I. MỤC TIÊU:
- Phát triển lĩnh vực thể chất kết hợp lĩnh vực thẩm mỹ, ngôn ngữ nhận thức
- Trẻ biết ném xa bằng một tay đúng tư thế
- Biết dùng sức của cánh tay để ném xa vật ném
- Tích cực thực hiện các bài tập thể dục.
II.CHUẨN BỊ:
- Sân tập sạch sẽ
- Ba túi cát, ba cái rỗ
III. PHƯƠNG PHÁP:
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tháng 3 tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2, ngày tháng 03 năm 2009
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
NÉM XA BẰNG MỘT TAY
I. MỤC TIÊU:
Phát triển lĩnh vực thể chất kết hợp lĩnh vực thẩm mỹ, ngôn ngữ nhận thức
Trẻ biết ném xa bằng một tay đúng tư thế
Biết dùng sức của cánh tay để ném xa vật ném
Tích cực thực hiện các bài tập thể dục.
II.CHUẨN BỊ:
Sân tập sạch sẽ
Ba túi cát, ba cái rỗ
III. PHƯƠNG PHÁP:
Luyện tập, trực quan, minh hoạ.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU
HOẠT ĐỘNG 1
- Hát bài “đàn gà trong sân”
- Trong bài hát các con vừa hát nói về con gì?
- Có bao nhiêu con gà?
- Gà thuộc nhóm gia súc hay gia cầm?
- Thịt gà cung cấp cho ta nhiều chất gì?
- C|ô có nuôi đàn gà con rất dễ thương. Các con có muốn cho gà ăn không?
- Hôm nay cô sẽ cho các con thi “ném xa bằng 1 tay” xem bạn nào ném giỏi cùng cô cho các chú gà ăn. Có những chú gà đứng xa con cần phải ném thức ăn ra xa cho các chú gà ăn nhé.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: “đàn gà con”
HOẠT ĐỘNG 2
- Hô hấp 1: gà gáy
- Tay vai 1:
- Chân 1
- Bụng lườn 2
- Bật 1
HOẠT ĐỘNG 3
- Cô mời 1 bạn lên làm mẫu
- Cô giải thích TTCB: cho trẻ đứng chân trước, chân sau, tay cầm túi cát, đưa tay từ trước ra sau lên cao ra sau rồi ném ra xa ở điểm tay đưa lên cao nhất. Sau khi ném chạy lên nhặt túi cát để vào rỗ
- Cho trẻ lần lượt lên thực hiện(cô quan sát, động viên, sửa sai)
- Cô mời mỗi lần 2 trẻ thi đua.
HOẠT ĐỘNG 4
- Trò chơi: “gà con tìm mồi”
- Giải thích cách chơi
- Nhận xét tuyên dương
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG
I. MỤC TIÊU:
- Phát triển lĩnh vực nhận thức kết hợp lĩnh vực thẩm mỹ, ngôn ngữ.
- Trẻ kể tên được một số con vật sống trong rừng như: Voi, hươu, nai, gấu…
- Nhận xét 1 số đặc điểm rõ nét giữa chúng
- GD trẻ ý thức bảo vệ rừng
- Rèn vận động nhanh nhẹn, khéo léo.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát, đàm thoại, giải thích
III. CHUẨN BỊ:
Một số con vật sống trong rừng bằng mũ
Mô hình rừng xanh
Tranh lo to cho trẻ, giấy vẽ bút màu cho mỗi trẻ
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU
HOẠT ĐỘNG 1:
- hát “em đi chơi thuyền”
- Bé đi chơi thuyền ở đâu?
- Hôm nay chúng mình đi chơi thảo cầm viên xem các loài thú nhé.
- Trẻ tham gia chơi trò chơi
- Dạ
HOẠT ĐỘNG 2:
- Đọc đồng dao “vui vẽ”
- Đến thảo cầm viên các con xem con gì có vòi ở phía trước?
- Hình dáng voi ntn? Voi sống ở đâu?
