1. Phát triển thể chất
- Trẻ phối hợp nhịp nhàng tay và chân để thực hiện các vận động trèo, ném, nhẩy tách, khép chân, ném xa
- Rèn luyện sức khoẻ và sự khéo léo linh hoạt cho trẻ
2. Phát triển nhận thức và kỹ năng
a. Trẻ hiểu được đất nước Việt Nam gồm nhiều dân tộc sinh sống. Đất nước Việt Nam có nhiều đồng bằng đất đai, màu mỡ, có biển rộng mênh mông. Có rừng núi hùng vĩ
- Biết thủ đô của Việt Nam là Hà Nội, thủ đô Hà Nội có nhiều di tích lịch sử, danh làm thắng cảnh (Lăng Bác, Chùa một cột, Văn miếu.)
- Trẻ biết Bác Hồ là người lãnh đạo cao nhất của dân tộc Việt Nam. Người có công lớn xây dựng nên cuộc sống tươi đẹp ngày nay. Mọi người luôn nhớ đến công ơn bác. Bác là người giàu tỉnh cảm, đặc biệt là với các em thiếu nhi. Nơi Bác yên nghỉ hiện nay là Lăng Bác
- Trẻ hiểu quê hương là nơi chúng ta đã sinh ra ở đó có những người thân yêu ruột thịt
b. Trẻ diễn đạt bằng ngôn ngữ nói những nét đặc trưng về quê hương đất nước, và thủ đô Hà Nội, về Bác Hồ kính ỷêu.
- Trẻ hát múa, đọc thơ, kể chuyện, vẽ thể hiện tình cảm của mình với quê hương đất nước
- Biíet mô tả ,kể lại những kỷ niệm về các nơi đã biết,đã được đi tham quan
- Trẻ biết lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô giáo
3. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
- Trẻ biết giao tiếp lễ phép với các thầy cô giáo. Quan hệ đoàn kết với bạn trong lớp
- Biết lắng nghe, hiểu người khác nói và trả lời những yêu cầu của người khác
4. Phát triển tình cảm- xã hội
47 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 38050 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề quê hương - Đất nước - Bác Hồ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ Đề
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Phát triển thể chất
- Trẻ phối hợp nhịp nhàng tay và chân để thực hiện các vận động trèo, ném, nhẩy tách, khép chân, ném xa
- Rèn luyện sức khoẻ và sự khéo léo linh hoạt cho trẻ
2. Phát triển nhận thức và kỹ năng
a. Trẻ hiểu được đất nước Việt Nam gồm nhiều dân tộc sinh sống. Đất nước Việt Nam có nhiều đồng bằng đất đai, màu mỡ, có biển rộng mênh mông. Có rừng núi hùng vĩ
- Biết thủ đô của Việt Nam là Hà Nội, thủ đô Hà Nội có nhiều di tích lịch sử, danh làm thắng cảnh (Lăng Bác, Chùa một cột, Văn miếu...)
- Trẻ biết Bác Hồ là người lãnh đạo cao nhất của dân tộc Việt Nam. Người có công lớn xây dựng nên cuộc sống tươi đẹp ngày nay. Mọi người luôn nhớ đến công ơn bác. Bác là người giàu tỉnh cảm, đặc biệt là với các em thiếu nhi. Nơi Bác yên nghỉ hiện nay là Lăng Bác
- Trẻ hiểu quê hương là nơi chúng ta đã sinh ra ở đó có những người thân yêu ruột thịt
b. Trẻ diễn đạt bằng ngôn ngữ nói những nét đặc trưng về quê hương đất nước, và thủ đô Hà Nội, về Bác Hồ kính ỷêu.
- Trẻ hát múa, đọc thơ, kể chuyện, vẽ thể hiện tình cảm của mình với quê hương đất nước
- Biíet mô tả ,kể lại những kỷ niệm về các nơi đã biết,đã được đi tham quan
- Trẻ biết lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô giáo
3. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
- Trẻ biết giao tiếp lễ phép với các thầy cô giáo. Quan hệ đoàn kết với bạn trong lớp
- Biết lắng nghe, hiểu người khác nói và trả lời những yêu cầu của người khác
4. Phát triển tình cảm- xã hội
- Trẻ có tinh thần, hồ hởi, mong muốn được đến trường, yêu quý bạn bè, cô giáo
- Tạo cho trẻ ý thức trân trọng giữ gìn các di tích và công trình công cộng. Lòng mong muốn được xây dựng các công trình đó thông qua hoạt động vui chơi
5.Phát triển thẩm mỹ
- Hình thành ở trẻ ý thức thái độ yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam, lòng thành kính đối với Bác Hồ, tình cảm quan hệ với mọi người xung quanh
MẠNG NỘI DUNG
Đắc lắc quê hương Làng xóm của em
- Quê hương là nơi các cháu sinh ra và lớn lên, chung sống cùng gia đình.
