sánh
- Biết đếm thành thạo trong phạm vi 4.
* Thái độ :
- Có ý thức trong giờ học
- 10 chậu cây nhỏ
- Xắc xô
- Tranh ảnh về một số loại hoa , cây cảnh của mùa xuân, tranh về ngày tết, không khí ngày tết, các lễ hội mùa xuân
- Túi cát có buộc dây để chơi ném còn
- Bình nước có nút đục các lỗ nhỏ- chậu cây
- Tranh về ngày tết
- Một số dụng cụ âm nhạc
- Các bức tranh trong đó có các tranh về mùa xuân
- Đàn
- Tranh hoa đào
- đàn và ghi âm bài: Sắp đến tết rồi
- Tranh minh hoạ.
- Đàn ghi âm bài hát.
- Mỗi trẻ 7 que tính, trong đó có 4 que dài bằng nhau, 3 que còn lại không dài bằng nhau.
- 2 hình vuông, bằng giấy bìa.
- Các hình vuông, tam giác có bề dày 1cm.
- Các đồ vật được ghép bằng các hình trên.
* HĐ 1 : Cô cho trẻ khởi động theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi.
* HĐ 2 : - BTPTC:
- VĐCB:
+ Cô giới thiệu tên bài tập:
+ Cô đố trẻ lên thử đi qua các chậu đó- Cho trẻ nhận xét
+ Cô nhận xét và nhắc lại cách đi qua CNV:
TTCB: Cô đứng tự nhiên trước vạch xp.
Khi có hiệu lệnh : Cô nhấc chân bước qua chậu cây , đưa nốt chân kia bước qua, đi bình thường tới chậu tiếp theo rồi lại bước qua, cứ vậy cho tới hết các chậu. Lượt quay về thì chạy qua các CNV đó
+ Mời 2 trẻ lên tập mẫu. ( Cô cùng lớp nhận xét)
+ Tiến hành cho cả lớp tập: Lần lượt 2 trẻ 2 hàng lên tập. ( Trong qtr tập cô bao quát, nhắc nhở, động viên trẻ tập đúng kỹ năng.)
+ Khuyến khích trẻ tập mạnh dạn, không dẫm vào chậu, làm đổ chậu
* Trò chơi: Đi như gấu, bò như chuột
_ Cô nói cách chơi: Trẻ làm động tác mô tả hình dáng con vật theo hiệu lệnh của cô( Chơi 3,4 lần)
* HĐ 3 : Cho trẻ đi nhẹ nhàng
* HĐ 1 : Cô cho cả lớp đọc bài thơ “ Hoa đào” , cô đố trẻ hoa đào thường có vào mùa gì? Hôm nay cô và cả lớp cùng tìm hiểu về mùa xuân
* HĐ 2 :Trò chuyện về mùa xuân:
- Cô gợi ý cho trẻ cùng nói chuyện về mùa xuân: đăc điểm của cây cối, con người , cảnh vật, thời tiết, các lễ hội truyền thống…
- Cô giơ tranh cho trẻ tả về nội dung bức tranh, về các hình ảnh trong tranh. Khuyến khích trẻ mô tả được những đặc điểm rõ nét
- Cô nhấn mạnh lại các đặc điểm rõ nét của muà xuân cho trẻ nghe, nhất là không khí, mưa phùn, cây cối…
- Cô làm mưa giả cho trẻ xem , cho trẻ mô tả những giọt mưa rơi
- Cô đố trẻ nói về các ngày lễ truyền thống của dân tộc, cô gợi ý cho trẻ kể được về các ngày tết nguyên đán, tét ông công ông táo, rằm tháng giêng…các trò chơidân gian: ném còn, kéo co, đua thuyền…
* Cô giới thiệu trò chơi: Ném còn
- Cô chơi thử, cho từng nhóm trẻ lên chơi
* HĐ 3 :
Cho cả lớp hát:Cùng múa hát mừng xuân
* HĐ 1 :
- Cô đố trẻ về các ngày lễ tết của mùa xuân- Cô nhấn mạnh về ngày tết nguyên đán- cô đố trẻ tên bài hát về ngày tết đó
* HĐ 2: Dạy Vận động
- Cô cho trẻ hát1 lần, Cô hỏi lại tên bài, tác giả.
