Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật

I/ Mục tiêu:

1- Phát triển thể chất và dinh dưỡng:

- Phát triển một số vận động cơ bản: Bật liên tục qua 4- 5 vòng, trèo lên xuống ghế, bò zích zắc bằng bàn chân, bàn tay, ném trúng đích nằm ngang .Trẻ biết bắt chước dáng đi động tác của một số con vật.

- Trẻ biết phối hợp cùng các trẻ khác một cách khéo léo, hào hứng tham gia vào các hoạt động thể lực , rèn luyện sức khoẻ. Tham gia nhiệt tình vào các trò chơi vận động.

- Phát triển sự phối hợp vận động giữa các giác quan.

- Có cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với thiên nhiên và với các con vật gần gũi.

- Giáo dục dinh dưỡng: Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của các món ăn được chế biến từ động vật đối với cơ thể. Biết ăn uống hợp vệ sinh, biết giữ vệ sinh chung.

- Có ứng xử phù hợp khi thời tiết thay đổi

2- Phát triển nhận thức:

- Cung cấp cho trẻ những hiểu biết về thế giới động vật quanh trẻ: Tên gọi, đặc điểm nổi bật, nơi sinh sống, vận động, cách kiếm ăn, sinh sản. Trẻ biết lợi ích , tác hại của động vật với cuộc sống của con người. Cách chăm sóc và bảo vệ chúng

- Trẻ biết được mối quan hệ giữa cấu tạo của con vật với môi trường sống, với vận động và cách kiếm ăn.

- Biết phân nhóm các loài động vật theo đặc điểm cấu tạo bên ngoài, cách sinh sản, nơi sinh sống.

- Phát triển tính tò mò , ham hiểu biết, óc quan sát, khả năng phán đoán, nhận xét các sự vật hiện tượng xung quanh.

- Biết cách đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau

- Trẻ biết đếm đến 9, nhận biết có nhiều cách chia 9 thành hai phần, và các mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9

- Biết ý nghĩa của ngày 8 tháng 3- là ngày quốc tết phụ nữ

 

