I.Mục đích - yêu cầu.
- Kiến thức: Trẻ biết bật ô bằng 2 chân không chạm vạch, biết ném bóng không chạm dây.
- Kỹ năng: Trẻ biết vận động phối hợp các vận động bật ô, ném bóng qua dây.
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ tập.
II.Chuẩn bị
- 6 cái vòng.
- 1 đoạn dây dài 3-5m
- 6-10 quả bóng, 2 rổ đựng bóng
- Sân tập sạch sẽ và an toàn cho trẻ
III.Tổ chức hoạt động
22 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4807 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi - Tuần 18, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Chủ đề: Thế giới động vật
Chủ đề nhánh 3: Một số con vật sống dưới nước
( Từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 1 năm 2014)
Thứ 2 ngày 6 tháng 1 năm 2014
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTC : THỂ DỤC
Bật ô - Ném bóng qua dây
I.Mục đích - yêu cầu.
- Kiến thức: Trẻ biết bật ô bằng 2 chân không chạm vạch, biết ném bóng không chạm dây.
- Kỹ năng: Trẻ biết vận động phối hợp các vận động bật ô, ném bóng qua dây.
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ tập.
II.Chuẩn bị
- 6 cái vòng.
- 1 đoạn dây dài 3-5m
- 6-10 quả bóng, 2 rổ đựng bóng
- Sân tập sạch sẽ và an toàn cho trẻ
III.Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1:
- Xúm xít, xúm xít
-Hôm nay, cô vừa nhận được 1 tin mới.Tại sân vận động có tổ chức chương trình Đại hội thể dục thể thao vứi chủ đề "Vượt qua thử thách".
- Các con có muốn tham gia không?
- Muốn vượt qua được những thử thách đầy khó khăn của chương trình cần phải có cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thông minh.
- Vậy cô con mình cùng khởi động nhé.
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp với nhiều kiểu đi khác nhau
2.Hoạt động 2:
a.Bài tập phát triển chung.
- Tay 4: Đưa 2 tay ra trước xoay cổ tay.
- Chân 2: Giậm chân tại chỗ.
- Bụng 3: Đứng quay trái - quay phải
- Bật 4: Tiến về phía trước.
- Cho trẻ về 2 hàng ngang 2 bên sân tập.
b.Vận động cơ bản:"Bật ô - ném bóng qua dây"
- Sau khi khởi động xong các con thấy cơ thể như thế nào? Các con đã sẵn sàng tham gia chương trình chưa?
- Đến với đại hội thể dục thể thao hôm nay có rất nhiều đội tham giathi đấu và vượt qua nhiều thử thách của chương trình.Ban tổ chức vừa thông báo sẽ cho các con tham gia trước với thử thách là "Bật ô - ném bóng qua dây".Để vượt qua thử thách này, đòi hỏi các con phải khéo léo, khi bật không chạm vạch, ném bóng không chạm dây.Các con hãy xem cô làm mẫu trước nhé.
- Cô làm mẫu 2 lần
+ Lần 1 không phân tích động tác.
+ Lần 2 kết hợp phân tích:
- Hỏi tên bài tập?
- Cô gọi 2 trẻ lên tập thử ( cho cả lớp xem và nhận xét).
- Cho trẻ thực hiện( mỗi trẻ tập 1-2 lần)
- Cho 2 tổ thi đua nhau tập.
- Khi trẻ tập cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cô gọi 1 trẻ xuất sắc tập lại 1 lần và hỏi trẻ tên vận động.
- Sau một thời gian thi đấu các đội đã tham gia thi đấu rất xuất sắc đã vượt qua thử thách của chương trình một cách nhanh chóng.
- Cô tặng 1 hộp quà cho cả lớp.
3.Hoạt động 3:
- Chương trình đã kết thúc xin mời các đội về nghỉ( Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng)
- Quanh cô, quanh cô
- Có ạ
- Trẻ làm đoàn tàu kết hợp các kiểu đi.
