Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Cơ thể của tôi (Tuần 6)

I. Yêu cầu:

- Dạy trẻ biết tập theo Cô các động tác của bài thể dục sáng. Làm quen với động tác: Chân 2.

- Trẻ thực hiện đều các động tác. Rèn luyện cơ thể trẻ phát triển tốt.

- Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức, kỷ luật, trật tự,

II. Chuẩn bị:

Sân bãi rộng, thoáng, sạch sẽ,

III. Hoạt động: ( 8’ )

- Khởi động: (2’ ) Chuyển đội hình thành vòng tròn, luân phiên đi, chạy các kiểu.

- Trọng động: (5’ )

• Thở 2: Thổi bóng bay ( 4l )

Đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa tay ra ngang (tưởng tượng bong to dần).

• Tay vai 4: ( 4l*4n ) Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Cơ thể của tôi (Tuần 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 6 ( Từ 12/10/2009 – 16/10/2009 ) MẠNG NỘI DUNG CÁC GIÁC QUAN VÀ TÁC DỤNG CỦA CHÚNG (12/10): - Trẻ biết cơ thể có 5 giác quan: . - Dạy trẻ tác dụng của các giác quan của cơ thể: nhìn, sờ, nghe, ngửi, nếm. - Giáo dục trẻ cách chăm sóc, giữ gìn và giữ vệ sinh các giác quan. CƠ THỂ CỦA TÔI CÁCH CHĂM SÓC VÀ GIỮ GÌN CÁC GIÁC QUAN ( 15-16/10): - Dạy trẻ các bộ phận trên cơ thể: đầu, cổ, lưng, ngực, bụng, chân, tay và các giác quan . - Trẻ biết cách chăm sóc và Giữ gìn vệ sinh các giác quan và giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi. CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ VÀ TÁC DỤNG ( 13-14/10): - Dạy trẻ các bộ phận trên cơ thể: đầu, cổ, lưng, ngực, bụng, chân, tay và các giác quan . - Trẻ biết tác dụng của các bộ phận: Chân để đi, chạy nhảy,… ; Tay: cằm, nắm, làm được nhiều việc,….. - Giáo dục trẻ giữ vệ sinh cơ thể và các bộ phận trên cơ thể. THỂ DỤC SÁNG Đề tài: Thở 2, Tay vai 4, Bụng lườn 2, Chân 2, Bật 1. I. Yêu cầu: - Dạy trẻ biết tập theo Cô các động tác của bài thể dục sáng. Làm quen với động tác: Chân 2. - Trẻ thực hiện đều các động tác. Rèn luyện cơ thể trẻ phát triển tốt. - Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức, kỷ luật, trật tự,… II. Chuẩn bị: Sân bãi rộng, thoáng, sạch sẽ,… III. Hoạt động: ( 8’ ) - Khởi động: (2’ ) Chuyển đội hình thành vòng tròn, luân phiên đi, chạy các kiểu. - Trọng động: (5’ ) Thở 2: Thổi bóng bay ( 4l ) Đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa tay ra ngang (tưởng tượng bong to dần). Tay vai 4: ( 4l*4n ) Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao Bụng lườn 2: ( 4l*4n ) Đứng nghiên người sang 2 bên. Chân 2: ( 4l*4n ) Ngồi khụyu gối. N1: Hai tay đưa ra ngang, lòng bàn tay ngửa. N2: Ngồi khụy gối, hai tay đưa ra trước. N3: Như nhịp một. N4: Về tư thế chuẩn bị. Bật 1: (4l*4n ) Bật tại chổ - Hồi tỉnh: ( 1’ ) Cho trẻ đi chậm hít thở đều. - Kết thúc: HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG - Nêu gương cuối ngày. - Nêu gương cuối