doc72 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Thế giới động vật Thời gian thực hiện: 4 tuần ( Từ 16 tháng 2 năm 2009 đến 13 tháng 3 năm 2009) I/ Mục tiêu: 1- Phát triển thể chất và dinh dưỡng: - Phát triển một số vận động cơ bản: Bật liên tục qua 4- 5 vòng, trèo lên xuống ghế, bò zích zắc bằng bàn chân, bàn tay, ném trúng đích nằm ngang….Trẻ biết bắt chước dáng đi động tác của một số con vật. - Trẻ biết phối hợp cùng các trẻ khác một cách khéo léo, hào hứng tham gia vào các hoạt động thể lực , rèn luyện sức khoẻ. Tham gia nhiệt tình vào các trò chơi vận động. - Phát triển sự phối hợp vận động giữa các giác quan. - Có cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với thiên nhiên và với các con vật gần gũi. - Giáo dục dinh dưỡng: Trẻ biết giá trị dinh dưỡng của các món ăn được chế biến từ động vật đối với cơ thể. Biết ăn uống hợp vệ sinh, biết giữ vệ sinh chung. - Có ứng xử phù hợp khi thời tiết thay đổi 2- Phát triển nhận thức: - Cung cấp cho trẻ những hiểu biết về thế giới động vật quanh trẻ: Tên gọi, đặc điểm nổi bật, nơi sinh sống, vận động, cách kiếm ăn, sinh sản. Trẻ biết lợi ích , tác hại của động vật với cuộc sống của con người. Cách chăm sóc và bảo vệ chúng - Trẻ biết được mối quan hệ giữa cấu tạo của con vật với môi trường sống, với vận động và cách kiếm ăn. - Biết phân nhóm các loài động vật theo đặc điểm cấu tạo bên ngoài, cách sinh sản, nơi sinh sống. - Phát triển tính tò mò , ham hiểu biết, óc quan sát, khả năng phán đoán, nhận xét các sự vật hiện tượng xung quanh. - Biết cách đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau - Trẻ biết đếm đến 9, nhận biết có nhiều cách chia 9 thành hai phần, và các mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9 - Biết ý nghĩa của ngày 8 tháng 3- là ngày quốc tết phụ nữ 3- Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ đọc thuộc , diễn cảm các bài thơ, kể các câu chuyện trong chủ đề. - Biết dùng ngôn ngữ của mình kể các câu chuyện sáng tạo về các loài động vật. - Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật của một số con vật gần gũi( dùng ngôn ngữ để miêu tả , nhận xét về các con vật). - Dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm của mình với các con vật xung quanh - Biết nói lên những điều trẻ quan sát, nhận xét được và trao đổi thảo luận với người lớn và các bạn. - Tham gia nhiệt tình vào các hoạt động đóng kịch. - Làm quen với các nhóm chữ mới: i, t, c- h, k. Phát âm chuẩn các nhóm chữ cái mới, phát hiện ra các chữ cái mới học và các chữ cái đã học trong tên chỉ các con vật. 4- Phát triển tình cảm xã hội: - Yêu thích các con vật nuôi, mong muốn bảo vệ môi trường sống và các con vật nuôi quý hiếm. - Quý trọng người chăn nuôi và bảo vệ các con vật. - Có một số kĩ năng đơn giản về chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. 5- Phát triển thẩm mỹ: - Trẻ yêu thích cái đẹp, sự đa dạng, phong phú về thế giới động vật. - Biết thể hiện tình cảm yêu quý của mình dành cho các loài động vật qua các tác phẩm: Tô, vẽ, nặn, cắt dán - Tích cực tham gia vào các hoạt động nghe hát, vận động biểu biễn về thế giới động vật. II/ Chuẩn bị của giáo viên: - Trang trí lớp theo đúng chủ đề. Trang trí theo hướng mở để trẻ hoạt động tích cực. - Soan bài đầy đủ, phù hợp chủ đề - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trực quan phục vụ giảng dạy. - Bổ xung học liệu phục vụ chủ đề - Phối hợp với phụ huynh của lớp trong việc chuẩn bị các học liệu bổ trợ giảng dạy Vật nuôi trong gia đình Động