- Trẻ tập 2 lần 4 nhịp
- Trẻ tập 2 lần 4 nhịp
- Trẻ tập 4 lần 4 nhịp
- Trẻ tập 4 lần 4 nhịp
- Trẻ đứng thàng 2 hàng
- Rồi ạ
- Trẻ quan sát cô tập mẫu
- Trẻ trả lời
- 2 trẻ tập mẫu
- Trẻ tập 3 – 4 lần
- 2 tổ thi đua nhau
- 1 trẻ lên tập lại và nhắc tên vận động.
- Một trẻ lên nhận quà
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Tranh con cua
TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
Chơi tự do
( Soạn và dạy cho thứ 2, 4, 6)
I.Mục đích - yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ nhận biết và gọi tên con cua, biết được đặc điểm của con cua.
- Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát có chủ đích và ghi nhớ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ có nề nếp trong học tập
II.Chuẩn bị
- Tranh con cua
- Địa điểm quan sát sạch sẽ
- Quần áo gọn gàng
III.Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: QS "Tranh con cua"
- Cho trẻ hát bài " Cá vàng bơi "đi ra ngoài.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về con gì?
- Con cá sống ở đâu?
- Có bạn nào biết ở dưới nước có những con gì?
- Các con nhìn xem cô có tranh con gì?
- Ai có nhận xét gì về con cua?
- Đây là cái gì của con cua?
- Con cua có mấy cái càng? ( cho trẻ đếm)
- Vậy đây là cái gì?
- Con cua sống ở đâu?
- Các con đã được ăn con cua chưa?
- Con cua được chế biến như thế nào?
- Ăn cua cung cấp cho ta chất gì?
=> Con cua là động vật sống dưới nước, có 2 cái càng to và có 8 cẳng nhỏ, con cua nó bò ngang và bò rất là nhanh, cua còn là món ăn rất là ngon cung cấp cho ta nhiều chất đạm, giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh và thông minh.
- Khi nhìn thấy cua các con không được bắt cua, vì con cua có 2 cái càng biết kẹp rất là đau, các con nhớ chưa.
- Các con vừa quan sát tranh gì?
2.Hoạt động 2: TCVĐ " Bật qua suối nước"
- Cô hướng dẫn trẻ chơi: Khi cô hô "chuẩn bị" trẻ đứng chụm chân sát bờ suối bên này, hai tay đưa ra phía trước, đầu gối hơi khuỵu, mắt nhìn phia trước.
+ Khi hô "Bật" trẻ nhún chân kết hợp hai tay đưa ra phía sau lấy đà bật mạnh về phía trước, chạm đất nhẹ nhàng bằng hai mũi bàn chân từ từ đến cả bàn chân, hai tay đưa ra phía trước để giữ thăng bằng và không dẫm vạch.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
- Cô bao quát trẻ.
3.Hoạt động 3: Trẻ chơi tự do
- Trẻ chơi theo ý thích
- Trẻ vừa đi vừa hát
- Cá vàng bơi
- Con cá
- Dưới nước
- Trẻ kể
- Con cua
- Trẻ trả lời
- Cái càng
- 2 cái càng
- Trẻ trả lời
- Dưới nước
- Trẻ trả lời
- Nấu canh...
- Chất đạm
- Trẻ lắng nghe
- Tra con cua
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi tự do
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Dạy trẻ từ, cụm từ: - Suối
- Ao
- Biển
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Sỹ số trẻ:……………
…………………………………………………………………………………………
Tình trạng sức khỏe:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Cảm xúc,thái độ,hành vi:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kiến thức, kỹ năng:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ 3 ngày 7 tháng 1 năm 2014
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNT: KPKH
Một số con vật sống dưới nước
I. Mục đích yêu cầu
- KT: Phát triển ngôn ngữ nói, Khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Trẻ gọi tên của một số con vật sống dưới nước, nêu đặc điểm, cấu tạo, thức ăn, ích lợi của chúng
- Trẻ so sánh. Phân biệt nhóm theo dấu hiệu chung của con vật sống dưới nước .