- Cô GT vận động rồi vừa hát vừa vận động cho trẻ xem 2 lần
- Cô cho trẻ VĐ 3, 4 lần. Cô sửa cho trẻ. Cho trẻ vận động lại
- Cô cho trẻ nam, nữ cùng vận động
- Cô gọi các trẻ xung phong lên biểu diễn
Cô khen trẻ rồi nói cho trẻ biết sắp đến tết ,mỗi người thêm 1 tuổi, ai cũng phải ngoan hơn , học giỏi hơn…
* HĐ 3 :Trò chơi:
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi( trẻ phải chọn nhanh bức tranh về mùa xuân)
- Cô bày 4 tranh, gọi 5 trẻ lên chơi- Hết 1 lần hát trẻ phải lấy được bức tranh do cô yêu cầu
- Cô cho trẻ chơi 3, 4 lần
*HĐ 1 :
Cô cho trẻ hát lại bài “ sắp đến tết rồi”. Cô đố trẻ kể tên các loại hoa có vào mùa xuân, và kể được loại hoa đặc biệt chỉ có vào mùa xuân: Hoa đào
*HĐ 2 :
+ Cô đọc thơ diễn cảm- cô đọc 2 lần
+ Giảng nội dung, đàm thoại bằng tranh:
- Gió bấc là gió rất lạnh chỉ có vào mùa đông hoặc đầu xuân: “ Trong thời tiết giá lạnh như vậy , các hàng cây như thế nào?”
- Chỉ có những cây hoa đào vẫn tươi thắm, rực rỡ: “ Có một loà hoa đặc biệt, bất chấp gió lạnh, đua nhau khoe sắc, đó là hoa gì?”
- Hoa đào nở, báo hiệu tết sắp đến: “ Hoa đầo nở vào mùa nào? báo hiệu điều gì?”
- Cô giáo dục trẻ thêm một tuổi ngoan hơn, để cô giáo và bố mẹ vui lòng
*H Đ 3 :
Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô và cả lớp đọc 2 lần, cô sửa chỗ sai
- Cô cho trẻ thi đua giữa các đội
- Cô gọi nhóm trẻ xung phong
- Gọi cá nhân trẻ lên đọc, cô khuyến khích trẻ đọc diễn cảm, thể hiện sự vui vẻ của bài thơ
Cô và trẻ cùng hát lại: sắp đến tết rồi
* HĐ I: Ôn tập nhận biết hình
- Cô giơ hình cho trẻ nói tên
- Cho trẻ chơi bịt mắt chọn hình bằng tay theo yêu cầu của cô (Nhắc trẻ chú ý đường bao của hình).
- Cho trẻ kể tên các đồ vật được ghép bằng các hình trên
* HĐ II: Ôn phân biệt hình theo số lượng cạnh của hình qua việc xếp hình: Cho trẻ chọn que để chơi TC:
- Cho trẻ chọn các que tính để xếp hình vuông và hình tam giác (xếp hình vuông trước).
- Cho trẻ nói xem hình vuông và hình tam giác được xếp bằng mấy que tính - đếm số que tính mỗi hình.
- Các con có nhận xét gì về hình vuông và hình tam giác được xếp bằng que tính như thế nào?
- Cho trẻ sắp lại số que xếp hình vuôngvà hình tam giác để so và kiểm tra kết quả
- Cho trẻ cầm nhanh 7 que tính lên và xếp nhanh 2 hình rồi đếm lại số que mỗi hình.
* HĐ III: Luyện tập: Nhận biết, phân biệt hình
- Đếm số cạnh của hình vuông bằng giấy
- Gấp theo đường chéo, thì hình gì?
- Hình vuông còn lại cho trẻ gấp hình mà trẻ thích.
