Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Tuần 1: Gia đình thân yêu của bé

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết trò chuyện với cô về ngày nghỉ: trẻ đi đâu? Làm gì trong ngày nghỉ.

- Trẻ biết tên và một số nội dung của chủ đề mới.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trò chuyện mạch lạc, rõ ràng cùng cô.

- Giáo dục trẻ biết vâng lời, giúp đỡ ba mẹ, anh chị, ông bà những công việc làm vừa sức vào ngày nghỉ.

II. Chuẩn bị:

- Nội dung cuộc họp mặt.

III. Tổ chức hoạt động:

- Cô cho cả lớp hát bài: “ Cả tuần đều ngoan”.

- Đàm thoại với trẻ :

+ Hôm nay là thứ mấy?

+ Ngày nghỉ cuối tuần các con làm gì?

+ Con thấy thế nào khi làm được những công việc có ích cho gia đình và cho mọi người?

+ Thế ba mẹ và mọi người tỏ thái độ ra sao khi thấy các con làm được những công việc tốt như thế?

- Cô khái quát kết hợp giáo dục trẻ : người con ngoan là ở nhà biết vâng lời, giúp đỡ ba mẹ, kính yêu những người trong gia đình.

- Cô giới thiệu chủ đề mới: Tuần này, cô cháu mình cùng tìm hiểu về 1 chủ đề mới, đó là chủ đề : “Gia đình thân yêu của bé”.

- Cô đưa ra tiêu chuẩn bé ngoan của tuần cho lớp .

+ Một là: Đi học đúng giờ.

+ Hai là: Lễ phép, vâng lời người lớn.

+ Ba là: Biết đoàn kết, yêu quý bạn.

+ Bốn là: Không nói chuyện trong giờ học, giờ ăn, giờ ngủ.

 