- KN: Biết nhận xét đặc điểm cấu tạo hoạt động, môi trường sống, thức ăn của một số động vật sống dưới nước
- Dạy trẻ kỹ năng dùng lời giải thích qua việc nhận xét, so sánh con vật
- TĐ: Có ý thức chăm sóc động vật. Bảo vệ nguồn nước sạch sẽ
II: Chuẩn bị:
- Một số con vật nuôi: Con cá, con tôm, con cua,
- Một số con vật bằng nhựa.(tranh lô tô)
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:Trò chuyện về động vật sống dưới nước
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Rong và cá”
- Con cá sống ở đâu?
- Các con biết những con gì sống dưới nước nữa?
=> Giáo dục trẻ chăm sóc .Bảo vệ nguồn nước sạch...
Hoạt động 2: Quan sát tìm hiểu một số con vật sống dưới nước
- Các con vật sống dưới nước cũng đẹp đáng yêu và còn có nhiều tác dụng nữa. Giờ học hôm nay cô giúp các con tìm hiểu một số động vật sống dưới nước nhé
a. Quan sát con cá chép
- Đố vui: “Con gì có vẩy có vây
Không sống trên cạn mà bơi dưới hồ”
- Con thấy con các chép như thế nào?( Cô gợi ý trẻ nhận xét về hình dáng, cấu tạo, vận động, thức ăn...)
- Con cá sống ở đâu? Ai nuôi nó.
-Vì sao con cá lại bơi được ở dưới nước?
- Nuôi cá để làm gì? Thịt cá chứa nhiều chất gì?
-Con được ăn món gì chế biến từ cá?
- Ngoài con cá chép ra con còn biết con cá gì nữa?
=>Cá là động vật sống dưới nước.Có nhiều loại cá như : Cá( rô ,trắm, mè ,trôi...) ngày nay nhờ con người chăm sóc nuôi dưỡng nên cá lớn nhanh .Thịt cá ngon và bổ là thức ăn tốt cho người...
* Quan sát con Tôm:
- Đoán xem:
- Bà còng đi chợ gặp phải trời mưa.Ai đã đưa bà về?
- Con thấy con tôm như thế nào?( Cô gợi ý trẻ nhận xét về hình dáng, cấu tạo, vận động, thức ăn...)
- Con tôm sống ở đâu? Ai nuôi nó.
- Nuôi tôm để làm gì? Thịt tôm chứa nhiều chất gì?
- Ngoài con tôm ra con còn biết những loại tôm nào khác?
=>Tôm cũng là động vật sống dưới nước.Có tô càng xanh tôm hùm ở biển. Thịt tôm ăn ngon và bổ tốt cho người.
d. Quan sát con Cua
“Con gì tám cẳng hai càng
Một mai hai mắt bò ngang suốt ngày”
- Đố biết đó là con gì?
- Bạn nào nhận xét về con cua? cô giúp trẻ nhận xét
chai không có cẳng càng.
=> Tất cả các con vật trên đều sống dưới nước còn con gì sống dưới nước nữa mà cô và cá con chưa nói đến?
Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ những động vật và biết giữ gìn nguồn nước sạch ...
- Nếu nguồn nước bị bẩn thì sao?
Hoạt động 3: Trò chơi Phân loại động vật dưới nước theo dấu hiệu đặc trưng
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
* Chia lớp thành 3 đội chọn con vật biết bơi,có vỏ cứng.Con vật có càng...
* Khi lên phải bật qua vòng mỗi lần chỉ chọn 1 con vật
- Tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần
- Cô quan sát giúp trẻ chơi cho tốt
- Kiểm tra kết quả của 3 đội, nhận xét động viên khuyến khích trẻ.
