I. Mục tiêu các lĩnh vực phát triển:
1. Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động:
- Trẻ thực hiện được các loại vận động đi, bò,tung, ném nhảy.
- Có một số tố chất vận động ban đầu: Nhanh nhẹn, khéo léo linh hoạt, cân bằng cơ thể.
- Có khả năng khéo léo cử động của bàn tay, ngón tay.
* Giáo dục về dinh dưỡng:
- Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ, thói quen trong vệ sinh, ăn uống trong ngày. Biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
2. Phát triển nhận thức:
- Biết một số đặc điểm đặc trưng của lớp 3 tuổi và một số hoạt động quen thuộc hằng ngày, trẻ nhận biết làm quen với cô giáo mới khi trẻ lên mẫu giáo
- Nhận biết một số màu sắc của đồ dùng học tập và vui chơi:(Sách vở, bút sáp.màu xanh , màu đỏ, màu vàng).
- Trẻ biết luyện tập phối hợp các giác quan. Hình dạng, kích thứơc to, nhỏ, tròn, vuông, chữ nhật.
- Ôn luyện một số kỹ năng xếp hình:( xếp cạnh, xếp cách, xếp chồng nhau), vẽ, nặn.
3. Phát triển ngôn ngữ:
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7151 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Bé lên mẫu giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề : bé lên mẫu giáo
Thời gian thực hiện 3 tuần: Từ 10/5/ 2010 đến 28/ 5 / 2010
I. Mục tiêu các lĩnh vực phát triển:
1. Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động:
- Trẻ thực hiện được các loại vận động đi, bò,tung, ném nhảy....
- Có một số tố chất vận động ban đầu: Nhanh nhẹn, khéo léo linh hoạt, cân bằng cơ thể.
- Có khả năng khéo léo cử động của bàn tay, ngón tay.
* Giáo dục về dinh dưỡng:
- Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ, thói quen trong vệ sinh, ăn uống trong ngày. Biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
2. Phát triển nhận thức:
- Biết một số đặc điểm đặc trưng của lớp 3 tuổi và một số hoạt động quen thuộc hằng ngày, trẻ nhận biết làm quen với cô giáo mới khi trẻ lên mẫu giáo
- Nhận biết một số màu sắc của đồ dùng học tập và vui chơi:(Sách vở, bút sáp...màu xanh , màu đỏ, màu vàng).
- Trẻ biết luyện tập phối hợp các giác quan. Hình dạng, kích thứơc to, nhỏ, tròn, vuông, chữ nhật.
- Ôn luyện một số kỹ năng xếp hình:( xếp cạnh, xếp cách, xếp chồng nhau), vẽ, nặn.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Gọi tên, đặc điểm, ích lợi của một số đồ dùng phục vụ cho vui chơi và học tập của trẻ khi lên mẫu giáo.
- Nghe nói và hiểu được các câu từ đơn giản, biết được các câu đơn giản để trả lời các câu hỏi về chủ đề “Bé lên mẫu giáo”
- Nghe các bài thơ, câu chuyện kể. Trả lời được câu hỏi của cô qua các câu chuyện , đọc và thuộc các bài thơ về chủ đề “Bé lên mẫu giáo”
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ, bài thơ trong chủ đề.
- Trẻ nhanh nhẹn vui vẻ, hồn nhiên khi giao tiếp với ngời thân, bạn bè và những người xung quanh trẻ.
4. Phát triển tình cảm, xã hội và thẩm mỹ.
- Biết bộc lộ tình cảm của mình với những ngời xung quanh trẻ.
- Biết yêu thích cái đẹp, tạo ra cái đẹp, có khả năng cảm nhận đợc cái đẹp ở các hoạt động: Thơ truyện , nặn, vẽ, nhận biết đợc các màu sắc qua: Một số đặc điểm về lớp mẫu giáo và một sô đồ dùng phục vụ cho lớp mẫu giáo.
- Biết vâng lời và làm theo các yêu cầu đơn giản của cô và các bạn.
- Thích tham gia các hoạt động hát múa, và thuộc một số bài hát về chủ điểm.
- Biết chơi cùng bạn nhường đồ chơi cho bạn, cất đồ chơi đúng nơi quy định.
- Thực hiện một số hành vi văn hoá và giao tiếp: Vâng dạ, cảm ơn, xin lỗi, chào tạm biệt.
II. Chuẩn bị:
- Môi trường hoạt động cho trẻ: Đồ dùng học liệu phục vụ cho các góc và các hoạt động theo chủ đề.
- Bóng, ô tô kéo, túi cát, cần câu, giỏ...
- Các loại đồ dùng học tập phục vụ cho bé khi lên mẫu giáo.
- Tranh chuyện, tranh thơ, tranh ảnh lô tô, môi trường.... về lớp mẫu giáo.... đất, gỗ, giấy, bảng, bút màu , dụng cụ âm nhạc xắc xô, phách mõ.
- Một số đồ chơi, màu xanh, màu đỏ, to nhỏ, bút, sáp màu, giấy A4, keo dán, sách toán, tập tô, sác xô, mũ múa, phách tre....
- Bàn, ghế, thảm, chiếu.....
III. Mạng nội dung:
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của lớp mẫu giáo, cô giáo, và một số đồ dùng học tập của bé khi lên lớp mới.
- Trẻ biết được ích lợi của một số đồ dùng phục vụ cho bé vui chơi và học tập.
- Trẻ biết giữ dìn và bảo vệ môi trường, giữ dìn một số đồ dùng phục vụ cho vui chơi và học tập của bé khi lên mẫu giáo.
- Trẻ biết khi lên mẫu giáo được tham gia vào nhiều các hoạt động hơn, và một số đồ dùng học tập của bé khi lên lớp mới, bé thêm một tuổi ngoan hơn, lễ phép hơn.....
- Trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi, đoàn kết vui chơi cùng bạn.
Bé lên mẫu giáo
Lớp mẫu giáo thân yêu của bé
Bé làm gì khi lên 3 tuổi
Bé làm gì khi lên mẫu giáo
IV. Mạng hoạt động:
- TDS: Bài tập tay, tập với túi cát, Tập với bóng...
- BTPTC: Bài tập tay, tập với túi cát, Tập với bóng, ồ sao bé không lắc...
-VĐCB: Ném xa bàng 1 tay, Bò trong đường hẹp.
-
- Gọi tên, đặc điểm, ích lợi của một số đồ dùng học tập, vui chơi và một số hoạt động hàng ngày của bé.
NBPB: Hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, màu xanh, đỏ, vàng và một số hoạt động hàng ngày khi trẻ lên mẫu giáo.
Phát triển ngôn ngữ
PT tình cảm XH, thẩm mỹ
Phát triển nhận thức
- Nghe hát: Em yêu cô giáo, Trường cháu đây là trường mầm non, em đi mẫu giáo, cháu đi mẫu giáo.
- Dạy: Bé ngoan, Lời chào buổi sáng, Biết vâng lời mẹ,
- VĐTN: Cùng đi về lớp, Cùng múa vui.
- Nặn : Nặn cái bánh sinh nhật tặng bạn, cô.
- Vẽ: Theo ý thích.
- Xếp hình, Xếp hàng rào, xếp đường đi.
- Xâu vòng hột hạt, hoa tặng bạn.
- Trẻ biết giao tiếp với những ngời xung quanh. Biết cảm ơn xin lỗi.
- Biết thể hiện một số yêu cầu đơn giản qua một số trò chơi phân vai.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Bé lên mẫu giáo"
- Nghe và đọc thơ: Bạn mới đến trường.
- Kể chuyện: Chào buổi sáng, Thỏ trắng và thỏ nâu đi học.
- NBTN: Cô giáo và các bạn trong lớp. Một số đồ dùng học tập và vui chơi “sách vở, bút sáp, vở tập tô, sách bé làm quen với toán...” - Xem tranh ảnh, tranh chuyện về mùa hè
- Trò chơi: Cái gì biến mất, cái gì xuất hiện.
- Nghe và hiểu được những câu đơn giản, trả lời được câu hỏi của cô.
Chủ đề nhánh :
Bé làm gì khi lên mẫu giáo.
Thực hiện 1 tuần từ 10/05/2010 đến ngày 14/05/2010
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết tập các bài tập về các cơ hô hấp, vận động tay, chân lng bụng.
- Trẻ biết tập bài tâp: Ném xa, bò trong đường hẹp...
- Trẻ nhận biết, gọi tên đặc điểm, ích lợi của một số hoạt động, đồ dùng phục vụ cho bé khi lên mẫu giáo.
- Trẻ nhận biết gọi tên, màu sắc, kích thước của một số đồ dùng.
- Rèn sự khéo léo của các nhóm cơ tay, ngón tay( Xếp hình, nặn, xâu vòng.)
- Trẻ biết yêu quý các bạn, cô giáo và đoàn kết vui chơi cùng bạn.