doc58 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 29719 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Tuần 1: Gia đình thân yêu của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH Tuần 1: Gia đình thân yêu của bé ( Thực hiện từ ngày 7/10- 11/10/2013) Thứ 2 ngày 07 tháng 10 năm 2013 ĐÓN TRẺ Dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép. Nghe một số bài hát thiếu nhi phù hợp với chủ đề. Cô đón trẻ vào lớp , nhắc trẻ chào cô, động viên trẻ tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định , nhắc trẻ chào ba mẹ. Cô trao đổi với phụ huynh về ngày sinh nhật của trẻ Trao đổi với phụ huynh về một số vấn đề liên quan tới trẻ. ********************* TRÒ CHUYỆN SÁNG ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ VỀ NGÀY NGHỈ, ĐƯA RA TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN, GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ MỚI. I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết trò chuyện với cô về ngày nghỉ: trẻ đi đâu? Làm gì trong ngày nghỉ. - Trẻ biết tên và một số nội dung của chủ đề mới. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trò chuyện mạch lạc, rõ ràng cùng cô. - Giáo dục trẻ biết vâng lời, giúp đỡ ba mẹ, anh chị, ông bà những công việc làm vừa sức vào ngày nghỉ. II. Chuẩn bị: - Nội dung cuộc họp mặt. III. Tổ chức hoạt động: - Cô cho cả lớp hát bài: “ Cả tuần đều ngoan”. - Đàm thoại với trẻ : + Hôm nay là thứ mấy? + Ngày nghỉ cuối tuần các con làm gì? + Con thấy thế nào khi làm được những công việc có ích cho gia đình và cho mọi người? + Thế ba mẹ và mọi người tỏ thái độ ra sao khi thấy các con làm được những công việc tốt như thế? - Cô khái quát kết hợp giáo dục trẻ : người con ngoan là ở nhà biết vâng lời, giúp đỡ ba mẹ, kính yêu những người trong gia đình. - Cô giới thiệu chủ đề mới: Tuần này, cô cháu mình cùng tìm hiểu về 1 chủ đề mới, đó là chủ đề : “Gia đình thân yêu của bé”. - Cô đưa ra tiêu chuẩn bé ngoan của tuần cho lớp . + Một là: Đi học đúng giờ. + Hai là: Lễ phép, vâng lời người lớn. + Ba là: Biết đoàn kết, yêu quý bạn. + Bốn là: Không nói chuyện trong giờ học, giờ ăn, giờ ngủ. - Bạn nào thực hiện tốt những điều trên, cuối tuần cô sẽ thưởng cho bạn ấy phiếu bé ngoan. - Cô và cả lớp hát bài: “ Hoa bé ngoan”. ********************* THỂ DỤC BUỔI SÁNG TẬP THỂ DỤC THEO NHẠC * Tiến hành: Cô cùng trẻ hát bài vòng tròn, đi theo các kiểu: đi gót chân, đi mũi chân, đi nhanh, đi chậm, chạy nhanh, chạy chậm.. Sau đó, di chuyển đội hình thành 4 hàng ngang. ĐTHH: Hít vào, thở ra (4l- 8n). ĐTT: Tay đưa ngang, gập khủy tay ( ngón tay để lên vai). + N1: Bước chân trái lên một bước nhỏ, chân phải kiểng gót, tay đưa ngang, lòng bàn tay ngửa (4l- 8n). +N2: Gập khủyu tay( ngón tay chạm vai) +N3: Đưa hai tay ngang ra như N1. +N4: Về TTCB. +N5,6,7,8 : Thực hiện như trên. ĐT lưng, bụng, lườn: : (4l-8n) TTCB: Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, tay chống hông. + N1: Quay người sang phải, đồng thời bước chân phải sang ngang. + N2: Hai tay dang ngang. + N3: Quay người sang trái, đồng thời bước chân trái sang ngang. + N4: Về TTCB. + N 5,6,7,8: Thực hiện như trên. ĐT chân: (4l-8n) TTCB: Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, tay chống hông. + N1: Nhảy lên, hai chân đưa sang ngang. + N2: Nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau. + N3: Như N1. + N4: Về TTCB. + N 5,6,7,8: Thực hiện như trên. ĐT bật : (4l-8n) bật nhảy tại chỗ Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng và hít thở sâu. ********************* HĐCCMĐHT HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT Đề tài: Bò bằng bàn tay, bàn chân 4- 5m I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức- kỹ năng: - Trẻ nhớ tên vận động,nắm