IV. Kết thúc
Cho trẻ làm đàn cá bơi ra chơi
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Lắng nghe
- Con cá
-Trẻ nhận xét: Có đầu, mình, đuôi, mắt, mang, vẩy có vây
- Sống ở dưới nước
- Vì con cá có vây và mang
- Để lấy thịt.Nhiều chất đạm
- Trẻ kể
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét:đầu mimh đuôi càng nhiều chân
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Lắng nghe..
- Là con cua
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe và trao đổi
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe cô nói cách chơi,luật chơi
- Trẻ hứng thú tham gia
- Nhận xét cùng cô
- Trẻ ra ngoài
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Tranh con rùa
TC: Bịt mắt bắt dê
Chơi theo ý thích
I.Mục đích - yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ nhận biết và gọi tên con rùa, biết dược đặc điểm của con rùa
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ
- Giáo dục trẻ chăm sóc vào bảo vệ con vật
II.Chuẩn bị
- Tranh con rùa
- Địa điểm quan sát sạch sẽ
- Quần áo gọn gàng
III.Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: QS "Tranh con rùa"
- Cho trẻ hát bài " Khúc hát dạo chơi"đi ra ngoài.
- Lắng nghe, lắng nghe
- Các con hãy l nghe xem cô đọc câu đố nói về con gì nhé.
" Rì rà rì rà
Đội nhà đi chơi
Tối mặt trời lặn
úp nhà đi ngủ"
- Đó là con gì?
- Các con nhìn xem cô có tranh gì đây?
- Con rùa có đặc điểm gì?
- Phần đầu có gì đây?
- Còn đây là cái gì?
- Đây là phần gì?
- Phần thân có gì đây?
- Đây là cái gì của con rùa?
- Cái mai của con rùa rất là cứng, khi gặp nguy hiểm thì đầu và chân đều thụt vào trong cái mai đấy.
- Còn đây là cái gì?
- Con rùa có mấy chân?
- Con rùa còn có cái gì ở đằng sau nữa?
- Con rùa sống ở đâu?
- Thức ăn của con rùa là gì?
=> Con rùa là động vật sống ở dưới nước, có phần đầu, phần mình và phần đuôi, con rùa là động vạt quý hiếm cần được bảo vệ.
2.Hoạt động 2: TCVĐ " Bịt mắt bắt dê"
- Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn, cho 1 trẻ đóng vài " dê", 1 trẻ đóng vai "người bắt dê". Cô bịt mắt cả 2 trẻ lại. Trong khi chơi, cả 2 trẻ cùng bò , trẻ làm dê vừa bò vừa kêu be, be, be", nếu bắt được dê là đó thắng cuộc. Trò chơi được tiếp tục
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô bao quát động viên trẻ
3.Hoạt động 3: Trẻ chơi theo ý thích
*Kết thúc : Cô cho trẻ chơi theo thích của trẻ
- Trẻ hát cùng cô
- Nghe gì, nghe gì
- Con rùa
- Tranh con rùa ạ
- Có phần đầu, mình và đuôi
- Mắt
- Mồm
- Phần thân
- Trẻ trả lời
- Mai rùa
- Chân
- 4 chân
- Cái đuôi
- Dưới nước
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi theop ý thích
- Trẻ chơi trò chơi
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Sỹ số trẻ:……………
……………………………………………………………………………………
Tình trạng sức khỏe:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Cảm xúc,thái độ,hành vi:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kiến thức, kỹ năng:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ 4 ngày 8 tháng 1 năm 2014
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNN: VH
Thơ: Rong và cá
I. Mục đích - yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ lắng nghe cô đọc thơ và đọc thuộc, đọc diễn cảm bài thơ.
- Kỹ năng: Phát triển tai nghe và phát triển ngô ngữ cho trẻ.
- Giáo dục: Trẻ chăm sóc vật nuôi.
- Tăng cường Tiếng Việt: Rong xanh, Lụa hồng, Văn công.
