Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Tôi là ai?

• HOẠT ĐỘNG HỌC :

1. Hoạt động 1 :Tìm hiểu về bản thân.

-Ổn định, gây hứng thú.

- Cô tổ chức cho trẻ hát bài hát : “Đường và chân”,vừa hát vừa đi theo vòng tròn. Sau đó cô mời một số bạn tự giới thiệu về mình.

- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi:

 

docx21 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 28374 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Tôi là ai?, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : BẢN THÂN Thứ 3 Ngày 01 tháng 10 năm 2013 TÔI LÀ AI ? -Trẻ biết được biết mình là ai thông qua một số đặc điểm riêng của bản thân như: Họ tên, ngày tháng năm sinh,sở thích,giới tính. - Phân biệt được một số đặc điểm giống và khác nhau giữa mình và bạn. HOẠT ĐỘNG HỌC : Hoạt động 1 :Tìm hiểu về bản thân. -Ổn định, gây hứng thú. - Cô tổ chức cho trẻ hát bài hát : “Đường và chân”,vừa hát vừa đi theo vòng tròn. Sau đó cô mời một số bạn tự giới thiệu về mình. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: 2. Hoạt động 2 : Đoán thử. Cô cho 1 trẻ bịt mắt và mời 1 trẻ lên cho trẻ bịt mắt đoán xem bạn tên gì? Là bạn trai hay bạn gái? Nếu đoán đúng thì mở dây bịt mắt ra 2 bạn cùng giới thiệu về mình. Hoạt động 3: Có gì giống và khác nhau nào? Cho trẻ chọn 1 bạn theo ý thích của mình. Cô đặt câu hỏi : Tại sao con thích bạn đó ? Ở bạn có gì giống và (khác) con không ? Cho những bạn cùng sở thích về 1 nhóm,những bạn có tháng sinh về 1 nhóm. Sau đó cô trò chuyện và cùng trẻ hát chúc mừng sinh nhật những bạn đang có sinh nhật trong tháng này.ổ 3.Hoạt động 3 : Ai nhanh hơn ? Cô nêu các đặc điểm để trẻ về cùng 1 nhóm với nhau : Các bạn cao về 1 nhóm, các thấp về 1 nhóm ,bạn trai về 1 nhóm,bạn gái về 1 nhóm. HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO Ý THÍCH : Góc gia đình : Cho trẻ chơi trò chơi đóng vai “ Mẹ - con”. Góc âm nhạc : Hát và vận động theo bài hát “ Đường và chân “. HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI : Trò chơi vận động : Chơi trò “ Đuổi bắt”. Trò chơi dân gian : Chơi trò chơi “Kéo co”. HOẠT ĐỘNG CHIỀU : Cho trẻ ôn lại bài thơ “ Tay ngoan”. Làm các thao tác vệ sinh cho trẻ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ. Nhận xét cuối ngày : Thứ 4 ngày 02 tháng 10 năm 2013 THƠ “ĐÔI MẮT CỦA EM” Trẻ đọc to, rõ ràng, diễn cảm, thể hiện ngữ điệu khi đọc bài thơ. Hiểu nội dung bài thơ. Biết ăn uống đầy đủ các chất, giữ gìn vệ sinh để đôi mắt được sáng hơn. HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Cho cháu chơi trò chơi: “Nhắm mắt, mở mắt”. Cả lớp làm theo yêu cầu của cô. 2.Hoạt động 2 : Đôi mắt của em - Giới thiệu, đọc mẫu, đàm thoại. - Cô đọc mẫu một lần điệu bộ. - Cô đọc lần 2 tóm tắt nội dung. Đôi mắt rất quan trọng giúp chúng ta thấy tất cả mọi vật. Nếu không có mắt thì chúng ta có nhìn thấy không? Đàm thoại trích dẫn: Bài thơ đã ca ngợi về đôi mắt như