- Voi thích ăn gì?
- Cô đọc câu đố, trẻ đoán tên?
- Hình dáng khỉ ra sao?
- Khỉ thích ăn gì?
- Khỉ là con vật đẻ trứng hay đẻ con?
- Giữa voi và khỉ có điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau?
- Cô đọc câu đố, trẻ đoán tên?
- Gấu ntn?
- Gấu thích ăn gì? Gấu sống ở đâu?
- Bé xem con vật gì trên hình? Chúng có những điểm gì rất đẹp?
- Cô cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa chúng.
- Trẻ đọc đồng dao về các con vật di chuyển đội hình chữ u
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Trẻ trả lời
- Trẻ đoán tên
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- Một vài trẻ so sánh
- Trẻ đoán tên
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Một vài trẻ so sánh
HOẠT ĐỘNG 3:
- Cô cho trẻ hát “ta đi vào rừng xanh”
- Vận động xem bạn nào chạy nhanh
- GD trẻ tham quan không được chọc phá các loài thú dữ.
- Ngày nay nạn phá rừng bừa bãi làm cho cuộc sống của các loài thú hổn loạn ta phải làm gì để bảo vệ chúng?
- Trẻ tham gia hát
- Trẻ thi đua chạy
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lờ theo suy nghĩ
HOẠT ĐỘNG 4:
- Cho trẻ đọc thơ “em vẽ”
Nhận xét tuyên dương
- Trẻ đọc thơ về chỗ vẽ và tô màu
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc sách: xem tranh chuyện về các con vật ở rừng
Góctạo hình: tô màu các con vật
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ ba, ngày tháng 03 năm 2009
KỂ CHUYỆN: GIỌNG HÓT CHIM SƠN CA
I. MỤC TIÊU:
- Phát triển lĩnh vực ngôn ngữ kết hợp lĩnh vực thẩm mỹ
- Trẻ thể hiện cảm xúc của mình qua câu chuyện
- Phát triển ngôn ngữ vốn từ cho trẻ
- GD trẻ tính kiên nhẫn, biết yêu thương bạn
II. PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát, đàm thoại, giải thích
III. CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa câu chuyện
Bút màu, giấy cho trẻ
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU
HOẠT ĐỘNG 1:
- Cô cho trẻ hát bài “thật là hay”
- các con vừa hát bài hát nói về ai?
- Các loài chim ntn?
- Cô cũng có câu chuyện kể về 1 loài chim hót hay đó là câu chuyện “giọng hót chim sơn ca” hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe nha!
- Trẻ tham gia chơi
- Dạ
HOẠT ĐỘNG 2:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ ‘Cò con sạch sẽ”
- cô kể diễn cảm lần 1
- lần 2 cô kể trích dẫn nội dung kèm tranh
- cô và trẻ đàm thoại về nội dung câu chuyện
- Cô vừa kể cho các con nghe về câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- có bao nhiêu nhân vật?
- Loài chim nào có giọng hót hay?
- Bầy chim đã cử ai gặp chim sơn ca?
- Con thích đặt tên cho chuyện là gì?
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ đàm thoại cùng cô
- Trẻ kể ra
- Trẻ trả lời
- Cậu bé tốt bụng
- Cậu bé giúp chim én.
- Dạ, cậu bé
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ.
