Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm đặc trưng của mùa hè, biết được các hoạt động thường diễn ra trong mùa hè.
- Trẻ biết sử dụng các từ miêu tả không khí của mùa hè, phát triển kỹ năng quan sát, mở rộng vốn từ.
- Giáo dục cháu biết cách giữ gìn vệ sinh trong mùa hè, biết cách phóng tránh một số tai nạn mùa hè.
II.Chuẩn bị:
- Hình ảnh băng hình về các hoạt động diễn ra trong ngày hè.
- Các nguyên vật liệu để trẻ chơi trò chơi.
III. Tiến trình hoạt động :
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8313 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Hoạt động trò chuyện về các hoạt động trong mùa hè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
¯
Thứ …. ngày……tháng ….. năm 2009
Hoạt động : TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG MÙA HÈ
Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm đặc trưng của mùa hè, biết được các hoạt động thường diễn ra trong mùa hè.
- Trẻ biết sử dụng các từ miêu tả không khí của mùa hè, phát triển kỹ năng quan sát, mở rộng vốn từ.
- Giáo dục cháu biết cách giữ gìn vệ sinh trong mùa hè, biết cách phóng tránh một số tai nạn mùa hè.
II.Chuẩn bị:
- Hình ảnh băng hình về các hoạt động diễn ra trong ngày hè.
- Các nguyên vật liệu để trẻ chơi trò chơi.
III. Tiến trình hoạt động :
1.Hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ:
-Xem tranh cùng trò chuyện về các hoạt động diến ra trong ngày hè.
Thể dục buổi sáng:
- HH: Ngửi hoa. (2l x 8 n).
- Tay vai: Hai tay đưa ra trước, lên cao (2l x 8 n).
- Chân: Bước chân ra trước khuỵu gối (2l x 8 n).
- Bụng: Đứng quay người sang hai bên (2l x 8 n).
- Bật: Bật chụm tách chân (2l x 8 n).
2. Hoạt động học :
Hoạt động mở đầu:
- Cho cháu vận động và hát bài “Mùa hè đến”.
2.2 Hoạt động trong tâm:
* HĐ1: Đàm thoại về các hoạt động trong mùa hè:
- Mùa hè sắp đến rồi các con có thích không? (Cô hỏi vài trẻ vì sao thích mùa hè).- Cô đưa ra một số câu hỏi gợi ý:
- Đây là mùa gì? cảnh vật như thế nào? thời tiết như thế nào?
- Mùa này có những hoa quả, món ăn nào đặc trưng?
- Các trang phục mùa này như thế nào?
- Mùa này có ngày gì đặc trưng?
- Cho trẻ xem một đoạn băng về các hoạt động của mùa hè. Sau khi xem xong cho cháu thảo luận về nội dung đoạn băng.
- Vào những ngày hè các con thường làm gì?
- Cô kết hợp giáo dục trẻ các phòng tránh các tai nạn trong mùa hè và cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe.
-* HĐ2: Trò chơi
+Trò chơi: Thi xem ai nhanh
- Cách chơi: Chia cháu thành 2 đội, thi nhau lên gắn các hoạt động phù hợp với mùa hè.
- Luật chơi:Trong thời gian hai phút nếu đội nào gắn tranh đúng và nhiều hơn thì đội đó chiến thắng.
+ Trò chơi : Hội thi thời tang bốn mùa
-Cô mở nhạc lần lượt cháu lên biểu diễn thời trang theo mùa.
Hoạt động kết thúc:
- Cô nhận xét tuyên dương
3.Hoạt động ngoài trời:
HĐCMĐ: Hát bài “Mùa hè đến”.
TCVĐ: Gieo hạt
CTD: Chơi với đồ chơi trong sân trường.
4. Hoạt động góc:
Góc phân vai: Chơi gia đình.
Góc khoa học: Nước tuần hoàn trong nhà kính
Góc nghệ thuật: Cắt dán theo ý thích
5.Hoạt động chiều:
Trò chuyện về cách ăn uống phù hợp với thời tiết
Chơi ở các góc.
Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
¯
Thứ …… ngày…. tháng … năm 2009
Hoạt động : BẬT QUA 4-5 VÒNG, LĂN BÓNG 4m
I . Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nắm được thao tác của vận động: “Bật qua 4-5 vòng, lăn bong và đi theo bóng”.