thế nào? “Đôi mắt . . . tròn tròn” Đôi mắt giúp ta thấy điều gì? “Giúp em . . . xung quanh”. Thế các con có yêu đôi mắt không? “Em yêu . . . sáng hơn” Dạy trẻ đọc thơ : Cho cả lớp đọc bài thơ 1 lần. Cho nhóm, tổ, cá nhân đọc. Cả lớp Cô chú ý sửa sai cho trẻ. Hoạt động 3 :Trò chơi: “Tô màu đôi mắt”. Cách chơi: Cô phát cho trẻ 1 bài tập, trẻ vào bàn tô màu đôi mắt, có tròng đen, tròng trắng. Bạn nào tô đẹp được cô khen. HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH: Góc xây dựng : Trẻ xây khu vui chơi. Góc tạo hình : Làm thiệp tặng bạn,nặn đồ chơi tặng bạn. HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI : Trò chơi vận động : TC “Bẫy chuột”, TC “ Đuổi bắt”. Trò chơi dân gian : TC “Rồng rắn lên mây” , TC “Dung dăng dung dẻ” HOẠT ĐỘNG CHIỀU : Cho trẻ làm tranh theo chủ đề. Thực hiện các bài tập trong vở tập tô. Làm các thao tác vệ sinh cho trẻ. Nhận xét cuối ngày : Thứ 5 Ngày 03 tháng 10 năm 2013 TOÁN : NHẬN BIẾT SỐ 6 – ÔN SỐ LƯỢNG 6 Trẻ nhận biết chữ số 6 và số lượng 6 qua các hoạt động. Củng cố cho trẻ chữ số 6 và số lượng 6. Giáo dục trẻ chú ý vào các hoạt động có liên quan đến toán. HOẠT ĐỘNG HỌC : Hoạt động 1: Bé hát. Cô cho cả lớp hát bài : Mừng sinh nhật Sau đó đàm thoại về nội dung bài hát và liên hệ giới thiệu đề tài. Hoạt động 2 : Cô gắn 5 búp bê lên bảng cho trẻ, cho trẻ đếm số lượng búp bê. Có 1 bạn búp bê mới đến chơi nữa,cô gắn thêm 1 búp bê nữa và hỏi trẻ có tất cả mấy búp bê. Bây giờ cô tặng cho mỗi bạn 1 cái áo,mời trẻ lên gắn số áo lên bảng. Cho trẻ đếm số áo vừa gắn. Để chỉ 6 bạn búp bê và 6 cái áo cô dùng thẻ số mấy ? Cô lấy thẻ số 6,giới thiệu, viết số 6. Cho trẻ đọc số 6. Cho trẻ đếm lại 2 nhóm và so sánh số lượng của 2 nhóm. Hoạt động 3 : Trò chơi : “Nối số vào số lượng đồ dùng”. Cho trẻ về 4 tổ. Tổ chức cho trẻ chơi nối số lượng 6 đồ dùng vào số 6. Cho trẻ thi đua với nhau xem tổ giỏi. Sau đó nhận xét kết quả chơi và tuyên dương cho đội thắng cuộc. HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO Ý THÍCH: Góc tạo hình: Cho trẻ vẽ chân dung bạn thân. Góc âm nhạc : Hát và vận động các bài hát có liên quan đến chủ đề. Chơi các trò chơi tự do với các trò chơi trẻ thích. HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI: Trò chơi dân gian : “Rồng rắn lên mây”, “Nu na nu núng”. Trò chơi vận động : “Tìm lá cho hoa” , “Nhảy lò cò”. Chơi các trò chơi có sẵn trong sân chơi. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Cho trẻ làm bài tập trong vở “Bé vui học chữ”. Ôn lại bài thơ “Đôi mắt của em” Nhận xét cuối ngày : Thứ 6 Ngày 04 tháng 10 năm 2013 BÀI HÁT : “ MỪNG SINH NHẬT” Trẻ thể hiện đúng giai điệu bài hát. Rèn kỹ năng vỗ tay theo nhịp cho trẻ. Yêu thích về ngày sinh nhật của mình. HOẠT ĐỘNG HỌC : Hoạt động 1 : Trò chuyện. Cô cùng trẻ trò chuyện về ngày sinh nhật. Hỏi trẻ về ngày sinh nhật chuẩn bị như thế nào ? Cho trẻ nêu ý nghĩa,cảm xúc của mình về ngày sinh nhật. Cô