Cô niềm nở đón trẻ vào lớp .Kiểm tra sức khoẻ của trẻ.
Trao đổi với phụ huynh về trang phục của trẻ để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ.
Tập thể dục với bài “Đu quay”
Trò chuyện trong nhóm trẻ : Một số đồ chơi của trẻ
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch HĐ tuần / ngày (tuần 2)
Thời gian/
hoạt động
Hoạt động giáo dục
Thứ 2
(Thể dục)
Thứ 3
(Văn học)
Thứ 4
(Âm nhạc)
Thứ 5 (Nhận biết tập nói)
Thứ 6 (Nhận biết phân biệt)
Đón trẻ
Thể dục sáng
Cô niềm nở đón trẻ vào lớp .Kiểm tra sức khoẻ của trẻ.
Trao đổi với phụ huynh về trang phục của trẻ để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ.
Tập thể dục với bài “Đu quay”
Trò chuyện trong nhóm trẻ : Một số đồ chơi của trẻ.
Hoạt động học
-VĐ : đi theo đường ngoằn ngèo
-Truyện :bé mai ở nhà.
-Đôi dép.
-NBTN: đồ dùng, đồ chơi của bé
-Chơi với đất nặn
Hoạt động ngoài trời
Quan sát : Một số đồ chơi ngoài trời
Vận động : Bóng tròn to
Chơi đu quay, bập bênh, cầu trượt.
Hoạt động góc
Góc thao tác vai: Cho em bé ăn , ngủ.
Góc nghệ thuật : Vẽ bằng phấn lên bảng.
Góc tranh truyện : Xem tranh thơ .
Góc HĐ với đồ vật: Lắp ghép ôtô, hộp vuông.
Chơi tập buổi chiều
*Câu đố đồ dùng để ăn
*Dạy trẻ rửa tay , lau tay.
*Nghe : cô tự chọn
Chơi : bóng tròn to.
*Ôn luyện.
*Vệ sinh : nêu gương
Soạn hoạt động học (tuần 2)
Ngày/Tên hoạt động
Nội dung
Mục đích ,yêu cầu
Chuẩn bị
Gợi ý hoạt động
Lưu ý
Thứ 2
Thể dục
14/9/09
VĐ : Đi theo đường ngoằn nghèo
KT :Trẻ biết cách đi đúng hướng không đi lệch ra ngoài.
KN : Trẻ khả năng định hướng cho trẻ.
Phát triển cơ chân cho trẻ.
TĐ : Trẻ tích cực tham gia tập luyện.
Cô cho trẻ tập trong lớp .
Dùng 2 dây chạc tạo đường ngoằn nghèo
HĐ 1:Khởi động:
Cho trẻ đi vòng tròn đi các kiểu chân, về 2 hàng ngang.
HĐ 2:Trọng động
* BT PTC: Tập với bài “Tập rửa mặt” .
* VĐ cơ bản : Đi theo đường ngoằn nghèo .( Qua cầu tới nhà búp bê chơi)
Cô giới thiệu VĐ :
Làm mẫu 2, 3 lần nói cách thực hiện động tấc cho trẻ.
Mời 1,2 trẻ lên tập thử.
Cho từng trẻ làm theo.
Cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ.
Khuyến khích trẻ tích cực tập luyện.
HĐ 3: Trò chơi “Gấu con qua cầu”
Thứ 3
Văn học
15/9/09
Truyện :Bé Mai ở nhà
KT :Trẻ biết tên truyện tên tác giả .
Biết tên nhân vật trong truyện và những việc mà nhân vật đã làm được.
KN : Trẻ hiểu nội dung truyện.
Trả lời được những câu hỏi của cô.
TĐ :
Trẻ học tập sổi nổi.
Biết chào hỏi , thưa gửi lễ phép với người lớn, vâng lời và ngoan ngoãn.
Tranh bé đánh răng, rửa mặt, ngủ…
HĐ 1: Cho trẻ hát bài “cả nhà thương nhau”
Trò chuyện về nội dung bài hát .