- Trẻ thích nghe đọc thơ, kể chuyện, trả lời một số câu hỏi của cô .
- Trẻ thích nghe hát, thuộc các bài hát, các bài thơ trong chủ đề.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
II. Kế hoach tuần I
Thứ
ND
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ-
TDS
- Đón trẻ: trao đổi tình hình của trẻ với phụ huynh. Trao đổi về nội dung học tập của trẻ ở trong tuần. Trao đổi về các loại đồ dùng học liệu mà phụ huynh cần cung cấp cho trẻ.
- Thể dục sáng: Bài tập tay em
+ ĐT1: TTCB: Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi.
Tay đẹp đâu? Trẻ đưa tay ra phía trước và nói: Đây rồi.
Mất rồi: Đưa 2 tay đấu sau lưng.
+ ĐT2: TTCB: Đứng tự nhiên hai tay cầm vành tai cô nói “ Đồng hồ tích tắc trẻ làm động tác ngiêng người về hai phía” tập 3 - 4 lần.
+ ĐT3: TTCB: Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi.
1. Hái hoa - Ngồi xuống tay vờ hái hoa sau đó đứng lên (Mỗi động tcá tập 3 - 4 lần)
Trò chuyện
- Trò chuyện với trẻ: Hôm nay ai đưa con đi học? Con thấy hôm nay trời như thế nào? nắng hay mưa? lớp con có những cô giáo nào? cô tên là gì? năm nay con mấy tuổi....
- Mở chủ đề: Các con ạ! Cô và các con đã chải qua gần hết năm học đầy bổ ích và lý thú rồi đấy. Khi hết năm học các con lớn thêm một tuổi, Các con chia tay các cô giáo ở Nhà Trẻ để lên lớp Mẫu Giáo. Khi lên lớp mới các con đựơc học cô giáo mới và được làm quen với rất nhiều các hoạt động học tập và vui chơi khác vì thế các con chăm ngoan, vâng lời cô giáo và mọi người đoàn kết vui chơi cùng bạn nhé.
HĐ Có chủ đích
TDVĐ
- BTPTC: Tay em
- VĐCB: Ném xa bằng một tay.
- TCVĐ: Bong bóng xà phòng.
HĐAN
- Nghe hát: Trường cháu đây là trường mầm non.
- Dạy: Lời chào buổi sáng.
-VĐTN: Cùng múa vui
Thơ:
“Bạn mới đến trường”
NBTN
Đồ dùng học tập “Sách tập tô, toán, búi chì”.
Tạo hình
“Vẽ Theo ý thích”.
HĐNT
* QS: Cô giáo hướng dẫn cách rửa mặt rửa tay cho các bạn, các bạn học bài
TCVĐ: Dung dăng dung dẻ, bóng tròn to, thả đỉa ba ba.
Chơi ý thích: Xếp hình, xem tranh, xâu vòng, vẽ, đu quay cầu trượt.
* Yêu cầu:
- Trẻ biết đợc thời tiết nắng mưa, biết được đặc điểm của cỏ cây.
- Trẻ quan sát gọi được tên, đặc điểm, ích lợi của hoạt động hàng ngày của bé.
- Trẻ VĐTN nhịp nhàng chơi các trò chơi TCVĐ cùng cô một cách tích cực.
- Trẻ biết chơi ở các góc chơi, biết xếp hình và biết vẽ quả theo yêu yêu của cô, biết xâu vòng, xem tranh......
- Thông buổi chơi giúp trẻ hiểu biết thêm về giới thế giới bên ngoài và một số hoạt động hàng ngày của trẻ. Chơi cùng nhau và đoàn kết trong khi chơi.
- Trẻ hào hứng tham gia, biết giữ dìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường xanh xạch đẹp.
* Chuẩn bị:
- Cô giáo hướng dẫn các bạn rửa mặt, rửa tay, tranh các bạn đang học bài.
- Giấy A4, bút màu, bàn ghế.
- Rổ đựng hoa, hột hạt có hai màu xanh đỏ, vàng.
- Rổ đựng các khối gỗ.
- Tranh ảnh về chủ đề “Bé lên mẫu giáo”.
- Thảm ngồi, đu quay, cầu trượt.
