* Trẻ có khả năng thực hiện các vận động theo nhu cầu của bản thân trẻ
- Trẻ biết ăn các loại thức ăn khác nhau. Biết giữ gìn vệ sinh trong những ngày tết
- Trẻ biết giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi
- Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn: đốt pháo, tự đi chơi
* Trẻ có một số hiểu biết về ngày tết cổ truyền của dân tộc, một số đặc điểm nối bật của hoa đào, hoa mai Trẻ biết khi mùa xuân
* Phát triển khả năng nhận biết màu đỏ, xanh . Kích thước to-nhỏ
22 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề: Ngày tết vui vẻ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên chủ đề: Ngày tết vui vẻ
Thời gian thực hiện : 3 tuần- Từ ngày 25/ 1/ 2010 đến 20/ 2/ 2010
STT
Lĩnh vực
phát triển
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
1
Phát triển
thể
chất
* Trẻ có khả năng thực hiện các vận động theo nhu cầu của bản thân trẻ
- Trẻ biết ăn các loại thức ăn khác nhau. Biết giữ gìn vệ sinh trong những ngày tết
- Trẻ biết giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi
- Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn: đốt pháo, tự đi chơi
- Tập các vận động cơ bản:
+ Tung bat bóng cùng cô
+ Ném bóng trúng đích
- Trẻ biết ăn uống đủ chất, biết giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, không ăn nhiều bánh kẹo…
- Chấp nhận mặc quần áo ấm, đi tất khi trời lạnh
- Nhận biết tránh đi theo người lạ
VĐCB:
+ “Tung bắt bóng cùng cô
+ Ném bóng trúng đích
TCVĐ:
+ Kéo cưa lừa xẻ, Dung dăng dung dẻ . Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây, lộn cầu vồng
- Cô cùng trẻ trò chuyện về các món ăn có trong ngày tết và ích lợi của các món ăn đó.
- Tập mặc quần áo, đi tất
- Chơi bé chọn nên hay không nên
2
Phát triển nhận thức
* Trẻ có một số hiểu biết về ngày tết cổ truyền của dân tộc, một số đặc điểm nối bật của hoa đào, hoa mai Trẻ biết khi mùa xuân
* Phát triển khả năng nhận biết màu đỏ, xanh . Kích thước to-nhỏ
- Trẻ biết một số phong tục, món ăn đặc trưng của ngày tết như: Bánh chưng…, biết một số hoạt động có trong ngày tết: Chúc tết , hái lộc…Trẻ nói tên hoa đào, hoa mai và đặc điểm của nó- Trẻ biết vào mùa xuân có rất nhiều loại hoa cùng đua nhau khoe sắc, cây cối xanh tươi đâm trồi nảy lộc
* Trẻ nói tên, chỉ và lấy được đồ dùng, đồ chơi màu đỏ, màu xanh theo yêu cầu của cô to , nhỏ hơn
* Khám phá khoa học
- Trò chuyện về ngày tết
- Tìm hiểu về hoa đaò, hoa mai
- Tìm hiểu về mùa xuân
- Trò chơi:
* NBPB:
+ Màu xanh, đỏ
+ Nhận biết phân biệt to hơn, nhỏ hơn
3
Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ để trò chuyện cùng cô và các bạn về một số phong tục tập quán, các hoạt động diễn ra vào ngày tết
- Trẻ thể hiện được tình cảm của mình đối với gia đình, người thân và bạn bè bằng những lời chúc mừng năm mới
- Trẻ có thể nói cảm nhận của mình khi mùa xuân đến
- Trẻ biết dùng ngôn ngữ để diễn đạt sự hiểu biết của mình về ngày tết cùng cô và các bạn. Trẻ kể tên được một số món ăn, hoạt động đặc trưng có trong ngày tết.
- Trẻ nói lên tình yêu của mình đối với những người thân trong gia đình, cô giáo và bạn bè.