- Mỗi miền đều có phong tục tập quán và có 1 nghề sản xuất chính và đặc sản của địa phương,
+ Trẻ biết có nhiều cảnh đẹp du lịch như: buôn đôn và các khu vui chơi giải trí như: công viên nước, hoa viên , siêu thị cooc max ....
- Trong làng xóm nhiều người có quan hệ họ hàng, bạn bè trong xóm thôn,
Đất nước
- TrẺ biết đất nước là địa danh riêng, là lãnh thổ chủ quyền của ta mà không ai xâm phạm được, là nước có tên gọi việt Nam do người Việt Nam xây dựng và bảo vệ đất nước, bản đồ thế giới nước Việt Nam có hình chữ S,
- Việt Nam có nhiều tỉnh, thành phố, huyện, xã, các danh lam thắng cảnh, khu du lịch....
- Hà nội là thủ đô của nước Việt Nam
- Là Trung tâm văn hoá của đất nước
- HN có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng.Có nhiều công trình kiến trúc đẹp
- Người HN nổi tiếng là thanh lịch, nho nhã
-
Bác Hồ
- Bác Hồ là vị lãnh đạo cao nhất của nhân dân VN
- Trẻ được biết một số Hình ảnh và hoạt động cách mạng của Bác Hồ qua các thời kì khác nhau,
- Khi còn sống, Bác luôn chăm lo cho cuộc sống của ND
- Bác rất thương yêu thiếu nhi và các cháu thiếu nhi cũng rất kính trọng Bác
- Nơi Bác nghỉ hiện nay là Lăng Bác nằm tại thủ đô HN
- Hàng ngày nhân dân từ khắp mọi nơi về lăng viếng Bác
QUÊ HƯƠNG –ĐẤT NƯỚC-BÁC HỒ
Danh lam, thắn
- VN có nhi
Phát triển nh ận thức
* KPKH:Quê hương, làng xóm,của em
*LQVT: ôn các khối vuông, khối trụ, khối cầu, khối chữ nhật , khối tam giác
Phát triển thẩm mỹ
* Hát múa bài “ múa với bạn tây nguyên”
Nghe hát : “Hren lên rẫy
Phát triển tình cảm xh
HĐN ngoài trời:quan sát nhà rông, thiên nhiên quê hương
HĐG: xây dựng làng xóm em, công viên.
Phát triển ngôn ng ữ
Con rồng cháu tiên
Đắc lắc quê hương- làng xóm của em
Phát triển thể chất.
Nhảy lò cò 5m.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NHÁNH 1. ĐĂKLĂK QUÊ HƯƠNG LÀNG XÓM CỦA BÉ
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
22/4
Thứ ba
23/4
Thứ tư
24/4
Thứ năm
25/4
Thứ sáu
26/4
ĐÓN TRẺ
Đón trẻ, hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọ góc chơi thích hợp. Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần. Trò chuyện với trẻ về quê hương , làng xóm nơi bé ở.
THỂ DỤC SÁNG
TẬP THEO ĐÀI: Kết hợp với bài hát: “ Múa với bạn tây nguyên”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Trẻ quan sát thiên nhiên cảnh vật xung quanh sân trường.
- Trẻ quan sát mô hình nhà rông
- Trẻ chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Thể chất
Nhảy lò cò 5m.
MTXQ
Quê hương, làng xóm của em
Toán
Làm quen với toán : Ôn các khối vuông, k chữ nhật, k cầu,k trụ .K.tam giác
* Văn học
Con rồng cháu tiên
*Tạo hình
Vẽ và tô màu bản làng em
Âm nhạc
Hát :
Múa với bạn tây nguyên.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc ĐVTCĐ: Nhóm chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ, cô giáo
- Góc XD-LG : xây làng xóm, công viên
- Góc TH: + Vẽ, cắt dán một số hình ảnh về quê em, nơi em ở
- Góc âm nhạc: + Hát và vận động theo nhạc,nghe băng đĩa các bài hát có trong chủ đề.
