Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tuần 17

- Thơ: + "Hoa kết trái"

 + "Vườn cải"

- Truyện: +"Sự tích các loài hoa"

 +"Sự tích hoa mào gà"

- Nghe đọc thơ, kể chuyện các bài có liên quan đến chủ đề.

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10103 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tuần 17, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 17 CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI HOA (Thời gian thực hiện từ ngày 30/ 12/ 2013 đến ngày04/ 01/ 2014) - Trò chuyện với trẻ về một số loại hoa - So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5. - Thơ: + "Hoa kết trái" + "Vườn cải" - Truyện: +"Sự tích các loài hoa" +"Sự tích hoa mào gà" - Nghe đọc thơ, kể chuyện các bài có liên quan đến chủ đề. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MỘT SỐ LOẠI HOA PHÁT TRIỂN THẨM MỸ PHÁT TRIỂN TC- XH PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT -TDS: Tập với bài "Em yêu cây xanh" - TDGH: Ném xa bằng hai tay - TC: Tự chọn - Vẽ hoa bằng vân tay (Vở tạo hình trang 17) - DH: "Hoa trường em" - NH: "Màu hoa" - TCAN: Ai đoán giỏi - Góc PV: Cửa hàng bán ha, cắm hoa... - Góc XD: Xây dựng vườn hoa - Góc TH- NT: Vẽ, xé dán, tô màu các loại hoa -Góc sách: Xem sách về các loại hoa -Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây hoa KẾ HOẠCH TUẦN 17 CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI HOA (Thời gian thực hiện từ ngày 30/ 12/ 2013 đến ngày04/ 01/ 2014) I. TDS: Tập với bài"Em yêu cây xanh" II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Thứ Lĩnh vực phát triển Nội dung Ghi chú Hai Phát triển ngôn ngữ Truyện "Sự tích hoa mào gà". Ba Phát triển nhận thức Một số loại hoa. Tư Phát triển thẩm mỹ Vẽ hoa bằng vân tay.(Vở tạo hình trang 17). Phát triển thể chất VĐCB: Ném xa bằng hai tay. TC: Tự chọn. Năm Phát triển nhận thức - So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5. Sáu Phát triển thẩm mỹ - DH: "Hoa trường em" - NH: "Màu hoa" -TCAN: Ai đoán giỏi. Bảy Ôn Tự chọn III. CHƠI Ở CÁC GÓC STT TÊN GÓC NỘI DUNG GHI CHÚ 1 Góc phân vai Cửa hàng bán hoa, cắm hoa. 2 Góc xây dựng Xây dựng vườn hoa. 3 Góc tạo hình- nghệ thuật Vẽ, xé dán, tô màu một số loài hoa. 4 Góc học tập- sách Xem sách, tranh ảnh, làm sách về một số loài hoa. 5 Góc thiên nhiên Chăm sóc cây hoa. CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ HOA (TUẦN 17) (Thời gian thực hiện từ ngày 30/ 12/ 2013 đến ngày04/ 01/ 2014) * Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức: -Trẻ thuộc tên truyện, tên tác giả,hiểu nội dung câu chuyện. -Trẻ biết gọi tên và đặc điểm nổi bật của một số loại hoa. -Rèn kỹ năng vẽ bằng vân tay cho trẻ - Trẻ thực hiện được VĐCB: Ném xa bằng hai tay. Trẻ biết thêm, bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5 -Hát đúng lời, đúng giai điệu của bài hát. 2 Kỹ năng: -Luyện cho trẻ kỹ năng diễn đạt lời nói rõ ràng, mạch lạc. Luyện cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ định. Luyện kỹ năng vẽ bằng vân tay cho trẻ Luyện kỹ năng hát cho trẻ. 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc một số loài hoa -Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học. CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI HOA KẾ HOẠCH TUẦN 17 (Thời gian thực hiện từ ngày 30/ 12/ 2013 đến ngày04/ 01/ 2014) Thứ- ngày LVHĐ Nội dung Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị Phương pháp hướng dẫn Thể dục sáng Tập với bài "Em yêu cây xanh". - hô hấp: vươn thở tay: hai tay đưa ra trước lên cao chân: ngồi khuỵu gối bụng: đứng cúi người về phía trước bật: bật tại chỗ - trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng - trẻ biết tập các động tác kết hợp với lời ca dưới sự hướng dẫn của cô giáo. - rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối. - giáo dục trẻ có ý thức kỷ luật tốt - cô và trẻ thuộc lời bài hát. - sân tập sạch sẽ. - trang phục ngọn , phù hợp với thời tiết. I. Ổn định tổ chức lớp: - cho trẻ xếp hàng nhanh nhẹn II. Bài mới: a. Khởi động: cho trẻ luyện đi theo vòng tròn kết hợp với luyện đi các kiểu ĐT- ĐK- ĐT- ĐG- ĐT- Đ.NH- ĐT- ĐC- ĐT sau đó về hàng dàn hàng ngang. b.Trọng động: - Cô cùng trẻ tập các động tác kết hợp với bài "Em êu cây xanh" mỗi lần tập 4lần x 2 nhịp. - Cho trẻ tập cùng cô 2-3 lần (cô chú ý sửa sai) - Chú ý: những ngày đầu tập chậm sau nhanh dần c. Hồi tĩnh: cho trẻ làm động tác chim bay về tổ. * Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Hoạt động góc - Góc phân vai: Cửa hàng bán hoa, cắm hoa. - Góc xây dựng:XD vườn hoa. -Góc tạo hình- NT:Nặn, xé dán, tô màu một số loài hoa. -Góc học tập: Làm sách, xem tranh về một số loại hoa. -Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, hoa. - Trẻ hứng thú tham gia vào các vai chơi. -Trẻ thể hiện tốt vai, bác bán hàng nghệ nhân cắm hoa. -Biết xếp xử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng vườn hoa. - Trẻ biết nặn, xé dán, tô màu một số loại hoa. - Trẻ được xem tranh, làm sách về một số loại hoa -Biết cách chăm sóc hoa. - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ chơi. - Cô chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi ở 5 góc: Các loại hoa, hàng rào, cây hoa..... - Góc chơi hợp lý. 11. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC -Cô tập trung trẻ ở giữa lớp hát bài: " Hoa trường em" -Hỏi trẻ tên bài hát. -Gợi hỏi trẻ ở chủ đề các loài hoa có mấy góc chơi, là những góc nào? 2.BÀI MỚI Hoạt động 1: Thăm dò ý tưởng và thỏa thuận vai chơi -Cô hỏi trẻ muốn chơi ở góc nào?(Góc phân vai) -Ở góc chơi đó con sẽ chơi gì? Con muốn mời bạn nào cùng chơi với con? -Con cần những đồ chơi gì? -Cô hỏi tương tự với các góc chơi còn lại. Hoạt động 2: Qúa trình chơi -Cô cho trẻ tỏa về các góc chơi mà trẻ đã chọn -Cô theo dõi quá trình phân vai chơi ở các nhóm nhỏ. -Cô bao quát và xử lý các tình huống diễn ra trên trẻ. Cô khuyến khích, động viên trẻ nhập vai chơi tốt. -Cô gợi ý trẻ sử dụng đồ chơi thay thế. - Hoạt động 3: Kết thúc quá trình chơi -Cô nhận xét từng góc chơi -Tập trung trẻ về góc xây dựng thăm quan, cho trẻ nhận xét công trình của mình sau đó cô nhận xét tuyên dương trẻ Dự kiến các trò chơi - Gieo hạt - Dung dăng dung dẻ. - Kéo co -Trẻ biết cách chơi, luật chơi. -Trẻ hứng thú tham gia chơi và biết chơi đoàn kết -Sân chơi rộng rãi, sạch sẽ -Dây thừng, phấn -Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi và cho trẻ tham gia chơi. Thứ 2 ngày 30/12/2013 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Truyện"Sự tích hoa mào gà" - trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung của bài, trả lời tốt câu hỏi