Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề: Một số ngành nghề (5 tuần)

I.MỤC TIÊU:

1.Phát triển thể chất:

- Trẻ thực hiện các bài tập phát triển chung một cách thành thạo.

- Có kỹ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt hàng ngày ( Rửa tay, rửa mặt, đánh răng, cầm bút tô chữ cái, cất dọn đồ chơi )

- Biết sản phẩm của một số nghề giúp conngười khoẻ mạnh.

- Biết biểu hiện khi bị ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh.

- Nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm, không an toàn đến tính mạng.

2. Phát triển nhận thức:

- Trẻ nhận biết được một số nghề phổ biến trong xã hội, nghề truyền thống của địa phương: tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động, ích lợi của các nghể trong xã hội, tên gọi của các ngành nghề.

- Hiểu biết về một số sản phẩm của một số nghề và lợi ích của chúng đối với con người.

- Nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết các số từ 1-7, thêm bớt trong phạm vi 7 .Nhận biết ( phân biệt) khối vuông khối chữ nhật.

 

doc26 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4530 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề: Một số ngành nghề (5 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ( 5 TUẦN) I.MỤC TIÊU: 1.Phát triển thể chất: - Trẻ thực hiện các bài tập phát triển chung một cách thành thạo. - Có kỹ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt hàng ngày ( Rửa tay, rửa mặt, đánh răng, cầm bút tô chữ cái, cất dọn đồ chơi…) - Biết sản phẩm của một số nghề giúp conngười khoẻ mạnh. - Biết biểu hiện khi bị ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh. - Nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm, không an toàn đến tính mạng. 2. Phát triển nhận thức: - Trẻ nhận biết được một số nghề phổ biến trong xã hội, nghề truyền thống của địa phương: tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động, ích lợi của các nghể trong xã hội, tên gọi của các ngành nghề. - Hiểu biết về một số sản phẩm của một số nghề và lợi ích của chúng đối với con người. - Nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết các số từ 1-7, thêm bớt trong phạm vi 7 .Nhận biết ( phân biệt) khối vuông khối chữ nhật. 3.Phát triển ngôn ngữ: - Nghe hiểu nội dung truyện và liên hệ bản thân. - Biết bộc lộ những cảm xúc của bản thân với mọi người qua lời nói. - Đọc, tô viết và phát âm đúng các nhóm chữ cái p,q,s,x,v,r - Kể lại truyện một cách rõ ràng mạch lạc, diễn cảm. - Biết kể truyện theo tranh, theo chủ đề, kể truyện sáng tạo, kể theo trí tưởng tượng.Thích thú đọc ca dao, đồng dao. 4.Phát triển tình cảm- xã hội: - Cảm nhận cảm xúc của mọi người xung quanh và biểu lộ tình cảm phù hợp bằng lời nói, cử chỉ. - Biết yêu thương tôn trọng lễ phép với người lao động. Trân trọng, giữ gìn sản phẩm của người lao động. 5.Phát triển thẩm mỹ: - Biết vận động nhịp nhàng, tình cảm theo nhạc, theo ý thích các bài trong chủ đề. - Sử dụng các dụng cụ vật liệu để tạo ra sản phẩm tạo hình theo chủ đề, theo ý thích. - Nhận xét, giới thiệu sản phẩm của mình và của bạn. - Yêu thích cái đẹp và bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẽ đẹp thiên nhiên. II.MẠNG NỘI DUNG CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ Nghề truyền thống của địa phương( 1 tuần) - Biết tên gọi 1 số nghề truyền thống của địa phương. - Biết tên gọi và cách sử dụng một số dụng cụ của các nghề. - Biết giữ gìn , tôn trọng sản phẩm lao động. Một số nghề quen thuộc( 1 tuần) -Tên gọi một số nghề phổ biến trong xã hội. - Ích lợi của các ngành nghề phục vụ cho đời sống con người. - Biết quý trọng, yêu quý người lao động. - Ước mơ của bé. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ (5 tuần) Vui gíang sinh và các nghề dịch vụ ( 1 tuần) - Trẻ biết ngày 25/12 là ngày lễ giáng sinh. - Biết tên gọi của các nghề dịch vụ. - Dụng cụ, sản phẩm của các nghề đó. Ngày thành lập quân đội nhân dân (1 tuần) - Biết ngày 22/12 là ngày hội của các chú bộ đội. - Công việc của chú bộ đội. - Những đồ dùng, tư trang của chú bộ đội. - Ý nghĩa cao cả của nghề bộ đội. MẠNG HOẠT ĐỘNG CHUNG Chủ đề: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ( 5 tuần) PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Vận động cơ bản - Bật sâu 25 cm – Trèo lên xuống thang – Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng - Bật xa, ném xa bằng 1 tay, chạy nhanh 10m - Ôn tập. Nhóm cơ và hô hấp: * Hô hấp: 2,1, * Cơ tay: 1,2,4,5 * Bụng lườn: 3,1, * Cơ chân: 1,2 * Bật: 1,2 Trò chơi vận động: Kéo co, Nhảy tiếp sức, Đua ngựa , Thi đi nhanh, Ném bóng vào rỗ. -Giáo dục cháu biết cách ăn uống có lợi cho sức khoẻ. Nhận biết và phòng tránh những vật dụng nguy hiểm, không an toàn. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Làm quen với toán - Đếm đến 7. Nhận biết các nhóm có 7 đối tượng. Nhận biết chữ số 7. - Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 7. - Thêm bớt, chia nhóm đồ vật có số lượng 7 thành 2 phần. - Nhận biết( phân biệt) khối vuông, khối chữ nhật. - Ôn tập Khám phá xã hội - Một số nghề phổ biến trong xã hội. - Trò chuyện về nghề biển. - Ngày thành lập QĐND Khám phá khoa học: Phân loại đồ dùng sản phẩm theo nghề PHÁT TRIỂN TC-KĨ NĂNG XH Đóng vai: Cô giáo, bác sĩ – Bán hàng về đồ dùng của các nghề - Bác cấp dưỡng. Chơi xây dựng: Xây bệnh viện – Xây dựng chợ - Xây doanh trại – Xây cửa hàng ăn uống. - Cháu thể hiện tình cảm của mình thông qua các vai chơi. - Cháu có ý thức ban đầu về đồ dùng, sản phẩm của các nghề. PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Tạo hình - Nặn hình người, Cắt dán hình vuông to nhỏ, Vẽ quà tặng chú bộ đội, Vẽ trang trí hình vuông, Vẽ trang trí hình tròn. - Làm allbum, cắt, dán đồ dùng một số nghề, Trang trí cây thông noel Âm nhạc -Học bài hát: Cháu yêu cô chú cô chú nhân, Bác đưa thư vui tính, Cháu thương chú bộ đội, Cháu yêu cô thợ dệt, Tiết tổng hợp. -Trò chơi: Hát theo hình vẽ - Vận động: Múa , Vỗ tay theo lời ca. - Xem phim, nghe nhạc các bài hát nói về các ngành nghề. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Nghe - Kể chuyện : Cái lưới, Bác sĩ chim, các bài ca dao, vè, câu đố về các ngành nghề -Đọc thơ: Cái bát xinh xinh. Chú bộ đội hành quân trong mưa. Nói - Trò chuyện về nghề: tên gọi, dụng cụ, sản phẩm ích lợi của các nghề. - Kể chuyện sáng tạo theo tranh vẽ, hình ảnh. Làm quen viết và đọc - Làm quen chữ cái, tập tô p,q,s,x,v,.r. - Làm tranh ảnh: về một số ngành nghề. KẾ HOẠCH TUẦN:1/12 Chủ đề nhánh: MỘT SỐ NGHỀ QUEN THUỘC ( 1 tuần) I.Yêu cầu: - Trẻ biết trong xã hội có nghề khác nhau, biết công việc chính, những dụng cụ và sản phẩm mà nghề đó tạo ra. - Nhận biết các nhóm có 7 đối