+ Chơi với các nhạc cụ âm nhạc: xắc xô, trống, kèn, thanh gỗ.
- Góc HT: + Sao chép và tô màu chữ số 1,2,3,4,5,6,7,8,9
+ Tô màu chữ cái đã học
+ Nối chữ số tương ứng đồ vật
- Góc thư viện: + Xem tranh, truyện , về chủ đề
Tranh : các hình ảnh về quê hương, nơi em đang sống…
Truyện: con rồng cháu tiên,sự tích hồ gươm,chuyện ông gióng………
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Vệ sinh ăn chiều
Ôn bài cũ, làm quen kiến thức mới.
Nêu gương bình cờ
Trả trẻ.
**********************************
THỨ 2 NGÀY 22 THÁNG 04 NĂM 2013
I. ĐÓN TRẺ.(Thứ 2,3,4,5,6)
Đón trẻ, hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọ góc chơi thích hợp. Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần. Trò chuyện với trẻ về quê hương , làng xóm nơi bé ở.
II. THỂ DỤC SÁNG.(thứ 2,3,4,5,6)
Khởi động: Đi các kiểu đi khác nhau,Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối
Trọng động:vỗ tay khởi động hát bài hát “múa với bạn tây nguyên”
+ Hô hấp: Hái hoa ngửi hoa
+ Tay: hai tay đưa lên cao, gập vai
+ LƯỜN: Hai tay chống hông xoay người 90 độ
+ Chân: hai tay chống hông, đưa 1 chân ra trước
+ Bật: chụm tách chân. Đưa lên cao
3: Hồi tĩnh: đi nhẹ vào lớp
TẬP THEO ĐÀI: Kết hợp với bài hát: “ Múa với bạn tây nguyên”
III.HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI ( thứ 2,3,4,5,6)
TÊN HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
H Đ CÔ VÀ TRẺ
* HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: +Quan sát, đàm thoại về các cảnh vật ,trò chuyện cùng trẻ về quê hương nơi bé đang ở.
- Trẻ quan sát một số cảnh vật, thời tiết trong ngày, về các danh lam thắng cảnh ở địa phương, các nghề truyền thống mà trẻ đang biết,
- trẻ hát, múa, đọc thơ về chủ đề.
- Cô dặn trẻ về nhà hỏi ba mẹ làm nghề gì, quê hương mình có danh lam thắng cảnh gì? Có nghề truyền thống nào?
- Trẻ được cùng các bạn,cô giáo tham quan, kết hợp hát bài” Múa với bạn tây nguyên”. Cô dẫn c/c đi dạo chơi biết thời tiết trong ngày, cô và trẻ cùng trò chuyện về quê hương .Cô hỏi c/c đang ở thôn nào, xã gì? Huyện, tỉnh.
Nơi cô cháu mình đang ở có những công trình gì lớn ? có những danh lam thắng cảnh gì? Cô gợi ý để trẻ trả lời.
Ba mẹ c/c làm nghề gì? Có những nghề nào nổi tiếng. Cô nói QH mình có nhiều anh em dân tộc khác nhau sống cùng cô kể để c/c biết.
- trẻ cùng múa, hát, đọc thơ về quê hương, đát nước, BÁC HỒ.
Trò chơi dân gian:
+ “lộn cầu vồng”
- trẻ biết chơi tốt trò chơi,
- hiểu luật chơi
- c/c thuộc lời ca
- sân chơi, quả, hoa để thưởng cho bạn thắng…
- cho trẻ chơi không phạm luật chơi, nếu ai chơi sai thì không được thưởng, còn ai thắng thì được thưởng quả,hoa..
- trẻ chơi cùng một lúc, 2 cháu vào 1 nhóm cầm tay nhau và hát lời ca đến câu 2 chị em ta cùng lộn thì tất cả c/c xoay ngườ lộn quay lưng vào nhau, nếu ai không lộn được thì thua phải nhảy lò cò.
*Trò chơi
vận động:
Lễ hội mùa xuân
“ Kéo co”.
- trẻ hiểu và biết luật chơi
- trẻ luyện tập tính tự giác và khoẻ mạnh, tính tập thể cao.
- trẻ thích tham gia chơi và tuân thủ luật chơi.