* Tiến hành:
+ QS: Cô cùng trẻ ra ngoài dạo chơi, cô hỏi trẻ các con thấy thời tiết hôm nay thế nào? có nắng không? (Ông mặt trời màu đỏ và những tia nắng màu vàng, có gió thổi làm cây đung đưa theo gió, có những đám mây....) Cô cùng trẻ quan sát cô giáo hướng dẫn các bạn rửa mặt rửa tay. Hỏi trẻ tên gọi, một số hoạt động của cô và trẻ. Cô giáo đang làm gì? các bạn đang làm gì? Rửa mặt, tay để làm gì?...và ích lợi của vệ sinh và học tập chúng. Gd trẻ biết vệ sinh cá nhân hàng ngày để phòng tránh bệnh tật và bảo vệ môi trờng xanh sạch đẹp.
+TCVĐ: Cô nêu luật chơi- Cô cùng trẻ chơi 2-3 lần
+ Chơi ý thích: - Cô giới thiệu từng góc chơi với trẻ, cho trẻ về góc chơi mà trẻ thích trong khi trẻ chơi cô chú ý quan sát và chơi cùng trẻ.
- Đặt câu hỏi để trẻ trả lời.
- Trong khi trẻ chơi cô nên động viên khuyến khích trẻ.
* Nhận xét buổi chơi cho trẻ thu dọn đồ chơi.
HĐ góc
- Góc xem tranh: Xem tranh các hoạt động của các bạn trong lớp Mẫu giáo.
+ Yêu cầu: - Trẻ xem tranh biết được tên gọi, các đặc điểm ích lợi của lớp mẫu giáo.
- Góc nghệ thuật: Xâu vòng, xếp hình
+ Yêu cầu: - Trẻ biết cách xâu vòng bằng hột hạt, con ốc biển và biết xếp các khối gỗ cách đều nhau tạo thành đường đi, bồn cây...
- Trẻ biết cách lăn dọc, xoay tròn và ấn dẹt để tạo thành sản phẩm mà trẻ thích nặn. + CB: Dây sâu, hột hạt. Đất nặn, bảng, đĩa, khăn, bàn ghế, chiếu các khối gỗ hình vuông, hình chữ nhật có 3 màu xanh, đỏ, vàng...
+ Hướng dẫn: Cô giới thiệu góc chơi cho trẻ chơi. Cô tham gia chơi cùng trẻ và đặt câu hỏi gợi mở. Con làm gì? xâu gì? xâu như thế nào? Xếp gì? xếp như thế nào?...
-Góc thiên nhiên: Câu cá.
+ Yêu cầu: - Trẻ biết cách câu cá bỏ giỏ.
+ CB: - Ao cá, giỏ, cần câu.
+ Hướng dẫn: Cô giới thiệu góc chơi cho trẻ chơi. Cô tham gia chơi cùng trẻ và đặt câu hỏi gợi mở. Con làm gì? câu gì? để làm gì? giáo dục trẻ giữ dìn bảo vệ môi trường nước không vất giác thải bừa bải xuống sông nước.
HĐ chiều
- Đọc thơ “Bạn mới đến trường”
Xâu vòng tặng bạn
Kể chuyện
Thỏ trắng và thỏ nâu đi học.
- Ôn VĐ
“ Ném xa bàng một tay”
Ôn dạy hát:
“Lời chào buổi sáng”
III. Kế hoạch thực hiện hàng ngày
Thứ hai ngày 10 tháng 05 năm 2010
I. Hoạt động có chủ đích
Vận động: - BTPTC: Tay em
- VĐCB: Ném xa bằng một tay
- TCVĐ: Bong bóng xà phòng
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết ném xa bằng một tay và tập các bài tập từ đầu đến cuối cùng cô, chơi trò chơi một cách tích cực.
- Rèn luyện thể lực sức khỏe cho trẻ. Giúp trẻ phát triển các nhóm cơ chân, tay. Rèn cho trẻ khả năng tập chung chú ý có chủ định.
- Trẻ có ý thức trong giờ tập, biết giữ gìn đồ chơi, đoàn kết vui chơi cùng bạn.
2. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng: - Tủ đựng đồ dùng học tập của bé.
- Túi cát đủ cho cô và trẻ.
- Vạch làm chuẩn
- Lọ nước xà phòng.
+ Cô và trẻ tâm lý thoải mái.
3. Tiến hành:
a. Khởi động: Cô và trẻ cùng đi thăm lớp mẫu giáo kết hợp với bài hát “Lời chào buổi sáng” : Đi thường, đi nhanh, chạy nhanh, chạy chậm dần và dừng lại thành vòng tròn.
b. Trọng động: Các con ơi khi đến trường đến lớp các con luôn giữ gìn đôi tay của chúng mình như thế nào? Để biết được đôi tay của bạn nào sạch đẹp nhất cô và các con cùng đến với bài tập “ Tay em” nhé.