vật sống dưới nước Động vật sống trong rừng Chim và côn trùng Mạng nội dung chủ đề: Thế Giới động vật - Tên gọi, đặc điểm nổi bật, sự giống, khác nhau của một số con vật - Mối quan hệ giữa cấu tạo của con vật với môi trường sống, với vận động, cách kiếm ăn. - Quá trình phát triển, cách tiếp xúc với con vật an toàn và giữ gìn vệ sinh. - Cách chăm sóc bảo vệ động vật. - ích lợi của động vật 4 tuần - Tên gọi - Đặc điểm nổi bật, sự giống và khác nhau ( Cấu tạo, môi trường sống, thức ăn, thói quen kiếm mồi và tự vệ) - Mối quan hệ giữa cấu tạo với vận động và môi trường sống. - Lợi ích của động vật với nước - Tên gọi của các con vật khác nhau. - Đặc điểm nổi bật, sự giống- khác nhau của một số con vật. - Quá trình phát triển- ích lợi, tác hại của một số con vật. - Mối quan hệ giữa môi trường sống với cấu tạo, vận động, tiếng kêu, thức ăn và thói quen của một số con vật. - Nguy cơ tuyệt chủng của một số con vật quý hiếm, cần bảo vệ. - Tên gọi các loại chim và côn trùng. - Đặc điểm nổi bật, sự giống và khác nhau về ( Cấu tạo, môi trường sống, thức ăn, thói quen, kiếm mồi và tự vệ…) - Mối quan hệ giữa cấu tạo với vận động và môi trường sống. - ích lợi của chim và côn trùng đối với con người Thế Giới Động Vật Thế giới động vật Phát triển thể chất Phát triển tình cảm xã hội Phát triển nhận thức Phát triển thẩm mỹ Phát triển ngôn ngữ Mạng hoạt động chủ đề: Thế Giới Động Vật - Trẻ thực hiện các vận động: + Bật liên tục qua 4-5 vòng + Trèo lên xuống ghế + Bò zích zắc bằng bàn chân, bàn tay. + Ném trúng đích ngang - Dinh dưỡng: Giáo dục trẻ ăn nhiều các món ăn được chế biến từ động vật. Lợi ích của các món ăn từ động vật đối với cơ thể - Trẻ nghe, học thuộc các bài thơ, câu truyện về đvật : + Thơ: Gà mẹ đếm con, nàng tiên ốc, mèo đi câu cá… + Truyện: Chuyện về loài voi... Tham gia nhiệt tình vào tiết kể chuyện sáng tạo về đvật - LQ với nhóm chữ cái mới: i,t,c- h,k - Tập tô: i,t,c- h,k - Một số trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây, thả đỉa baba, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột - Một số trò chơi vận động: Kéo co, bắt chước tạo dáng… - Một số trò chơi học tập: Người chăn nuôi giỏi, phân nhóm lôtô - XD: Nông trại, khu thả cá, vườn bách thú -T/C đvai: Cửa hàng nấu ăn, Bsỹ thú y Toán - Đếm đến 9, NB số lượng trong pvi 9- NB số 9 - Trẻ NB mqhệ hơn kém về số lượng trong pvi 9 - Thêm bớt, chia nhóm đồ vật có số lượng 9 thành 2 phần. - Đo 1 đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau KPKH - Trẻ cùng khám phá tìm hiểu về TGĐV phong phú xung quanh trẻ: ĐV nuôi trong gđình, dưới nước, trong rừng, chim, côn trùng - Phân nhóm các loài đvật theo đ2 riêng - Trò chuyện về ngày 8 tháng 3 Âm nhạc - Dạy hát: Thương con mèo, đố bạn, con chuồn chuồn, thằng chuột nhắt,bài ca muôn loài, shvn cuối cđề. - Nghe hát: Bèo dạt mây trôi, đuổi chim - T/C âm nhạc: Solmi, hát theo hình vẽ…. Tạo hình: Nặn các con vật bé yêu quý; xé dán đàn cá bơi; vẽ con gà mái; vẽ con gà trống. Hoạt động có chủ đích Chủ đề: Thế giới động vật Từ ngày: 16 tháng 2 năm 2009 đến ngày13 tháng 3 năm 2009 Ngày Môn Tuần I Động vật nuôi trong gia đình TuầnII Động vật sống dưới nước Tuần III Động vật sống trong rừng TuầnIV Chim- Côn trùng Thứ 2 KPKH Vật nuôi trong gia đình Động vật sống dưới nước Những con vật sống trong rừng Chim Côn trùng Thứ 3 Tạo hình …… Văn học Vẽ con gà mái …………….. Thơ: Gà mẹ đếm con Xé dán đàn cá …………….. Thơ: Nàng Tiên ốc Vẽ con gà trống …………….. Truyện: Chuyện về loài voi Nặn con vật bé yêu ……………… Kể chuyện sáng tạo theo chủ đề Thứ 4 Thể dục …….. LQCC Bật liên tục qua 4- 5 vòng …………….. Làm quen nhóm chữ i, t, c Trèo lên xuống ghế …………….. Tập tô I, t, c Bò zích zắc bằng bàn chân, bàn tay …………….. Làm quen nhóm chữ h,k Ném trúng đích nằm ngang ……………… Tập tô h,k Thứ 5 LQV Toán Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau Đếm đến 9- NB số lượng trong PV 9- NB số 9 NB mối quan hệ hơn kém về số lượng trong PV 9 Thêm bớt chia nhóm trong phạm vi 9 Thứ 6 Âm nhạc Hát Thương chú mèo Hát Con Chuồn Chuồn Hát Đố bạn Sinh hoạt văn nghệ cuối chủ đề Kế hoạc tuần I ( Từ ngày16- 02- 2009 đến ngày 20- 02 2009) Chủ đề nhánh: Động vật nuôi trong gia đình I/ Đón trẻ- Thể dục sáng- Trò chuyện sáng: Thời điểm Nội Dung Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành Đón trẻ - Đón trẻ vào lớp tạo cho trẻ sự thoải mái khi đến lớp. - Gợi ý trẻ về các nhóm chơi đã chuẩn bị - Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ - Giúp trẻ có nề nếp khi đến lớp - Biết chơi theo nhóm - Phối hợp cùng gia đình trẻ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ - Yêu cầu: Trẻ nghe lời cô và HĐ tích cực -Phòng nhóm sạch sẽ, gọn gàng -Một số góc: nấu ăn,xây dựng, học tập - Cô đến sớm thông thoáng, lau chùi sạch sẽ phòng nhóm - Đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, tạo cho trẻ sự thoải mái vào buổi sáng. - Nhắc trẻ để đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, hướng trẻ về các góc chơi cô đã chuẩn bị. - Trò chuyện trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ Thể dục sáng - Thứ 2+ thứ 4 + thứ 6: Tập theo băng thể dục toàn trường “cô dạy em” - Thứ 3 +thứ 5: Tập theo nhịp hô - Rèn khả năng nghe và tập theo đúng hiệu lệnh của cô, theo đúng nhạc - Rèn luyện sức khoẻ cho trẻ - Giúp trẻ yêu thích và có ý thức tập thể dục sáng - Yêu câu:Trẻ hào hứng tập, có ý thức tốt trong buổi tập - Sàn tập sạch sẽ, bằng phẳng - Trang phục gọn gàng - Đài, sắc xô, băng đĩa - Vòng, gậy thể dục - Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn thực hiện các kiểu đi, chạy rồi về tập bài tập đội hình đội ngũ- tách hàng - Trọng động: + Hô hấp: Hít thở + Tay: 3 + Chân: 4 + Bụng lườn: 1 - Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng vừa đi vừa hát “ Gà trống, mèo con, cún con” Trò chuyện sáng - Trò chuyện về ấn tượng của trẻ trong những ngày tết - Trò chuyện về chủ đề mới trẻ cùng cô khám phá - Trò chuyện về những con vật nuôi trong gia đình trẻ -Tạo sự thân mật giữa cô và trẻ - Giúp trẻ có sự địng hướng về chủ đề mới trẻ đang khám phá - Trẻ nhớ lại, kể về các con vật nuôi trong gia đình mình. Biết thêm những con vật khác được nuôi trong các gia đình - Giúp trẻ có thêm những hiểu biết về các con vật nuôi trong gia đình - Băng hình, tranh ảnh về các con vật trong gia đình - Các câu đố, bài hát, câu hỏi đàm thoại - Cô cho trẻ kể về các con vật nuôi trong gia đình trẻ - Cho trẻ xem băng hình về các con vật nuôi khác trong gia đình. Cô đọc một số câu đố về các con vật nuôi trong gia đình cho trẻ giải - Cô đặt một số câu hỏi: + Đây là con gì? + Con vật này trông như thế nào? + Con vật này được nuôi ở đâu? để làm gì? - Cô có thể đặt một số câu hỏi kích thích trẻ quan sát sâu hơn II/ Hoạt động góc: Tên góc Nội dung chơi Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành Góc xây dựng - Xây dựng trang trại chăn nuôi động vật - Phát triển kĩ năng hoạt động theo nhóm của trẻ. - Trẻ biết sử dụng các khối nút xây dựng khác nhau để xây dựng được thành một trang trại hoàn chỉnh có nhiều