Kế HOạCH TUầN II: tết âm lịch ( Từ 12/1-16/1/2009)
HOạT ĐộNG
THứ 2
THứ 3
THứ 4
THứ 5
THứ 6
ĐóN TRẻ
THể Dục sáng
Đón trẻ: Cô giới thiệu về chủ điểm mới : Bé vui đón tết, cho trẻ quan sát các góc và các tranh ảnh sưu tầm về chủ điểm.Trò chuyện với trẻ về của ngày tết
Thể dục sáng : Tập bài tập Theo nhạc nhà trường
Hoạt động có chủ đích
Thể dục
- Bật chụm, tách chân 5 ô( 35- 35cm)
- TC: Thi xem tổ nào nhanh
MTXQ
Sự nảy mầm của hạt cây
Tạo hình
Xé, dán mâm ngũ quả
Văn học
Chuyện : Sự tích bánh chưng , bánh dày
Toán
Làm quen khối cầu, khối trụ
HOạT
ĐộNG GóC
- GóC PHÂN VAI: Gia đình . Phòng khám đa khoa. Siêu thị. Nấu ăn.
- GóC TạO HìNH: Vẽ, tô mầu các loại hoa quả, thực phẩm ngày tết. Xé dán , nặn các đồ dùng ngày tết
- GóC âM NHạC: Bé tập làm ca sĩ. . Múa hát các bài về tết và mùa xuân
- GóC KHOA HọC : Chơi với đồ chơi trong góc
- GóC Văn học: Xem sách, tranh ảnh về các loại hoa, quả, thực phẩm ngày tết . Cùng cô chọn các sản phẩm đẹp để đóng thành sách
- GóC XÂY DựNG - lắp ghép : Xây công viên ngày tết
- GóC HọC TậP: Xếp các thực phẩm, đồ dùng ngày tết có số lượng . Xếp tương ứng để so sánh, Chơi với khối cầu và khối trụ
Hđ NGOàI TRờI
- Quan sát thời tiết - Ôn bài thơ: Hoa đào -Vẽ phấn các thực phẩm -Trò chuyện về ngày - ôn hát: Sắp đến
ngày tết tết rồi
- TC : Bắt bướm - TC : Gieo hạt - TC : Mèo và chim Sẻ - TC : Cáo thỏ - TC : Lộn cầu vồng
- Chơi tự do
HOạT động
CHIềU
Giải câu đố về các loại Vẽ bù bài Hát : sắp đến tết rồi Chơi tự do Nêu gương béngoan
cây, quả biểu diễn văn nghệ.
Tuần II : tết âm lịch ( Từ ngày 12/1- 16/1/2009)
Người thực hiện : Bùi Bích Thảo
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
lưu ý
Thứ
Thể dục :
- Bật chụm tách chân 5 ô( 35-35 cm)
-TC: Thi xem tổ nào nhanh
Thứ
MTXQ :
Sự nảy mầm của hạt cây
Thứ
Tạo hình :
Vẽ hoa quả ngày Tết
Thứ
Văn học :
Truyện:
Sự tích bánh chưng bánh dày
Thứ
Toán :
Dạy trẻ nhận biêt, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật
* Kiến thức :
-Trẻ biết nhún bật nhẹ nhàng qua các ô vẽ, không chạm vạch
* Kỹ năng :
- Chơi trò chơi đúng luật, hứng thú
* Thái độ :
- Có ý thức trong giờ học
* Kiến thức :
- Hứng thú quan sát và nêu những điều mình phát hiện được. Nắm được quá trình PT của hạt đỗ cùng một số loại hạt khác
* Kỹ năng :
- Biết được các yếu tố giúp cho các hạt, cây lớn nhanh
* Thái độ :
- Có ý thức chăm sóc cây cùng cô
* Kiến thức :
- Trẻ biết tên và các đặc điểm của các loại quả ngày tết.
* Kỹ năng :
- Biết ước lượng và vẽ các loại quả sặc sỡ
- Tập đếm số lượng các loại quả
* Thái độ :
Hứng thú trong khi chơi
* Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên truyện, nội dung câu chuyện.