+ BTPTC: Bài tập tay em.
+ ĐT1: TTCB: Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi.
Tay đẹp đâu? Trẻ đưa tay ra phía trước và nói: Đây rồi.
Mất rồi: Đưa 2 tay đấu sau lưng.
+ ĐT2: TTCB: Đứng tự nhiên hai tay cầm vành tai cô nói “ Đồng hồ tích tắc trẻ làm động tác ngiêng người về hai phía” tập 3 - 4 lần.
+ ĐT3: TTCB: Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi.
Hái hoa - Ngồi xuống tay vờ hái hoa sau đó đứng lên (Mỗi động tcá tập 3 - 4 lần)
- Hôm nay cô thấy bạn nào tay cũng đẹp, cũng sinh cô tặng các con một trò chơi đó là trò chơi “ Ném xa bằng một tay để thực hiện tốt các con chú ý quan sát cô làm trước nhé.
- Trẻ thực hiện theo tổ 1-2l. Khi trẻ ném song cho trẻ lên chọn một đồ dùng học tập hoặc vui chơi mà trẻ thích. Hỏi trẻ tên bài vận động? Con chọn được đồ dùng gì? Khen trẻ.
* Nhận xét, giáo dục trẻ năng tập thể dục đoàn kết vui chơi cùng bạn.
+ TCVĐ: “Bong bóng xà phòng”
- Cô cùng trẻ chơi 2-3 lần
c. Hồi tĩnh: Cô trẻ đi nhẹ nhàng 1-2l xung quanh phòng tập và ra ngoài.
II. hoạt độngchiều
- Đọc thơ: Bạn mới đến trường.
. Yêu cầu:
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc, nhớ tên bài thơ “Bạn mới đến trường”. Hiểu nội dung bài thơ, biết đọc theo cô từ đầu đến cuối bài thơ và trả lời được câu hỏi của cô.
- Qua bài thơ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, luyện kỹ năng đọc thơ cho trẻ.
- Trẻ thích đọc thơ, có ý thức vui chơi học tập cùng bạn.
2. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng:
- Tranh thơ “Bạn mới đến trường”
- Ghế ngồi kê chữ U.
+ Cô trẻ gọn gàng, thoải mái.
3. Tiến hành:
* Gây hứng thú: - Xúm xít- bên cô: Cô cùng trẻ trò chuyện hôm nay ai đưa con đi học? Khi đến lớp con được vui chơi cùng ai? Đến lớp cô giáo dạy con những gì?...
* Bài mới: Cô đưa tranh thưo ra đàm thoại cùng trẻ: Hỏi trẻ đây là đâu? sân trường có ai đây? còn đây là ai? Các bạn đang làm gì? Lớp học của ai đây? Cô giáo đang làm gì? các bạn đang làm gì? Có bài thơ nói về bạn mới đến trường rất hay các con lắng nghe cô đọc nhé!.
- Cho trẻ đọc theo nhóm, cá nhân 1-2l. Hỏi tên bài thơ.
- Nhận xét - khen trẻ. Gd đoàn kết vui chơi cùng bạn.
*Đánh giá sự phát triển của trẻ:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ ba ngày 11 tháng 05 năm 2010
Hoạt động có chủ đích:
Hoạt động âm nhạc
- Nghe hát: Trường cháu đây là trường mầm non.
- Dạy: Cháu đi mẫu giáo.
-VĐTN: Cùng múa vui.
1. Yêu cầu: - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát bài “Lý cây xanh”, nhớ tên bài hát, hưởng ứng hát theo cô. Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và hát cùng cô bài “Cháu đi mẫu giáo”. Biết sử dụng nhạc cụ, nhún theo nhịp khi hát.
- Phát triển tai nghe âm nhạc, khả năng cảm thụ âm nhạc và năng khiếu âm nhạc cho trẻ.
- Trẻ thích nghe cô hát, thích hát cùng cô và thích múa hát cho mọi người xem.
2. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng: - Mô hình Trường lớp Mẫu giáo.
- Bàn để các loại nhạc cụ: xắc xô, phách, mõ...
- Rổ đựng nhạc cụ cho mỗi trẻ.
- Đầu đĩa băng hình.
- Ghế ngồi kê chữ U.
+ Cô trẻ trang phục gọn gàng, vui vẻ.