khu để nuôi những con vật khác nhau - Yêu cầu: Trẻ biết phân công công việc cụ thể cho tưng thành viên trong nhóm, đoàn kết khi chơi - Đồ dùng xây dựng - Đồ dùng trang trí: Thảm cỏ, hoa, đèn, cây xanh…. - Đồ dùng lắp ghép: Miếng lắp ghép - Các con vật nuôi trong gia đình bằng nhựa - Cô cho trẻ về góc chơi - Quan sát quá trình phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm - Quan sát quá trình chơi của trẻ để có sự giúp đỡ can thiệp khi cần thiết - Hướng trẻ biết liên kết với các nhóm chơi khác Góc đóng vai - Cửa hàng bán gia súc, gia cầm - Bác sỹ thú y - Nấu các món ăn được chế biến từ động vật - Trẻ biết bắt chước học hỏi công việc hàng ngày của người lớn qua trò chơi của mình - Biết phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm chơi - Biết nhập vai và thể hiện vai chơi của mình - Yêu cầu: Trẻ chơi đoàn kết với các bạn trong nhóm, biết tạo mối quan hệ với các nhóm khác - Đồ dùng gia đình - Đồ dùng nấu ăn - Đồ dùng bán hàng - Đồ dùng bác sỹ - Các con vật nuôi bằng nhựa - Cho trẻ về nhóm chơi, nhập vai và thể hiện vai chơi - Biết tạo mối quan hệ với các nhóm chơi khác Góc tạo hình - Tô màu các con vật nuôi trong gia đình - Nặn các con vật nuôi trong gia đình - Vẽ con gà - Trẻ thể hiện được tình cảm yêu quý của mình dành cho các con vật nuôi trong gia đình qua các tác phẩm của mình - Luyện các kĩ năng vẽ, nặn của trẻ - Y/C: Trẻ tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh - Giấy , bút màu, đất nặn - Bàn , Ghế - Trẻ về góc chơi và cùng chơi đoàn kết với bạn - Cô quan sát và gợi mở thêm ý tưởng cho trẻ Góc âm nhạc - Hát các bài hát về các con vật nuôi trong gia đình - Trẻ ôn , nhớ lại các bài hát về các con vật trẻ thuộc - Giúp trẻ luyện các kĩ năng biểu diễn tự tin trước đám đông - Yêu cầu: Trẻ thuộc và hát hay các bài hát về các con vật, biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc trong quá trình biểu diễn - Dụng cụ âm nhạc: sắc xô, đàn, mũ,…. - Đài - Cô cho trẻ về góc chơi cùng chơi vui với các bạn - Cô nhập vai tham gia cùng trẻ Góc sách Học tập - Xem sách về các động vật nuôi trong gia đình - Chơi lô tô phân nhóm các con vật nuôi trong gia đình theo đặc điểm riêng - Trẻ được khám phá những điều mới về các con vật nuôi trong gia đình trẻ qua các câu chuyện, tập chuyện tranh - Phát triển khả năng nhận thức , tư duy của trẻ qua các trò chơi phân nhóm - Yêu cầu trẻ tham gia chơi nhiệt tình, đoàn kết với bạn trong quá trình chơi - Sách truyện về chủ đề động vật - Lô tô các con vật nuôi trong gia đình - Cô cho trẻ về góc tham gia vào các hoạt động đã dự định - Cô nhập vai cùng tham gia với trẻ Góc thiên nhiên - Chăm sóc cây cảnh của lớp - Khám phá vật chìm vật nổi. - Trẻ được gần gũi với thiên nhiên, được chăm sóc cây cảnh trẻ yêu thích - Được khám phá những điều thú vị về các vật chìm nổi xung quanh trẻ. - Y/C: Trẻ chơi không ướt quần áo, chơi an toàn và chơi đoàn kết với bạn - Khăn lau lá - Nước - Trứng nhựa, một số vật chìm nổi quanh trẻ - Cô cho trẻ về góc chơi và chơi - Cô kiểm tra nhắc nhở trẻ chơi vệ sinh an toàn trong quá trình chơi Kế hoạch ngày Thứ 2 ngày 16 tháng 2 năm 2009 I/ Hoạt động có chủ đích: KPKH: Động vật nuôi trong gia đình 1- Mục đích- yêu cầu: - Trẻ biết tên gọi, và một số đặc điểm nổi bật của các con vật sống trong gia đình: Cấu tạo, tiếng kêu, thói quen, nơi sống vận động, sinh sản…… - Mối quan hệ giữa cấu tạo của con vật với môi trường sống, với vận động, cách kiếm ăn. - Quá trình phát triển, cách tiếp xúc với con vật an toàn và giữ gìn vệ sinh. - Cách chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình. - ích lợi của các con vật nuôi trong gia đình - Phân nhóm các loại động vật theo đặc điểm riêng: Gia súc- gia cầm, đẻ con- đẻ trứng…… - Biết giá trị dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể từ các món ăn được chế biến từ các loài động vật - Biết tác hại của dịch cúm gia cầm đối với sức khoẻ và cách phòng ngừa 2- Chuẩn bị: - Đĩa về các vật nuôi trong gia đình - Tranh ảnh minh hoạ - Đàn, đài, băng đài 3- Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Cho cả lớp hát: “ Gà trống mèo con và cún con” - Chúng mình vừa hát bài hát gì? + Trong gia đình các con có nuôi những con vật gì? + Trong các con vật ấy con yêu quý con vật nào nhất vì sao? * Hoạt động 2: Tìm hiểu, khám phá: - Cho trẻ chơi trò chơi: “ Ô cửa bí mật” - Cô tiến hành cho trẻ tham gia chơi. Để mở được các ô của trẻ phải trả lời được các câu hỏi câu đố mà chương trình đưa ra. ( Câu đố về con vật, tiếng kêu, bản nhạc…). Mỗi ô cửa mở ra cô đặt câu hỏi cho trẻ trả lời: + Đây là con gì? Con biết gì về con vật này? + Con vật này có đặc điểm gì? + Nó được nuôi ở đâu? Nuôi để làm gì? + Là động vật đẻ con hay để trứng? ( Cô có thể đặt ra các câu hỏi sâu hơn tuỳ vào từng con vật như màng ở chân của con vịt giúp ích gì cho con vịt?...... Cô xen kẽ đặt các câu hỏi ngược cho trẻ trẻ lời giúp trẻ khác sâu được hơn những điều trẻ đang khám phá về các con vật ấy.) - Tiến hành so sánh các con vật trong cùng nhóm, phân nhóm các loài động vật nuôi trong gia đình là gia súc và gia cầm - Mở rộng: + Ngoài các con vật trên còn có con vật nào cũng được nuôi trong gia đình nữa? + Các con vật nuôi trong gia đình mang lại lợi ích gì cho cuộc sống của chúng mình? + Con biết những món ăn nào được chế biến từ động vật nuôi trong gia đình? Con thích món ăn nào nhất? Vì sao? + Các món ăn được chế biến từ động vật cung cấp các chất dinh dưỡng gì cho cơ thể chúng mình? * Hoạt động 3: Củng cố - Trò chơi 1: Bắt chước tạo dáng - Trò chơi 2: Phân nhóm theo dấu hiệu đặc trưng + Chia trẻ thành 2 đội lên lấy lô tô xếp thành nhóm theo yêu cầu của cô II/ Hoạt động góc: - Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi - Góc phân vai: Cửa hàng bán gia súc, gia cầm, bác sỹ thú y, nấu các món ăn từ động vật - Góc nghệ thuật: Nặn, tô màu tranh động vật nuôi trong gia đình, hát múa về động vật nuôi trong gia đình - Góc học tập và sách: Xem sách về động vật nuôi trong gia đình, chơi lô tô phân nhóm… - Góc thiên nhiên: Vật chìm vật nổi, chăm sóc cây cảnh III/ Hoạt động ngoài trời: - QS: Gà trống- Gà mái - Trò chơi: Bắt chước, tạo dáng - Chơi theo ý thích 1- Mục đích- yêu cầu: - Trẻ quan sát và nêu được đặc điểm cấu tạo, tiếng kêu của con gà trống, gà mái - So sánh phân biệt được sự giống và khác nhau giữ gà trống, gà mái - Biết lợi ích mà gà trống gà mái đem lại cho cuộc sống của con người - Hướng dẫn trẻ một số thao tác chăm sóc gà và một số các món ăn được chế biến từ gà 2- Chuẩn bị: - Địa điểm quan sát: Chợ Dốc Hanh - Trang phục của trẻ gọn gàng, phù hợp - Đồ dùng đồ chơi hoạt động ngoài trời 3- Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Quan sát gà trống- gà mái - Cô cho trẻ ra địa điểm quan sát tiến hành cho trẻ quan sát cô đặt câu hỏi kích thích trẻ quan sát. + Đây là con gì? + Đâu là con gà trống?