- 1 sợi dây dài 5m
- sân chơi rộng rãi, bằng phẳng
- còi thổi(1 cái)
- Chia 2 đội chơi 1 lúc, số lượng người chơi bằng nhau, cùng chung 1 sợi dây, tất cả đứng về đội chơi, khi nào có hiệu lện chơi thig bắt đầu 2 đội kéo co, đội nào bị sang bên đội bạn thì đội đó thua.
* Chơi tự do: chơi với cát, nước, lá cây: vẽ, in hình về các sp của quê hương
- Trẻ sử dụng những nguyên vậtliệu như : cát để in, vẽ hình
- Phấn, lá cây nước, giấycát……
- Trẻ tản ra chơi, cô theo dõi và cùng chơi với trẻ….
IV. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
THỂ CHẤT: NHẢY LÒ CÒ 5M.
Mục đích yêu cầu
Trẻ biết nhảy lò cò và đổi chân theo yêu cầu.
Trẻ biết kết hợp chân, tay, mắt để thực hiện vân động nhảy lò cò 5m
Trẻ tích cực hoạt động.
Chuẩn bị.
Sân tập thoáng mát, sạch sẽ…
Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Khởi động.
Cô cho trẻ đi các khiểu đi, chạy nhanh, chạy chậm.
2. Trọng động:
BTPTC
- Tay vai: Tay đưa ra trước gập trước ngực.
- Cô hô 4 lần 4 nhịp.
- Bụng: Đứng cuối gập người về trước, tay chạm ngón chân.
- Cô hô 4 lần 4 nhịp.
- Chân: Bước khuỵu 1 chân ra trước, chân sau thẳng.
- - Bật: Bật tách chân khép chân.
- Cô hô 4 lần 4 nhịp.
* Vận động cơ bản:
- Nhảy lò cò 5m
.- Hôm nay cô có rất là nhiều trò chơi lớp mình có muốn chơi cùng cô không?
-Hôm nay lớp mình sẽ chơi nhảy lò cò 5m. lớp mình chú ý xem cô chơi rồi tí lớp mình sẽ chơi nha.
-Cô làm mẫu 2 lần không giải thích
-Lần 3 cô vừa thực hiện vừa giải thích
-+Tư thế chuẩn bị: hai tay chống hông, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi, đứng sau vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì nhảy liên tục khi cô yêu cầu đổi chân thì nhanh chóng đổi chân khác, nhảy lò cò tiếp đến điểm đích và đi về cuối hàng.
-Cô chọn 1-2 trẻ khá lên làm mẫu.
-Cô cho trẻ thực hiện 3 lần sau đó cho trẻ thực hiện với hình thức thi đua.
*TCV Đ:-chơi “kéo co"
Trẻ chơi giống các chủ đề trước
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
* Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 lần.
-Trẻ khởi động
-Trẻ tập bài phát triển chung
Trẻ chú ý, lắng nghe
Trẻ thực hiện
Trẻ chơi
Trẻ hít thở nhẹ nhàng
V.HOẠT ĐỘNG GÓC ( thứ 2,3,4,5,6)
Thỏa thuận trước khi chơi.
Cô cùng trẻ hát bài” Múa với bạn tây nguyên” đàm thoại về chủ đề, cô hỏi ý tưởng của trẻ trước khi chơi
Cô cho trẻ nhận góc chơi và vai chơi theo ý thích của trẻ
Cho trẻ nhắc lại quy định khi chơi.
Tiến hành chơi.
Nội dung
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Biện pháp tiến hành
Góc phân vai
1. Bán hàng
2. Gia đình
3. Bác sĩ
4. Bé TLNT: “thi nấu các món ăn ngon ở địa phương
5. Cô giáo
- Trẻ hào hứng tham gia giờ chơi và linh hoạt trong các vai chơi
- Trẻ biết phối hợp cùng nhau để thể hiện hành động, ngôn ngữ của vai chơi
- Trẻ có kỹ năng trong các thao tác ở góc chơi
- Tranh ảnh về HN và các di tích lịch sử
- Đồ chơi các loại, các vật liệu hột hạt
- Đồ chơi góc gia đình
- Đồ chơi góc bác sĩ
- Đồ chơi góc học tập
Nguyên liệu làm các món bách tôm, cam vắt, sữa, hoa quả...