- Trẻ nói chính xác tên, đặc điểm của hoa đào, hoa mai
- Trẻ hiểu nội dung, thuộc các bài thơ, câu truyện về ngày tết và mùa xuân
- Cô cùng trẻ trò chuyện thảo luận và xem tranh ảnh về các phong tục tập quán, các món ăn và hoạt động đặc trưng có trong ngày tết và mùa xuân
- Kể chuyện theo tranh về mùa xuân
- Đọc thơ: Cây đào,Mưa xuân
- Đọc đồng dao: Gánh gánh gồng gồng, Đi cầu đi quán
4
Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội và thẩm mỹ
- Trẻ biết ứng xử phù hợp với mọi người và biết một số hành vi không được làm trong ngày tết
- Trẻ có thể tạo ra được một số sản phẩm đơn giản nhưng đặc trưng của ngày tết
- Thông qua lời ca, tiếng hát trẻ thể hiện được tình cảm của mình khi mùa xuân đến, thể hiện được vể đẹp của cỏ cây, hoa lá…
- Trẻ có một số thói quen văn minh đối với mọi người và môi trường xung quanh
- Trẻ xem tranh ảnh băng hình về ngày tết, về khung cảnh mùa xuân
- Trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để tạo ra những sản phẩm đặc trưng của ngày tết như bánh chưng, bánh dày, biết vẽ, tô màu những bức tranh có nội dung về mùa xuân
- Trẻ thuộc lời, hát đúng giai điệu một số bài hát về ngày tết và mùa xuân
- Dạy trẻ những lời chúc năm mới để trẻ gửi đến ông bà, bố mẹ và những người xung quanh
- GD trẻ biết một số hành vi không được làm trong ngày tết
* Tạo hình:
- di màu bức tranh mùa xuân
- Nặn bánh chưng, bánh dày
- Âm nhạc:
+ Dạy hát: Sắp đến tết rồi, di chơi tết
+ Nghe hát: Mùa xuân ơi, Cùng múa hát mừng xuân
+ Trò chơi: Tai ai timnh, hát theo hình vẽ
Chuẩn bị
1/ Chuẩn bị của cô:
- Tạo môi trường lớp phù hợp với chủ điểm , với các góc mở cho trẻ hoạt động
+ Các góc chơi: Chọn đồ dùng cho bé, cho gia đình bé
+ Một số đồ dùng đơn giản ở các góc cho trẻ làm quen và tập chơi như: Góc nấu ăn, góc bế em, đồ chơi âm nhạc
- Chuẩn bị các câu hỏi , một số tranh to vẽ về các con vật nuôi trong gia đình, các con vật bé yêu thích
- Chuẩn bị tranh thơ, truyện : “hoa đào” , , “Mưa xuân ” ,” “ Bé đi chơi tết ”
- Chuẩn bị một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo phù hợp với chủ điểm
- Chuẩn bị một số trò chơi, bài đồng dao đơn giản để dạy trẻ
- Chuẩn bị cho trẻ tâm thế vui tươi thoải mái để trẻ tham gia vào các hoạt động
2/ Chuẩn bị của trẻ
- Các đồ dùng đồ chơi trong giờ hoạt động như: lô tô, mô hình, đồ dùng đồ chơi của lớp
- Trẻ được làm quen với nội dung của chủ điểm khi trò chuyện và chơi giữa giờ
- Trẻ được làm quen với các góc chơi và đồ chơi trước khi hoạt động
Kế hoach tuần I: mùa xuân đẹp quá
Thời gian thực hiện: từ ngày 25 / 1 đến ngày 30/ 1/ 2010
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thể dục sáng
Trò chuyện
- Thể dục sáng:Tập với cờ
- Trò chuyện với trẻ về mùa xuân
+ Các con thấy thời tiết của mùa xuân như thế nào?Các con biết những loại hoa nào thường có vào mùa xuân?Mùa xuân đến thì cỏ cây hoa lá như thế nào?
- Cho trẻ xem tranh ảnh về các loại hoa mùa xuân, xem tranh ảnh vẽ về khung cảnh mùa xuân
Hoạt động học
PTVĐ
Tung bóng bằng
hai tay
NBTN
Hoa đào
Hoa mai
GDÂN
DH: bé và hoa
TCAN: hãy lắng nghe
THƠ
Mưa xuân
NBPB
Màu xanh - đỏ- vàng
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: Hoa cúc – Hoa hồng, Hoa trong sân trường, Trò chuyện về mùa xuân, Qs cây vạn niên thanh, Cây hoa dừa, cây hoa mười giờ, thời tiết…
- Trò chơi: Gieo hạt, Cáo và thỏ, Rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ, Tập tầm vông…
- Chơi tự chọn: Nhặt lá, vẽ phấn các loại quả, chơi đồ chơi ngoài trời, chơi với bóng…
Hoạt động góc
- Góc phân vai: mặc quần áo cho em búp bê, đưa em búp bê đi chơi
- Góc xếp hình: xếp hình công viên cây xanh, vườn hoa mùa xuân
- Xem sách báo về các loại hoa ngày tết,
- Góc tạo hình: tô màu bánh trưng, mứt tết….