II. Chuẩn bị:
- Tranh bài thơ “Rong và cá”
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
- Xúm xít, úm xít?
- Cô hát cho trẻ nghe bài: Cá vàng bơi
- Bài hát nói về con gì?
- Con cá vàng bơi để làm gì?
- Các con có biết con cá sống ở đâu không?
- Ngoài con cá ra, các con còn biết những con vật nào sống dưới nước nữa?
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô được biết có một bài thơ rất hay viết về chú cá thật đáng yêu đấy. Đó là bài thơ “Rong và cá” do bác Phạm Hổ sáng tác đấy, các con có muốn nghe cô đọc bài thơ này không?
- Cô đọc lần 1: Cô giưới thiêuj tên bài thơ, tên tác giả
- Cô đọc lần 2: Kèm tranh minh hoạ
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
=> Bài thơ nói về những chú cá nhỏ bơi uốn lượn bên cô rong xanh trông rất đáng yêu đấy.
* Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
- Bài thơ nói về con gì?
- Đố các con biết cô rong đẹp như thế nào?
- Nhẹ nhàng uốn lượn ở đâu?
“ Có cô ……nước trong”
- => Đúng rồi cô rong xanh có màu đẹp như nhuộm uốn lượn trong hồ nước.
- Một đàn gì nhỉ?
- Đuôi có màu gì?
- Quanh cô rong để làm gì?
“ Một đàn……văn công”
Các chú cá nhỏ đuôi đỏ lụa hồng vây quanh cô rong đẹp để múa.
=> Các chú cá nhỏ rất đẹp chúng mình phải biết chăm sóc chúng nhé!
* Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho cả lớp đọc 3-4 lần?
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
- Cho tổ, nhóm, cá nhân lên đọc?
- Cho cả lớp đọc lại?
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
3. Hoạt động 3: Cho trẻ hát bài “Cá vàng bơi” đi ra ngoài?
- Quanh cô, quanh cô
- Con cá
- Bắt bọ gậy
- Dưới nước
- Trẻ kể
- Gà, vịt
- Có ạ!
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Cá và rong
- Tơ nhuộm
- Hồ nước trong ạ
- Trẻ lắng nghe
- Cá nhỏ
- Đỏ như lụa
- Múa làm văn công
- Trẻ nghe
- Vâng ạ
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời
Trẻ hát và đi ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Tranh con cua
TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
Chơi tự do
( Đã soạn ngày thứ 2)
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Sỹ số trẻ:……………
…………………………………………………………………………………………
Tình trạng sức khỏe:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Cảm xúc,thái độ,hành vi:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kiến thức, kỹ năng:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ 5 ngày 9 tháng 1 năm 2014
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTNT: TOÁN
Ôn tập về chiều dài của 2 đối tượng
I. Mục đích yêu cầu
KT: Trẻ nhận biết được sự khác nhau rõ nét về chiều dài của 2 dối tượng. Trẻ nói đúng từ dài hơn, ngắn hơn.
KN: Rèn kĩ năng so sánh nhận biết và ghi nhớ có chủ định.
TĐ: Giáo dục trẻ ngoan có ý thức trong giờ học
II. Chuẩn bị
- Mỗi trẻ 2 thước đo: thước xanh ngán hơn, thước đỏ dài hơn.
- Cô có 2 dải dây xanh dài bằng nhau, dải dây đỏ dài hơn.
- Đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp có chiều dài khác nhau: Bút, sách, bàn, tranh..
III. Tổ chức hoạt động
III. TiÕn hµnh:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ 1: Ổn định tổ chức
Hát bài: Cá vàng bơi
Hôm nay cô có 1 món quà chúng mình nhìn lên đây xem đó là món quà gì nào?
- Có mấy dải dây?
- Các dải dây có màu gì?
- Các con xem 2 dải dây màu xanh này như thế nào với nhau?