tuần. TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN - Bé không xưng hô mày tao với bạn. - Bé hăng hái phát biểu ý kiến. - Bé ngồi học ngay ngắn, không nói chuyện. HOẠT ĐỘNG GÓC NỘI DUNG: - Góc xây dựng: Xếp bé tập thể dục, bạn của bé. - Góc phân vai: Gia đình (Mẹ chăm sóc con). - Góc học tập: Xem tranh so sánh chiều cao với bạn, phân và tạo nhóm đồ vật, đồ chơi. - Góc nghệ thuật: Vẽ, dán bổ xung thêm bé còn thiếu gì? Nặn búp bê. - Góc thiên nhiên: Xếp bé, búp bê bằng lá. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUNG: - Dạy trẻ biết các bộ phận của cơ thể và các giác quan. - Trẻ thể hiện tốt vai trò của mình trong khi chơi. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. I. YÊU CẦU: 1. Góc xây dựng: Xếp bé tập thể dục, bạn của bé. - Dạy trẻ biết các bộ phận trên cơ thể. - Biết dùng đồ chơi để xếp hình bé tập thể dục. - Giáo dục trẻ tính đoàn kết. 2. Góc phân vai: Gia đình (Mẹ chăm sóc con). - Dỵ trẻ biết được công việc của một người Mẹ và con. - Trẻ phản ánh được việc làm của người Mẹ và con. - Giáo dục trẻ biết yêu thương và kính trọng lẽ phép với người lớn. 3. Góc học tập: Xem tranh so sánh chiều cao với bạn, phân và tạo nhóm đồ vật, đồ chơi. - Dạy trẻ nhận biệ chiều cao và số lượng đồ vật, đồ chơi. - Trẻ biết sắp thứ tự về chiều cao, phân và tạp nhóm đồ dùng, đồ chơi. - Giáo dục trẻ ham thích học hỏi, hứng thú tích cực “chơi mà học”. 4. Góc nghệ thuật: Vẽ, dán bổ xung thêm bé còn thiếu gì? Nặn búp bê. - Dạy trẻ biết các bộ phận trên cơ thể người. - Trẻ biết vẽ và dán, tô màu và nặn búp bê. - Giáo dục trẻ sự khéo léo ở đôi bàn tay. 5. Góc thiên nhiên: Xếp bé, búp bê bằng lá. - Trẻ biết các bộ phận trên cơ thể người. - Biết xếp em bé, búp bê bằng lá cây. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: - Phòng học rộng, thoáng. - Gỗ hình các bộ phận cơ thể người. - Bàn, ghế, nồi, bếp, thuốc… - Tranh ghép hình, đồ dùng, đồ chơi…….. - Tranh bé còn thiếu một số bộ phận, viết, màu sáp, đất nặn,… - Lá cây nhiều loại. III. HOẠT ĐỘNG: - Tập trung cho trẻ hát bài “ Múa cho Mẹ xem”. - Đàm thoại với trẻ về các bộ phận trên cơ thể. - Giới thiệu với trẻ các góc chơi. - Cho trẻ về góc chơi. - Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi. - Báo sắp hết giờ cho trẻ thu dọn IV. KẾT THÚC: HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG VỆ SINH I. NỘI DUNG: - Dạy trẻ giữ vệ sinh cơ thể và các đồ dùng cá nhân của trẻ. - Hướng dẫn trẻ đi học đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ, đến lớp đúng giờ. II. YÊU CẦU: - Trẻ biết giữ vệ sinh cơ thể và đồ dùng cá nhân của trẻ. - Cháu đi học đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ. - Giáo dục trẻ ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng. III. CHUẨN BỊ: IV. HƯỚNG DẪN: - Rèn một số thói quen như: rửa tay trước khi ăn và khi tay dơ, rửa