- Góc thiên nhiên: Gieo hạt , chăm sóc cây
Hoạt động chiều
VĐ: Đi chơi
VĐ: kéo cưa lừa xẻ
VĐ: Dung dăng dung dẻ
VĐ: Chơi ngón tay
VĐ: Cáo ơi ngủ à
Rèn trẻ thói quen vệ sinh: Đi vệ sinh, lau mũi
- Trò chuyện về các con vật nuôi trong nhà bé
- Đọc thơ:
Đàn gà con
- Chơi một số trò chơi dân gian
Biểu diễn văn nghệ
Kế hoach tuần II: Ngày tết vui vẻ
Thời gian thực hiện: từ ngày 1/ 2/ 2010 đến ngày 6 / 2/ 2010
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thể dục sáng
Trò chuyện
- Thể dục sáng:Tập với cờ
- Trò chuyện với trẻ về một số phong tục tập quán, các món ăn và hoạt động đặc trưng của ngày tết.
+ Các con thường làm gì trong những ngày tết?Ngày tết có những món ăn đặc trưng nào?
+ Những việc nào không nên làm trong ngày tết
- Cô cho trẻ xem tranh ảnh và băng hình về các hoạt động của ngày tết.
Hoạt động học
PTVĐ
Tung bóng bằng hai tay
NBTN
Mứt tết
Bánh chưng
GDÂN
DH: sắp đến tết rồi
TCÂN: Tai ai tinh
THƠ
Cây đào
TạO HìNH
Di màu tranh ngày tết
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: Thời tiết, tranh bé đi chơi tết, Cây đào,Trò chuyện về ngày tết,
- Trò chơi: Lộn cầu vồng, Gieo hạt, Trời nắng trời mưa, Mèo đuổi chuột, Cáo và Thỏ
- Chơi tự chọn: Chơi với ĐC ngoài trời , chơi với lá, vẽ phấn, Xâu hạt,….
Hoạt động góc
- Góc phân vai: mặc quần áo cho em búp bê, đưa em búp bê đi chơi
- Góc xếp hình: xếp hình công viên cây xanh, vườn hoa mùa xuân
- Xem sách báo về những nơi bé đi chơi trong ngày tết
- Góc tạo hình: tô màu bức tranh ngày tết
- Góc thiên nhiên: lau lá cây, gieo hạt , chăm sóc cây
Hoạt động chiều
VĐ: dậy đi thôi
VĐ: kéo cưa lừa xẻ
VĐ: Dung dăng dung dẻ
VĐ: Đi chơi
VĐ: Cáo ơi ngủ à
Rèn thói quen rửa mặt
Rèn kĩ năng tô màu
Đọc thơ: Cây đào
Đọc báo hoạ mi cho trẻ nghe
Văn nghệ
Nêu gương cuối tuần
Kế hoach tuần III: bé đi chơi tết
Thời gian thực hiện: từ ngày 8 / 2/ 2010 đến ngày 13 / 2/ 2010
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thể dục sáng
Trò chuyện
- Thể dục sáng: tập với cành hoa
- Trò chuyện với trẻ về một số phong tục tập quán, các món ăn và hoạt động đặc trưng của ngày tết.
+ Các con thường làm gì trong những ngày tết?Ngày tết con thường đi chơi ở đâu? Khi đi chơi con cần chú ý điều gì? Cô cho trẻ xem tranh ảnh và băng hình về các hoạt động của ngày tết.
Hoạt động học
PTVĐ
Bật tại chỗ
NBTN
Đi chúc tết
Đi công viên
GDÂN
DH: sắp đến tết rồi
TCAN: Tai ai tinh
Truyện
Bé Mai đi chơi tết
NBPB
To hơn - nhỏ hơn
Hoạt động ngoài trời
-
Quan sát: Hoa cúc – Hoa hồng, Hoa trong sân trường, trò chuyện về ngày tết , cây hoa giấy
- Trò chơi: Cáo và thỏ, Rồng rắn lên mây, trồng nụ trồng hoa, Tập tầm vông…
- Chơi tự chọn: Nhặt lá, vẽ phấn các loại quả, chơi đồ chơi ngoài trời, chơi với bóng…
Hoạt động góc
- Góc phân vai: mặc quần áo cho búp bê, đưa em búp bê đi chúc tết
- Góc xếp hình : xếp hình công viên , vườn hoa mùa xuân, nhà
- Góc sách Xem sách báo về các hoạt động của ngày tết
- Góc tạo hình: Vẽ hoa, tô màu bức tranh ngày tết
- Góc thiên nhiên: Gieo hạt , chăm sóc cây
Hoạt động chiều
VĐ: Đi chơi
VĐ: kéo cưa lừa xẻ
VĐ: Dung dăng dung dẻ
VĐ: Chơi ngón tay
VĐ: Cáo ơi ngủ à
Dạy trẻ cách đi bít tất
Trò chuyện về ngày tết
Kể truyện theo tranh
Chơi các trò chưoi dân gian
Văn nghệ
Nêu gương
Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010
Nội dung
Mục Đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Nhật ký
PTVĐ
Tung bóng bằng hai tay
* Kiến thức
Trẻ biết thực hiện động tác tung bóng bằng hai tay
* Kĩ năng:
- Trẻ biết cầm bóng bằng hai tay, hất tung lên cao
* Thái độ:
Trẻ hứng thú , mạnh dạn trong khi tập.