* Kỹ năng :
- Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
- Biết được sự tích bánh chưng , bánh dày
* Thái độ :
Cảm nhận sự hấp dẫn ,đặc trưng của món ăn phong tục trong ngày tết
* Kiến thức :
- Trẻ nhận biết và phân biệt khối vuông, khối chữ nhật
* Kỹ năng :
- Biết so sánh 2 loại khối
* Thái độ :
- Chơi trò chơi hứng thú
- Hai hàng ô vẽ theo kích thước qui định
- Xắc xô
- Các loại hạt: Đỗ, lạc, ngô…
- 3 chậu nhỏ gieo đỗ theo thứ tự lớn dần
- Tranh vẽ sự PT của hạt cây
- Đàn và bài hát: Gieo hạt do cô stác
- Tranh mẫu
- Giấy trắng và hồ, giấy màu cho cô và trẻ
- đàn và ghi âm bài: sắp đến tết rồi
- Tranh minh hoạ.
- Mỗi trẻ 1 rổ có 3 khối , chữ nhật, , vuông màu sắc khác nhau
- Đồ dùng của cô giống của trẻ.
- 3 bạn cây xanh ghép từ hai loại khối cầu, trụ
- Các nhóm đồ dùng đồ chơi được ghép bởi các khối đặt xung quanh lớp.
* HĐ 1: Cô cho trẻ khởi động theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi.
* HĐ 2 : - BTPTC:
+ Tay: 2 tay thay nhau đưa thẳng lên cao (3x8 nhịp)
+ Chân: ngồi khuỵu gối (2x8 nhịp)
+ Thân: đứng nghiêng người sang 2 bên (2x8nhịp)
+ Bật: Bật tách chân
- VĐCB: + Cô giới thiệu tên bài tập: Trò chơi vi dành cho ngày tết
+ Cô gọi trẻ tập thử- cô nhận xét
+ Cô bật cho trẻ xem kết hợp phân tích đt:
TTCB: Cô đứng sát vạch, 2 chân chụm, 2 tay chống hông
Khi có hiệu lệnh : chụm chân bật vào ô thứ nhất, sau đó nhún bật tách 2 chân vào 2 ô tiếp theo, cứ vậy cho đến hết
+ Mời 2 trẻ lên tập mẫu. ( Cô cùng lớp nhận xét)
+ Tiến hành cho cả lớp tập: Lần lượt 2 trẻ 2 hàng lên tập. ( Trong qtr tập cô bao quát, nhắc nhở, động viên trẻ tập đúng kỹ năng.). cô khuyến khích trẻ bật đúng kỹ năng , nhẹ nhàng, không dẫm vạch
* Trò chơi: Thi xem tổ nào nhanh
- Cô nói lại cách chơi, luật chơi: Trẻ phải về đúng hàng theo tín hiệu của cô
( Tiến hành cho trẻ chơi 3- 4 lần)
* HĐ 3 : Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng
*HĐ1 : Cô cho trẻ chơi trò chơi: gieo hạt
*Cho trẻ xem các loại hạt cô đã chuẩn bị- đố trẻnói tên các loại hạt đó
* Cô đố trẻ : để hạt nảy mầm phải làm gi?