được kỹ thuật VĐ. - Biết phối hợp tay chân nhịp nhàng. - Phát triển sức mạnh của đôi bàn tay. 2. Giáo dục: - Giáo dục trẻ có ý thức tập thể dục thường xuyên, biết vâng lời cô, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân. II. Chuẩn bị: - Sàn nhà sạch sẽ, rộng, thoáng mát. - Băng keo. - 4 sợi dây dài 0,5m, 2 khối hộp nhỏ. III. Tổ chức hoạt động: Khởi động: Cô tập trung trẻ thành vòng tròn, cho trẻ đi theo các kiểu: đi gót chân, đi mũi chân, đi nhanh, đi chậm, chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó, di chuyển đội hình thành 4 hàng ngang. Trọng động: Tập BTPTC như TDS ( tăng động tác tay 6l- 8n) - Trong lúc trẻ tập, cô quan sát, động viên, sửa sai cho trẻ. - Chuyển đội hình để tập VĐCB: x x x x x 4- 5m x x x x x * VĐCB: Bò bằng bàn tay, bàn chân 4- 5m - Cô giới thiệu tên VĐCB : “Bò bằng bàn tay, bàn chân 4- 5m”, mời 1trẻ lên thực hiện, cô hô khẩu lệnh,miêu tả, giải thích KTVĐ: chống 2 bàn tay, 2 bàn chân xuống sàn, khi nghe hiệu lệnh thì bò về phía trước khoảng 4- 5m. Bò chân nọ, tay kia kết hợp nhịp nhàng. - Mời 1 vài trẻ có nhận thức trung bình lên làm thử, nếu trẻ chưa thực hiện được, cô hướng dẫn lại 1 lần nữa. - Cho từng hàng thực hiện. - Trong lúc trẻ tập, cô quan sát, động viên, sửa sai cho trẻ. - Cho trẻ nhắc lại tên đề tài. - Cô nhận xét, chuyển hoạt động. * Trò chơi vận động: “ Thi đi nhanh” + Chuẩn bị: 4 sợi dây dài 0,5m. Vẽ 2 đường thẳng song song dài 3m, rộng 0,25m; 2 khối hộp nhỏ. + Cách chơi: - Chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm có một sợi dây - Cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc ở một đầu đường thẳng, đầu kia đặt khối hộp nhỏ. Buộc 2 đầu dây vào nhau sao cho trẻ có thể buộc chân vào dễ dàng. - Lần lượt cho 2 trẻ ở 2 nhóm xỏ chân vào dây, 2 bạn xuất phát cùng một lúc, trong lúc di chuyển không làm sợi dây tuột ra khỏi chân. Khi đến đầu kia trẻ phải nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa cho bạn thứ 3. Lúc đó bạn thứ 2 đã có sẵn dây ở chân tiếp tục đi lên. - Thi xem nhóm nào thực hiện nhanh mà không giẫm chân vào vạch là thắng cuộc + Luật chơi: Đi không được chạm vào vạch. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Trong lúc trẻ chơi cô bao quát, xử lý tình huống xảy ra. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng. - Nhận xét, tuyên dương trẻ, kết thúc hoạt động. ********************* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Đề tài: Chơi với đồ chơi có sẵn trong sân trường, đồ chơi mang theo. 1.Mục đích, yêu cầu: Trẻ được tiếp xúc với bầu không khí trong lành, mát mẻ, được chơi với đồ chơi theo ý thích.. 2. Chuẩn bị: - Sân trường sạch sẽ, thoáng mát. 3. Cách tiến hành: - Cô tập trung trẻ, cho trẻ nhắc lại một số yêu cầu khi ra HĐNT. Cô khái quát lại: Khi ra ngoài trời các con không được chạy nhảy lung tung, xô đẩy nhau, không chạy ra khỏi khu vực chơi, tập trung khi có hiệu lệnh của cô… - Đàm thoại với trẻ: + Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? + Vì sao nắng buổi sáng lại tốt cho sức khỏe? + Thời tiết này thì mình nên mặc trang phục ra sao? - Mời trẻ trả lời, cô khái quát lại và kết hợp giáo dục trẻ : Nắng buổi sáng rất tốt cho sức khỏe vì giúp cơ thể tổng hợp vitaminD, chống bệnh còi xương…Trời bắt đầu vào mùa lạnh nên khi đi học các con nhớ mặc áo khoác, đeo khẩu trang…để khỏi bị cảm. Bây giờ, cô sẽ cho các con chơi với đồ chơi, nhưng để đồ chơi không bị hư hỏng thì các con phải chơi như thế nào? - Tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. - Nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở trẻ. Kết thúc cho trẻ xếp hàng đi vào lớp, đi vệ sinh. ********************* HOẠT ĐỘNG GÓC ( Thực hiện từ ngày 07/10 đến ngày 11/10/2013) I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức- kỹ năng: GÓC NGHỆ THUẬT: Múa hát, đọc thơ, ca dao, đồng dao về gia đình. - Trẻ thích múa hát, đọc thơ, ca dao, đồng dao về gia đình. GÓC PHÂN VAI: Chơi bé tập làm nội trợ. - Trẻ biết thể hiện vai chơi, bắt đầu biết phối hợp và mở rộng các mối quan hệ giữa các vai chơi. GÓC XÂY DỰNG: Xếp ngôi nhà thân yêu của bé. - Biết sử dụng nhiều loại đồ dùng đồ chơi để tạo nên công trình xây dựng. - Biết phân công nhiệm vụ, giúp đỡ nhau trong khi chơi. GÓC HỌC TẬP: Xếp đồ dùng tương ứng với số thành viên trong gia đình. - Trẻ biết đếm và xếp đồ dùng tương ứng với số thành viên trong gia đình. GÓC THƯ VIỆN: Làm abum về gia đình của bé. - Biết giữ gìn sản phẩm, sáng tạo, giúp đỡ bạn. GÓC THIÊN NHIÊN: Chăm sóc cây cối trong góc thiên nhiên. - Biết tưới nước, nhổ cỏ cho cây, lau bụi lá cây. 2. Giáo dục: - Trẻ biết giữ gìn, yêu quý sản phẩm mình tạo ra, yêu quý, nhường nhịn, giúp đỡ bạn. II. Chuẩn bị: - Kéo, giấy thủ công, hồ dán, giấy A4, bút chì, sáp màu, tranh về chủ điểm. - Đồ nội trợ, giở xách đi chợ, đồ bán hàng, ống nghe, thuốc, mũ áo bác sĩ, y tá. - Bàn ghế, sách vở, băng đĩa nhạc có các bài hát về chủ điểm . - Cây cảnh, nước, khăn. - Khối xây dựng nhiều màu sắc, kích thước,bìa cứng, mô hình cây xanh, cây hoa… - Góc chơi sạch sẽ. III. Tổ chức hoạt động: * Cô giới thiệu nội dung từng góc chơi. Sau đó cho trẻ nhắc lại một số yêu cầu khi vào hoạt động góc: ai đăng ký góc nào thì về góc đó, trong lúc chơi không được tranh giành đồ chơi của bạn, biết nhường nhịn và phối hợp với nhau… - Cô cho trẻ về góc chơi, chú ý quan sát, gợi ý, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ trong lúc chơi. * Kết thúc: - Cô nhận xét sản phẩm của trẻ, tuyên dương những trẻ chơi tích cực, tạo ra sản phẩm, thể hiện tốt vai chơi; động viên, khuyến khích những trẻ chưa tích cực, nhắc nhở những trẻ chưa ngoan. ****************************** HOẠT ĐỘNG CHIỀU HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Đề tài: Vẽ người thân trong gia đình. I. YÊU CẦU : Kiến thức : Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học : vẽ nét thẳng, nét cong, vòng tròn khép kín, nét gấp khúc…để vẽ người thân trong gia đình. Kỹ năng : Rèn cho trẻ kỹ năng vẽ, tô màu, sự khéo léo của đôi bàn tay. Giáo dục : Trẻ ngoan,biết vâng lời cô, yêu quý, vâng lời những người thân trong gia đình. II. CHUẨN BỊ : Cho cô và trẻ : + Tranh mẫu của cô cho trẻ quan sát. + Giấy A4, bút chì, cục tẩy, màu sáp, bàn ghế, bảng treo tranh. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 1. Ổn định : Cô cho trẻ cùng hát “Cả nhà thương nhau” Cô trò chuyện cùng trẻ : - Các con vừa hát bài gì? - Bài hát nói về điều gì? - Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? - Gia đình con có những ai? Con yêu quý ai nhất? Vì sao? - Cô khái quát, kết hợp giáo dục trẻ : Bạn nào cũng được sinh ra và lớn lên trong gia đình, được ba mẹ và những người thân yêu thương, chăm sóc, vì vậy các con phải biết vâng lời, kính trọng và làm ba mẹ, người thân vui lòng. - dẫn dắt, chuyển hoạt động. 2. Nội dung : Hoạt động 1 : Hướng dẫn trẻ quan sát . Cô đưa tranh mẫu cho trẻ quan sát, nhận xét : - Bức tranh vẽ gì ? - Ba, mẹ (ông bà, anh chị…) có đặc điểm gì ? (Áo quần màu gì ? đang làm gì ? …) - Để vẽ khuôn mặt, mái tóc…cô đã dùng kỹ năng gì? - Cô tô màu như thế nào? - Cô khái quát lại. Hoạt động 2 : Hướng dẫn trẻ vẽ. Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ cách vẽ: - Con dự định sẽ vẽ ai? Con sẽ vẽ như thế nào? Hoạt động 3 : Trẻ thực hiện. Cô nhắc trẻ về tư thế ngồi vẽ, cách vẽ; biết giữ gìn trật tự khi vẽ. Trẻ thực hiện cô đi đến từng bàn quan sát, động viên giúp đỡ trẻ Hoạt động 4 : Nhận xét sản phẩm. Cô cho trẻ đem sản phẩm lên trưng bày trên bàn sản phẩm; trẻ đứng xung quanh quan sát sản phẩm Cô mời 3,4 trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình, nhận xét sản phẩm của bạn Cô nhận xét chung. 