1. Cô đàm thoại cùng trẻ về chủ đề và nội dung chơi
Cho trẻ nhận vai về góc chơi
- Cô đóng vai là người du lịch đến thăm quan quầy hàng “lưu niệm” để dạy trẻ cách trang trí, sắp xếp tranh ảnh, quà lưu niệm
- Với góc bác sĩ cô gợi ý cho trẻ khám chữa bệnh, tư vấn sức khoẻ cho khách thăm quan du lịch
- Cô mở cuộc thi “tìm người đầu bếp giỏi”, chia trẻ thành từng nhóm để tham gia. Bàn luận ở trong nhóm xem nhóm mình làm gì? Làm ntn? Cuối buổi cho trẻ mở bàn tiện và tổ chức liên hoan
Góc xây dựng
1.Làng xóm
2. Công viên
- Trẻ biết sử dụng phối kết hợp nguyên liệu khác nhau để xây dựng công trình công viên - Trẻ tự hào về công trình do mình làm ra
- Các khối xây dựng
- Đồ chơi lắp ghép
- Hàng rào, cây hoa, con vật
- Sơn, que, hột, hạt
2. Cô gợi ý cho trẻ kể tên một số công trình lớn của ĐL, HN
- Trong đó có những công trình lớn nào?
- Cháu đã được đến thăm công trình đó chưa?
- ở đó cháu thấy có những gì
- Cô gợi mở cho trẻ trao đổi thảo luận cùng nhau để xây dựng một công trình lớn. PHân công nhau xây dựng từng khu vực
- Động viên trẻ xây dựng đẹp để thu hút khách du lịch đến thăm quan và vui chơi. Cho trẻ đóng vai là người hướng dẫn viên du lịch kể về công trình cho khách thăm quan
Góc nghệ thuật
1. Tạo hình
2. Âm nhạc
Luyện kỹ năng vẽ, nặn, cắt dán, TH ra các bức tranh về Thủ đô HN,ĐĂK LĂK về danh lam thắng cảnh của đất nước
- Trẻ hát múa, biểu diễn các bài hát về Bác Hồ, Thủ đô, quê hương, đất nước
Giấy màu, giấy nhăn, hột, hạt
- Băng cát sét
- Đàn
- Dụng cụ âm nhạc
- Cho trẻ vẽ nặn xé dán tạo ra các bức tranh về danh lam thắng cảnh của đất nước. Nặn người, làm váy áo cho người dân tọc
- Trẻ làm các trang phục của dân tộc
- Trẻ làm sách, album về thủ đô HN, của Bác Hồ
- Trẻ nghe và biểu diễn các bài hát về Bác Hồ, về quê hương, thủ đô HN, các làn điệu dân ca 3 miền
3 Nhận xét sau khi chơi.
-Cô đến từng góc nhận xét. Riêng góc xây dựng cô cho trẻ tập lại để cho trẻ giới thiệu công trình của mình, và để các ban trong lớp nhận xét.
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ chúc mừng công trình đã xây xong.
-Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng và kết thúc hoạt động
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh ăn chiều
- Ôn vận động cơ bản bật tách khép chân- đập bắt bóng
- Làm quen kiến thức ngày hôm sau
- Nêu gương bình cờ
- Trả trẻ
* Đánh giá hoạt động 1 ngày:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
************************************
THỨ Ba: NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 2013
I. ĐÓN TRẺ
II. THỂ DỤC SÁNG.
III.HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI
IV. HOẠT ĐỘNG CHUNG
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Hoạt động có chủ đích:
Quê hương- làng xóm của em
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết những đặc diểm của địa phương nơi mình sống.
- Bước đầu hiểu được mối quan hệ và trách nhiệm của trẻ với cộng đồng và môi trường sống.
- Nói được tên của buôn làng, nói được một số phong tục, món ăn của quê hương mình
- Yêu quý quê hương, làng xóm, luôn giữ môi trường xanh- sạch- đẹp.
II/ CHUẨN BỊ:
Cô có thể cho trẻ đi tham quan 1 địa danh của địa phương.
Sưu tầm những vật phẩm có liên quan đến nơi trẻ sống: Tranh ảnh ,sản phẩm địa phương.
Giấy báo, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn, lá cây, dây buộc...
III/ THỰC HIỆN:
DK- HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DK- HĐ CỦA TRẺ
* Hoạt động 1:
- Cô cùng trẻ hát bài: “múa với bạn tây nguyên”
- Cô và lớp mình cùng trò chuyện về chủ đề.
- Hôm nay cô cùng lớp mình khám phá về quê hương làng xóm nơi các con đang ở có những gì nổi tiếng nhé.