- Sàn tập sạch
- Sắc sô
- vạch
- 10 – 12 quả bóng
- Rổ dựng bóng
- Nhạc bài “đoàn tàu nhỏ xíu”
Nhạc không lời
B1: Khởi động: Cô và trẻ cùng trò chuyện về ích lợi tập thể dục
Cô cho trẻ đi kết hợp các kiểu chân và đứng thành vòng tròn.
B2: Trọng động:
* BTPTC: “ Tập cới cờ ”:
Cô cho trẻ tập như thể dục sáng
* VĐCB: “Tung bóng bằng hai tay”
- Cô tập mẫu lần 1 không giải thích động tác .
- Lần 2 kết hợp giảng giải : Cô đứng không chạm vạch. hai tay cô cầm bóng, khi có hiệu lệnh cô tung bóng lên cao. Khi bóng rơi xuống đất cô nhặt bóng bỏ vào rổ
- Cô mời 1 trẻ lên tập mẫu, cô sửa cho trẻ
- Cô mời lần lượt mời 2 trẻ lên tập đến hết cả lớp. Mỗi trẻ thực hiện 2 lần cô sửa sai cho trẻ
- Cô cho 2 – 3 trẻ thành 1 nhóm tập , cô sửa sai cho trẻ
- Cô động viên khuyến khích trẻ khi tập
* TCVĐ : “Dung dăng dung dẻ ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
- Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần, tuỳ theo sự hứng thú của trẻ.
B3: Hồi tĩnh:
- Cô bật nhạc không lời và cho trẻ đi kết hợp thở nhẹ nhàng quanh lớp 2 vòng
- Cô nhận xét , khen động viên trẻ
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
nội dung
mục đích – yêu cầu
chuẩn bị
hướng dẫn thực hiện
Nhật ký
NBTN
Hoa đào
Hoa mai
* Kiến thức
Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của của hoa đào, hoa mai
* Kĩ năng:
Mở rộng vốn từ cho trẻ, rèn trẻ nói đúng nói đủ câu
* Thái độ:
Trẻ biết ích lơi của mùa xuân, không hái hoa ngắt lá
- Bài giảng điện tử
- Máy chiếu
- Tranh
- Lô tô
- Nhạc bài
“ mùa xuân đến rồi”
“ Bé và hoa”
B1: Cô và trẻ cùng hát bài hát: “ bé và hoa ”
- Con vừa hát bài gì ?
- Con hãy kể những điều con biết về mùa xuân
B2: NBTN: “ hoa đào ”
- Cô cho trẻ xem hình ảnh hoa đào và hỏi trẻ:
+ Cô có con gì đây?( Cô cho 4 - 6 trẻ gọi tên) + Con có nhận xét gì về hoa đào ?
+ Hoa đào thường nở vào dịp nào?
+ Cô lần lượt chỉ vào các bộ phận như cánh hoa, lá hoa, thân cây và hỏi trẻ: Đây là cái gì ? Có màu gì? ? Hoa đào như thé nào?
+ Cô mời trẻ lên chỉ các bộ phận của hoa đào
+ Tết đến nhà các con có hoa đào không?
+ Con phải làm gì để cây đào thêm đẹp?
NBTN: “ Hoa mai ”
+ Câu hỏi tương tự như trên
- Cô cho trẻ so sánh hoa đào hoa mai :
+ Cô mời trẻ tìm những điểm khác nhau
+ Cô cho trẻ tìm những điểm giống nhau
- GD trẻ biết ích lợi , chăm sóc cây. Không hái hoa ngắt lá
- Cô cho trẻ chơi TC “ Gắn hoa cho cây”
- Cô và trẻ cùng chơi “ trồng cây”
B3:
Cô và trẻ cùng hát bài: “Mùa xuân dến rồi“
- Cô khen động viên trẻ
Thứ tư ngày 27 tháng 1 năm 2010
Nội dung
Mục Đích – yêu cầu
chuẩn bị
hướng dẫn thực hiện
Nhật ký
GDÂN
DH: Bé và hoa
TC: Hãy lắng nghe
* Kiến thức:
Trẻ biết tên bài hát
“Bé và hoa ”, trẻ cảm nhận được giai điệu bài hát và hiểu nội dung bài hát
* Kĩ năng:
Trẻ hát đúng giai điệu bài hát
- Trẻ biết lắng nghe đoán được các âm thanh, tên bài hát
* Thái độ:
Trẻ hào hứng hát và hưởng ứng theo cô
- Trẻ biết ích lợi của các loại hoa, không hái hoa ngắt lá
- Đoạn phim có cảnh hoa mùa xuân
- Nhạc bài: Bé và hoa
- Đàn organ, - Nhạc cụ (phách tre, xắc xô, trống...)
B1. Cô và trẻ cùng xem một đoạn clip về cảnh bé đi chơi vườn hoa mùa xuân”
+ Bạn Linh đang đi chưoi ở đâu?
+ ở đó có những gì? Mùa xuân trăm hoa dua nở, hoa nào cũng tươi tắn và xinh đẹp giống các con Có một bài hát nói về em bé, hoa và mùa xuân
B2: a) Dạy hát: “ Bé và hoa “
- Cô hát lần 1 hỏi trẻ:
+ Các con vừa nghe cô hát bài gì?
- Cô hát 2 lần: giảng giải nội dung bài hát
Mùa xuân của bé, hoa hé miệng cười. Vui xuân bé hát sẽ là hoa tươi. Những bông hoa đang thi nhau nở giống như các con đang cười đấy.
- Cô hát lần 3 và mời trẻ hát cùng cô
- Cô mời cả lớp hát 2 -3 lần, cô sửa cho trẻ
- Cô lần lượt mời tổ, nhóm, cá nhân hát. Cô động viên trẻ hát và sửa sai cho trẻ
+ Giáo dục trẻ biết ích lợi của các loại hoa, không hái hoa ngắt lá
b) TCÂN: “Hãy lắng nghe”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
- Cô chơi lần 1 cho trẻ quan sát
- Cô mời cả lớp chơi trò chơi 2 - 3 lần
- Cô 5 - 7 trẻ lên chơi trò chơi
- Cô nhận xét trẻ chơi
B3: Cô khen động viên trẻ
Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2010
Nội dung
Mục Đích – yêu cầu
chuẩn bị
hướng dẫn thực hiện
Nhật ký
LQVH
Thơ :
“mưa xuân ”
* Kiến thức:
Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ
* Kĩ năng:
Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ
* Thái độ:
Trẻ biết mưa mùa xuân giúp cây cối đâm trồi nảy lộc, tươi tốt hơn
-Tranh thơ
- Đài đĩa
- một đoạn clip mưa mùa xuân, hoa mùa xuân
- Nhạc bài
“ Bé và hoa”
B1: Cô và trẻ cùng xem đoạn clip nói về “ các loại hoa mùa xuân”
+ Con vùa xem gì vậy?
+ Hoa nở nhiều như vậy báo hiệu mùa gì?
+ Con hãy kể những điều con biết về mùa xuân
B2: Cô giới thiệu tên bài thơ và đọc lần 1:
+ Cô vừa đọc cho con nghe bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
- Cô đọc lần 2: kết hợp xem tranh
+ Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
+ Mưa rơi như thế nào?
Cô mời cả lớp làm tiếng mưa?
+ Hạt giống khi thấy mưa thì đã nói ntn?
Mưa xuống để làm gì?
+ Cây táo nói ra sao? ( Cả lớp cùng bắt chước giọng nói của cây táo)
- Cô đọc lần 3:
- Cô mời cả lớp đọc 2 -3 lần. Cô sửa lỗi cho trẻ
- Cô lần lượt mời tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ. Cô sửa lỗi cho trẻ
- Cô giáo dục trẻ biết mùa xuân giúp cây cối đâm trồi nẩy lộc, cây cối tươi tốt hơn
B3: Cô và trẻ cùng hát bài: “ bé và hoa”
Cô khen động viên trẻ
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010
Nội dung
Mục Đích – yêu cầu
chuẩn bị
hướng dẫn thực hiện
Nhật ký
NBPB
Màu xanh - đỏ – vàng
* Kiến thức:
Trẻ biết tên màu xanh , màu đỏ, vàng và nhận được màu xanh, đỏ, vàng
* Kĩ năng:
Trẻ phân biệt đúng được màu xanh, đỏ, vàng của các loại hoa
- Trẻ biết cách chơi trò chơi về đúng nhà
* Thái độ:
Trẻ hào hứng hoạt động, biết chăm sóc cây
Mỗi trẻ có hoa màu đỏ vàng, xanh
- Cây giả
- rổ nhựa
- Nhạc bài: “Bé và hoa”
B1: Cô và trẻ cùng xem vườn hoa và trò chuyện về nội dung đoạn clip:
bây giờ đang là mùa gì? Hoa có màu gì? Lá hoa màu gì?