3, Kết thúc : - Cô cho trẻ cùng nhắc tên đề tài. - Cô nhận xét giờ học. Dặn dò trẻ ngoan, vâng lời cô hơn, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, yêu quý người thân trong gia đình. - Cho trẻ vận động “Muá cho mẹ xem” * Nhận xét cuối ngày: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ****************************** Thứ 3 ngày 08 tháng 10 năm 2013 ĐÓN TRẺ Dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép. Nghe một số bài hát thiếu nhi phù hợp với chủ đề. ********************* TRÒ CHUYỆN SÁNG Đề tài:Trò chuyện về tên gọi, công việc của các thành viên trong gia đình. Địa chỉ, số điện thoại của gia đình. ********************* THỂ DỤC BUỔI SÁNG TẬP THỂ DỤC THEO NHẠC ********************* HĐCCMĐHT HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MTXQ ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA BÉ. I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết: tên gọi, tuổi,công việc, một số đặc điểm của các thành viên trong gia đình,địa chỉ, số điện thoại của gia đình. - Phát triển ngôn ngữ rõ ràng , mạch lạc. - Giáo dục trẻ biết vâng lời,kính yêu những người trong gia đình, biết giúp đỡ ba mẹ, anh chị, ông bà những công việc làm vừa sức. II. Chuẩn bị: - Nội dung cuộc trò chuyện, băng đĩa nhạc có bài hát : “ Ba ngọn nến lung linh”. - Tranh về gia đình. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Quan sát tranh và đàm thoại về gia đình. - Chơi trò chơi “ Trời tối- trời sáng”, cô làm xuất hiện tranh vẽ về gia đình. Đàm thoại với trẻ: + Bức tranh vẽ gì? + Gia đình gồm những ai? + Ông bà nội( ngoại) sinh ra ai? Trong gia đình, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai ít tuổi nhất? + Gia đình nhiều( một) thế hệ là gia đình như thế nào? - Cô khái quát lại: Gia đình nhiều thế hệ là gia đình có nhiều người chung sống: ông bà, ba mẹ, con cái, anh chị em( bác, chú, thím…), gia đình 1 thế hệ là chỉ có ba mẹ và con cái. + Còn gia đình của con thì sao? Bạn nào có thể giới thiệu về gia đình của mình cho cả lớp nghe ? - Mời trẻ giới thiệu( gợi ý cho trẻ: gia đình có mấy người, gồm những ai, tên gọi, công việc..của các thành viên trong gia đình, địa chỉ, số điện thoại của gia đình) * Hoạt động 2: Nghe bài hát “ Ba ngọn nến lung linh”. - Cô cho cả lớp nghe hát bài: “ Ba ngọn nến lung linh”. - Đàm thoại với trẻ : + Các con vừa nghe bài hát gì? + Bài hát do ai sáng tác? + Bài hát nói về điều gì? + Gia đình của bạn nhỏ trong bài hát như thế nào? + Để gia đình mình luôn hòa thuận, yêu thương thì các con phải làm gì? + Con thấy thế nào khi làm được những công việc có ích cho gia đình và cho mọi người? + Thế ba mẹ và mọi người tỏ thái độ ra sao khi thấy các con làm được những công việc tốt như thế? -Cô khái quát kết hợp giáo dục trẻ : người con ngoan là ở nhà biết vâng lời, giúp đỡ ba mẹ, kính yêu những người trong gia đình. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ, kết thúc hoạt động. ********************* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Đề tài: Chơi TCVĐ: Tìm đúng nhà. 1.Mục đích, yêu cầu: Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, khéo léo. 2. Chuẩn bị: - Sân trường sạch sẽ, thoáng mát. -Vẽ 3 vòng tròn rộng giữa sân làm nhà của Thỏ. - Mũ thỏ theo 3 màu( trắng, hồng, vàng), cổng hầm. 3. Cách tiến hành: - Cô tập trung trẻ, cho trẻ nhắc lại một số yêu cầu khi ra HĐNT. Cô khái quát lại: Khi ra ngoài trời các con không được chạy nhảy lung tung, xô đẩy nhau, không chạy ra khỏi khu vực chơi, tập trung khi có hiệu lệnh của cô… - Giới thiệu tên trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi. + Cách chơi:Cô