* Hoạt động 2
- Cô cùng trẻ trò chuyện :
- Địa chỉ nơi trẻ sống? Nhà các con ở buôn nào( thôn)? Xã, huyện , tỉnh nào?
- Những người hàng xóm, bạn bè xung quanh? Xóm nhà các con có những gia đình nào?
- Cháu kể về danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng? Và đặc diểm về thời tiết?
- Cây cối và các con vật có ở địa phương?
- Nghề truyền thống “ nếu có” ?
- Các phương tiện giao thông ở địa phương?
- Đặc sản của địa phương?
- Cháu kể văn hóa của địa phương? Như có nhiều anh em dân tộc sinh sống: dân tộc kinh, mường,tày nùng, ê đê....mỗi dân tộc có một phong tục sống khác nhau, trang phục khác nhau....
* Hoạt động 3: hát “ em nhớ tây nguyên”
- Chơi: nghe dân ca đoán vùng miền, cô hát hay mở nhạc cho c/c nghe trẻ doán bài dân ca đó của dân tộc nào? Vùng miền nào?
* Kết thúc:
- Trò chơi : Trẻ cắt dán quần áo dân tộc, hoặc làm bánh, làm đồ chơi của địa phương.
- Hát bài :mưa rơi
Trẻ hát múa.
Trẻ trò chuyện.
Thôn , xã , huyện, tỉnh.Cháu kể.
Có 2 mùa, mùa mưa , mùa khô.
Cà phê, lúa, ngô,....
Xe máy, ô tô,công nông.
Cà phê buôn mê thuôt
Cháu đoán chính xác
Cả lớp thực hiện..
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh ăn chiều
- Ôn vận động cơ bản bật tách khép chân- đập bắt bóng
- Làm quen kiến thức ngày hôm sau
- Nêu gương bình cờ
- Trả trẻ
* Đánh giá hoạt động 1 ngày:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
*******************************
THỨ TƯ: NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2013
I. ĐÓN TRẺ
II. THỂ DỤC SÁNG.
III.HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI
IV. HOẠT ĐỘNG CHUNG
LÀM QUEN VỚI TOÁN
Hoạt động có chủ đích:
Ôn tập nhận biết, phân biệt các khối :
khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật, khối tam giác
I/ YÊU CẦU:
- KT:Trẻ nhận biết , phân biệt được khối cầu với khối trụ, khối vuông với khối chữ nhật, khối tam giác
- KN: Biết tìm các đồ vật đò chơi có khối đó.
-TĐ: Hào hứng tham gia trò chơi
II CHUẨN BỊ:
- Bộ rối dây các khối
- Các khối treo
- Các đồ dùng đồ chơi có dạng khối xung quanh lớp
- Bút, giấy BT của trẻ
III/ THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
* Hoạt động 1 :
- Cô mời các con hãy tham gia vào các trò chơi trong ngày hội với chủ đề :” Đùa vui với các hình khối”
- Mở đầu chương trình là màn hát múa do các diễn viên đặc biệt biểu diễn. Hãy chú ý nhận ra và gọi tên các diễn viên đó.
- Cô sử dụng rối hát múa .
- Cứ hết 1 câu hát, bạn khối đến trước mặt ai thì người đó sẽ gọi tên khối đó . ( Cô cho trẻ chơi 2 lần)
* Hoạt động 2 Ôn tập:
-TC1: Thử tài thông minh
- Hai đội sẽ thi đó vui. Một đội sẽ đưa ra tên khối, còn đội kia sẽ tìm câu đó, bài thơ, bài hát và ĐDĐC có dạng khối đó. ( Cho trẻ chơi 2 đội, đội nào thắng sẽ được thưởng hoa)
- TC2 : Bịt mắt đoán tên khối
- Các khối được treo ở trên dây xung quanh lớp, trẻ bịt mắt đoán tên khối.
L1: sờ và gọi tên khối theo ý thích
L2 : sờ và gọi tên khối theo yêu cầu của cô
- TC3 : Tìm nhóm: Cô cho trẻ đi tìm xung quanh lớp các đồ dùng đồ chơi có dạng khối vừa học.
- Chơi phân nhóm theo yêu cầu của cô
+ Tên khối, Đặc điểm khối
- TC 4 Xây dựng
- Trẻ sử dụng các khối để xây dựng thanh một công trình và dặt tên cho công trình đó.