2. HĐ 2: Ôn so sánh chiều dài của 2 đối tượng
Các con nhìn lên đây xem 2 dải dây màu xanh và màu đỏ có chiều dài như thế nào với nhau?
- Cô so sánh dải dây màu xanh với dải dây màu đỏ: Để 1 đầu cảu 2 dải dây bằng nhau sau đó cho trẻ nhận xét xem 2 dải dây có chiều dài như thế nào với nhau?
- Dải màu xanh như thế nào so với dải dây màu đỏ ?
- Dải màu đỏ như thế nào so với dải dây màu xanh ?
- Xem trong rổ các con có gì?
- Cho trẻ so sánh 2 thước màu xanh đỏ
- Hai thước này có chiều dài như thế nào với nhau?
- Thước màu nào dài hơn?
- Thước màu nào ngắn hơn?
- Cô nói màu trẻ nói chiều dài
- Cho trẻ cất thước vào rổ
3. HĐ 3: Luyện tập
Cho trẻ tìm xung quanh lớp có đồ dùng đồ chơi có chiều dài khác nhau.
TC: Thi ai nhanh
Chia trẻ làm 2 đội 1 đội đi đường dài hơn, 1 đội đi đường ngắn hơn cùng 1 lúc xem đội nào về đích trước.
Cô kiểm tra hỏi vì sao đội về trước đội về sau?
* Kết thúc: Cho trẻ ra chơi
- Trẻ hát cùng cô
- Dây ạ
- 3
- Màu xanh, màu đỏ
- Bằng nhau ạ
- Không bằng nhau
- Dải dây màu xanh ngắn hơn, dải dây màu đỏ dài hơn.
- Ngắn hơn
- Dài hơn
- Băng gấy màu xanh, đỏ ạ
- Trẻ so sánh
- ko bằng nhau
- Màu đỏ
- Màu xanh
- Trẻ thực hiện
- Trẻ cất
- Trẻ tìm 3 nhóm
- Trẻ chơi
- Đường ngắn hơn, đường dài hơn.
- Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT : TRANH CON TRÂU
TCVĐ: CÒ BẮT ẾCH
CTD:CHƠI THEO Ý THÍCH
I.Mục đích - yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ nhạn biết con trâu, biết được đặc điểm của con trâu.
- Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ có ý thức rtrong giờ học.
II.Chuẩn bị
- Tranh con trâu
- Địa điểm quan sát sạch sẽ
- Quần áo gọn gàng.
III.Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: QS" Tranh con trâu"
- Cho trẻ hát bài "khúc hát dạo chơi đi ra ngoài.
- Cô có tranh con gì đây?
- Con trâu có đặc điểm gì?
- Phần đầu có những bộ phận nào?
- Con trâu có mấy sừng? ( Cho trẻ đếm).
- Thức ăn của con trâu là gì?
- Trâu để trứng hay đẻ con?
- Người ta nuôi để làm gì?
- Con trâu này có màu gì?
- Con trâu có mấy chân? ( cho trẻ dếm)
- Cô con mình vừa quan sát tranh gì?
2.TCVĐ: "Cò bắt ếch"
- Cách chơi: Một cô làm cò, một cô và trẻ làm ếch. "Cò" ngồi ở một góc sân chơi. Các chú ếch bơi trong ao ( trẻ làm động tácnhư ếch đang bơi vừa kêu "ộp ộp")
Cô nói "ở cánh đồng này có nhiều con cò bắt ếch lắm, vì vậy các chú ếch con phải lắng tai nghe khi nào thấy tiếng " Quac, quạc" thì phải nhanh chân quay về ao, con ếch nào không kịp xuônga ao sẽ bị cò bắt". Trẻ chơi thành thạo rồi cô cho trẻ khác chơi.