- Cô và trẻ cùng làm các động tác gieo, tưới…
- Cô đố trẻ ngoài chăm sóc của con người cần có gì để cây lớn nhanh. Cô cho trẻ biết cây cần có ánh nắng ,mưa gió…mới lớn nhanh
- Cô cho trẻ xem tranh sự nảy mầm của hạt cây, cô hỏi trẻ về nội dung trong tranh
* HĐ 2 :
Quan sát sự nảy mầm của cây đỗ thật qua các mốc PT:
- Cô cho trẻ xem các hạt đỗ. Cô đố trẻ khi gieo hạt xuống sẽ xảy ra điều gì? Gợi ý cho trẻ phán đoán
Cô cho trẻ xem hạt đỗ đã nứt vỏ, nảy mầm
- Cho trẻ đoán tiếp về sự PT của cây đỗ non . Cô cho trẻ xem cây đỗ non
- Cho trẻ đoán tiếp về sự phát triển tiếp theo …Cho trẻ mô tả hình dáng của cây đỗ non có thêm các lá
Cô cho trẻ xem chậu đỗ có cây đỗ đã lớn
Cho trẻ mô tả các yếu tố thiên nhiên giúp cho cây nhanh lớn
Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các cây của lớp
* HĐ 3 :
Cô và trẻ cùng hát và vận động bài: gieo hạt
*HĐ 1 :
Cho trẻ chơi trò chơi: Bày quả
- Cô đưa ra 1 cái túi, cho trẻ đoán xem trong túi có gì?
- Cô giới thiệu trong túi có nhiều loại quả - Cô giơ từng quả cho trẻ nói tên
- Cô gọi một nhóm trẻ lên bày đĩa quả
- Cô cho cả lớp quan sát và nói tên các loại quả vừa bày. Cho trẻ đếm số quả Cô đố trẻ cô và các bạn vừa bày gì/ Cô cho trẻ biết đó là mâm ngũ quả, hay bày vào ngày tết để cúng ông bà
* Cho trẻ xem tranh gợi ý của cô
- Tranh có những loại quả gì?
Các quả vẽ như thế nào ?
Cháu định vẽ những qủa gì ?
Các con tô màu như thế nào ?
* HĐ 2:
Cho trẻ làm:
- Cô đi các nhóm gợi ý cho các trẻ yếu ý định thực hiện
- Khuyến khích trẻ vẽ được nhiều loại quả đẹp rồi tô
* HĐ 3 :
Cho trẻ đi xem sản phẩm của nhau , cô hướng dẫn trẻ cùng cô nhận xét một số bài đẹp
* HĐ 1 : Giới thiệu bài:
- Cô mang tranh bánh chưng ra đố trẻ: Đây là bánh gì? Trông hình dáng như thế nào ? Bên trong có những gì ?
- Cô giới thiệu câu chuyện về bánh chưng - bánh dày
* HĐ 2 :
+ Cô kể chuyện lần 1
+ Cô kể lại lần 2 có tranh
* Giảng nội dung và đàm thoại:
Câu chuyện nói về điều gì ?
Nhà vua đã ra lệnh như thế nào ?
Các người đã làm những gì ?
Ngừơi con trai út dã mơ thấy điều gì ?
Anh đã thực hiện như thế nào ?
Bánh chưng , bánh dày tượng trưng cho điều gì ?
Ai là ngưòi xứng đáng lên ngôi vua ? Tại sao ?
+ Cô kể lại với đĩa hình
+ Giáo dục trẻ về ý nghĩa bánh chưng , bánh dày với dân tộc Việt Nam
* HĐ 3 : Cho trẻ vẽ bánh chưng ngày tết
* HĐ 1 :Giới thiệu bài:
- Cô giới thiệu món quà mà cả lớp được tặng: Một củ cà rốt to( Trong củ cà rôt là các khối
- Cô đố trẻ cà rốt là rau ăn gì? Có nhiều vi ta min gì?Cô giáo dục trẻ ăn để cơ thể đủ chất…
* HĐ 2 : Ôn nhận biết các khối:
- Cô đố trẻ bên trong củ cà rốt đó có gì?
- Cô giơ khối cầu rồi khối chũ nhật, khối vuông cho trẻ đoán tên
- Cô cho trẻ chọn khối theo mẫu cô giơ và gọi tên khối- Cho trẻ kiểm tra lại
- Cô giới thiệu người tặng quà cho cả lớp: cô cho trẻ kể tên các khối ghép thành hai bạn cây đó
* Dạy trẻ phân biệt khối vuông và khối chữ nhật:Cho trẻ nhận rổ- cho trẻ nói xem bên trong rổ có gì?