tượng. Đếm đến 7. Nhận biết chữ số 7 - Hát rõ lời, nhịp nhàng theo bài hát. - Từ thỏi đất trẻ nặn thành hình người gồm: đầu, mình, chân, tay. - Trẻ biết nhún bật, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân. - Trẻ phát âm, tô viết các chữ cái p,q. II.Chuẩn bị: - Tranh ảnh, đồ chơi về một số nghề quen thuộc. - Tranh ghép hình anh phi công, hải quân. - Đất nặn đủ cho mỗi trẻ. - Cái bát thật, tranh chữ to. - Một số hoạ báo, các nguyên vật liệu địa phương và đồ chơi các góc. - Tranh, bảng từ, vở. Ngày Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ -Chơi ở các góc (Cháu chơi theo ý thích) -Mở chủ đề: Một số ngành nghề ( Cho trẻ kể về các nghề mà trẻ biết+ Cho trẻ đọc thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” + Trẻ kể về những đồ dùng, dụng cụ của một số nghề. + Tình cảm của trẻ với những người lao động trong xã hội. + Cô khẳng định lại: Trong xã hội có nhiều nghề, nghể nào cũng cao quý và có ích cho xã hội.GD trẻ yêu thương tôn trọng, lễ phép với người lao động. Trân trọng giữ gìn sản phẩm của họ làm ra. -Cho cháu nói về ngày, tháng ,năm. - Cho cháu dự báo thời tiết trong ngày. -Nêu TCBN: + Biết cám ơn và xin lỗi khi sai phạm. + Biết đánh răng đúng cách và giử gìn bàn chải sạch. + Trong giờ học siêng năng đưa tay phát biểu , không nói leo. - Điểm danh: Cho trẻ điểm danh theo tổ. Thể dục sáng 1.2.1.1.1 -Hô hấp 1:Thổi nơ -Tay 2: Đưa tay ra phía trước sang ngang. -Bụng 1: Đứng cúi người về trước. -Chân 1: Khuỵu gối -Bật 1: Bật tại chỗ * Tập kết hợp với nơ và nhạc Tập mỗi động tác 4l x 8n. Hoạt động học Hoạt động ngoài trời *PTVĐ: -Vận động: Bật sâu 25 cm *PTNT: -KPXH: Một số nghề phổ biến trong xã hội. LQ bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân. -TCVĐ: Nhảy tiếp sức - TCDG: Đánh cầu -Chơi tự do *PTNT: -LQVT: Đếm đến 7. Nhận biết các nhóm có 7 đối tượng. Nhận biết chữ số 7. * PTTM: ÂN:Cháu yêu cô chú công nhân -Lồng ghép ma tuý: Nỗi buồn của bơm kim tiêm -TCVĐ: Thi đi nhanh -TCDG: Đánh cầu. -Chơi tự do. * PTNN: -LQCV: Làm quen chữ cái p,q * PTNN: -Thơ: Cái bát xinh xinh - Quan sát công việc của bác làm vườn. TCVĐ:Bánh xe quay -TCDG: Chìm nổi. - Chơi tự do. * PTTM: - Tạo hình: Nặn hình người - LQ công việc của bác nông dân -TCVĐ: Tung bóng TCDG: Kéo co - Chơi tự do * PTNN: -LQCV: Tập tô chữ p,q - Ôn 1 số nghề quen thuộc -TCVĐ: Thi đi nhanh - TCDG: Kéo co - Chơi tự do. Hoạt động góc Góc phân vai Cô giáo Bác sĩ Góc xây dựng Xây bệnh viện Góc nghệ thuật Tô màu, vẽ đồ dùng một số nghề. Hát, múa đọc thơ về một số nghề. Góc KPKH Khám phá đồ dùng nghề nông, nghề y. Góc học tập- sách Xem tranh ảnh, đếm đồ dùng một số nghề trong phạm vi 7. Hoạt động chiều - Luyện tập một số động tác thể dục sáng. - Chơi tự do. - LQ bài thơ: Cái bát xinh xinh -Chơi học tập: Người đưa thư - Tập vỗ tay theo lời ca: Cháu…..nhân - Xem tranh theo nhóm - Đọc đồng dao: Rềnh rềnh ràng ràng -Chơi học tập: Người đưa thư - Lao động vệ sinh lớp. - Đóng chủ đề nhánh: Một số nghề quen thuộc. Vệ sinh Trả trẻ Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Nội dung Mục đích - Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành NX- ĐG Góc phân vai - Cô giáo - Bác sĩ Trọng tâm thứ hai - Trẻ thoả thuận vai chơi và biết cách thể hiện vai chơi theo sự hướng dẫn của cô (phản ánh công việc của cô giáo, bác sĩ ) - Trẻ hứng thú thể hiện vai chơi. - Sổ khám bệnh - Ống nghe - Thuốc - Quần áo bác sĩ - Đồ chơi cô giáo *Trò chuyện với các cháu về công việc của Bác sĩ, cô giáo - Góc phân vai ta sẽ chơi gì? - Cô và trẻ trò chuyện để thoả thuận vai chơi, tự nhận vai chơi. * Trẻ chơi gắn hình, về nhóm. * Trẻ thể hiện vai chơi ( Cô hướng dẫn cho trẻ chơi, tham gia chơi với trẻ) * Trẻ biết cách khám bệnh, biết trao đổi với bệnh nhân *Bác sĩ biết khám bệnh cho bệnh nhân - GD trẻ không nhặt bơm kim tiêm để chơi vì dễ lây bệnh vào người. * Nhận xét chơi. Góc xây dựng - Xây bệnh viện Trọng tâm thứ ba - Hướng dẫn trẻ bệnh viện - Trẻ biết phối hợp cùng nhau dùng các nguyên vật liệu như: khối gỗ, hàng rào, cây xanh, cây hoa…. để xây bệnh viện theo ý tưởng. -Bố cục hợp lý, hứng thú khi xây. - Nguyên vật liệu mở. - Khối gỗ, lắp ráp nhựa, cây khô, cây xanh, hoa, hàng rào. *Trò chuyện với trẻ về cấu trúc bệnh viện mà trẻ biết *Cho trẻ nói công việc sẽ xây bệnh viện như thế nào?( cách bố trí các khu vực chỗ để xe, chỗ trồng cây xanh…) -Muốn xây dựng thì cần có những vật liệu nào? - Ai sẽ là người xây dựng? Muốn vận chuyển vật liệu cần có ai? *Trẻ phân vai: thợ cả, các chú thợ xây, tài xế, người chăm sóc… * Trẻ phối hợp nhau để xây bệnh viện (cô có thể chơi cùng trẻ, gợi ý cách xây, cách sắp xếp…) *Giới thiệu công trình xây dựng. Góc nghệ thuật -Tô màu, vẽ đồ dùng một số nghề -Hát múa các bài hát về chủ đề. Trọng tâm thứ tư -Biết vẽ, tô màu tạo thành tranh về các ngành nghề. -Trẻ hát và vận động được các bài hát trong chủ đề. - Giấy vẽ, bút màu. -1 số dụng cụ âm nhạc, mũ múa. -Trao đổi gợi ý cho trẻ kể về đồ dùng, sản phẩm của các nghề. - Ý định của trẻ về góc nghệ thuật. -Trẻ vẽ, tô màu về đồ dùng, sản phẩm các nghề. -Trẻ hát, vận động theo nhạc một số bài hát theo chủ đề. Góc khám phá khoa học - Khám phá đồ dùng nghề nông, nghề y Trọng tâm thứ năm -Trẻ biết đặc điểm, công dụng của nghề nông, nghề y. - Biết sắp xếp các đồ dùng theo nghề. -Tranh vẽ các loại ĐD nghề nông, nghề y. -Tranh về nghề nông, nghề y. -Trẻ nêu một số hoạt động của góc khám phá -Trẻ quan sát tranh về các nghề -Nêu nhận xét. -Trẻ sắp xếp đồ dùng theo nghề. -Cô theo dõi và hướng dẫn trẻ chơi. Góc sách-Học tập -Xem tranh ảnh - Đếm đồ dùng các nghề Trọng tâm thứ sáu -Xem tranh ảnh về các nghề -Biết cách xem và đọc đúng cách, trao đổi với bạn khi xem sách… -Biết đếm đồ dùng các nghề. - Một số sách truyện có hình ảnh về các nghề - Lô tô về đồ dùng các nghề. -Trẻ kể tên và nêu hoạt động ở góc học tập- sách. -Trẻ chọng đúng sách, tranh ảnh về một số nghề -Trẻ chọn đồ dùng theo nghề. -Trẻ biết trao đổi với bạn trong nhóm chơi. -Cô bao quát, theo dõi trẻ chơi. Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010 Lĩnh vực: PTTC Hoạt động: Vận động Đề tài: BẬT SÂU 25 CM I.Yêu cầu: - Trẻ biết bật sâu 25 cm. Biết công việc của chú công an giao thông. - Trẻ biết nhún bật, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân. - Trẻ trật tự trong giờ học. II.Chuẩn bị: - Bục cao 25 cm - Dây thừng - Đồ dùng về các nghề III.Tiến trình: * Hoạt động 1: Khởi động Cho trẻ đi, chạy theo người dẫn đầu, trẻ đi bằng gót chân, đi cúi khom người, đi nhanh, đi chậm… * Hoạt động 2: Trọng động * Bài tập phát triển chung: + Tay 2: Đưa ra phía trước, sang ngang. + Bụng 1: Đứng cúi người về trước. + Chân 1: Khuỵu