- Rèn cho trẻ kỹ năng bật qua vòng,kỹ năng lăn bóng
- Giáo dục cháu tính nhanh nhẹn và biết phối hợp các bạn trong nhóm.
II. Chuẩn bị:
- Vòng và bóng
- Băng nhạc thể dục.Hình ảnh về các môn thể thao về vòng và bóng
III. Tiến trình hoạt động :
1. Hoạt động đón trẻ:
- Chơi các góc
2.Hoạt động học :
Khởi động:
- Cho cháu đi thường, đi mũi bàn chân, đi bình thường, gót chân, đi bình thường. Mỗi kiểu khoảng 3 m.
Trọng động:
+ Bài tập phát triển chung:
- HH: Thổi nơ ( 2l x 8n ).
- Tay vai: Hai tay đưa ra trước lên cao ( 2l x 8n )
- Chân: Ngồi khuỵu gối ( 4l x 8n )
- Bụng: Đưa tay lên cao cúi người về phía trước ( 2l x 8n )
- Bật: Bật chân trước chân sau ( 2l x 4n )
+ Vận động cơ bản: Bật qua 4-5 vòng, lăn bong 4m
- Cho cháu chơi các trò chơi trãi nghiệm . Cô gợi hỏi các cháu vừa chơi trò chơi gì? Qua đó cô giới thiệu bài học.
- Cháu làm mẫu: lần thứ nhất không phân tích thao tác.
- Cháu làm mẫu lần 2 cô phân tích động tác mẫu.
* Tư thế chuẩn bị: Hai tay chống hông đứng trước vạch chuẩn khi có hiệu lệnh bật qua 4-5 vòng, khi bật rơi nhẹ bằng mũi bàn chân và không chạm vào vòng. Sau khi bật xong lấy bong lăn và đi theo bong về phía trước 4m.
- Cho một số bạn làm lại cho cả lớp xem. Sau đó cho từng hai cháu thực hiện cho đến hết số cháu trong lớp.
- Khi cháu thực hiện, cô quan sát sửa sai.
- Cho cháu chia ra từng nhóm nhỏ luyện tập thời gian 3-5 phút.
- Cho hai đội thi đua, cô nâng cao yêu cầu bài tập.
Hồi tĩnh
- Cho cháu đi nhẹ nhàng , hít thở sâu, bóp nhẹ chân tay.
3.Hoạt động ngoài trời:
HĐCMĐ: Hát em thêm một tuổi
TCVĐ: Chơi trò Bánh xe quay
CTD: Chơi tự do
4. Hoạt động góc:
Góc phân vai: mẹ con ,nấu ăn.
Góc xây dựng: Xây dựng hội chợ trưng bày sản phẩm may mặc theo mùa
Góc văn học: ẫyem tranh chuyện tranh ảnh về bốn mùa, các món ăn theo mùa
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
5.Hoạt động chiều:
Chơi các trò chơi dân gian
Chơi ở các góc.
Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
¯
Thứ……. ngày….. tháng….. năm 2009
Hoạt động : Nghe và đọc thơ : NẮNG BỐN MÙA
I. Mục đích yêu cầu :
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: “Nắng bốn mùa”, biết tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu được nghĩa một số từ khó.
- Rèn trẻ đọc thuộc thơ ,biết phối hợp nhịp nhàng giữa ngữ điệu và cử chỉ để thể hiện bài thơ. Phát triển vốn từ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, Biết ăn mặc phù hợp theo mùa
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài thơ .
- Đoạn phim về các cảnh bốn mùa
III. Tiến trình hoạt động :
Mở đầu hoạt động :
- Cho cháu xem đoạn băng về cảnh bốn mùa, sau đó cô cho cháu thảo luận về nội dung đoạn băng. Cô giới thiệu bài học.
2. Hoạt động trọng tâm:
HĐ1: Cô đọc thơ:
- Lần 1 : cô đọc diễn cảm nội dung bài thơ kết hợp cử chỉ điệu bộ để minh hoạ bài thơ. Đọc xong cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Lần 2: Cô đọc kèm tranh minh hoạ .
HĐ2: Đàm thoại ,trích dẫn
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về điều gì?
+ Đoạn 1: Cảnh nắng về mùa xuân và mùa hè.
- Trong bài thơ nắng của mùa xuân như thế nào?
- Còn cái nắng của mùa hè thì sao?
- Với cái nắng của mùa xuân và cái nắng của mùa hè các con thấy ảnh hưởng như thế nào đối với con người, cỏ cây , hoa ,lá.
+ Đoạn 2: Cảnh nắng của mùa thu và mùa đông
- Bầu trời nắng của mùa thu như thế nào?
- Vì sao tác giả nói mùa đông thì khóc hu hu?
- Như vậy mỗi mùa thì nắng sẽ như thế nào? Với cái nắng của mỗi mùa như vậy thì các con phải ăn mặc như thế nào?
HĐ3: Cô dạy đọc thơ:
- Cô cho cháu đọc thơ 2 lần
- Tổ chức luyện đọc dưới các hình thức thi đua
- Đọc theo nhóm ,đọc theo tổ , đọc cá nhân
HĐ4: Trò chơi : Ghép những từ còn thiếu.
- Cách chơi : Chia cháu làm hai đội , yêu cầu cháu chọn những chữ cái phù hợp gắn vào chữ còn thiếu.
3. Hoạt động kết thúc:
Hát vận động “ mùa hè đến”.
KẾ HOẠCH HOẠT
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
¯
Thứ……. ngày….. tháng ….. năm 2009
Hoạt động : HÁT VÀ VĐTTC” Mùa hè đến”
I. Mục đích yêu cầu:
- Cháu hiểu nội dung bài hát, cảm nhận được giai điệu của bài hát Biết thể hiện tình cảm vui tươi khi hát bài “ Mùa hè đến”. Trẻ nghe và cảm nhận được giai điệu của bài hát: “Khúc ca bốn mùa”.
- Rèn cháu hát rõ lời, đúng nhạc, biết vận động theo tiết tấu chậm theo nhịp bài hát, rèn sự chúi ý lắng nghe qua trò chơi ai tinh.
- Giáo dục cháu biết bảo vệ sức khoẻ khi thời tiết thay đổi. Yêu thiên nhiên
II. Chuẩn bị:
- Băng nhạc có các bài hát “Mùa hè đến”
- Các loại phách
III.Tiến trình hoạt động :
1.Hoạt động đón trẻ:
- Hướng dẫn cháu cất đồ dùng cá nhân.
- Cho cháu xem tranh ảnh về các mùa.
2. Hoạt động học :
Hoạt động mở đầu:
- Trò chuyện về các mùa ngày lồng vào giới thiệu bài.
2.2. Hoạt động trọng tâm
* HĐ1:VĐTTC: Bài hát: “ Mùa hè đến”.
- Cô đàn bài “mùa hè đến” cho cháu đoán tên bài hát, sau đó cho cả lớp hát lại một lần.
- Theo các con bài hát này hát và kết hợp với vận động gì sẽ hay hơn, cho cháu hát và vận động minh hoạ theo ý thích của cháu.
- Với bài hát này nếu hát kết hợp vỗ tay theo TTC thì bài hát sẽ nhọn nhịp hơn.
- Cô hát và vận động cho lớp xem .
- Cho cháu vận động minh hoạ theo bài hát 1 – 2.
- Sau đó cô tổ chức cho cả lớp hát và vận động theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Cho cháu về đội hình ba vòng tròn thi đua xem đội nào vận động theo bài hát hay hơn .
* HĐ2: Nghe hát: “ Khúc ca bốn mùa”.
- Cho cháu nghe giai điệu bài hát. Sau đó cô hát cho cháu nghe.
- Giới thiệu tên bài hát và tên tác giả.
- Lần 2: Cháu nghe cô hát kèm động tác minh họa.
* HĐ3: Trò chơi: Những âm thanh kỳ diệu
- Cách chơi: Chia cháu thành hai đội , lần lượt đội này gõ đội kia đón và ngược lại.
- Luật chơi: Đội nào phát âm đúng và đợc nhiều lần hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc..
2.3. Hoạt động kết thúc:
- Cho cả lớp hát và vận động bài: “Mùa hè đến”.
3.Hoạt động ngoài trời:
HĐCMĐ: Giải câu đố về các mùa
TCVĐ:Chơi trò chơi: cây cao cỏ thấp
CTD: Chơi với các đồ chơi trên sân trường.
4. Hoạt động góc:
Góc phân vai: Gia đình.
Góc văn học: Xem tranh truyện tranh ảnh về bốn mùa
Góc thiên nhiên: Chơi với cát, chăm sóc cây.
Góc nghệ thuật: Hát các bài hát :về bốn mùa
5.Hoạt động chiều:
Hát vận động theo TTC bài “ Mùa hè đến”
Chơi nu na nu nống, kéo cưa lừa xẻ.