giới thiệu các bạn có sinh nhật trong tháng 10. Cô và trẻ cùng hát bài “Mừng sinh nhật”. Gợi cho trẻ kỹ năng vỗ tay theo nhịp. Mời cả lớp hát và vận động theo nhịp bài hát. Hoạt động 2 : Bé nghe hát. Ngày sinh nhật là ngày vui vẻ và hạnh phúc nhất. Cô giới thiệu và hát cho trẻ nghe bài “ Sinh nhật hồng”kết hợp động tác minh họa. Mời trẻ cùng hát và vận động cùng cô. Hoạt động 3 : Trò chơi “ Đoán xem bạn nào hát’. Cô phổ biến luật chơi,cách chơi. Cô mời 1 trẻ lên hát và mời 1 bạn khác bịt mắt lại sau đó mở mắt ra đoán bạn nào hát. Cô bao quát trẻ. Sau đó cả lớp cùng hát lại bài “ Mừng sinh nhật”. HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO Ý THÍCH: Góc gia đình : Trẻ chơi phân vai cô giáo và học sinh : cho trẻ tự phân vai chơi. Góc thư viện : Cho trẻ đọc các bài thơ có liên quan đến chủ đề. Chơi tự do với các đồ chơi lắp ráp đôminô có trong lớp. HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI : Trò chơi vận động : TC “ Mèo đuổi chuột”, “ Nhảy qua suối”… Trò chơi dân gian : TC “ Ô ăn quan”, “nu na nu núng”. Chơi vẽ các hình theo ý thích của trẻ trên sân. HOẠT ĐỘNG CHIỀU : Cô kể chuyện và trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện. Cho trẻ đọc thơ nói về cơ thể. Nhận xét cuối tuần : Thứ 2 Ngày 07 tháng 10 năm 2013 THỂ DỤC : TRÈO LÊN XUỐNG GHẾ Giúp trẻ hình thành kỹ năng trèo lên xuống ghế bằng 2 cách : Cách 1 : trèo 1 chân lên ghế, chân kia bước qua. Cách 2 : trèo 2 chân lên ghế, 2 chân nhảy chụm xuống đất. Phát triển tố chất bền bỉ,dẻo dai. Giáo dục trẻ biết cố gắng,nhanh nhẹn, tự tin, tập trung chú ý cao. HOẠT ĐỘNG HỌC : Khởi động : Cô cho trẻ đi các kiểu chân theo cô : đi nhanh, đi chậm, đi thường, đi bằng mũi chân,chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm,đi thường về vị trí. Trọng động : Bài tập phát triển chung. Động tác tay : tay đưa ra trước,đưa lên cao. Động tác bụng : D ang ngang,tay đưa cao nghiêng người sang 2 bên. Động tác bật : 2 tay chống hông, bật tách khép chân liên tục. Vận động cơ bản. Cô giới thiệu tên vận động. Cô làm mẫu lần 1. Cô làm mẫu lần 2 và giải thích. Cách 1 : 1 tay cô vịn thành ghế,bước 1 chân lên giữa mặt ghế, chân kia bước qua ghế xuống đất,chân trên ghế bước xuống đất, tiếp tục đi và trèo lên ghế kế tiếp. Cho cả lớp lần lượt thực hiện trèo qua ghế. Cô giới thiệu cách trèo khác cho trẻ và thực hiện mẫu. 2 : 1 tay vịn thành ghế,bước từng chân lên mặt ghế,rồi nhảy chụm chân xuống đất. Cho cả lớp lần lượt trèo qua ghế theo cách 2. Mỗi trẻ thực hiện trèo qua ghế bằng 2 cách. Lần 1 : cho trẻ thực hiện theo nhóm. Lần 2 : cho cả lớp thực hiện lại 1 lần cuối. Trò chơi vận động : Ai ném xa nhất. Yêu cầu : Trẻ ném xa bằng 1 tay. Cho từng nhóm 5bé lần lên thực hiện. Cho trẻ 2, 3 lần. Hồi tĩnh : Trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở, thả lỏng chân tay. HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO Ý THÍCH. Góc xây dựng : Xây nhà của bé : cho trẻ xây theo ý thích của. Góc tạo hình : cắt dán hình bạn trai,bạn gái. Nặn hình của bạn. Trẻ chơi khám phá theo ý thích của mình. HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI. Trò chơi vận động : Tìm lá cho hoa; Tìm vườn. Trò chơi dân gian : Ô ăn quan ; Rồng rắn lên mây. Chơi tự do với các đồ dùng có sẵn ngoài trời và đồ chơi mang theo như : bóng , vòng, phấn. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. Cho trẻ ôn bài thơ : “ Đôi mắt của em”. Ôn lại bài hát “Mừng sinh nhật”. Hướng dẫn cho trẻ cắt dán và tô màu tranh cơ thể bé. Nhận xét cuối ngày : Thứ 3 ngày 08 tháng 10 năm 2013 TOÁN : SO SÁNH CAO THẤP CỦA BA ĐỐI TƯỢNG. Hướng dẫn trẻ nhận biết các điểm giống và khác nhau về hình dạng, chiều cao của 2, 3 đối tượng. Thong qua thực hành đo độ cao,trẻ có kỹ năng so sánh cao – thấp của 3 đối tượng. Giúp trẻ luyện tập cách xếp từ thấp đến cao. HOẠT ĐỘNG HỌC : Hoạt động 1 : Ổn định, gây hứng thú. Cô cho trẻ xem hình ảnh của 3 bạn có chiều khác nhau : cao - thấp hơn – thấp nhất. Cho cả lớp hát bài : “ Năm ngón tay ngoan”,nhạc và lời Trần Văn Thụ. Cô hỏi trẻ nội dung bài hát nói về điều gì ? Hoạt động 2 : So sánh điểm giống và khác nhau của 2, 3 đối tượng. Cho trẻ quan sát tranh vẽ 3 bạn : 1 bạn cao nhất – 1 bạn thấp hơn – 1 bạn thấp nhất ( đều có hình dạng giống nhau) Các con hãy so sánh chiều cao của 3 bạn này. Cô cho trẻ nhận xét điểm giống và khác nhau của 3 bạn : Ba bạn này có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau ? Hoạt động 3 : Thực hành đo và sắp xếp từ thấp đến cao. Phát cho trẻ 3 con búp bê có kích thước cao - thấp khác nhau và một que tính dùng làm thước đo. Cô hướng dẫn trẻ đo từ con thấp nhất đến cao nhất. Cô nêu cách đo và sau mỗi lần đo đều đếm và gắn số tương ứng cho mỗi con búp bê. Sau đó cô tổ chức cho trẻ bàn luận xem kết quả đo như thế nào với nhau? Hoạt động 4 : Trò chơi : “ Ai cao hơn ?”. Cô nêu cách chơi và luật chơi. Cho trẻ thực hiện. Sau khi các nhóm làm xong,cô cho trẻ trao đổi : Các nhóm xếp được bao nhiêu con búp bê ? Ba con búp bê được sắp xếp như thế nào ? Kết thúc : Cô cho trẻ đọc bài thơ : “Chiếc bóng”,của tác giả Phạm Thanh Quang. HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH : Cho trẻ tô màu trong cuốn “ Bé vui tạo hình”. Góc tạo hình : Trẻ cắt, dán hình bạn trai,bạn gái làm album cho lớp. Góc xây dựng : xây khu vui chơi trẻ em. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : Trò chơi vận động : Ai nhanh hơn ; Nhảy qua suối. Trò chơi dân gian : Dung dăng dung dẻ ; Rồng rắn lên mây. Chơi với các đồ chơi có sẵn ngoài sân như cầu tuột, xích đu… HOẠT ĐỘNG CHIỀU : Cho trẻ ôn lại vận động “ Trèo lên xuống ghế”. Làm bài tập trong cuốn : Bé vui học chữ. Thứ 4 Ngày 09 tháng 10 năm 2013 KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ CÁC GIÁC QUAN Trẻ kể được tên các giác quan của trẻ,biết được các dạng của các giác quan. Xác