- Thi đua giữa các đội.
Hoạt động 3:.
- Cho trẻ về góc làm bài tập giấy, làm đồ chơi từ phế liệu, dán khối, lắp khối, nặn khối.
- Nhận xét tiết học
c/c thực hiện
2 đội chơi thi đua.
Cháu bịt mắt sờ và đoán tên khối.
Cháu đi tìm các khối
c/c thực hiện.
c/c thực hiện.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh ăn chiều
- Ôn vận động cơ bản bật tách khép chân- đập bắt bóng
- Làm quen kiến thức ngày hôm sau
- Nêu gương bình cờ
- Trả trẻ
* Đánh giá hoạt động 1 ngày.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
*********************************
THỨ NĂM: NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2013
I. ĐÓN TRẺ
II. THỂ DỤC SÁNG.
III.HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI
IV. HOẠT ĐỘNG CHUNG
LÀM QUEN VĂN HỌC
Hoạt động có chủ đích:
Chuyện kể: Con rồng cháu tiên
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện truyện con rồng cháu tiên .Trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật, hiểu nội dung truyện và thể hiện một số ngữ điệu giọng của nhân vật
2. Kĩ năng:
- Trẻ ghi nhớ trình tự câu chuyện.biết kể chuyện theo hiểu biết của trẻ, kể theo tranh cùng cô, cùng bạn.
3. Thái độ;
- trẻ biết dù bất cứ ai đã được sinh ra và sống trên đất nước mình thì đều là con một nhà, người Việt Nam và phải thương yêu nhau, giúp đỡ và chia sẻ cùng nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn trong cuộc sống.
II/ CHUẨN BỊ:
- tranh ảnh về nội dung câu chuyện
- Giấy bút
- Đồ dùng trong góc văn học.
- Dạy trẻ bài về một số bài thơ, bài hát “ mẹ âu cơ”:
III/ THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
* Hoạt động 1:
c/c hát bài: “ Mẹ âu Cơ ”.
Cô và trẻ trò chuyện với trẻ về chủ đề, về nội dung bài hát..
Cô đưa bức tranh trong truyện và hỏi trẻ tranh vẽ gì? Trong truyện nào? Có nhân vật nào ?
* Hoạt động 2:
Cô kể diễn cảm lần 1.Giảng từ khó.
Kể lần 2 có tranh
Đàm thoại:
+ Trong truyện nói về ai ? ai sinh được 100 người con ?
+ 100 người con đi đâu ?
+ câu truyện đã nhắc nhở chúng ta điều gì nào ?
Cô giải thích:
* Hoạt động 3:
- Dạy trẻ tập kể chuyện theo tranh :
- Cho trẻ kể lại truyện theo nhóm, mỗi nhóm sử dụng một loại đồ dùng khác nhau
- Trẻ vẽ lại một cảnh mà trẻ yêu thích trong truyện
+ Trò chơi: Cô cho trẻ chơi tìm chữ trong tranh chuyện, đếm số lượng chữ cái trong tranh, gắn số tương ứng với tổng số lượng.
cô cho lớp, tổ, cá nhân chơi.
+ Trò chơi “ Ghép từ trong tranh” cô cho cả lớp cùng chơi
- Hát “ mẹ âu cơ ”
c/c hát.trò chuyện về chủ đề, nội dung truyện.
- nghe cô kể chuyện
- đàm thoại cùng cô theo nội dung câu chuyện.
- tham gia trò chơi: tổ, cá nhân, lớp.
Hoạt động có chủ đích: Tạo hình: VẼ TÔ MÀU BẢN LÀNG EM
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ củng cố và kết hợp các nét vẽ, phối hợp tô màu, để tạo ra bức tranh bản làng, thôn xóm của trẻ theo trí tưởng tượng của trẻ một cách thẩm mĩ và bố cục tranh hợp lí.
2. Kĩ năng:
- Trẻ rèn luyện kĩ năng vẽ, tô màu, sáng tạo khi vẽ..
3. Thái độ;
- trẻ yêu quê hương làng xóm của trẻ, tình đoàn kết thân thiết với nhau.
Trẻ thích vẽ.có ý thức trong học tập
II/ CHUẨN BỊ:
- tranh ( 3 bức vẽ khác nhau ) vẽ gợi ý của cô về bản, xóm làng có nhiều nhà to nhỏ khác nhau, có cây xanh, vườn rau các gia đình, có cổng thô, cổng làng, có số nhà......