của cô giáo. - giáo dục trẻ biết học tập lòng tốt, biết giúp đỡ người khác của bạn gà mái. ĐDCC: -Cô thuộc nội dung câu chuyện, kể diễn cảm câu chuyện. -Tranh minh họa nội dung câu chuyện hoặc hình ảnh powerpoint. -Que chỉ -Trẻ ngồi hình chữ U I . Ổn định tổ chức - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề. II. Bài mới. a. Hoạt động 1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe. - Cô kể lần 1: Kể diến cảm, giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả. - Cô kể lần 2: Kèm tranh minh họa hoặc hình ảnh powerpoint. giảng nội dung câu chuyện: Câu chuyện khen ngợi lòng tốt của bạn gà mái, biết giúp đỡ mọi người. b. Hoạt động 2: đàm thoại nội dung câu chuyện. - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?Của tác giả nào? - Trong câu chuyện có nhũng nhân vật nào? - Ngày xưa, gà mái và gà trống đều có cái gì ở trên đầu? - Vào mỗi buổi sáng gà mài thường đi đâu? - Các con vật khen mào của gà mài như thế nào? - Gà mái đã gặp ai đang khóc? - Các con vật như thế nào khi nhìn thấy cây nhỏ? - Gà mái đã làm gì? - Mấy ngà sau trên đầu gà mái xuất hiện cái gì? - Chúng mình thấy gà mái có tốt bụng không? - Vậy các con phải học tập bạn gà mái, biết yêu quý và giúp đỡ mọi người nhé. c. Hoạt động 3: Củng cố. - Trò chơi "Hái hoa" -+ Cách chơi: Cô mời 2 đội lên chơi, 2 đội xếp thành hàng dọc, khi cô hô " hái hoa" thì bạn đầu hàng bật qua 3 vòng tròn, lên hái hoa để vào rổ của đội mình sau đó chạy về cuối hàng bạn tiếp theo lên + Luật chơi: Mỗi lượt lên chỉ được hái 1 bông hoa, đội nào thua phải múa 1 bài. * kết thúc giờ học: Cô cho trẻ hát bài "Bầu và bí". Hoạt động ngoài trời * HĐCMĐ: quan sát hoa hồng - TC: Trồng nụ trồng hoa - TC: chi chi chành chành - chơi tự do - Trẻ được quan sát và nêu được một số đặc điểm đặc đặc trưng của hoa hồng. - tích cực tham gia vào các trò chơi. DĐCC: - Địa điểm quan sát thuận lợi. - cành hoa hồng thật để trẻ quan sát. ĐDCT - một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời: Vòng, bóng, chong chóng..... I . ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC. - Cho trẻ ra ngoài trời hít thở không khí trong lành, cô cho trẻ nêu cảm nhận về thời tiết. II . BÀI MỚI 1. HĐCMĐ: Quan sát hoa hồng - Cô cho trẻ quan sát cành hoa hồng và nêu nhận xét về đặc điểm, hình dáng, màu sắc, mùi hương của hoa hồng.(Có cuống dài màu xanh, nhiều gai, nhiều lá , lá có nhiều răng cưa, cánh hoa màu đỏ, dạng hình tròn, nhụy hoa màu vàng, hương thơm....) - Ngoài màu đỏ ra, các con thấy hoa hồng còn có màu gì nữa? (Màu vàng, trắng, hồng...) - Các con có biết hoa hồng dùng để làm gì không? (trang trí cho đẹp, làm nước hoa...) - Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc hoa hồng và ccaanr thận khi sờ vào hoa hồng nếu không sẽ bị gai nhọn đâm vào tay. 2. tổ chức các trò chơi: - trồng nụ trồng hoa - Chi chi chành chành - Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi rồi cho trẻ chơi 3 – 4 lần 3. trò chơi tự do - Trẻ chơi với đồ chơi : Vòng, bóng, chong chóng.... -Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ Kết thúc:Cô nhận xét tuyên dương trẻ Hoạt động góc Chơi ở các góc Như đã soạn ở đầu tuần Như đã soạn ở đầu tuần Như đã soạn ở đầu tuần Hoạt động chiều TC:"Gieo hạt nâỷ mầm". -Rèn khả khéo léo, nhanh nhẹn , khả năng bắt chước