gối + Bật 2: Bật tại chỗ * Vận động cơ bản: Hôm nay cô sẽ tập các cháu làm chú công an giao thông qua bài tập “ Bật sâu 25 cm” - Cô làm mẫu 2 lần. Lần 2 giải thích: Hai tay đưa ra phía trước, lăn nhẹ xuống dưới, ra sau để lấy đà, gối hơi khuỵu nhún chân và đạp mạnh để bật. Khi chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân. - Lớp thực hiện lần lượt. - Cô chú ý sửa sai. - Chia 2 tổ thi đua tập làm chú cảnh sát giao thông lên xuống bục. Khi bật xong chọn 1 đồ dùng về các nghề - Đếm số lượng đồ dùng của 2 nhóm. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. * Hoạt động 4: Kết thúc, nhận xét. Lĩnh vực :PTNT Hoạt động:Khám phá xã hội Đề tài: MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI I.Yêu cầu: - Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau. - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô. - Trẻ biết nghề nào cũng có ích cho con người. Giáo dục trẻ biết yêu quý tôn trọng người lao động, yêu lao động. *GDBVMT: Trẻ và mọi người không vứt rác bừa bãi để bảo vệ môi trường giúp các bác công nhân đỡ vất vả hơn. II.Chuẩn bị: -Tranh các nghề: Nghề nông, nghề y, nghề xây dựng… - Lô tô - Các hình ảnh về dụng cụ của 1 số nghề. - 3 bảng để chơi trò chơi III.Tiến trình: *Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu Hát: Cô giáo em. Bài hát nói về ai? Hàng ngày các cháu thấy cô thường làm những công việc gì? Hàng ngày cô thường dạy các cháu đọc thơ, hát, kể chuyện. Các cô còn chăm sóc các cháu từ bữa ăn, giấc ngủ… những người làm nghề dạy học như cô gọi là nghề giáo viên. - Vậy ở nhà ba mẹ các cháu làm nghề gì? Bây giờ cô và các cháu tìm hiểu về 1 số nghề trong xã hội nha! *Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức - Cô đọc câu đố về nghề nông. Tranh nghề nông. - Các bác nông dân đang làm gì? Các bác còn làm gì nữa? Bác nông dân làm ra sản phẩm gì? * Cô khái quát : Bác nông dân làm ra lúa gạo, trồng rau, trồng đậu… Vậy khi ăn các cháu phải ăn như thế nào? Cho trẻ đoán tranh: Bác đánh cá - Trẻ nhận xét về bức tranh.Bác đánh cá còn đánh bắt những gì nữa? - Nghề đánh cá gọi là nghề biển. Cho lớp đồng thanh. * Cô khái quát: Nghề biển là 1 nghề rất có ích, giúp cho chúng ta có cá, tôm , mực để ăn để có sức khoẻ tốt. Tương tự cho trẻ xem tranh, nhận xét về nghề y, nghề may. * GDBVMT: Trẻ liên hệ một số nghề gần gũi xung quanh: Nghề cấp dưỡng, nghề lao công…trẻ và mọi người không vứt rác để cô lao công đỡ vất vả hơn. *Cô khái quát lại: Những ngành nghề trên rất cần thiết đối với mọi người.Không có bác sĩ thì không có ai để chữa bệnh, không làm nông thì không có gạo để ăn…. Do đó các cháu phải trân trọng các nghề, kính trọng những người lao động và sản phẩm họ làm ra. - Khi lớn lên các cháu thích làm nghề gì? Đọc thơ: Bé làm bao nhiêu nghề *Hoạt động 3: Luyện tập - Chơi “ Thi xem ai chọn nhanh” - Cô nói tên nghề - Trẻ đưa sản phẩm - Cô nói sản phẩm - Trẻ nói tên nghề. *Hoạt động 4: Trò chơi - Chơi: Tìm dụng cụ theo nghề *Hoạt động 5: Nhận xét HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I.Yêu cầu: -Trẻ biết hát rõ lời theo bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”. -Biết chơi các trò chơi đúng luật. -Không tranh giành xô đẫy bạn trong khi chơi. II.Chuẩn bị: - Đàn organ. - Cờ - Một số đồ chơi ngoài trời và 1 số nguyên vật liệu thiên nhiên. III.Cách tiến hành: *Hoạt động 1: Làm quen bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân - Cô đàn hát bài: Cháu yêu cô chú công nhân - Cô tập lớp hát từng câu. - Mời tổ hát. Cô chú ý sửa sai. - Lớp hát toàn bài. *Hoạt động 2: Trò chơi - Vận động: Nhảy tiếp sức Luật chơi: Khi nhảy đến ống cờ phải đổi cờ rồi chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng. Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm đều nhau, xếp thành hàng dọc. Khi có hiệu lệnh trẻ thứ nhất nhảy liên tiếp lên phía trước lấy 1 lá cờ chạy nhanh về đưa cho bạn thứ 2, Trẻ thứ 2 nhận cờ chạy nhanh đến ống đổi cờ khác chạy về đưa cho bạn tiếp theo, cứ tiếp tục cho đến hết. Tổ nào xong trước sẽ thắng cuộc. -Dân gian: Đánh cầu. Cách chơi: Từng trẻ để cái cầu lên lòng bàn tay rồi tung lên và lại ngửa bàn tay ra đỡ cầu, nếu cầu rơi xuống đất là hỏng, mất lượt đi. Ai đỡ được nhiều lầ hơn sẽ thắng. - Lần chơi tiếp theo cho trẻ chơi theo từng đôi một, và chuyển sang đánh bằng vợt. *Hoạt động 3: Chơi tự do - Chơi với 1 số vật liệu thiên nhiên, đồ chơi ngoài trời. *Kết thúc: - Nhận xét sản phẩm đã làm được. - Nhận xét nhóm chơi. HOẠT ĐỘNG CHIỀU I.Mục đích yêu cầu: - Trẻ luyện tập 1 số động tác thể dục sáng. Chơi trật tự, không giành đồ chơi của bạn. - Biết làm vệ sinh sạch sẽ. - Biết tự nhận xét khuyết điểm và nhận xét về bạn. II. Chuẩn bị: - Động tác thể dục. - Đồ dùng III.Cách tiến hành: *Luyện tập một số động tác thể dục sáng: - Cô làm mẫu các động tác thể dục sáng. - Trẻ thực hành theo. - Cô chú ý sửa sai. * Chơi tự do: - Trẻ tự chọn đồ chơi, bạn chơi theo ý thích. - Cô quan sát trẻ chơi. * Vệ sinh: - Nhắc lại thao tác rửa tay, rửa mặt. - Lần lượt từng tổ thực hiện. *Nêu gương: - Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan - Trẻ tự nhận xét, có ý kiến về bạn. - Cô nhận xét lại - Cháu cắm cờ. Cô chấm vào sổ điểm danh. *Trả trẻ: - Nhắc nhở trẻ chào cô, về nhà chào ông bà, bố mẹ, anh chị… ĐÁNH GIÁ TRẺ: - Tình trạng sức khoẻ:…………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………… - Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:………………………………………… ………………………………………………………………………………… - Kiến thức và kỹ năng của trẻ:……………………………………… …………………………………………………………………………………… Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010 Lĩnh vực: PTNT Hoạt động: Làm quen với toán Đề tài: ĐẾM ĐẾN 7. NHẬN BIẾT CÁC NHÓM CÓ 7 ĐỐI TƯỢNG. NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 7 I.Yêu cầu: - Trẻ biết đếm đến 7. Nhận biết các nhóm có 7 đối tượng. Nhận biết chữ số 7. - Ôn kỹ năng xếp tương ứng 1-1. - Rèn cho trẻ khả năng tập trung chú ý, trả lời trọn câu trọn ý. II.Chuẩn bị: - Cô: Bàn, ghế, chén, ly - Trẻ: - Một số đồ dùng có số lượng 7 để xung quanh lớp. III.Tiến trình: * Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu. Hát : Bác đưa thư vui tính Hôm nay cô sẽ dạy các cháu Biết đếm đến 7. Nhận biết các nhóm có 7 đối tượng. Nhận biết chữ số 7. * Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức Luyện tập nhận biết số lượng trong phạm vi 6 Các bác tài xế chở đến trường mình nào bàn, ghế, chén , ly 4 cái bàn. Chữ số 4 5 cái ly . Chữ số 5 5 cái ghế. Chữ số 5 6 cái chén. Chữ số 6 - Cho trẻ gắn chữ số tương ứng với đồ dùng. - Trẻ đếm và nhận xét kết quả - Cô cho trẻ đồ dùng đồ chơi có số lượng 6 trong lớp. Tạo nhóm đồ vật có số lượng 