HOẠT ĐỘNG 3:
- Cô mời trẻ lên tham gia kể chuyện
- Trò chơi: về đúng chuồng
- GT luật chơi
Trẻ tham gia kể
HOẠT ĐỘNG 4:
- cô giáo dục trẻ hòa nhã, vui vẻ, yêu thương giúp đỡ bạn
- hôm nay cô kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Cô cho trẻ về chỗ tô màu
- Nhận xét tuyên dương
Trẻ trả lời
Trẻ tô màu
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc sách: xem tranh ảnh con vật sống trong rừng
Góc xây dựng: xây dựng mô hình rừng
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ tư, ngày 11 tháng 03 năm 2009
HÁT: ĐỐ BẠN
NGHE: CHÚ VOI Ở BẢN ĐÔN
VẬN ĐỘNG: GÕ THEO NHỊP
TRÒ CHƠI: NGHE TIẾNG HÁT TÌM ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Phát triển lĩnh vực thẩm mỹ kết hợp lĩnh vực, ngôn ngữ, nhận thức
- Trẻ thuộc và hát bài hát đúng điệu
- Luyện tai nghe, khả năng vào nhịp chính xác
- Tham gia trò chơi sinh động
II. PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát, đàm thoại, giải thích
III. CHUẨN BỊ:
Đàn, nhạc cụ cho mỗi trẻ
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU
HOẠT ĐỘNG 1:
- Cô cho trẻ hát bài “vui đến trường”
- Các con đến trường có vui không? Vì sao?
- Có bài hát vui tươi nhí nhảnh nói về tình bạn các con xem bài hát gì nhé.
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- Dạ
HOẠT ĐỘNG 2:
- Cô đàn giai điệu trẻ đoán tên bài hát
- Cô đàn và hát cho trẻ nghe 1 lần
- Cô đàn + hát + Nội dung bài hát
- Cô mời cả lớp hát cùng cô
- Từng nhóm hát(cô sửa sai)
- Cô mời cán nhân hát
- Để bài hát hay hơn nữa chúng ta cùng vận động nhé.
- Các con thích vận động gì?
- Cô vận động mẫu
- Vừa hát vừa vận động giải thích
- Mời cả lớp
- Cô chú ý sửa sai.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Cả lớp hát cùng cô
- Nhóm hát
- Cá nhân hát
- Dạ
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Cả lớp vận động
HOẠT ĐỘNG 3:
- Trò chơi: “nghe tiếng hát tìm động vật”
- Giải thích luật chơi, tiến hành chơi.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Tiến hành chơi
HOẠT ĐỘNG 4:
Nhận xét tuyên dương
- Trẻ chú ý lắng nghe
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: mô hình rừng già, thú quí hiếm
Góc sách: xem tranh các con thú
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ năm, ngày 12 tháng 03 năm 2009
SO SÁNH THÊM BỚT TẠO SỰ BẰNG NHAU
TRONG PHẠM VI 4
I. MỤC TIÊU:
- Phát triển lĩnh vực nhận thức kết hợp lĩnh vực thẩm mỹ.
- Trẻ biết so sánh tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4
- Phát triển thính giác, lắng nghe tiếng kêu của các con vật.
- Biết kể tên các món ăn được chế biến từ các con vật nuôi trong gia đình.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát, đàm thoại, giải thích, luyện tập
III. CHUẨN BỊ:
Một số con vật bằng giấy: thỏ, khỉ, nai, hươu…
Một số loại quả cho trẻ, bút màu, giấy vẽ.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU
HOẠT ĐỘNG 1:
- Cô cho trẻ hát làm động tác bài “thỏ đi tắm nắng”
- Các con vừa hát bài hát nói về con gì?
- Có bao nhiêu con thỏ sống chung mới gọi là đàn thỏ?
- Để biết được số lượng các con vật là bao nhiêu. Hôm nay cô và các con cùng so sánh và tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4 nhe.
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- Dạ
HOẠT ĐỘNG 2:
- Cô cho trẻ hát “đố bạn”
- Các con nhìn xem cô có con gì nè?
- Con thỏ ăn gì?
- Các con đếm xem có mấy con thỏ?
- Các con nhìn xem cô có con gì nữa đây?
- Con khỉ ăn gì?
- Các con đếm xem có mấy con khỉ?
- Hai nhóm này như thế nào với nhau?
- Nhóm nào nhiều hơn? nhiều hơn mấy?
- Nhóm nào ít hơn? Ít hơn mấy?
- Cô muốn hai nhóm này bằng nhau cô phải làm sao?
- Hai nhóm này như thế nào với nhau?
- Đều bằng mấy?