- Cho trẻ giơ khối vuông- Cô cho trẻ gọi tên nhiều lần- Gọi các cá nhân
- Cô gọi trẻ nêu đặc điểm của khối vuông- Cho trẻ lăn thửCô nhấn mạnh lại cho trẻ nghe
- Cô cho trẻ giơ khối chữ nhật – Cho trẻ gọi tên- cho bạn khác kiểm tra lại
- Cô đố trẻ nêu đặc điểm của khối chữ nhật
- Cô đố trẻ so sánh 2 khối đó – Cô nhắc lại cho trẻ nghe
* HĐ 3 : Cô cho trẻ tìm xung quanh các đồ vật được ghép bởi các khối đó
TUầN III: trang trí - món ăn ngày tết ( Từ 19/ 1– 23/1/2009)
HOạT ĐộNG
THứ 2
THứ 3
THứ 4
THứ 5
THứ 6
ĐóN TRẻ
THể Dục sáng
Đón trẻ: Cô giới thiệu về chủ điểm nhánh mới trang trí và các món ăn trong ngày Tết , cho trẻ quan sát các góc và cài tranh ảnh sưu tầm về chủ điểm.
Thể dục sáng : Tập bài tập theo nhạc nhà trường
Hoạt động có chủ đích
Thể dục
- Lăn bóng và di chuyển theo bóng
-Nhảy lò cò
MTXQ
Một số loại hoa ngày tết
Âm nhạc
-Dạy hát: Em thêm một tuổi
- NH: Làng lúa làng hoa
Văn học
Thơ: Tết sắp vào nhà
Toán
So sánh, thêm bớt trong phạm vi 5
HOạT
ĐộNG GóC
- GóC PHÂN VAI: Gia đình , Siêu thị. Nấu ăn.
- GóC TạO HìNH: Vẽ, tô mầu, xé dán các loại hoa, quả, thực phẩm ngày tết. Làm sách về các loại thực phẩm
- GóC âM NHạC: Múa hát các bài hát về ngày tết
- GóC KHOA HọC: Khám phá sự thay đổi của hạt, cây
- GóC Văn học: Xem sách, tranh về ngày tết. Xem các hình ảnh về các lễ hội mùa xuân
- GóC XÂY DựNG - lắp ghép : Xây dựng công viên ngày tểt
- GóC HọC TậP: Lắp ráp, xếp hình , thêm bớt trong phạm vi 5
Hđ NGOàI TRờI
- Quan sát vườn hoa – Giải câu đố về các loại - Vẽ phấn các loại – Kể các món ăn phổ - Ôn hát: Sắp đến
trong trường hoa, bánh chưng... thực phẩm cháu thích biến trong ngày tết tết rồi
- Bịt mắt bắt dê – Cáo và Thỏ – Mèo và chim sẻ - Bắt bướm - Tung bóng
- Chơi tự do - Chơi tự do - Chơi tự do - Chơi tự do - Chơi tự do
HOạT động
CHIềU
- Giúp cô vệ sinh các - Đọc thơ : Hoađào - Làm sách trang trí - Làm quen thơ : - Liên hoan văn nghệ
góc theo chủ điểm Tết sắp vào nhà Nêu gương bé ngoan
Tuần III : trang trí - món ăn ngày tết ( Từ 19/ 1– 23/1/2009)
Người thực hiện : Dương Diệu Linh
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
lưu ý
Thứ
Thể dục:
- Lăn bóng và di chuyển theo bóng
- Nhảy lò cò
Thứ
MTXQ :
Một số loại hoa ngày tết
Thứ
Âm nhạc :
- Dạy hát: Em thêm một tuổi
- NH: Làng lúa, làng hoa
Thứ
Văn học :
Tết đang vào nhà
Thứ
Toán :
So sánh, thêm bớt trong phạm vi 5
* Kiến thức :
-Trẻ đỡ và lăn bóng, di chuyển theo , không làm rơi bóng
* Kỹ năng :
- Biết giữ thăng bàng trên 1 chân
File đính kèm:
- Chu diem Tet va mua xuanMGN.doc