B2: NBPB: “Màu xanh - màu đỏ- màu vàng”
- Mùa xuân trăm hoa đua nở với rất nhiều màu sắc. Cô đã mua được một lọ hoa rất đẹp. Con có nhận xét gì về lọ hoa của cô?
+ Con ngử xem hoa có mùi gì?
+ Đây là hoa gi? hoa màu gì? ( Hỏi 5 trẻ )
+ Hoa có mấy cánh? Cánh hao màu gì? ( Hỏi cá nhân , tập thể) Lá hoa màu gì?
- Cô mời trẻ lên chọ hoa và cắm hoa theo yêu cấu của cô.
* Cô tặng hoa cho trẻ , cho trẻ chưoi trò chưoi
- Chơi “Ai nhanh hơn” ( 2 lần)
+ Lần 1: Cô giơ hoa, trẻ nói tên màu
+ Lần 2: Cô nói tên màu, trẻ giơ hoa
- Chơi gắn “ Hoa nào cây ấy”
Trẻ lấy hoa mà con thích và gắn đúng vào cây có màu giống với hoa.Trò chưoi diễn ra trong một bản nhac, khi kết thúc bản nhạc cũng kết thúc trò chơi ( Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần, đổi hoa cho các bạn)
B3: Cô và trẻ cùng hát bài “ Bé và hoa”
Cô khen động viên trẻ
Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010
Nội dung
Mục Đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Nhật ký
PTVĐ
Tung bóng bằng hai tay
* Kiến thức
Trẻ biết thực hiện động tác tung bóng bằng hai tay
* Kĩ năng:
- Trẻ biết cầm bóng bằng hai tay, hất tung lên cao
* Thái độ:
Trẻ hứng thú , mạnh dạn trong khi tập.
- Sàn tập sạch
- Sắc sô
- vạch
- 10 – 12 quả bóng
- Rổ dựng bóng
- Nhạc bài “đoàn tàu nhỏ xíu”
Nhạc không lời
B1: Khởi động: Cô và trẻ cùng trò chuyện về ngày tết, ích lợi tập thể dục
Cô cho trẻ đi kết hợp các kiểu chân và đứng thành vòng tròn.
B2: Trọng động:
* BTPTC: “ Tập cới cờ ”:
Cô cho trẻ tập như thể dục sáng
* VĐCB: “Tung bóng bằng hai tay”
- Cô tập mẫu lần 1 không giải thích động tác .
- Lần 2 kết hợp giảng giải : Cô đứng không chạm vạch. hai tay cô cầm bóng, khi có hiệu lệnh cô tung bóng lên cao. Khi bóng rơi xuống đất cô nhặt bóng bỏ vào rổ
- Cô mời 1 trẻ lên tập mẫu, cô sửa cho trẻ
- Cô mời lần lượt mời 2 trẻ lên tập đến hết cả lớp. Mỗi trẻ thực hiện 2 lần cô sửa sai cho trẻ
- Cô cho 2 – 3 trẻ thành 1 nhóm tập , cô sửa sai cho trẻ
- Cô động viên khuyến khích trẻ khi tập
* TCVĐ : “Dung dăng dung dẻ ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
- Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần, tuỳ theo sự hứng thú của trẻ.
B3: Hồi tĩnh:
- Cô bật nhạc không lời và cho trẻ đi kết hợp thở nhẹ nhàng quanh lớp 2 vòng
- Cô nhận xét , khen động viên trẻ
Thứ ba ngày 2 tháng 2 năm 2010
nội dung
mục đích – yêu cầu
chuẩn bị
hướng dẫn thực hiện
Nhật ký
NBTN
Bánh chưng
Mứt tết
* Kiến thức
Trẻ biết tên gọi, đặc điểm , màu sắc của bánh chưng, mứt tết
* Kĩ năng:
Mở rộng vốn từ cho trẻ, rèn trẻ nói đúng nói đủ câu
* Thái độ:
Trẻ biết ăn các món ăn trong ngày tết
- GD dinh dưỡng cho trẻ
- Bài giảng điện tử
- Máy chiếu
- Tranh
- Lô tô
- Nhạc bài
“ Sắp đến tết rồi”
“ Vè ngày tết”
B1: Cô và trẻ cùng hát bài hát: “Sắp đến tết rồi”
- Con vừa hát bài gì ?
- Con hãy kể những điều con biết về ngày tết?