7. Nhận biết chữ số 7. - Cho 1 bác tài lên xe. Trẻ xếp sao cho số bác tài ít hơn số xe là 1. + Số xe như thế nào so với số bác tài? ( Nhiều hơn ) - Lớp đếm và đặt chữ số tương ứng. - Có bao nhiêu xe? ( 7 xe ). Lớp đếm. Cô giới thiệu chữ số 7 - Trẻ nhận xét chữ số 7 - Cho lớp, tổ, cá nhân đọc - Muốn bác tài bằng số xe phải làm sao? Cho trẻ lên thêm số bác tài. Bây giờ số xe và số bác tài như thế nào? ( Bằng nhau ) - Lấy mấy chấm tròn để đánh dấu 7 chiếc xe. 7 chấm tròn dùng chữ số mấy? * Hoạt động 3: Luyện tập, trò chơi - Cho trẻ thêm bớt, tạo nhóm trong phạm vi 7 - Trẻ tìm xung quanh lớp những đồ dùng, đồ chơi có số lượng 7. - Trò chơi: Tìm chữ số đã học. * Hoạt động 4: Kết thúc, nhận xét Lĩnh vực: PTTM Hoạt động: Âm nhạc Đề tài: CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN ( Tiết 1) I.Yêu cầu: - Trẻ hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân” thể hiện niềm vui, niềm tự hào và lòng biết ơn cô chú công nhân. - Trẻ được nghe dân ca Thừa thiên với làn điệu trữ tình qua bài “ Lý hoài nam” - Trẻ chơi hứng thú trò chơi âm nhạc. II.Chuẩn bị: - Hình ảnh: Chú công nhân xây dựng, công nhân dệt vải. - Băng nhạc bài: Lý hoài nam - Tranh vẽ các ngành nghề - Đàn organ III.Tiến trình: * Hoạt động 1:Ổn định, giới thiệu - Cho cả lớp đứng tự do, sau đó kết hợp từng đôi đọc thơ “ Dệt vải” và làm động tác minh hoạ. - Các cháu vừa đọc bài thơ gì? - Ai đã dệt vải để các cháu có quần áo đẹp để mặc? Cô chú công nhân dệt ra vải để may quần áo mặc, các cháu còn biết cô chú công nhân làm gì nữa? - Trẻ kể về một số ngành nghề mà trẻ biết. Cô cho trẻ xem ti vi chú công nhân xây dựng, chú công nhân may quần áo. * Cô khái quát lại: Ngôi nhà các cháu ở, trường các cháu học, áo quần các cháu mặc đều do các cô chú công nhân làm ra. Để nhớ ơn các cô chú công nhân chú Hoàng Văn Yến đã sáng tác bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”. Hôm nay cô dạy các cháu hát nhé! * Hoạt động 2: Dạy hát - Cô hát mẫu lần 1 + đệm đàn Bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” thể hiện niềm vui, niềm tự hào, lòng biết ơn đối với cô chú công nhân. Vì vậy các cháu phải yêu thương kính trọng cô chú công nhân. - Cô hát lần 2 . - Cô dạy cả lớp hát theo cô từng câu. - Cô chú ý sửa sai. - Chia từng tổ hát. - Cả lớp hát lại toàn bài. * Hoạt động 3: Nghe hát Cô giới thiệu: Đất nước ta giàu đẹp, cảnh thiên nhiên hùng vĩ, có núi non boển cả. Mỗi người một ngành nghề cùng xây dựng quê hương đất nước. Cô mời các cháu đến miền trung với bài hát dân ca “ Lý Hoài Nam”. Dân ca Thừa Thiên. - Cô hát lần 1 - Cho trẻ nêu nhận xét về giai điệu bài hát. - Mở nhạc cho trẻ múa minh hoạ. Đọc thơ: Bé làm bao nhiêu nghề * Hoạt động 4: Trò chơi - Cô giới thiệu trò chơi: Hát theo hình vẽ Cách chơi: Cho từng trẻ lên chọn tranh. Trẻ rút được tranh có hình vẽ tương ứng với bài hát nào thì hát bài hát đó. * Hoạt động 5: Kết thúc, nhận xét. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I.Yêu cầu: -Trẻ biết những người nghiện ma tuý sử dụng bơm kim tiêm để tiêm vào người. -Biết chơi các trò chơi đúng luật. -Không tranh giành xô đẫy bạn trong khi chơi. II.Chuẩn bị: - Bơm kiêm tiêm - Tranh bác sĩ đang tiêm cho bệnh nhân. - 4 sợi dây, 2 khối hộp. -Một số đồ chơi ngoài trời và 1 số nguyên vật liệu thiên nhiên. III.Cách tiến hành: *Hoạt động 1: GDPCMT,CGN: Nỗi buồn bơm kim tiêm - Cô cho trẻ xem tranh bơm kim tiêm và trò chuyện về cấu tạo, công dụng của bơm kim tiêm - Kể cho nghe chuyện: Nỗi buồn của bơm kim tiêm - Cô hỏi: Nếu các cháu thấy bơm kim tiêm thì các cháu phải làm gì? - Cô giáo dục: Không được nhặt bơm kim tiêm để chơi vì dễ gây bệnh vào người. Nên báo cho người lớn khi thấy bơm kim tiêm ở dưới đất. *Hoạt động 2: Trò chơi - Vận động: Thi đi nhanh Luật chơi: Đi không được chạm vạch Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm đều nhau, buộc 2 đầu của đoạn dây sao cho trẻ có thể xỏ chân dễ dàng.Lần lượt 2 trẻ dây đứng đầu hàng xỏ chân vào dây khi đến đầu kia nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa cho bạn tiếp theo. - Thi xem nhóm nào nhanh không dẫm vạch là thắng cuộc. - Dân gian: Đánh cầu. Cách chơi: Từng trẻ để cái cầu lên lòng bàn tay rồi tung lên và lại ngửa bàn tay ra đỡ cầu, nếu cầu rơi xuống đất là hỏng, mất lượt đi. Ai đỡ được nhiều lầ hơn sẽ thắng. Lần chơi tiếp theo cho trẻ chơi theo từng đôi một, và chuyển sang đánh bằng vợt. *Hoạt động 3: Chơi tự do - Chơi với 1 số vật liệu thiên nhiên, đồ chơi ngoài trời. *Kết thúc: - Nhận xét sản phẩm đã làm được. - Nhận xét nhóm chơi. HOẠT ĐỘNG CHIỀU I.Mục đích yêu cầu: - Trẻ thuộc thơ. Chơi trật tự, không giành đồ chơi của bạn. - Biết làm vệ sinh sạch sẽ. - Biết tự nhận xét khuyết điểm và nhận xét về bạn. II. Chuẩn bị: - Tranh chữ to - Đồ dùng III.Cách tiến hành: * Làm quen bài thơ: Cái bát xinh xinh - Cô đọc thơ mẫu - Tập cả lớp đọc từng câu + chỉ tranh chữ to. - Mời tổ đọc thơ. * Trò chơi học tập: Người đưa thư Luật chơi: Người đưa thư chọn Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành vòng cung phát cho mỗi trẻ 1 chấm tròn. Chọn 1 trẻ làm người đưa thư vừa đi vừa đọc thơ.Đọc đến câu cuối cùng đến bạn nào bạn ấy giơ thẻ số nhà của mình lên. Người đưa thư chọn tất cả những thẻ và chữ số có số lượng đồ vật và chữ số tương ứng đưa cho người đó. Nếu làm sai không được làm người đưa thư nữa mà phải đổi vai chơi cho người khác. - Mỗi người đưa thư chỉ đưa từ 2-3 số nhà. * Vệ sinh: - Nhắc lại thao tác rửa tay, rửa mặt. - Lần lượt từng tổ thực hiện. *Nêu gương: - Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan - Trẻ tự nhận xét, có ý kiến về bạn. - Cô nhận xét lại - Cháu cắm cờ.Cô chấm vào sổ điểm danh. *Trả trẻ: - Nhắc nhở trẻ chào cô, về nhà chào ông bà, bố mẹ, anh chị… ĐÁNH GIÁ TRẺ: - Tình trạng sức khoẻ:…………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………. - Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:…………………………………………. …………………………………………………………………………………… - Kiến thức và kỹ năng của trẻ:………………………………………………….. …………………………………………………………………………………… Thứ tư ngày 1 tháng 12 năm 2010 Lĩnh vực: PTNN Hoạt động: Làm quen chữ viết Đề tài: LÀM QUEN CHỮ CÁI P,Q I.Yêu cầu: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của các chữ cái h,k.Trẻ nhận ra âm trong tiếng và từ thể hiện nội dung chủ đề “ Một số ngành nghề” - Phát triển kĩ năng nhận xét . Phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ. - Giáo dục trẻ biết ích lợi của 1 số nghề và biết kính trọng những người làm nghề đó. II. Chuẩn bị: - Tranh: Anh phi công, Lính hải quân - Tranh: Quần áo, Hoa phong lan, Quả quýt, Cá chép - Bảng từ: Phi công, hải quân

File đính kèm:

  • docChu diem nghe nghiep 2013.doc