- các bài hát về quê hương, làng xóm.
- Giấy bút
- Đồ dùng đầy đủ cho mỗi trẻ.
III/ THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
* Hoạt động 1:
c/c hát bài: “ quê hương”.
Cô và trẻ trò chuyện với trẻ về chủ đề, về nội dung bài hát..
Cô đưa bức tranh và hỏi trẻ tranh vẽ gì? Vẽ những gì ? vẽ như thế nào ? cách tô màu tranh
* Hoạt động 2:
+Đàm thoại: cô lần lượt giới thiệu và đưa ra từng tranh cho trẻ quan sát và cùng đàm thoại về bức tranh đó, cách vẽ, cách tô màu tranh,..
* Hoạt động 3:
+ Thực hiện: cô cho trẻ củng tư thế ngồi, cách cầm bút , ý tưởng trẻ định vẽ..
cô cho cả lớp vẽ, cô mở nhạc cho trẻ nghe và có khí thế vẽ tốt
động viên trẻ vẽ sáng tạo
* Hoạt động 4:
+ Trưng bày sản phẩm: cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm trẻ đã vẽ được
+ Nhận xét sản phẩm:
- cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm của trẻ.
Cô cùng trẻ hát bài ra chơi;
c/c hát.trò chuyện về chủ đề, nội dung truyện.
- đàm thoại cùng cô theo nội dung tranh
- thực hành cả lớp
- trưng bày và nhận xét sản phẩm
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh ăn chiều
- Ôn vận động cơ bản bật tách khép chân- đập bắt bóng
- Làm quen kiến thức ngày hôm sau
- Nêu gương bình cờ
- Trả trẻ
* Đánh giá hoạt động một ngày:
......................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************
THỨ SÁU: NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2013
I. ĐÓN TRẺ
II. THỂ DỤC SÁNG.
III.HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI
IV. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Hát múa: “Múa với bạn Tây Nguyên”
Nghe hát: Hren lên rẫy
Trò chơi: Đoán tên bạn hát
I / YÊU CẦU:
- Trẻ cảm nhận được giai điệu, nhịp điệu của bài hát.Hiểu nội dung của bài.
- Biết hát đúng nhạc, nhịp điệu và sắc thái tình cảm của bài
- Hát đúng giai điệu của bài hát.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giọng hát của cô, đàn, đài, dụng cụ âm nhạc.
- Bài hát: “ Hren lên rẫy”
III/ THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA CHÁU
* Hoạt động 1:
- C/c hát bài “Em nhớ tây nguyên”
- Cô trò chuyện cùng trẻ về các dân tộc khắp mọi miền của đất nước qua tranh ảnh.- Cô đưa trang phục của người tây nguyên và hỏi trẻ trang phục của dân tộc nào? thường mặc khi nào?
- Cô giới thiệu bài hát “Múa với bạn Tây Nguyên”
* Hoạt động 2:
- Cô và c/c hát 2,3 lần
- Trẻ hát theo tổ, nhóm, cô chú ý sửa sai cho trẻ
+ Vận động múa:
- Cô vận động cho trẻ xem 1lần
- Cô mời 2 cháu lên vận động cùng cô.
- Cả lớp vận động,s cô sửa sai và tuyên dương kịp thời.
- Cô cho c/c vận động luôn phiên.
- Lớp, tổ, cá nhân.
* Hoạt động 3:
+ Nghe hát: Hren lên rẫy
- Cô giới thiệu bài hát” Hren lên rẫy” lần 1.
- Lần 2 cô mở nhạc cô cùng c/c vận động theo nhạc.
+ Trò chơi: “Đoán tên bạn hát ”
- Cô giới thiệu trò chơi, trẻ nhắc lại cách chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Kết thúc: c/c hát mưa bài: “ múa với bạn tây nguyên”
c/c hát.
Dân tộc Ê ĐÊ.
C/c hát.
Lớp tổ c/n.
c/c thực hiện.
c/c lắng nghe.
c/c vận động cùng cô.
c/c chơi tốt
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh ăn chiều
- Ôn vận động cơ bản bật tách khép chân- đập bắt bóng
- Làm quen kiến thức ngày hôm sau
- Nêu gương bình cờ
- Trả trẻ
* Đánh giá hoạt động một ngày:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
MẠNG H
File đính kèm:
- chu de que huong bac ho.docx