của trẻ. - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ chơi. -Sân trường bằng phẳng sạch sẽ -Cô và trẻ trang phục gọn gàng . -Cô phổ biến cách chơi : Cô và trẻ làm động tác mô phỏng theo lời bài "gieo hạt nảy mầm" - Cô tiến hành cho trẻ chơi 3- 4 lần -Vệ sinh trả trẻ Trẻ sạch sẽ, gọn gàng khi ra về. Thau nước, khăn mặt, lược, dây chun...,ba lô của trẻ - Cô rửa mặt, chân tay,chải đầu cho trẻ gọn gàng, sạch sẽ - Cho trẻ chào cô , chào bạn. Nhắc trẻ chào ông bà, bố mẹ Thứ 3 ngày 31/12/2013 Phát triển nhận thức Tìm hiểu một số loại hoa -Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật của một số loại hoa. - Giáo dục trẻ biết yêu quý , chăm sóc và bảo quản một số loại hoa - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học ĐDCC: -Tranh ảnh về một số loại hoa: Hoa hồng, hoa cúc, hoa râm bụt.... -Que chỉ. - Hình ảnh về các loại hoa - Lô tô về các loại hoa vừa trò chuyện. ĐDCT: Tranh một số loại hoa để trẻ tô màu. I. Ổn định tổ chức lớp -Cô cho trẻ hát bài: “Hoa trường em” -Cô hỏi trẻ vừa hát bài gì -Bài hát nói về hoa gì? II. Bài mới 1. Hoạt động 1:Quan sát tranh và đàm thoại. *Tranh 1: hoa hồng - Cô hỏi trẻ đây là bức tranh vẽ hoa gì? (hoa hồng ạ) - Ai có nhận xét gì về cành hoa hồng này nào Có cuống dài màu xanh, nhiều gai, nhiều lá , lá có nhiều răng cưa, cánh hoa màu đỏ, dạng hình tròn, nhụy hoa màu vàng, hương thơm....) -Ngoài màu đỏ ra, các con thấy hoa hồng còn có màu gì nữa? (Màu vàng, trắng, hồng...) - Các con có biết hoa hồng dùng để làm gì không? (trang trí cho đẹp, làm nước hoa...) - Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc hoa hồng và cẩn thận khi sờ vào hoa hồng nếu không sẽ bị gai nhọn đâm vào tay. * Tranh 2: Hoa cúc - Cô cho trẻ giải câu đố về hoa cúc "Hoa gì tươi thắm sắc vàng Cánh dài thường nở muộn màng vào thu" - Đố các con đó là hoa gì?(Hoa cúc) - Cô cho trẻ quan sát tranh hoa cúc và nêu nhận xét về đặc điểm, hình dáng, màu sắc (Nhiều cánh nhỏ màu vàng, xếp thành nhiều lớp, Cành dài, cứng, màu xanh, lá mọc xung quanh cành sẻ thùy.....) - Ngoài bông hoa cúc màu vàng, các con còn thấy những bông hoa cúc màu gì nữa? (Màu trắng,màu tím,màu xanh...) - Các con thấy hoa cúc có đẹp không? (Có ạ) - Đúng rồi đấy các con ạ, hoa cúc rất đẹp, thường nở vào cuối mùa thu, hoa cúc dùng để trang trí cho đẹp, ngoài ra hoa cúc còn dùng để cúng cụ nữa đấy. Vì vậy chúng mình phải biết yêu quý, chăm sóc...hoa cúc nhé. * Tranh 3: Hoa râm bụt - Cô cho trẻ giải câu đó về hoa râm bụt "Hay trồng làm giậu làm rào Hoa thường rực rỡ một màu cờ tươi" - Đố các con biết đó là hoa gì? (Hoa râm bụt) - Cô cho trẻ quan sát tranh hoa râm bụt và nhận xét về đặc điểm, màu sắc, hình dáng... của hoa râm bụt.( Có 5 cánh mỏng màu đỏ, Ở giữa nhụy có 1 cái râu dài, lá to và mỏng màu xanh có răng cưa, hoa râm bụt thường trồng làm rặng rào...) - Các con thấy hoa râm bụt có đẹp không? (có ạ) - Hoa râm bụt tô điểm cho hàng rào nhà chúng mình thêm đẹp, vì vậy chúng mình không nên bẻ hoa, bứt lá nhé.