- Trẻ hát
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Trẻ đếm
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Trẻ đếm
- Trẻ so sánh
- Trẻ trả lời theo gợi ý của cô.
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
- Bằng nhau
- Bằng 4
HOẠT ĐỘNG 3:
- Bây giờ các con cùng ra vườn hái hoa và quả nhé.
- Đếm xem cô hái được bao nhiêu quả ổi?
- Có bao nhiêu quả đu đủ?
- Cô muốn 2 nhóm quả đều bằng 4 thì phải làm sao?
- Các con lắng nghe tiếng con vật gì kêu và kêu bao nhiêu tiếng nhé.
- Các con nhìn xem xung quanh lớp mình còn có tranh các con vật có số lượng 4.
- Các con kể tên các con vật trong rừng mà trẻ biết.
- À các con vật các con vừa kể chúng rất hung dữ nên các con khi được bố, mẹ đưa đi sở thú các con không chọc phá và lại gần chúng nhe các con.
- Dạ
- Trẻ đếm
- Trẻ đếm
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ kể
- Dạ
HOẠT ĐỘNG 4:
- cho trẻ hát bài “đố bạn”
- Cho trẻ nặn các con vật
Nhận xét tuyên dương
- Trẻ hát
- Trẻ nặn các con vật
HOẠT ĐỘNG GÓC
Quan sát các con vật sống trong rừng
Chơi: mèo đuổi chuột
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Thứ sáu, ngày 13 tháng 02 năm 2009
XÉ DÁN HÌNH CON VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Phát triển lĩnh vực thẩm mỹ kết hợp lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ.
- Luyện sự linh hoạt khéo léo của đôi bàn tay xé lượng, uốn cong để tạo thành hình dáng con vật đẹp, sáng tạo
- Trẻ xây rừng thú, bố cục hài hòa, đẹp mắt.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan, đàm thoại, giải thích, thực hành
III. CHUẨN BỊ:
Tranh xé dán các con vật của cô
Giấy màu, hồ dán, rổ đựng cho mỗi trẻ
Một số con vật, vật liệu xây dựng
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU
HOẠT ĐỘNG 1:
- Cô cho trẻ hát bài “ta đi vào rừng xanh”
- Các con nhìn xem cảnh vật khu rừng này ntn?
- Trong rừng có các loài thú nào? Các con kể ra xem?
- À các con có thích xem các con vật đó không?
- Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau xé dán hình các con vật bé thích không?
- Cả lớp hát ngồi đội hình 3 hàng ngang
- Trẻtrar lời theo suy nghĩ
- Trẻ kể theo hiểu biết.
- Dạ thích
- Dạ thích
HOẠT ĐỘNG 2:
- Cô cho trẻ đọc thơ “gấu qua cầu”
- Các con nhìn xem cô có tranh xé dán con thú gì?
- Các con thấy gì nữa?
- Khi xé dán các hình con vật các con nhớ dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải xé 1 cách khéo léo nhé.
- Các con có thể dùng bút màu vẽ thêm cây xanh, bông hoa cho tranh mình thêm đẹp.
- Ngày nay nạn phá rừng và săn bắt bừa bãi đã làm cho 1 số loài thú mất đi, chúng ta phải biết giữ gìn, bảo vệ chúng.
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Trẻ chú ý lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 3:
- Các con thích xé dán con thú gì? Kể cho cô và bạn nghe xem.
- Cô cho trẻ vào bàn xé dán(cô quan sát giúp đỡ trẻ)
- Trẻ kể
- Về chỗ ngồi xé dán
HOẠT ĐỘNG 4:
- Trưng bày sản phẩm
- Cô mời trẻ nhận xét
- Cô nhận xét
- Nhận xét tuyên dương
- Từng tổ đem sản phẩm lên trưng bày.
- Trẻ nhận xét
- Chú ý lắng nghe
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc học tập: xếp hình các con vật
Góc phân vai: cửa hàng đóng kịch
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GA THANG 3 TUAN 3.doc