Chơi ở các góc chơi.
Đánh giá cuối ngày:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
¯
Thứ ..... ngày..... tháng ..... năm 2009
Hoạt động: NẶN THEO Ý THÍCH
I. Mục Đích Yêu Cầu:
- Trẻ biết dùng đất nặn nhiều màu khác nhau để nặn một số sản phẩm theo ý thích của trẻ. Biết thể hiện ý tưởng, cảm xúc qua sản phẩm theo ý thích của trẻ.
- Rèn kỹ năng xoay tròn ,lăn tròn,ấn bẹt, cách sắp xếp bố cục cho phù hợp , cách chọn màu và phối hợp màu.
- Hoàn thành sản phẩm, biết vệ sinh sạch sẽ sau khi luyện tập.Biết yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn Bị:
- Đất nặn đĩa ,khăn lau, vật mẫu
- Băng nhạc không lời.Các bài hát về hiện tượng thiên nhiên.
III. Tiến trình hoạt động :
1.Hoạt động đón trẻ:
- Cho cháu quan sát và trò chuyện ở góc nghệ thuật
2. Hoạt động học :
2.1 Hoạt động mở đầu:
- Hát vận động bài khúc ca bốn mùa. Qua bài hát cô trò chuyện thảo luận về nội dung bài hát và lồng vào giới thiệu bài..
2.2. Hoạt động trọng tâm:
* HĐ1: Xem tranh mẫu và thảo luận
- Cho cháu quan sát các con vật mẫu của cô, gợi ý cháu nói đặc điểm của vật mẫu. Nhận xét về bố cục , màu sắc, hình dáng và phối hợp các đường nét để tạo nên sản phẩm
- Cho cháu trò chuyện về ý tưởng cháu thích nặn sản phẩm gì? Và nặn như thế nào?
+ Con thích nặn gì? Vì sao con nặn sản phẩm đó? Con sẽ nặn nó như thế nào? Con sẽ sử dụng màu đất nào để nặn sản phẩm này?
- Cho cháu chơi khởi động bàn tay.
* HĐ2: Trẻ thực hiện
- Cho cháu nặn, khi cháu nặn cô nhắc cháu chọn màu cho phù hợp với sản phẩm. cô nhắc lại một số kỹ năng để cháu nắm. , khi cháu nặncô mở những bài hát không lời.
- Cô đi từng bàn nhận xét và chú ý hướng dẫn cụ thể hơn cho những cháu yếu để giúp cháu hoàn thành sản phẩm.
* HĐ3: Nhận xét sản phẩm
- Cho cháu trưng bày sản phẩm và cho cháu nhận xét sản phẩm của bạn , của mình về bố cục, màu sắc, hình dáng. Sau đó cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
2.3. Hoạt động kết thúc:
- Cho cháu thu dọn đồ dùng cùng cô.
3.Hoạt động ngoài trời:
HĐCMĐ: Giải câu đố về các mùa
TCVĐ: Chơi trò chơi: Kéo co
CTD: Chơi với đồ chơi trên sân trường.
4. Hoạt động góc:
Góc phân vai: Cửa hàng thời trang
Góc xây dựng: Xây hội chợ trưng bày sản phẩm
Góc văn học: Kể truyện ,tranh ảnh về bốn mùa
Góc nghệ thuật: Cắt xé dán theo ý thích
5.Hoạt động chiều:
Chơi các trò chơi dân gian
Nhận xét cuối ngày, bổ sung bài tạo hình chưa hoàn chỉnh.
Chơi với đồ chơi
Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
ÍÎ
Thứ sáu. ngày 6 tháng11 năm 2009
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
ÍÎ
Thứ…… ngày……tháng… năm 2009
Hoạt động : TẬP TÔ CHỮ y
I. Mục đích yêu cầu:
- Cháu nhận biết chữ y một cách thành thạo
- Thông qua các trò chơi giúp trẻ cũng cố lại chữ y và các chữ cái đã học. Rèn luyện khéo léo của đôi bàn tay qua trò chơi xếp chữ.
- Biết phối hợp cùng bạn khi tham gia vào các trò chơi. Biết giữ gìn và cất đồ chơi gọn gàng.
II.Chuẩn bị:
- Thẻ chữ y, hột hạt. các thẻ chữ cái.