(Vâng ạ) - Khi ăn các món ăn đó các con thấy thế nào? (Rất ngon ạ) 2.Hoạt động2: So sánh *So sánh hoa hồng với hoa cúc. Cho trẻ nhận xét điểm giống nhau và khác nhau giữa hoa hồng và hoa cúc. - Giống nhau: đều là hoa, dùng để trang trí, cúng ... - Khác nhau: + Hoa hồng cánh tròn mỏng, cành có gai... + Hoa cúc cánh dài nhỏ, không có gai... * So Sánh hoa hồng với hoa râm bụt. Cho trẻ nhận xét điểm giống nhau và khác nhau giữa hoa hồng và hoa râm bụt - Giống nhau: đều là hoa và rất đẹp. -Khác nhau: + Hoa hồng có nhiều cánh tròn mỏng, cành có gai... + Hoa râm bụt có 5 cánh to, trồng làm rặng rào... -Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc các loại hoa, không bẻ hoa, bứt lá... 3. Hoạt động 3: Mở rộng kiến thức. - Ngoài các loại hoa chúng mình vừa tìm hiểu, các con còn biết những loại hoa nào nữa?(Trẻ kể) - Cho trẻ xem băng đĩa về các loại hoa - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc các loại hoa, không bẻ hoa, bứt lá... 4. Hoạt đông 4: Củng cố -Trò chơi 1: Tìm đúng hoa Cô treo tranh 3 loại hoa vưà tìm hiểu ở 3 góc, chia mỗi trẻ 1 lô tô có hình 1 trong 3 loại hoa đó. Sau 1 bài hát cô hô "tìm đúng hoa" trẻ phải tìm về đúng góc có hình bông hoa giống lô tô của mình. - Trò chơi 2: Bé khéo tay Cô phát tranh về các loại rau, củ cho trẻ tô màu. * Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Hoạt động ngòai trời Quan sát hoa bìm bìm -TC:+Gieo hạt + dung dăng dung dẻ -Chơi tự do. -Trẻ biết gọi tên và nhận xét một số đặc điểm đặc trưng của hoa bìm bìm -Giáo dục yêu quý và chăm sóc cây hoa -Trẻ tích cực tham gia vào các trò chơi ĐDCC: - Tranh vẽ hoa bìm bìm - Que chỉ. ĐDCT -Sân chơi sạch sẽ -Một số đồ chơi như bóng, vợt cầu lông, vòng.... 1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC -Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng đi dạo quanh sân trường và hát bài" khúc hát dạo chơi". 2.BÀI MỚI a. HĐCMĐ:Quan sát hoa bìm bìm - Cô hỏi trẻ đây là tranh vẽ bông hoa gì? (Hoa bìm bìm) - Ai có nhận xét gì về hoa bìm bìm? (Cánh hoa hình tròn to màu tím, ở giũa có nhụy màu vàng cành hoa thuộc loại dây leo, lá to màu xanh có sẽ thùy...) - Các con thấy hoa bìm bìm có đẹp không? (Có ạ) - Vậy chúng mình phải biết yêu quý, chăm sóc và không hài hoa, bứt lá nhé. b. Tổ chức các trò chơi. -Trò chơi "Gieo hạt" -Trò chơi"Dung dăng dung dẻ Cô phổ biến cách chơi và luật chơi, tiến hành cho trẻ chơi Cô bao quát trẻ c. Chơi tự do. - cho trẻ tự do chơi với các đồ chơi mà trẻ thích : Vòng, bóng, chong chóng... - Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ. Kết thúc: -Cô nhận xét tuyên dương trẻ -Cho trẻ rủa chân tay chuẩn bị vào tiết học tiếp theo. Hoạt động góc Chơi ở các góc Như đã soạn ở đầu tuần. Như đã soạn ở đầu tuần Như đã soạn ở đầu tuần HOẠT ĐỘNG CHIỀU Cho trẻ xem băng đĩa có các bài hát về các loại hoa -Trẻ thuộc lời 1 số bài hát và hát đúng giai điệu. - Trẻ hứng thú nghe các bài hát. - Giáo dục biết yêu quý, chăm sóc các loại hoa và không hái hoa. - Băng đĩa có các bài hát về một số loại rau, củ . - Cô mở băng cho trẻ nghe và hát theo băng. - Sau mỗi bài hát cô hỏi trẻ tên bài hát và bài hát nói về rau, củ gì? - Nếu trẻ chưa biết thì cô giới thiệu cho trẻ biết. Vệ sinh trả trẻ Trẻ sạch sẽ, gọn gàng khi ra về. Thau nước, khăn mặt, lược, dây chun...,ba lô của trẻ -Cô rửa mặt, chân tay,chải đầu cho trẻ gọn gàng, sạch sẽ - Cho trẻ chào cô , chào bạn. Nhắc trẻ chào ông bà, bố mẹ Thứ tư ngày 01/01/2014. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ -Vẽ hoa bằng vân tay.