định được vị trí các giác quan trên cơ thể. HOẠT ĐỘNG HỌC. Hoạt động 1 : Ổn định hát và vận động “Ồ sao bé không lắc”. Trong bài hát các con vừa nhắc đế các bộ phận nào của cơ thể. Hoạt động 2 : Khám phá tác dụng của các giác quan. Trò chuyện cùng trẻ : Các con có nghe thấy âm thanh gì không ? Ở đâu ? Sao con biết? Thế các con nghe bằng gì ? Tai các bạn nằm ở đâu ? Có mấy tai ? Tai các gọi là giác quan gì ? Và tai dùng để làm gì ? Nếu không có đôi tai thì sao? Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ và vệ sinh đôi tai của mình ? Cô chỉ lên bảng và hỏi trẻ có thấy gì trên bảng không ? Vì sao các bạn thấy,các bạn nhìn bằng gì ? Mắt nằm ở đâu ? Có mấy con mắt ? Mắt gọi là giác quan gì ? Nếu không có đôi mắt thì sẽ ra sao ? Vậy ta phải làm gì để bảo vệ đôi mắt ? Tương tự cho trẻ tìm hiểu về vị trí,công dung của các giác quan khác. Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh và bảo vệ các giác quan đó. Hoạt động 3 : Trò chơi : Dán các bộ phận còn thiếu trên khuôn mặt”. Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát và yêu cầu trẻ dán bộ phận còn thiếu trong hình. Chia lớp ra làm 4 đội thi đua với nhau xem đội nào thắng. Cô nhận xét kết quả. HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO Ý THÍCH: Cô mở nhạc bài hát : “ Khuôn mặt cười” và cho trẻ vận động theo ý thích. Góc xây dựng : xây công viên, cho trẻ tự thỏa thuận vai chơi. Góc phân vai : cửa hàng ăn uống, cô gợi ý cho trẻ tự phân vai chơi với nhau. HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI : Trò chơi vận động : Ai nhanh hơn ; Nhảy qua suối. Trò chơi dân gian : Dung dăng dung dẻ ; Rồng rắn lên mây. Chơi với các đồ chơi có sẵn ngoài sân như cầu tuột, xích đu… HOẠT ĐỘNG CHIỀU : Cho trẻ ôn lại vận động “ Trèo lên xuống ghế”. Làm bài tập trong cuốn : Bé vui học chữ. Nhận xét cuối ngày : Thứ 5 Ngày 10 tháng 10 năm 2013 HÁT VÀ VẬN ĐỘNG BÀI HÁT : “ CÁI MŨI”. Trẻ biết hát và vận động theo bài “ Cái mũi”. Trẻ biết ten gọi và chức năng của 1 số giác quan trên cơ thể. Trẻ thể hiện được nhịp điệu và cảm xúc qua bài hát. HOẠT ĐỘNG HỌC : Hoạt động 1 : Đoán xem là cái gì? Cho trẻ bịt mắt lại. Cô lần lượt đưa cho trẻ ngửi mùi của qua cam, mùi nước hoa. Hỏi trẻ đó là mùi gi? Tại sao con biết ? Giác quan nào có thể giúp ta ngửi được các mùi hương khác nhau đó ? Trẻ trả lời. Cô giới thiệu và cùng trẻ hát bài “ Cái mũi”. Để cho bài hát thêm sinh động,các con xem cô vận động minh cho bài hát nhé. Cô vận động minh họa cho trẻ xem. Sau đó cô và trẻ cùng vận động minh họa cho bài hát. Cho trẻ về tổ ,yêu cầu mỗi tổ tìm ra một cách vận động khác nhau cho bài hát. Mời từng tổ lên hát ,vận động theo cách của mình. Cả lớp cùng hát. Mời nhóm, cá nhân hát kết hợp vận động. Hoạt động 2 : Bé nghe hát. Giới thiệu bài hát “ Trống cơm”. Cô hát lần 1 :kết hợp minh họa. Hỏi trẻ trong bài hát nói về bộ phận nào ? Cô hát lần 2 : động viên trẻ cùng vân