- Tivi, máy vitính .
III. Tiến trình hoạt động:
1/Hoạt động mở đầu:
- Cô mở nhạc mùa hè đến . Cháu hát và vận động theo nhịp bài hát
2/Hoạt động trọng tâm:
+ Hoạt động 1: Ôn chữ cái y :
- Cho cháu xem tranh dưới tranh có các từ tương ứng : mây bay , mây hồng
- Trong các từ dưới hình vẽ chữ cái nào các con đã được học (a,â,n,y )
- Những chữ cái nào mới học xong/(y )
- Quanh lớp mình có rất nhiều chữ cái y ( cho cháu ôn nhận biết các kiểu chữ.
+ Hoạt đông 2 : Trò chơi :
Trò chơi 1 : Tìm các chữ cái rời ghép thành từ có chứa chữ cái y.Nói về thiên nhiên
. Ví dụ : mây,bay,
Trò chơi 2 : Tìm chữ cái trong đoạn thơ
Trò chơi 3:Dùng hột hạt xếp chữ cái y theo các kiểu chữ viết (in hoa , viết hoa ,in thường ,viết thường )
. Đội nào xếp đúng ,xếp đẹp ,nhiều thì đội đó sẽ thắng cuộc
3/Kết thúc hoạt động:
Hát và vận động bài em thêm một tuổi
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
¯
Thứ ......ngày...... tháng .... .năm 2009
Hoạt động SO SÁNH ĐỘ LỚN CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG
I. Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết độ lớn của hai đối tượng.
- Trẻ phân biệt sự giống và khác nhau về độ lớn của hai đối tượng. Phát triển ngôn ngữ toán học, tư duy logic của trẻ.
- Trẻ có ý thức trong giờ học. Biết phối hợp cùng bạn trong khi chơi.
II. Chuẩn bị:
Mỗi trẻ có ba hình tròn to nhỏ khác nhau
Các khối gỗ không bằng nhau, đất nặn
III. Tiến trình hoạt động :
1. Hoạt động đón trẻ
- Chuẩn bị một số đồ dùng học toán cùng cô.
2. Hoạt động học
2.1. Mở đầu hoạt động:
- Từng nhóm chơi trải nghiệm ở các góc.
2.2. Hoạt động trọng tâm:
* HĐ1: Ôn nhận nhaanj biết sự khác bệt rõ nét về độ lớn
- Tổ chức cho cháu chơi (thi xem ai nhanh)
- Chơi gắn nhanh các ngôi nhà, ngôi sao,theo yêu cầu của trò chơi. Trong thời gian nhất định đội nào gắn nhiều hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc.
* HĐ2: So sánh độ lớn của hai đối tượng.
- Cho trẻ lấy đồ chơi, xem trong rổ có những gì?
- Cho cháu chọn hai hình to bằng nhau đưa lên . Cho cháu kiểm tra và đặc chồng lên nhau, để xem hai hình như thế nào?
- Tiếp tục cắt bớt một hình vào rổ và lấy hình khác lên rồi so sánh hai hình với nhau
- Hai hình này như thế nào với nhau? Vì sao?
* HĐ4: Trò chơi:
TC 1: Kết thành
- Cô nói kết thành ,kết thành
- Trẻ nói thành gì ,thành gì?
- Trẻ kết thành vòng tròn to nhỏ theo yêu cầu của cô.
TC 2: Thi xem ai nhanh
- Cách chơi: Chia cháu làm hai nhóm có một bức tranh với nhiều hình vẽ to nhỏ khác nhauvà yêu cầu trẻ nối hình to với hình to ,hình nhỏ với hình nhỏ.Trong thời gian hai phút đội nào nối nhanh hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc
2.3. Hoạt động kết thúc:
Cô nhận xét tuyên dương và cho cháu thu dọn đồ dùng.
3.Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ: hát bài Mùa hè đến,
TCVĐ: Rồng rắn lên mây
CTD: Chơi tự do
4. Hoạt động góc
Góc phân vai : Mẹ con ,nấu ăn, cửa hàng thời trang
Góc xây dựng : Xây hội chợ trưng bày sản phẩm
Góc khoa học : chơi đong nước , chơi tưới cây.
5. Hoạt động chiều:
Nhận xét tuyên dương cuối tuần.
Thực hiện vở “ Bé làm quen với toán”.
Cháu chơi nhẹ ở các góc.
* Đánh giá cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- HTTN 3.doc