B2: NBTN: “Bánh chưng”
- Cho trẻ xem hình ảnh bánh chưng và hỏi trẻ:
+ Cô có con gì đây?( Cô cho 4 - 6 trẻ gọi tên) + Con có nhận xét gì vềbánh chưng ?
+ Bánh chưng có dạng hình gì?
+ Bánh chưng có màu gì?
- Cô giới thiệu các nguyên liệu để gói bánh chưng cho trẻ nghe
+ Cô lần lượt chỉ vào các bộ phận như lá bánh , vỏ bánh, nhân bánh và hỏi trẻ: Đây là cái gì ? ăn cung cấp cho con chất gì?
+ Cô mời trẻ lên chỉ các bộ phận của bánh chưng ( 3 – 5 trẻ chỉ)
+ Ngày tết nhà con có bánh chưng không?
NBTN: “Mứt tết ”
+ Câu hỏi tương tự như trên
- Cô cho trẻ so sánhbánh chưng và mứt tết:
+ Cô mời trẻ tìm những điểm khác nhau
+ Cô cho trẻ tìm những điểm giống nhau
- GD trẻ biết ý nghĩa ngày tết cổ truyền
- Cô cho trẻ chơi TC “ Bé đi sắm tết”
B3:
Cô và trẻ cùngđọc bài “ Vè ngày tết“
- Cô khen động viên trẻ
Thứ tư ngày 3 tháng 2 năm 2010
Nội dung
Mục Đích – yêu cầu
chuẩn bị
hướng dẫn thực hiện
Nhật ký
GDÂN
DH: Sắp đến tết rồi
TC: Tai ai tinh
* Kiến thức:
Trẻ biết tên bài hát
“sắp đến tết rồi ”, trẻ hiểu nội dung bài hát
* Kĩ năng:
Trẻ hát đúng giai điệu bài hát
- Trẻ biết lắng nghe đoán được các âm thanh của nhạc cụ
* Thái độ:
Trẻ hào hứng hát và hưởng ứng theo cô
- Trẻ biết được ngày tết vui vẻ, được đi chơi nhiều nơi
- Đoạn phim có cảnh mọi người đi sắm tết
- Đàn organ, - Nhạc cụ (phách tre, xắc xô, trống...)
- Mũ chóp kín
B1. Cô và trẻ cùng xem một đoạn clip về cảnh mọi người đi sắm tết”
+ Con vừa xem gì? Mọi người đi lại tấp lập, các bác bán hoa đào, quất, dây trang trí….tất cả những điều đó đều báo hiệu sắp đến tết
B2: a) Dạy hát: “ Sắp đến tết rồi “
- Cô giới thiệu tên bài hát , hát lần 1 và hỏi trẻ
+ Các con vừa nghe cô hát bài gì?
- Cô hát 2 lần: giảng giải nội dung bài hát
Sắp đến tết rồi, đến trường rất vui, về nhà rất vui. Mẹ đang may áo mới. Ai cũng vui mừng. Mùa xuân các con thêm một tuổi mới .......
- Cô hát lần 3 và mời trẻ hát cùng cô
- Cô mời cả lớp hát 2 -3 lần, cô sửa cho trẻ
- Cô lần lượt mời tổ, nhóm, cá nhân hát. Cô động viên trẻ hát và sửa sai cho trẻ
+ Giáo dục trẻ biết ý nghĩa của ngày tết. Biết ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ, ông bà
b) TCÂN: “Tai ai tinh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
- Cô chơi lần 1 cho trẻ quan sát
- Cô 5 - 7 trẻ lên chơi trò chơi
- Cô mời cả lớp chơi trò chơi 2 - 3 lần
- Cô nhận xét trẻ chơi
B3: Cô khen động viên trẻ
Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2010
Nội dung
Mục Đích – yêu cầu
chuẩn bị
hướng dẫn thực hiện
Nhật ký
LQVH
Thơ :
“Cây đào ”
* Kiến thức:
Trẻ biết tên bài thơ
“Cây đào” , hiểu nội dung bài thơ
* Kĩ năng:
Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ
* Thái độ:
Trẻ biết chăm sóc cây, không hái hoa bẻ cành
-Tranh thơ
- Đài đĩa
- bài giảng Powerpont
- Máy chiếu
- Nhạc bài
“Sắp đén tết rồi”
“Bé và hoa”
B1: Cô và trẻ cùng xem đoạn clip nói về “ Sắp đến tết rồi”
+ Con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
B2: Cô giới thiệu tên bài thơ và đọc lần 1:
+ Cô vừa đọc cho con nghe bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
- Cô đọc lần 2: kết hợp sử dụng máy chiếu
+ Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
+ Cây đào mọc ở đâu?