(Vở tạo hình trang 17) - Trẻ biết vẽ hoa bằng vân tay dưới sự hướng dẫn của cô. - Rèn kỹ năng vẽ cho trẻ - Giáo dục trẻ yêu quý sản phẩm mình tạo ra. ĐDCC: -Tranh mẫu của cô. - Màu nước, , khăn lau, -Que chỉ -Bảng trưng bày sản phẩm. ĐDCT: - Màu nước, , khăn lau. -Vở tạo hình 1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC -Cô cho trẻ hát "Bầu và bí" -Cô hỏi trẻ vừa hát bài gì, bài hát nói về cây gì? 2.BÀI MỚI a. Hoạt động 1:Quan sát tranh mẫu và đàm thoại -Cô hỏi trẻ cô có bức tranh vẽ gì( bông hoa ạ) - Bạn nào có nhận xét gì về bông hoa này nào? (bông hoa màu đỏ nhị hoa màu vàng ạ) - Ai còn nhận xét gì nữa nào?(Có nhiều cánh ạ) - Cô mời một ý kiến khác nữa nào? (lá màu xanh ạ) - Ai còn nhận xét gì nữa nào?(Cành dài nhỏ ạ) - Các con thấy bông hoa có đẹp không? (Có ạ) - Các con ạ, bức tranh bông hoa này cô vẽ bằng vân tay đấy, cô đã dùng đầu ngón tay chấm vào màu nước để vẽ đấy. Các con có muốn vẽ hoa giống cô không?(Có ạ) b. Hoạt động 2: Cô làm mẫu - Các con ạ, để vẽ được bông hoa, đầu tiên cô dùng ngón trỏ của tay phải cô chấm vào màu vàng, sau đó cô ấn mạnh ngón tay xuống giấy để được nhị hoa, sau đó cô lau sạch ngón tay, cô lại chấm ngón trỏ vào màu đỏ rồi ấn mạnh xuống giấy cạnh nhị hoa, cô dược 1 cánh hoa rồi. Cô làm tương tự xung quanh nhị hoa cô được 1 bông hoa có 5 cánh rồi đấy. Tiếp theo cô dùng đầu ngón tay cái chấm vào đĩa màu xanh, cô ấn xuỗng phía dưới của bông hoa để làm lá, cô làm tương tự để được cái lá tiếp theo. Cuối cùng cô dùng bút dạ vẽ thêm thân hoa, cô đã được một cành hoa rất đẹp rồi. Các con có muốm vẽ hoa giống cô không? c.Hoạt động 3: Trẻ thực hiện. -Cô phát vở, màu nước, khăn lau cho trẻ -Cô quan sát giúp đỡ trẻ những trẻ chưa thực hiện được. d. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm và nhận xét. -Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm. -Cô nhận xét chung. -Cho một số trẻ nhận xét bài của mình và của bạn . -Cô tuyên dương những trẻ xuất sắc và động viên những trẻ chưa thực hiện được. *Kết thúc: Cho trẻ hát bài"Hoa bé ngoan" rồi đi ra ngoài. Hoạt động ngoài trời -HĐCMĐ : Quan sát hoa hồng -TCVĐ: Gieo hạt -TCDG: Dung dăng dung dẻ -Chơi tự do -Trẻ biết tên gọi, nhận xét được một số đặc điểm nổi bật của hoa hồng. - Giáo dục yêu quý và chăm sóc cây hoa -Trẻ tích cực tham gia vào các trò chơi ĐDCC: - Tranh hoa hồng hoặc hoa thật để trẻ quan sát. - Que chỉ ĐDCT: -Một số đồ chơi như: Vòng, bóng, chong chóng, nút ghép… 1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC -Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng đi dạo quanh sân trường -Cô hỏi trẻ về thời tiết ngày hôm nay và cho trẻ hít thở không khí trong lành 2.BÀI MỚI a. HĐCMĐ : Quan sát hoa hồng - Cô cho trẻ giải câu đố về hoa hồng "Hoa gì vừa đẹp vừa thơm Thân đầy gai nhọn, lá viền răng cưa" - Cô hỏi đó là hoa gì? (hoa hồng) - Cô cgho trẻ quan sát tranh vẽ hoa hồng(hoặc hoa thật) và nêu nhận xét về đặc điểm hình dáng, màu sắc của hoa hồng (Có cuống dài màu xanh, nhiều gai, nhiều lá , lá có nhiều răng cưa, cánh hoa màu đỏ, dạng hình tròn, nhụy hoa màu vàng, hương thơm....) -Ngoài màu đỏ ra, các con thấy hoa hồng còn có màu gì nữa? (Màu vàng, trắng, hồng...) - Các con có biết hoa hồng dùng để làm gì không? (trang trí cho đẹp, cúng cụ, làm nước hoa...) - Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc hoa hồng và cẩn thận khi sờ vào hoa hồng