quy định vòng tron 1 là nhà của Thỏ trắng, vòng tròn 2 là nhà của Thỏ hồng, vòng tròn 3 là nhà của Thỏ vàng. Chia trẻ làm 3 nhóm. Mỗi nhóm 1 loại mũ thỏ khác nhau. Các chú thỏ đi chơi, bò chui qua hàm, cùng hát vui vẻ. Khi cô nói “Trời mưa”, kèm theo hiệu lệnh xắc xô, thì nhanh chóng về đúng nhà của mình. Ai về nhầm là thua cuộc, phải nhảy lò cò 1 vòng. - Tổ chức cho trẻ chơi, bao quát trẻ, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. - Nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở trẻ. Kết thúc cho trẻ xếp hàng đi vào lớp, đi vệ sinh. ********************* HOẠT ĐỘNG GÓC GÓC NGHỆ THUẬT: Múa hát, đọc thơ, ca dao, đồng dao về gia đình. GÓC PHÂN VAI: Chơi bé tập làm nội trợ. GÓC XÂY DỰNG: Xếp ngôi nhà thân yêu của bé. GÓC HỌC TẬP: Xếp đồ dùng tương ứng với số thành viên trong gia đình. GÓC THƯ VIỆN: Làm abum về gia đình của bé. GÓC THIÊN NHIÊN: Chăm sóc cây cối trong góc thiên nhiên. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Đề tài: Trò chuyện về tên gọi, công việc của các thành viên trong gia đình. Địa chỉ, số điện thoại của gia đình. I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nói được tên gọi, tuổi,công việc, một số đặc điểm của các thành viên trong gia đình,địa chỉ, số điện thoại của gia đình. - Phát triển ngôn ngữ rõ ràng , mạch lạc. - Giáo dục trẻ biết vâng lời,kính yêu những người trong gia đình, biết giúp đỡ ba mẹ, anh chị, ông bà những công việc làm vừa sức. II. Chuẩn bị: - Nội dung cuộc trò chuyện, - Vẽ trên sàn nhà 2 khu vực tượng trưng cho 2 ngôi nhà. 3. Cách tiến hành: - Cô tập trung trẻ, gợi ý, hướng dẫn trẻ trò chuyện về gia đình mình. + Bạn nào có thể giới thiệu về gia đình của mình cho cả lớp nghe ? - Mời trẻ giới thiệu( gợi ý cho trẻ: gia đình có mấy người, gồm những ai, tên gọi, công việc..của các thành viên trong gia đình, địa chỉ, số điện thoại của gia đình) - Chơi trò chơi: “ Về đúng nhà” - Giới thiệu tên trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi. + Cách chơi: Cô giới thiệu 2 ngôi nhà. Mỗi ngôi nhà dành cho những ai có chung dấu hiệu nào đó ( Ví dụ: một ngôi nhà cho những ai mặc đầm và áo thun, một ngôi nhà cho những ai mặc áo sơ mi). Khi cô nói “Trời mưa”, kèm theo hiệu lệnh xắc xô, thì nhanh chóng về đúng nhà của mình. Ai về nhầm là thua cuộc, phải nhảy lò cò 1 vòng. - Tổ chức cho trẻ chơi, ( trò chơi tiếp tục với các dấu hiệu như các bạn trai/ gái; các bạn di dép/ đi giày; mặc áo dài tay/ áo ngắn tay…) . Cô bao quát trẻ, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. - Nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở trẻ. Kết thúc hoạt động. * Nhận xét cuối ngày: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… *************************** Thứ 4 ngày 09 tháng 10 năm 2013 ĐÓN TRẺ Dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép. Nghe một số bài hát thiếu nhi phù hợp với chủ đề. ********************* TRÒ CHUYỆN SÁNG Đề tài:Trò chuyện về tên gọi, công việc của các thành viên trong gia đình. Địa chỉ, số điện thoại của gia đình. ********************* THỂ DỤC BUỔI SÁNG TẬP THỂ DỤC THEO NHẠC ********************* HĐCCMĐHT HOẠT ĐỘNG LQVH Đề tài: Đọc thơ: “ Giữa vòng gió thơm”.( Tác giả : Quang Huy) I. Mục đích yêu cầu: -Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. -Trẻ hiểu nội dung bài thơ . -Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. Trẻ đọc thuộc bài thơ. - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm. - Giáo dục trẻ biết vâng lời,kính yêu những người trong gia đình, biết giúp đỡ ba mẹ, anh chị, ông bà những công việc làm vừa sức. II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa nội dung bài thơ. - Băng đĩa nhạc có bài “ Cháu yêu bà”. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Hát và đàm thoại về bài hát “Cháu yêu bà”. - Tập trung trẻ, dẫn dắt cho trẻ hát bài “Cháu yêu bà”. - Hỏi trẻ: + Các con vừa hát bài gì?Ai sáng tác? + Bài hát nói về điều gì? Cô dẫn dắt giới thiệu đề tài: Đọc thơ: “ Giữa vòng gió thơm”. *Hoạt động 2: Đọc thơ: “ Giữa vòng gió thơm”. - Cô đọc mẫu : + Lần 1: Đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ. + Lần 2: Đọc diễn cảm kết hợp dùng tranh minh họa.( Cô gắn tên bài thơ và cho trẻ đọc tên, tìm chữ cái đã học) -Đàm thoại với trẻ: + Cô vừa đọc bài thơ gì? Ai sáng tác? + Bài thơ nói về điều gì? Cô khái quát lại: Bài thơ “ Giữa vòng gió thơm” do chú Quang Huy sáng tác. Bài thơ nói về tình cảm của bạn nhỏ dành cho bà mình. Bạn rất yêu bà, vì thế khi bà ốm, bạn rất lo lắng và nhắc bạn gà vịt giữ thinh lặng để bà ngủ, bạn còn biết chăm sóc khi bà ốm nữa . + Trong bài thơ có những ai? + Bạn nhỏ đã nói gì với chú Gà nâu và chị Vịt?+ Câu thơ nào nói lên điều đó nhỉ? Bạn nào có thể đọc câu thỏ đó lên nào? ( 4 câu thơ đầu) + Vì sao bạn nhỏ nhắc gà vịt giữ im lặng? ( 4 câu thơ tiếp) + Bạn nhỏ đã làm gì khi bà bị ốm? Câu thơ nào nói lên điều đó? + Các con có biết vì sao chú Quang Huy đặt tên bài thơ là “ Giữa vòng gió thơm”không? ( Vì hôm đó trời rất nóng, không có gió. Khi cả khu vườn im lặng thì hương bưởi , hương cau đã bay qua cửa sổ, lẫn vào tay quạt của bé. Và mỗi ngọn gió từ tay quạt của bé đã mang hương thơm của hoa cau, hoa bưởi vào phòng. Bà của bạn nhỏ đã nằm ngủ giữa một không gian đầy hương hoa .) + Nhà bạn nào cũng có ông bà, vậy các con yêu thương ông bà của mình như thế nào nhỉ? - Cô khái quát, giáo dục trẻ: Ông bà rất yêu thương các con, vì thế, các con phải biết kính trọng và vâng lời ông bà, biết giúp ông bà những việc vừa sức như lấy tăm, mời nước.Khi ông bà ốm thì biết hỏi thăm, xoa bóp hoặc ngồi quạt cho ông bà ngủ như bạn nhỏ trong bài thơ này nhé. * Dạy trẻ đọc thơ: - Mời cả lớp đọc cùng cô( 2 lần), đọc nối tiếp theo hiệu lệnh của cô. Cho từng nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ. -Trong lúc trẻ đọc, cô bao quát, sửa sai cho trẻ, rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm ( không đọc quá to, vừa đọc vừa thể hiện tình cảm của mình, đọc thơ chậm rãi, êm dịu. 8 câu đầu thể hiện sự băn khoăn lo lắng, 4 câu tiếp đọc giọng bình thường, nhấn vào các từ “ nhỏ nhắn, phe phẩy, rung rinh”, các câu còn lại đọc chậm rãi, thể hiện sự quan tâm, yêu mến bà) * Đọc thơ qua tranh chữ to - Cho trẻ chọn tranh mà trẻ thích, đọc khổ thỏ tương ứng dưới tranh. - Cho trẻ sắp xếp các bức tranh theo nội dung bài thơ, trẻ đọc, cô chỉ tương ứng với chữ trên tranh. - Kết thúc, cô nhận xét, tuyên dương trẻ, kết hợp giáo dục trẻ. ********************* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Đề tài: Chơi tự do với đồ chơi có sẵn ở sân trường, đồ chơi mang theo. ********************* HOẠT ĐỘNG GÓC GÓC NGHỆ THUẬT: Múa hát, đọc thơ, ca dao, đồng dao về gia đình. GÓC PHÂN VAI: Chơi bé tập làm nội trợ. GÓC XÂY DỰNG: Xếp ngôi nhà thân yêu của bé. GÓC HỌC TẬP: Xếp đồ dùng tương ứng với số thành viên trong gia đình. GÓC THƯ VIỆN: Làm abum về gia đình của bé. GÓC THIÊN NHIÊN: Chăm sóc cây cối trong góc thiên nhiên. ****************************** HOẠT ĐỘNG CHIỀU Đề tài: Ôn bài thơ“ Giữa vòng gió thơm”. - Tiến hành: + Tổ chức cho trẻ đọc thơ dưới hình thức tổ, nhóm, cá nhân. Khuyến khích trẻ đọc thơ diễn cảm. + Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ, kết hợp giáo dục trẻ. * Nhận xét cuối ngày: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ****************************** Thứ 5 ngày 10tháng 10 năm 2013 ĐÓN TRẺ Dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép. Nghe một số bài hát thiếu nhi phù hợp với chủ đề. ********************* TRÒ CHUYỆN SÁNG Đề tài:Trò chuyện về tên gọi, công việc của các thành viên trong gia đình. Địa chỉ, số điện thoại của gia đình. ********************* THỂ DỤC BUỔI SÁNG TẬP THỂ DỤC THEO NHẠC ********************* HĐCCMĐHT HOẠT ĐỘNG LQVT Đề tài: Đếm đến 6, nhận biết nhóm có số lượng 6, nhận biết chữ số 6 I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ đếm được đến 6, nhận biết nhóm có số lượng 6, nhận biết chữ số 6. - Rèn kỹ năng đếm và đọc chữ số. - Giáo dục trẻ biết vâng lời,kính yêu những người trong gia đình, biết giúp đỡ ba mẹ, anh chị, ông bà những công việc làm vừa sức. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - 6 tranh lô tô về chiếc bàn, 6 tranh lô tô về chiếc ghế. - Chữ số từ 1- 6, hai chữ số 6 2. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ có đồ dung tương tự đồ dùng của cô, có kích thước nhỏ hơn. - Vở toán, bút chì, sáp màu, bàn ghế. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Kết bạn”. - Tập trung trẻ thành vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “ Cả nhà thương nhau”. Khi nghe hiệu lệnh của cô “ kết bạn, kết bạn”, trẻ đáp lại: “ kết mấy , kết mấy”, cô nói số lượng mỗi bạn trong nhóm bất kì từ 1-5, trẻ nhanh chóng kết thành nhóm theo số lượng cô yêu cầu. Hoạt động 2: Tạo nhóm có số lượng 6, đếm đến 6. Nhận biết chữ số 6. Cô dẫn dắt, tạo tình huống cho xuất hiện tranh lô tô 6 chiếc bàn và 6 chiếc ghế, cô xếp số bàn lên bảng, yêu cầu trẻ cùng xếp hết số bàn của trẻ lên bàn. Cho trẻ đếm số lượng số bàn trên bảng của cô và trên bàn của trẻ. Cô quan sát trẻ xếp ra đúng hay sai. Nếu sai, cô sửa sai cho trẻ. Tiếp tục cho trẻ xếp 5 tranh lô tô về chiếc ghế tương ứng 1-1, cho trẻ đếm trên bảng của cô và trên bàn của trẻ. Cho trẻ đếm lại số lượng từng nhóm và nhận xét. Giới thiệu chữ số 6, cho trẻ đọc số lượng và chữ số tương ứng. Cô cất tranh lô tô về bàn, ghế, để chữ số cho trẻ đọc. Cho trẻ cất dần số đồ dùng của trẻ, đếm và đặt chữ số tương ứng dau mỗi lần bớt. vd: 6 bớt 2 còn 4, chữ số 4. * Liên hệ: Cho trẻ tìm và đếm số lượng đồ dùng đồ chơi có số lượng là 6 trong các góc chơi. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “ Về đúng nhà” Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ có 1 số nhà là một trong các chữ số 4, 5, 6, cho trẻ đi vòng tròn, khi có hiệu lệnh “ về đúng nhà” của cô thì trẻ nhanh chóng chạy về nhà có chữ số tương ứng. Luật chơi: Nếu bạn nào về sai nhà thì phạt nhảy lò cò 1 vòng. Về nhà nào thì phải nói được số nhà của nhà đó. Cô tổ chức cho trẻ chơi, sau mỗi lần chơi, cho trẻ tự đổi “ số nhà” cho nhau. Cô nhận xét, cho trẻ làm bài tập trong vở toán.( đếm và tô màu chấm tròn có số lượng là 6, tô viết chữ số 6) Kết thúc hoạt động. ********************* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Đề tài: Đọc câu đố, bài thơ có trong chủ đề. ********************* HOẠT ĐỘNG GÓC GÓC NGHỆ THUẬT: Múa hát, đọc thơ, ca dao, đồng dao về gia đình. GÓC PHÂN VAI: Chơi bé tập làm nội trợ. GÓC XÂY DỰNG: Xếp ngôi nhà thân yêu của bé. GÓC HỌC TẬP: Xếp đồ dùng tương ứng với số thành viên trong gia đình. GÓC THƯ VIỆN: Làm abum về gia đình của bé. GÓC THIÊN NHIÊN: Chăm sóc cây cối trong góc thiên nhiên. ****************************** HOẠT ĐỘNG CHIỀU Đề tài: Ôn đếm đến 6, nhận biết nhóm có số lượng 6, nhận biết chữ số 6 * Mục đích: + Củng cố nhận biết chữ số 6, nhóm có 6 đối tượng. + Rèn kỹ năng đếm từ 1- 6. * Tiến hành: - Cho trẻ chơi trò chơi kết bạn, chơi chọn số theo yêu cầu. - Cho trẻ tìm và đếm các đồ dùng ở trong lớp có số lượng là 6. - Cô bao quát, động viên , sửa sai cho trẻ. Nhận xét, kết thúc hoạt động. * Nhận xét cuối ngày: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ 6

File đính kèm:

  • docchu de gia dinh lop la.doc
Giáo án liên quan