động minh họa. Hoạt động 3 : Trò chơi : Nghe đoán tên bài hát. Cô phổ biến cách chơi. Mở nhạc cho trẻ hát sau đó đoán xem tên bài hát đó. Cô nhận xét kết quả chơi. HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH : Cho trẻ vẽ tranh bạn trai, bạn gái và tô màu. Góc gia đình : chơi nấu ăn ,cho trẻ tự thỏa thuận vai chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : Trò chơi vận động : Nhảy qua suối nhỏ ; Trời nắng, trời mưa. Trò chơi dân gian : Ném còn ; Thảy vòng... Chơi tự do : Chơi với cát, nước và sỏi HOẠT ĐỘNG CHIỀU : Cho trẻ đọc các bài thơ có liên quan tới chủ đề. Làm bài tập ở cuốn tập “ Vui hết toán”. Nhận biết các bộ phận trên cơ thể. Vệ sinh thân thể trước khi ra về. Nhận xét cuối ngày : Thứ 6 Ngày 11 tháng 10 năm 2013 LÀM QUEN CHỮ A , Ă , Â. Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ a , ă, â. Trẻ so sánh và phân biệt được chữ a, ă ,â. Trẻ phát âm rõ rang, đúng chữ cái. HOẠT ĐỘNG HỌC : Hoạt động 1 :Trò chuyện. Hát “ Tay thơm tay ngoan”. Bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể. Gợi hỏi trẻ về các bộ phận trên cơ thể. Hoạt động 2 : Phát âm a, ă, â. Cô gắn tranh bàn tay lên bảng có từ “bàn tay”. Cho trẻ đọc từ dưới tranh. Mời trẻ lên ghép từ rời “ bàn tay”. Giới thiệu chữ mới, chữ “a”. Cô phát âm “a”. Cho trẻ phát âm : Cả lớp ,tổ , nhóm, cá nhân. Cô chú ý sửa sai. Cô giới thiệu cấu tạo chữ “a”gồm 1 nét cong và 1 nét móc bên phải. Cô viết chữ “a” in và chữ “a” thường cho trẻ quan sát. Cả lớp phát âm lại 1 lần. Tương tự cô giới thiệu chữ “ă” và “a”. Cho trẻ so sánh các chữ có giống và khác nhau. Hoạt động 3: Trò chơi : “ Tìm chữ a, ă, â trong từ chỉ tên các bộ phận trên cơ thể”. Chia trẻ thành nhóm thi đua với nhau lên gạch chân những chữ cái a, ă, â có trong bang từ chỉ tên. Cô tổ chức cho trẻ chơi. HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH : Cho trẻ vẽ tranh bạn trai, bạn gái và tô màu. Góc gia đình : chơi nấu ăn ,cho trẻ tự thỏa thuận vai chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI : Trò chơi vận động : Nhảy qua suối nhỏ ; Trời nắng, trời mưa. Trò chơi dân gian : Ném còn ; Thảy vòng... Chơi tự do : Chơi với cát, nước và sỏi HOẠT ĐỘNG CHIỀU : Cho trẻ đọc các bài thơ có liên quan tới chủ đề. Làm bài tập ở cuốn tập “ Vui hết toán”. Nhận biết các bộ phận trên cơ thể. Vệ sinh thân thể trước khi ra về. Nhận xét cuối tuần : Thứ 2 Ngày 14 tháng 10 năm 2013 BÒ BẰNG BÀN CHÂN VÀ CẲNG TAY QUA CỔNG Trẻ biết bò bằng bàn tay,cẳng chân,bò phối hợp tay nọ,chân kia nhịp nhàng,chơi qua cổng khéo léo không làm chạm cổng. HOẠT ĐỘNG HỌC: 1.Hoạt động 1:Khởi động Cô hướng dẫn trẻ đi,chạy sau đó về hàng theo tổ. 2.Hoạt động 2:Trọng động *Bài tập phát triển chung: -Động tác tay:Tay gập trước ngực,quay cẳng tay đưa ngang. -Động tác chân:hai tay dang ngang,ngồi khuỵu gối tay đưa về trước ngực. - Động tác bụng :

File đính kèm:

  • docxchu de nghe nghiep.docx
Giáo án liên quan