- L:uật chơi:" Cò" phải nhảy để bắt ếch và chỉ được bắt các con ếch ở ngoài ao, con ếch nào bị ồc bắt phải đổi làm cò.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô quan sát đông viên trẻ chơi
3.Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô cho trẻ chơi trò chơi
- Cô động viên trẻ chơi
- Trẻ hát cùng cô
- con trâu ạ
- Đầu , mình, đuôi
- Trẻ trả lời
- 2 sừng
- Cỏ
- Đẻ con
- Giúp dân cày bừa
- Màu đen ạ
- 4 chân
- Con trâu
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi
Thứ 6 ngày 10 tháng 1 năm 2014
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PTTM: ÂM NHẠC
Hát VĐ: Cá vàng bơi
NH: Cái bống
TC: Tai ai tinh
I. Mục đích - yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ hứng thú hát cùng cô bài "Cá vàng bơi" và chú ý lắng nghe cô hát, trẻ hiểu nội dung bài hát.
- Kỹ năng: Rèn khả năng chú ý và phát triển tai nghe cho trẻ.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập
II. Chuẩn bị
- Cô thuộc bài hát
- Mũ múa
- Xắc xô, phách trẻ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Nhìn xem, nhìn xem
- Các con nhìn xem cô có tranh gì đây?
- Con cá vàng này có đẹp không?
- Có bạn nào biết được bài thơ, bài hát nói về con cá vàng không?
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ "Con cá vàng"
- Bài thơ nói về con cá vàng sống ở đâu?
- Cô còn một bài hát nữa nói về con cá vàng đấy? Các con có biết bài hát gì không? Đó là bài hát "Các vàng bơi", nhạc và lời Hà Hải mà giờ học này cô sẽ dạy các con đấy.
2.Hoạt động 2: Dạy hát
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần.
+Lần1: Hát đúng giai điệu bài hát
+Lần 2: Vận động minh họa
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?
- Bài hát nói về con gì?
- Con cá màu gì?
- Con cá bơi ở đâu?
=> Bài hát nói về con cá vàng vừa biết múa tung tăng trong bể nước, còn biết đổi bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong và đó cũng là nội dung của bài hát.
- Cô cho trẻ hát cùng cô 2-3 lần
- Cho tổ, nhóm, cá nhân đan xen nhau hát
- Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Các con vừa hát bài gì? Do ai sáng tác?
- Cô cho lớp hát lại một lần nữa.
3.Hoạt động 3: Nghe hát
- Cô thấy các con hát rất hay và cô cũng muốn hát tặng các con một bài, đó là bài hát "Cái bống" các con có thích không?
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?
- Bài hát Cái bống là cái bống bang kéo sảy,kéo sàng, cho mẹ bống nấu cơm, mẹ bống đi chợ đường chơn, bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng, đó là nội dung bài hát cái bống.
- Cô hát lần 3: Cho trẻ vận động cùng cô.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài gì?
4.Hoạt động 4: Trò chơi
- Cô thấy các con hát rất hay và ngoan cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi, đó là trò chơi"Tai ai tinh"
- Cách chơi: Cô cho một trẻ lên đội mũ chóp và cô mời một trẻ ở dưới hát một bài, hát xong cho trẻ ngồi xuống, cho trẻ bỏ mũ chóp ra và đoán bạn nào hát và hát bài gì?
- Luật chơi: Trẻ đội mũ chóp không đoán được sẽ phải nhảy lò cò một vòng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát trẻ
*Kết thúc: Cho trẻ ra chơi
- Xem gì, xem gì
- Con cá
- Có ạ
- Trẻ đọc bài thơ
- Sống trong bể nước
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Con cá
- Màu vàng
- Trong bể nước
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát 2-3 lần
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vận động cùng cô
- Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Tranh con cua
TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
Chơi tự do
( Đã soạn ngày thứ 2)
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Ôn lại tất cả các từ đã học trong tuần
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Sỹ số trẻ:……………
…………………………………………………………………………………………
Tình trạng sức khỏe:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Cảm xúc,thái độ,hành vi:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kiến thức, kỹ năng:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- giao an CD DV.doc