mặt, bàn chảy, ly,… - Cháu đến lớp đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ . THỨ 2: Ngày 21/09/2009 Chủ điểm: CÁC GIÁC QUAN VÀ TÁC DỤNG KHÁC NHAU CỦA CHÚNG. ĐÓN TRẺ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Dạy trẻ nhận biết được các giác quan trên cơ thể. - Trẻ gọi tên được 5 giác quan. - Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cơ thể. II. CHUẨN BỊ: - Phòng học sạch, thoáng… III. HOẠT ĐỘNG: - Cô đón trẻ vào lớp với thái độ thân mật, cởi mở, ân cần thăm hỏi, trò chuyện với trẻ, niềm nở với phụ huynh. - Giới thiệu với trẻ, gợi ý để trẻ quan sát góc nổi bật của các chủ điểm. - Cho trẻ xem tranh các giác quan của cơ thể - Nắm sỉ số lớp. - Tìm nguyên nhân trẻ vắng. - Chơi tự do. - Kết thúc. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung trọng tâm: TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ VỀ TÁC DỤNG CỦA CÁC GIÁC QUAN. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết, phân biệt một số hiện tượng sự vật sinh hoạt trong ngày. - Trẻ biết tác dụng của các giác quan. - Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ: - Sân trường sạch, thoáng mát,… III. HOẠT ĐỘNG: - Định hướng dặn dò tâm thế cho trẻ - Cô nhắc nhở định hướng cho trẻ nơi quan sát. - Trẻ sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng. - Tổ chức cho trẻ ra sân: + Tổ chức cho trẻ hoạt động. Cho trẻ đi dạo, quan sát đồ chơi, hoa,..sân trường (gợi ý để trẻ biết tác dụng của các giác quan) + Cô tập trung trẻ hát bài hát “Múa cho Mẹ xem” + Trò chuyện: Các con vừa hát bài gì ? Tay để múa còn để làm gì nữa ? Cô và trẻ cùng hát bài “ Đường và chân”. Tay để múa, để cầm muỗng ăn cơm, cầm viết, chân để đi học vậy các con nhớ phải giữ sạch đôi tay, chân cho sạch, không để bị bẩn sẽ có nhiều vi trùng làm cơ thể chúng ta có thể bị bệnh. Khi Cô, bạn hát, đọc thơ các con nghe vậy nghe bằng gì ? Cho trẻ ngắm hoa. Các con nhìn xem hoa này màu gì ? Vậy khi chúng ta nhìn hoa thì ta nhìn bằng gì ? Cho trẻ ngửi hoa và hỏi:thơm không? Chúng ta ngửi bằng gì ? Cho trẻ sờ vào ly nước lạnh và hỏi trẻ thấy thế nào ? Khi ta dùng tay ta sờ vào ly, da tay tiếp xúc với ly nước, da gọi là xúc giác. Các giác quan rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể vì thế chúng ta phải biết giữ vệ sinh sạch cho cơ thể để cơ thể được khỏe mạnh và không bị bệnh. - Trò chơi vận động: “Thả đĩa ba ba” - Cho trẻ chơi tự do. - Nhận xét buổi hoạt động: IV. KẾT THÚC: HOẠT ĐỘNG CHUNG: Giáo dục âm nhạc Đề tài: HÁT “ĐƯỜNG VÀ CHÂN” (loại 1 ) Nghe hát: Thật đáng chê. Vận động: Múa cho Mẹ xem Trò chơi âm nhạc: Tiếng hát ở đâu. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ thuộc bài hát. - Trẻ hát đúng, rõ lời, bài hát. - Giáo dục trẻ ham thích đi học và giữ vệ sinh đôi chân. II. CHUẨN BỊ: Một số nhạc cụ. III. HOẠT ĐỘNG: - Cô và lớp cùng hát và vận động theo bài “Múa cho Mẹ xem”, chuyển đội hình thành 3 hàng ngang. - Giới thiệu vào bài hát “đường và chân” - Cô hát - Dạy trẻ hát theo từng câu trong bài hát. - Chuyển đội hình thành vòng tròn cho trẻ hát theo tổ, nhóm (vài lần), Cô theo dõi, sửa sai trẻ. - Cô và trẻ cùng ngồi xuống và mời vài trẻ lên hát - Cô giới thiệu bài hát và cho trẻ nghe bài: “ Thật đáng chê”. (2lần). - Cho lớp hát lại vài lần - Cho trẻ chơi trò chơi: Tiếng hát ở đâu. - Một cháu đội mũ kính mắt, Cô chỉ định một trẻ đứng tại chổ và hát. Cô đố trẻ đội mũ: Tiếng hát ở đâu ? Bạn nào hát ? Cô và trẻ cùng hát bài “Múa cho Mẹ xem” (vài lần) - Kết thúc: HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Thao tác vệ sinh. Đề tài: “ÔN THAO TÁC RỬA MẶT” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Dạy trẻ biết rửa mặt, trước khi ăn và sau khi ngủ dậy. - Trẻ thực hiện thành thạo thao tác “ rửa mặt”. - Giáo dục trẻ giữ vệ sinh cá nhân. II. CHUẨN BỊ: - Khăn cá nhân trẻ (khăn ướt), giá phơi khăn, thau. III. HOẠT ĐỘNG: - Trẻ hát bài “Rửa mặt như Mèo” + Các con vừa hát bài gì? + Trong bài hát nói con mèo rửa mặt như thế nào? + Các con cùng rửa mặt với Cô nha ! + Cô nhắc lại cho trẻ nhớ Trước tiên trãi khăn ra lòng bàn tay lau hai mắt, mũi, miệng. Gấp khăn lại lau trán, má, cằm. Gấp khăn lại lau cổ, gấy - Gọi vài cháu lên làm thử. - Lần lượt cho cả lớp thực hành, Cô theo dõi, sửa sai và động viên cho trẻ - Giáo dục trẻ phải biết luôn giữ vệ sinh, giữ sạch mặt và tay vì mặt dơ sẽ xấu và có nhiều vi trùng không tốt cho cơ thể và có thể gây bệnh. - Kết thúc hoạt động: THỨ 3: Ngày 22/09/2009 Chủ điểm: CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ VÀ TÁC DỤNG. ĐÓN TRẺ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Dạy trẻ biết các bộ phận trên cơ thể. - Trẻ biết tác dụng của các bộ phận trên cơ thể. - Giáo dục trẻ giữ gìn cơ thể và giữ vệ sinh để cơ thể luôn khỏe mạnh. II. CHUẨN BỊ: - Phòng học sạch, thoáng… III. HOẠT ĐỘNG: - Cô đón trẻ vào lớp với thái độ thân mật, cởi mở, ân cần thăm hỏi, trò chuyện với trẻ, niềm nở với phụ huynh. - Giới thiệu với trẻ, gợi ý để trẻ quan sát tranh các bộ phận trên cơ thể và các góc nổi bật của các chủ điểm. Các con thấy trong tranh có gì? Trên cơ thể chúng ta có những bộ phận nào? Các bộ phận có tác dụng gì ? - Nắm sỉ số lớp. - Tìm nguyên nhân trẻ vắng. - Chơi tự do. - Kết thúc. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung trọng tâm: ĐỒNG DAO “TAY ĐẸP” ( Thứ 4: THƠ: “TÂM SỰ CỦA CÁI MŨI”.) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên. - Đọc theo Cô bài đồng dao “tay đẹp” - Giáo dục trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. II. CHUẨN BỊ: - Sân trường sạch, thoáng mát,… III. HOẠT ĐỘNG: - Định hướng dặn dò tâm thế cho trẻ - Cô nhắc nhở định hướng cho trẻ nơi quan sát. - Trẻ sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng. - Tổ chức cho trẻ ra sân: + Tổ chức cho trẻ hoạt động. + Cô tập trung trẻ hát bài hát “Múa cho Mẹ xem” + Đi dạo sân trường, quan sát các bạn + Cho trẻ đọc đồng dao: “Tay đẹp” - Cho trẻ chơi trò chơi: “rồng rắn” - Cho trẻ chơi tự do. - Nhận xét buổi hoạt động: IV. KẾT THÚC: HOẠT ĐỘNG CHUNG Làm quen văn học. Đề tài: CHUYỆN “CẬU BÉ MŨI DÀI” ”. (loại 1) I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ hiểu câu chuyện “Cậu bé mũi dài” - Biết ngữ điệu giọng của từng nhân vật - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể. II. CHUẨN BỊ: - Cô thuộc chuyện - Tranh nội dung câu chuyện. III. HOẠT ĐỘNG: Cho trẻ đọc thơ “Tâm sự cái Mũi” Các con vừa đọc bài thơ gì ? Bài thơ nói về cái gì ? Trong bài thơ nói về tâm sự của cái mũi và chúng ta phải biết giữ vệ sinh mũi của mình, Cô có một câu chuyện cũng nói về cái mũi, hôm nay Cô sẽ kể cho các con nghe nha. Cô kể chuyện. ( xem tranh ) Cô kể lại chuyện ( xem tranh) Đàm thoại về nội dung câu chuyện: Các con vừa nghe câu chuyện gì? Cậu bé trong câu chuyện có gì? Khi không trèo lên cây Táo được thì cậu bé ước gì? Và cậu đã gặp những ai? Khi nghe chú Ong, chim Họa Mi và Cô Hoa nói thì cậu bé nhận thấy điều gì? Từ đó cậu bé luôn nghe lời người lớn làm gì ? - Cô tóm tắt nội dung câu chuyện. - Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ. - Trẻ hát bài “ Tay thơm tay ngoan” - Kết thúc: HOẠT ĐỘNG CHIỀU: tạo hình ngoài tiết học Chủ điểm: “CƠ THỂ CỦA TÔI” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết sử dụng….sản phẩm theo chủ điểm. - Trẻ biết vận dụng những kỹ năng vẽ, nặn để tạo nên sản phẩm - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm và giữ vệ sinh sạch. II. CHUẨN BỊ: - Tranh, viết màu, kéo, đất nặn, lá cây,… III. HOẠT ĐỘNG: - Cho trẻ hát bài “ Đường và chân”” Các con vừa hát bài gì? Ngoài chân ra trên cơ thể con người còn những bộ phận nào? - Hôm nay Cô và các con sẽ cùng nhau tô màu tranh bé và bạn bé, nặn búp bê, cắt - dán bé trai và bé gái và làm búp bê bằng những lá cây . - Cô giải thích cách thực hiện: Tô màu: Tranh bé và bạn bé Nặn: búp bê Cắt - dán: bé trai và bé gái. Làm đồ chơi: nón bằng lá, vòng đeo tay. - Cho cháu vào nhóm, Cô quan sát và động viên trẻ làm. - Trưng bày sản phẩm - Tham quan sản phẩm . - Đánh giá sản phẩm, thu dọn. - Kết thúc: THỨ 4: Ngày 23/09/2009 HOẠT ĐỘNG CHUNG A. Hoạt động: Thể dục giờ học. Đề tài: NÉM XA BẰNG MỘT TAY. TCVĐ: TẠO DÁNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Dạy trẻ cách ném xa bằng một tay. - Trẻ biết dung sức mạnh của đôi tay để ném vật, ném đi xa. - Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật khi luyện tập. II. CHUẨN BỊ: - Phòng rộng, sạch, thoáng, túi cát, … III. HOẠT ĐỘNG: - Khởi động: ( 5’ ) Chuyển đội hình thành vòng tròn, luân