Yêu thương bố mẹ các con phải làm gì ?
HĐ 2: Kể truyện cho trẻ nghe:
Cô kể 2 lượt cho trẻ nghe.
Các con vừa nghe cô Mỵ kể truyện gì ?
Trong truyện có những ai?
Cô giảng nội dung truyện .
Các con thấy bạn Mai ngoan như thế nào? (Kể trích dẫn ).
Kể truyện dùng tranh minh hoạ.
Sáng ngủ dậy bạn Mai làm gì?khi chơi xong Mai đã cất dọn đồ chơi thế nào?
Khi ăn cơm xong Mai biết làm gì?
Bố mua quà cho Mai Mai đã nói gì với bố?
HĐ 3: Cho trẻ kể truyện cùng cô.
GD trẻ biết chào hỏi cảm ơn, lễ phép vâng lời.
Thứ 4
Âm nhạc
16/9/09
TT: VĐ “Đôi dép.
KH:Nghe bài “Nắng sớm”
KT:trẻ biết tên bài hát, tên nhạc sĩ.
KN:Trẻ vận đông được theo cô
TĐ: Trẻ hào vận động, lắng nghe cô hát .
HĐ 1:Cô hát cho trẻ nghe bài hát một lượt .Cô Mỵ vừa hát bài gì ?
HĐ 2: Giới thiệu bài hát “ Đôi dép” cuả Hoàng Kim Định
Cô hát cho trẻ nghe vài lần
Các con vừa nghe cô Mỵ hát bài gì? Của nhạc sĩ nào ?
Đi dép chân sẽ như thế nào?
Cô hất và vận động minh hoạ vài lần.
Cô cho trẻ vận động cùng cô theo nhóm ,cá nhân trẻ.
Cô chú ý động viên, khuyến khích trẻ vận động.
HĐ 3: Nhận xét biểu dương.
Thứ 5 Nhận biết tập nói
17/9/09
Đồ chơi của bé : cầu trượt đu quay
KT: Trẻ biết tên gọi , tác dụng của một số đồ chơi KN: Trẻ gọi được tên , nói được tác dụng của cầu trượt đu quay.
Trả lời rõ ràng những câu hỏi của cô.
TĐ: Tập trung học tập.
Có ý thức bảo vệ đồ chơi, không đùa nghịch khi chơi.
HĐ1: cho trẻ chơi trời nắng trời mưa .Khi mưa trẻ chúi trong nhà cầu trượt.
HĐ 2 : Trò chuyện về cầu trượt.
Các con đang trú mưa ở đâu đây?Cầu trượt gồm những phần nào? Đay là phần gì ?
Để làm gì ?
HĐ 3: Trò chuyện về “Đu quay”: Đây là cái gì ? nó để làm gì ?
GD : Trẻ khi chơi phải ngồi ngay ngắn không leo trèo
HĐ 4 : Cho trẻ kể tên những đồ chơi ở lớp, ở trường mà trẻ biết.
Thứ 6
nhận biết phân biệt
18/9/09
Chơi với bảng và phấn
KT: trẻ biết gọi tên bảng, phấn.
Biết tác dụng của chúng
KN:Trả lời đúng câu hỏi của cô.
Phân biệt được bảng , phấn.
TĐ: Biết giữ gìn bảng, không bẻ hay đập gẫy bảng.
Mỗi trẻ 1 cái bảng, 1 mẫu phấn
HĐ 1: Trò chơi “trốn cô”
Cô cho trẻ quan sát cái bảng, viên phấn.
Đây là cái gì?
HĐ 2: Gọi tên và nói tác dung của từng đồ vật: Cái gì đây? Nó để làm gì ? Nó được làm bằng gì ? Nó giống cái gì?
HĐ3: Dùng phấn vẽ lên bảng
File đính kèm:
- Gia dinh NT T2.doc