nếu không sẽ bị gai nhọn đâm vào tay. b. Tổ chức các trò chơi - Gieo hạt - Dung dăng dung dẻ Cô giải thích cách chơi và luật chơi, tiến hành cho trẻ chơi 2- 3 lần 3. Trò chơi tự do. -Trẻ chơi với đồ chơi như: vòng, bóng, chong chóng, nút ghép... - Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ. Kết thúc: - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. - Cho trẻ đi rửa chân tay. Hoạt động góc Chơi ở các góc Như đã soạn ở đầu tuần Như đã soạn ở đầu tuần. Như đã soạn ở đầu tuần. Hoạt động chiều. Phát triển thể chất -VĐCB: Ném xa bằng hai tay - Trò chơi: Chuyền bóng. - Dạy trẻ kỹ năng dùng lực của đôi tay ném vật ra xa. - Phát triển cơ tay- vai- bụng. -Rèn sự khéo léo và khả năng định hướng trong không gian. - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học. - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. - Bóng . 1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC -Cô cho trẻ hát bài “Hoa trường em” và hỏi trẻ vừa hát bài gì, nội dung bài hát nói về điều gì? 2. BÀI MỚI a. Khởi động - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn theo các kiểu: ĐT-ĐK-ĐT-ĐG-ĐT- ĐC -ĐN (d­íi sù ®iÒu khiÓn cña c«). b. Trọng động. *. BTPTC: -ĐTHH: Gà gáy - Tay: Tay giơ lên trước ngực, lên cao - Chân : Một chân bước lên trước, khuỵu gối. - Bụng: Tay giơ lên cao,nghiêng người sang 2 bên . - Bật : Bật tách chụm *.VĐCB: Ném xa bằng 2 tay -Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động " : Ném xa bằng 2 tay." . Để thực hiện đúng vận động" : Ném xa bằng 2 tay ",các con cùng chú ý xem cô làm mẫu trước nhé *Cô làm mẫu: -Cô làm mẫu lần 1: không giải thích -Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Cô đứng ở vạch chuẩn bị, chân phải ở trên sát vạch, chân trái ở dưới, 2 tay cô cầm bóng. Khi có hiệu lệnh "Ném" thì cô ngả người về đằng sau lấy đà rồi ném thật mạnh bóng về đằng trước, sau đó cô nhặt bóng vào rổ rồi đi về cuối hàng. Các con đã nắm được cách thực hiện bài tập này chưa ? -Cô hỏi lại tên vận động -Cô gọi 1-2 trẻ lên thực hiện, nếu trẻ thực hiện được thì tiến hành cho cả lớp thực hiện, nếu trẻ chưa thực hiện được thì cô giải thích lại 1 lần nữa. *Trẻ thực hiện: -Lần lượt từng trẻ lên tập, mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần (cô quan sát sửa sai cho trẻ) -Đại diên 2 tổ lên thi với nhau( cô chú ý sửa sai cho trẻ) *TCVĐ: Chuyền bóng - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi - Tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần Kết thúc: -Cho trẻ làm động tác chim bay về tổ -Cô nhận xét tuyên dương trẻ Vệ sinh trả trẻ Trẻ sạch sẽ, gọn gàng khi ra về. Thau nước, khăn mặt, lược, dây chun...,ba lô của trẻ -Cô rửa mặt, chân tay,chải đầu cho trẻ gọn gàng, sạch sẽ- Cho trẻ chào cô , chào bạn. Nhắc trẻ chào ông bà, bố mẹ. Thứ năm ngày 02/01/2014 Phát triển nhận thức - So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5. -Trẻ đếm được đến 5 và nhận biết được nhóm đối tượng có số lượng là 5 - Trẻ biết so sánh, thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5 . - Trẻ sử dụng một số từ thêm, bớt, bằng nhau. - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học. ĐDCC: -Các nhóm đồ vật có số lượng là 5 xung quanh lớp. - 5 bông hoa, 5 con bướm. ĐDCT: - mỗi trẻ có 5 bông hoa, 5 con bướm. I. Ổn định tổ chức -Cô cho trẻ hát bài "Hoa trường em" hỏi trẻ các con vừa hát bài hát gì? nội dung bài hát nói lên điều gì? II. Bài mới. *Hoạt động 1: Ôn đếm trong phạm vi 5. - Cho trẻ tìm và đếm các nhóm đồ vật có số lượng là 5 ở xung quanh lớp .