phiên đi, chạy các kiểu. - Trọng động: ( 17’ ) Thở 2: thổi bóng ( 2l ) Tay vai 4: ( 4l*4n ) Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao Bụng lườn 2: ( 2l*4n ) Đứng nghiên người sang 2 bên. Chân 2: ( 2l*4n ) Ngồi khuỵu gối. Bật 1: (2l*4n ) Bật tại chổ. Vận động cơ bản: - Trẻ hát bài “ Múa cho Mẹ xem” - Đàm thoại: Các con vừa hát bài gì ? Tay làm được rất nhiểu thứ múa, cằm muỗng ăn cơm, cằm viết ,…còn rất nhiều nữa hôm nay Cô sẽ dạy cho các con dùng tay để ném túi cát gọi là ném xa bằng một tay. - Cô làm mẫu và Cô giải thích ( 2l ) + Chuẩn bị: đứng một chân trước một chân sau, một tay cằm túi cát. + Thực hiện: Khi ném tay cầm túi đưa từ trước xuống dưới ra sau lên cao, ném ở điểm cao nhất, dùng sức ném mạnh về phía trước. - Cô làm mẫu + chỉ dẫn - Luyện tập: Chọn vài cháu lên làm thử. Phân nhóm lên tập ( mỗi lần 2 cháu) Cho vài cháu lên làm lại. - Trò chơi vận động: Tạo dáng Luật chơi: khi nghe hiệu lệnh trẻ tạo dáng và nói được mình tão dáng gì. Cách chơi: Cho lớp đứng thành vòng tròn vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của Cô, trẻ đứng lại tạo dáng và nói cho Cô và các bạn biết là mình tạo dáng gì? Cho cháu chơi. - Hồi tỉnh: ( 3’ ) Cho trẻ đi chậm hít thở đều. - Kết thúc: B. Hoạt động: Tạo hình Đề tài: VẼ VÀ TÔ MÀU CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ BÉ. (vật mẫu) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - dạy trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể. - Trẻ biết vẽ các bộ phận ở mặt, tóc, quần áo, giầy dép và tô màu bức tranh. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể. II. CHUẨN BỊ: - Tranh mẫu của Cô. - Sách tạo hình, viết màu. III. HOẠT ĐỘNG: - Cho trẻ hát bài “Đường và chân”. - Đàm thoại: Các con vừa hát bài gì? Ngoài chân ra cơ thể còn những bộ phận nào? - Các bộ phận rất cần thiet1 cho cơ thể vì thế các con phải biết giữ gìn vệ sinh cơ thể để cơ thể được khỏe mạnh. - Cho trẻ xem tranh và hỏi trẻ nội dung tranh? (tranh mẫu) - Cô làm mẫu và giải thích cho trẻ cách vẽ, tô màu. - Trẻ thực hành - Cô nhắc trẻ cách cầm bút và cách ngồi. - Báo hiệu sắp hết giờ. - Trẻ trưng bài sản phẩm. - Cho lớp đánh giá sản phẩm. - Kết thúc: HOẠT ĐỘNG CHIỀU Đề tài: TẬP TRẺ LỂ LẠI CHUYỆN “CẬU BÉ MŨI DÀI”. I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện. - Trẻ thuộc câu chuyện “Cậu bé mũi dài”. Thể hiện được ngữ điệu của từng nhân vật. - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể. II. CHUẨN BỊ: - Cô thuộc câu chuyện III. HOẠT ĐỘNG: - Cho trẻ bài thơ “Tâm sự cái mũi” - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Cô nhớ có một câu chuyện cũng nói về cái mũi các con nhớ câu chuyện gì không?. - Cô kể cho trẻ nghe. - Đàm thoại về nội dung câu chuyện. - Dạy trẻ kể lại câu chuyện. - Cho trẻ chơi trò chơi: “ Thả dỉa ba ba” Kết thúc: THỨ 5: Ngày 24/09/2009 Chủ điểm: CÁCH CHĂM SÓC VÀ GIỮ GÌN CÁC GIÁC QUAN. ĐÓN TRẺ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Dạy trẻ biết cách chăm sóc các giác quan. - Trò chuyện với trẻ về các giác quan và cách chăm sóc, bảo vệ. - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể. II. CHUẨN BỊ: - Phòng học sạch, thoáng… III. HOẠT ĐỘNG: - Cô đón trẻ vào lớp với thái độ thân mật, cởi mở, ân cần thăm hỏi, trò chuyện với trẻ, niềm nở với phụ huynh. - Giới thiệu với trẻ, gợi ý để trẻ quan sát góc nổi bật của các chủ điểm. Chúng ta có mấy giác quan ? Tác dụng của các giác quan ? Chúng ta phải làm gì để giữ hìn các giác quan ? - Nắm sỉ số lớp. - Tìm nguyên nhân trẻ vắng. - Chơi tự do. - Kết thúc. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Nội dung trọng tâm: TRÒ CHƠI: “VỀ ĐÚNG NHÀ” ( Thứ 6: Hát: “Tay thơm, tay ngoan”.) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Dạy trẻ biết trò chơi về đúng nhà. - Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng, chơi đúng trò chơi. - Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ: - Sân trường sạch, thoáng mát,… III. HOẠT ĐỘNG: - Định hướng dặn dò tâm thế cho trẻ - Cô nhắc nhở định hướng cho trẻ nơi quan sát. - Trẻ sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng. - Tổ chức cho trẻ ra sân: + Tổ chức cho trẻ hoạt động. + Cô tập trung trẻ hát bài hát “Đường và chân” + Đàm thoại: Các con vừa hát bài gì ? Chân trong bài hát đi đâu ? Cô có một trò chơi mà để chơi được trò chơi này chúng ta phải dung đôi chân chạy thật nhanh, bây giờ Cô và các con cùng chơi nha. Cô giới thiệu trò chơi và cách chơi: - Cho trẻ chơi tự do. - Nhận xét buổi hoạt động: IV. Kết thúc: HOẠT ĐỘNG CHUNG: Làm quen với toán. Đề tài: DẠY TRẺ NHẬN BIẾT, ĐẾM ĐÚNG CÁC NHÓM CÓ 3 ĐỐI TƯỢNG. LÀM QUEN VỚI SỐ 3. I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Dạy trẻ nhận biết và đếm nhóm có 3 đối tượng. - Trẻ biết số 3. - Giáo dục trẻ tích cực học toán. II. CHUẨN BỊ: - Hình trẻ trai và gái. - Thẻ số 3 - Đồ dùng trong lớp III. HOẠT ĐỘNG: 1. Ôn tập nhận biết số lượng: - Cho trẻ tập trung và cùng nhau hát bài “Múa cho Mẹ xem” - Đàm thoại: Các con vừa hát bài gì ? Trong bài hát bé làm gì ? Bé múa bằng mấy tay ? Ngoài tay ra trên cơ thể chúng ta còn những gì có số lượng là 2 nữa? ( mắt, tai, chân, lỗi mũi). Những gì có số lượng 1 (mũi, miệng, đầu,…) Cho trẻ tìm số lượng 1, 2 xung quanh lớp. 2. Tạo nhóm có 3 số lượng, đếm đến 3. Cho trẻ xem hình 2 bạn gái và hỏi trẻ có mấy bạn? Thêm 1 bạn nữa và hỏi trẻ có mấy ? Cho trẻ xem hình 2 bạn trai và hỏi trẻ có mấy bạn ? Cho trẻ đếm lại số bạn trai và bạn gái. Nhóm bạn trai và bạn gái như thế nào ? Nhóm nào nhiều hơn ? ít hơn ? Muốn 2 nhóm bằng nhau thì phải làm sao? (thêm 1) Cho trẻ đếm lại. Cho trẻ xem chữ số 3 3. Luyện tập: Luyện kỷ năng đếm và nhận biết số