3. Tiến hành:
* Gây hứng thú: Hôm nay ai đưa con đi học? Con học lớp cô nào? con học cùng với những bạn nào?...Giáo dục trẻ đoàn kết vui chơi cùng bạn.
* Giới thiệu bài: - Cô cùng trẻ đến thăm mô hình trường Mầm Non. Đàm thoại với trẻ về trường, một số phòng nhóm và các bạn trong trường. Và hướng trẻ đến bài hát “Trường cháu đây là trường mầm non”
* Bài mới:
+ Nghe hát: “Trường cháu đây là trường mầm non”
- Cô hát 1 lần . Giới thiệu tên bài hát.
- Cô hát kết hợp gõ xắc xô 1-2l. Hỏi trẻ tên bài hát?
- Cô hát kết hợp gõ mõ 1-2l. Hỏi tên bài?
(Khi cô hát khuyến khích trẻ vỗ tay theo cô hát.
- Cô múa biểu diễn qua một giọng hát của một em bé qua đầu đĩa 1lần.
- Cô hát kết hợp múa minh họa 1-2l. Khuyến khích trẻ hưởng ứng theo cô
Cô thấy các con múa cùng cô rất giỏi, cô khen trẻ tất cả các con. Giáo dục trẻ vâng lời cô giáo, đoàn kết vui chơi cùng bạn.
+ Dạy hát: “Cháu đi mẫu giáo”:
- Cô hát cho trẻ nghe 1- lần. Hỏi tên bài
- Cho trẻ hát tập thể 1-2 lần, sử dụng nhạc cụ.
- Cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân trẻ. Sử dụng nhạc cụ. Hỏi trẻ tên bài hát?
Trong khi trẻ hát cô khuyến khích động viên trẻ.
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn vâng lời cô, ông bà bố mẹ.
+ VĐTN: “Cùng múa vui”
- Cô vận động 1 lần giới thiệu tên bài sau đó cho trẻ vận động theo nhạc cùng cô 2- 3 lần .
- Kết thúc: Nhận xét- khen trẻ.
II. hoạt động chiều
Xâu vòng: “ Xâu vòng tặng bé”
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết cách xâu lần lượt những hột hạt lại thành vòng tặng bé.
- Luyện kỹ năng xâu vòng, phát triển tình cảm thẩm mỹ. Phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng cho trẻ.
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm, yêu thích cái đẹp.
2. Chuẩn bị:
- Mô hình sinh nhật búp bảttòn 3 tuổi.
- Rổ đựng hột hạt, và 1 chiếc vòng mẫu.
- Thảm ngồi cho cô và trẻ.
3. Tiến hành:
* Gây hứng thú: Cô trò chuyện cùng trẻ con lên mấy tuổi? Lớp con học có những cô nào?...
* Giới thiệu bài: Hôm nay búp bê tổ chức sinh nhật bạn tròn 3 tuổi tại lớp mình, bạn mời cô và các con cùng tham dự đấy.
* Bài mới:
- Cô đã chuẩn bị một món quà để tặng bạn đấy các con nhìn xem đây là món quà gì? Vòng được xâu bằng gì? Các con có muốn xâu thật nhiều vòng tặng bạn không? Để sâu được các con chú ý quan sát cô làm nhé!
+ Cô xâu mẫu: Tay phải là tay cầm thìa cô cầm đầu của sợi dây còn tay trái là tay đỡ bát cô lấy hột hạt, cô cầm chìa lỗ để xâu. Cô đang làm gì? Xâu vòng tặng ai? Khi xâu xong cô buộc lại thành vòng. Bây giờ cô mời các con cùng đứng lên vận động cho đôi bàn tay dẻo nào!
- Cho trẻ vận động cho đôi tay mềm dẻo 1 lần.
+ Cho trẻ thực hiện: Cô q/s hướng dẫn, động viên trẻ xâu. Đặt câu hỏi để trẻ trả lời cách xâu: Con đang là gì? xâu vòng bằng gì? Tặng ai? Khi trẻ xâu xong cô hướng dẫn trẻ buộc lại thành vòng.
+ Trưng bày sản phẩm: Cô cho trẻ cầm vòng lên tặng bạn cho trẻ nhận xét xem bạn nào xâu vòng đẹp nhất? (3-4 trẻ).
* Kết thúc:
- Cô nhận xét - khen trẻ. Gd trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và đoàn kết yêu thương nhau. Hát bài “Mừng sinh nhật búp bê” Ra chơi.
* Đánh giá sự phát triển của trẻ:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Be len mau giao.doc