( Gọi 2- 3 trẻ lên tìm và đếm) - Trò chơi: "Vỗ tay tiếp sức" Cô vỗ tay 1,2,3,4, trẻ vỗ thêm 1 cái thành 5 * Hoạt động 2:Dạy trẻ so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5. - Cô chia rổ đồ chơi cho trẻ, mỗi rổ có 5 bông hoa, 5 con bướm -Các con hãy xếp 5 con bướm thành ngang từ trái qua phải giống cô nhé. - Tiếp theo chúng mình cùng xếp 4 bông hoa từ trái qua phải sao cho mỗi con bướm có một bông hoa. - Bây giờ chúng mình cùng đếm xem có bao nhiêu con bướm. (1,2,3,4,5, tất cả có 5 con bướm) - Tiếp theo chúng mình cùng đếm xem có mấy bông hoa. (1,2,3,4, tất cả có 4 bông hoa) - Các con hãy quan sát xem số bướm và số hoa như thế nào so với nhau? Nhóm nào nhiều hơn? (Nhóm bướm nhiều hơn). Nhóm nào ít hơn? (Nhóm hoa ít hơn) - Vì sao các con biết nhóm bướm nhiều hơn? (Vì có 1 con bướm không có hoa ạ). - Vì sao các con biết nhóm hoa ít hơn? (Vì thừa ra 1 con bướm ạ) - Bây giờ muốn cho 2 nhóm bằng nhau chúng mình phải làm gì?(Thêm 1 bông hoa) - Chúng mình cùng xếp thêm 1 bông hoa giống cô nào. Bây giờ chúng mình cùng đếm số hoa nhé (1,2,3,4,5, tất cả có 5 bông hoa) - Các con thấy 2 nhóm hoa và bướm bây giờ như thế nào so với nhau? (Bằng nhau và đều bằng 5 ạ). - Các con ơi có 2 bông hoa bị héo rồi, chúng mình cùng cất 2 bông hoa đi nào.( trẻ cất cùng cô) - Cô cho trẻ đếm và so sánh 2 nhóm xem nhóm nào nhiều hơn nhóm nào ít hơn. Hỏi trẻ làm thế nào để 2 nhóm bằng nhau (thêm 2 bông hoa). Trẻ làm cùng cô và đếm lại số hoa. - Tương tự cô cho trẻ cất 3,4 bông hoa rồi so sánh 2 nhóm, thêm vào để 2 nhóm bằng nhau. - Cô cho trẻ cất dần nhóm hoa vào rổ, mỗi lần cất cô cho trẻ đếm lại. *Hoạt động 3: Luyện tập củng cố - Cô cho trẻ làm bài tập trong vở "LQVT" - Cô quan sát, hướng dẫn trẻ làm bài. *Kết thúc gìơ học: -Cô nhận xét chung -Tuyên dương những trẻ xuất sắc và động viên những Hoạt động ngoài trời HĐCMĐ: Quan sát thời tiết TCVĐ: "Trồng nụ trồng hoa" TCDG: Chi chi chành chành TC tự do -trẻ biết nhận xét về thời tiết -Nêu được cách mặc trang phục cho phù hợp với thời tiết -Trẻ biết cách chơi, luật chơi, hứng thú tham gia các trò chơi -Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kế -Địa điểm sạch sẽ, rộng rãi - Cô và trẻ trang phục gọn gàng 1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC Cô cho trẻ dạo quanh sân trường, hát bài "Vườn trường mùa thu" 2. BÀI MỚI: HĐCMĐ: Quan sát thời tiết -Hỏi trẻ về thời tiết ngày hôm nay, bầu trời thế nào,có nắng không, có gió không? -Các con thấy thời tiết như thế này có dễ chịu không? -Bây giờ là mùa gì trong năm?Mùa đông đến cây cối như thế nào? -Mùa này rất dễ bị ốm đấy, vì vậy các con phải chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và mặc quần áo cho phù hợp nhé. Tổ chức các trò chơi: -Trồng nụ trồng hoa -Chi chi chành chành -Cô phổ biến cách chơi và luật chơi, tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần Chơi tự do: - Cho trẻ tự do chơi với các đồ chơi mà trẻ thích : Vòng, bóng, chong chóng... - Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ. Kết th

File đính kèm:

  • doctuan 17 mot so loai hoa.doc