lượng 3. - Cho trẻ chọn theo yêu cầu của Cô ( đồ dùng rời ) - Trẻ thực hành sách: Nêu yêu cầu: ( trang ) Cho lớp thực hành, Cô theo dõi bao quát lớp. - Giáo dục trẻ giữ gìn và vệ sinh cơ thể. - Kết thúc: HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Âm nhạc Đề tài: ÔN HÁT ‘ĐƯỜNG VÀ CHÂN” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ hiểu nội dung bài hát. - Trẻ biết hát và múa nhịp nhàng bài hát - Giáo dục trẻ ham thích ca hát, gìn vệ sinh. II. CHUẨN BỊ: - Một số nhạc cụ. III. HOẠT ĐỘNG: - Cô và lớp cùng hát và vận động theo bài “ Múa cho Mẹ xem”, chuyển đội hình thành vòng tròn. - Đàm thoại: Các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát bé làm gì? Múa bằng gì? Tay để múa còn làm gì nữa? Các con đi bằng gì? Đi bằng đôi chân, chân dùng để đi, chạy, nhảy,…Bây giờ chúng ta cùng nhau hát bài hát “Đường và chân” - Trẻ hát bài “Đường và chân” và đi vòng tròn ( vài lần). - Chuyển đội hình thành 3 vòng tròn, một vòng tròn, thành hình chữ U, tổ lên hát, múa, mời vài trẻ lên hát múa biểu điển cho lớp xem. - Kết thúc: THỨ 6: Ngày 25/09/2009 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Môi trường xung quanh. Đề tài: ĐÀM THOẠI VỀ CÁC GIÁC QUAN CỦA CƠ THỂ BÉ. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Dạy trẻ biết các giác quan của cơ thể. - Biết tác dụng của các giác quan: nghe, nhìn, sờ, ngửi, nếm. - Giáo dục giữ gìn vệ sinh cơ thể. II. CHUẨN BỊ: - Tranh về các giác quan, phòng rộng, thoáng mát, sạch,… III. HOẠT ĐỘNG: - Cô tập trung trẻ cho trẻ chơi trò chơi: “Ai tinh tai” Các con vừa chơi trò chơi gì? Trong trò chơi các con phải làm gì ? Các con nghe bằng gì ? Tai nghe gọi là thính giác. Cho trẻ xem tranh các giác quan. Ngoài tai ra chúng ta còn những giác quan nào ? Cho trẻ ngửi mùi dầu thơm và hỏi trẻ thơm không ? Thế vì sao biết dầu thơm? Chúng ta ngửi bằng gì ? Ngửi còn gọi là khứu giác. Mời một trẻ lên nếm chanh và hỏi trẻ ? Khi con nếm chanh thì con thấy sao? Vì sao con biết chanh chua? Vậy chúng ta nếm bằng gì? Lưỡi còn gọi là vị giác. Mời hai trẻ lên, bịt mắt một trẻ, cho lớp giơ tay lên và hỏi 2 trẻ. Hai bạn thấy gì? Vì sao một bạn thấy còn bạn kia thì không? Chúng ta nhìn bằng gì? Mắt còn gọi là thị giác. Mời một trẻ sờ vào ly nước đá. Khi sờ vào ly nước đá ta cảm thấy lạnh do tay tiếp xúc với ly nước, da gọi là xúc giác. - Giáo dục trẻ giữ gìn và giữ vệ sinh các giác quan để bảo vệ tốt cho cơ thể. - Cho trẻ chơi trò chơi “thả đỉa ba ba” IV. KẾT THÚC: HOẠT ĐỘNG CHIỀU Hoạt động: sinh hoạt tập thể. - Trẻ cùng nhau đi thành vòng tròn và hát + múa (lớp, tổ, nhóm) - Cô nhắc nhở và khuyến khích trẻ đi học đúng giờ, ngoan, không chạy nhảy, xô đẩy bạn, và biết giúp đỡ bạn. TTCM Giáo viên Giáo viên Dương Thị Bạch Nga Nguyễn Thị Lệ Hằng Trương Thị Mỹ Lệ

File đính kèm:

  • docke hoach tuan 6.doc