+ Trên cây đào có gì?
+ Các bạn mong điều gì?
+ Hoa đào có màu gì?
+ Hoa đào nở báo hiệu dièu gì? + Các con có mong đến tết không? Tại sao?
+ ở nhà chúng mình tết bố mẹ có hoa đào không?
- Giáo dục trẻ: biết tưới cây, không hái hoa ngắt lá để hoa nở đẹp hơn
- Cô đọc lần 3:
- Cô mời cả lớp đọc 2 -3 lần. Cô chú ý sửa lỗi cho trẻ
- Cô lần lượt mời tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ. Cô sửa lỗi cho trẻ
B3: Cô và trẻ cùng hát bài: “ bé và hoa”
Cô khen động viên trẻ
Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010
Nội dung
Mục Đích – yêu cầu
chuẩn bị
hướng dẫn thực hiện
Nhật ký
tạohình
Di màu bánh chưng, mứt tết
* Kiến thức:
Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của bánh chưng, mứt tết
* Kĩ năng:
Trẻ phân biệt đượcmàu xanh, màu đỏ. Biết cách cầm bút tô màu
* Thái độ:
- Trẻ vui vẻ khi đón tết
- Trẻ biết yêu quý giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
- Tranh mẫu
- Sáp màu
- Nhạc bài “Sắp đến tết rồi”
- nhạc không lời
B1: Cô và trẻ cùng đọc bài thơ: “Cây đào” và đàm thoại về nội dung bài thơ:
+ Con vừa đọc bài thơ gì?
+ Hoa đào nở vào dịp nào?
+ Con hãy kể những điều con biết về ngày tết?
B2: Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu và đàm thoại về tranh mẫu
+ Con có nhận xét gì về bức tranh của cô?
+ Tranh có gì? ( Cô mời 3 -4 trẻ trả lời)
+ Bánh chưng có màu gì? ( Cô hỏi3 - 4 trẻ )
+ Mứt tết có màu gì?
+ Con có nhận xét gì về bánh chưng và mứt tết?
- Cô làm mẫu và giảng giải cách làm:
Cô cầm bút bằng tay phải ( tay xúc cơm ) cô cầm bút bằng ba ngón tay. Tay trái giữ vở. Khi tô cô tô nhẹ nhàng, cô tô từ trên xuống dưới , tô đều tay. Cô tô khéo không để màu ra ngoài
- Cô cho trẻ di màu con cá trên không
- Cô cho trẻ di màu con cá. ( Cô bao quát trẻ thực hiện. Cô sửa và giúp đỡ cho trẻ )
- Trưng bày sản phẩm:
+ Cô cho trẻ nhận xét tranh của mình, của bạn
+ Cô nhận xét tranh của trẻ
B3: Cô và trẻ cùng hát và vận động bài: “Sắp đến tết rồi”
Thứ hai ngày 8 tháng 2 năm 2010
Nội dung
Mục Đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Nhật ký
PTVĐ
Tung bắt bóng cùng cô
* Kiến thức
Trẻ biết tung bóng bằng hai tay
* Kĩ năng:
- Trẻ biết cầm bóng bằng hai tay, hất tung lên cao
* Thái độ:
Trẻ hứng thú , mạnh dạn trong khi tập.
- Sàn tập sạch
- Sắc sô
- vạch
- 10 – 12 quả bóng
- Rổ dựng bóng
- Nhạc bài “đoàn tàu nhỏ xíu”
Nhạc không lời
B1: Khởi động: Cô và trẻ cùng trò chuyện về ngày tết, ích lợi tập thể dục
Cô cho trẻ đi kết hợp các kiểu chân và đứng thành vòng tròn.
B2: Trọng động:
* BTPTC: “ Tập cới cờ ”:
Cô cho trẻ tập như thể dục sáng
* VĐCB: “Tungbắt bóng cùng cô ”
- Cô tập mẫu lần 1 không giải thích động tác .
- Lần 2 kết hợp giảng giải : Cô cầm bóng bằng hai tay, cô hất cho bóng tung lên cao và nói:
“Tung lên” . Khi bóng rơi cô nhặt bóng lên và tiếp tục tung bóng
- Cô mời 1 trẻ lên tập mẫu, cô sửa cho trẻ
- Cô mời lần lượt mời 2 trẻ lên tập đến hết cả lớp. Mỗi trẻ thực hiện 2 -3 lần , sửa sai cho trẻ
- Cô cho 2 – 3 trẻ thành 1 nhóm tập , cô sửa
File đính kèm:
- bai soan CD tet va mua xuan.doc