( Gà mái? ) Vì sao con biết? + Con gà trống có đặc điểm gì? Con gà mái có đặc điểm gì? nó kêu như thế nào? + Gà trống và gà mái có đặc điểm gì giống và khác nhau? + Gà trống và gà mái được nuôi ở đâu để làm gì? ( Cô có thể đặt một số câu hỏi ngược kiểm tra trẻ như: Cô biết rồi nhé gà trống đẻ ra trứng ấp thành con? …..) + Các món ăn nào thường được chế biến từ gà? + Tết vừa rồi nhà con thịt mấy con gà? Nhà con chế biến thành các món ăn gì? + Các món ăn được chế biến từ gà có tốt cho cơ thể chúng mình không? Nó cung cấp những chất dinh dưỡng gì? + Chúng mình có được ăn thịt gà ốm không? vì sao? ( Cô giáo dục trẻ không nên ăn thịt gà ốm vì dễ bị lây cúm H5N1…) * Hoạt động 2: Trò chơi: Bắt chước tạo dáng - Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi - Tổ chức cho trẻ chơi * Hoạt động 3: Chơi theo ý thích - Cho trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời IV/ Hoạt động chiều: - Thơ: Mèo đi câu cá - Hát về động vật nuôi trong gia đình V/ Đánh giá hoạt động cuối ngày: ………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ 3 ngày 17 tháng 2 năm 2009 I/ Hoạt động có chủ đích: Tiết 1: Tạo hình: Vẽ con gà mái 1- Mục đích- yêu cầu: - Dạy trẻ biết cách vẽ các hình tròn, kết hợp với các chi tiết như mỏ, mào , đuôi để miêu tả hình dáng và đặc điểm của gà mẹ. Biết sáng tạo về màu sắc và hình dạng gà mẹ. - Yêu cầu: Trẻ vẽ được thành hình con gà mái hoàn chỉnh với đầy đủ các bộ phận và tô màu thật đẹp cho bức tranh. - Giáo dục trẻ: Biết yêu quý , chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình 2- Chuẩn bị: - Tranh mẫu của cô - Bút màu, giấy vẽ cho cô và trẻ - Bàn ghế, bảng, kẹp tranh - Đàn 3 Tiến hành: * Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú - Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình: + Gia đình con nuôi những con vật gì? Tình cảm của con với những con vật đấy như thế nào? + Con yêu quý con vật nào nhất? Vì sao? + Hàng ngày con đã giúp mẹ chăm sóc những con vật đấy như thế nào? * Chơi trò chơi: Nghe tiếng kêu đoán tên con vật - Chia trẻ thành các nhóm nhỏ cùng chơi - Cô cho trẻ nghe tiếng kêu của các con vật bằng các hình thức khác nhau cho trẻ đoán tên. Mỗi lần trẻ đoán đúng tặng cho các đội các phần quà là giấy và bút màu giấu trong các hộp. - ở câu hỏi cuối cùng phần thưởng chung là một bức tranh được giấu trong ô cửa kì diệu. * Hoạt động 2: Quan sát nhận xét đàm thoại về tranh mẫu: - Ai có nhận xét gì về bức tranh này? + Vẽ con gì? Vì sao con biết? + Con gà mái trong tranh có đặc điểm gì? ( Màu sắc, cấu tạo, hình dạng….) + Cô đặt câu hỏi sâu hơn kích thích trẻ quan sát nhận xét từng đặc điểm trong tranh. - Chúng mình có muốn trổ tài vẽ tranh con gà mái giống trên bức tranh này không? - Cho trẻ đọc bài thơ “ Tìm ổ” cùng về chỗ ngồi” * Hoạt động 3: Cô vẽ mẫu Để chúng mình vẽ thật đẹp tranh gà mái chúng mình cùng nhìn lên đây xem cô hướng dẫn cách vẽ nhé - Cô vẽ mẫu: Nhấn mạnh vẽ 1 hình tròn to làm thân, 1 hình tròn nhỏ hơn phía trên làm đầu. Sau đó vẽ các nét làm mào, chân , mắt, mỏ, đuôi. Chú ý đuôi gà mái ngắn, chân ngắn, mào nhỏ. - Sau khi vẽ xong cần làm gì để hoàn thiện bức tranh? - Phải tô màu như thế nào? ( Mào màu đỏ, mỏ màu vàng hơi nhạt…) * Hoạt động 4: Trẻ thực hiện - Cho trẻ về ngồi thực hiện - Cô quan sát giúp đỡ trẻ. Nhắc trẻ hoàn thiện bức tranh * Hoạt động 5: Trưng bày nhận xét sản phẩm - Cho trẻ quan sát nhận xét bài của bạn - Cô quan sát nhận xét chung Tiết 2: Văn học Thơ: Gà mẹ đếm con 1- Mục đích- yêu cầu: - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ, trả lời được câu hỏi của cô - Đọc được diễn cảm bài thơ, đúng nhịp điệu của bài thơ 2- Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ thơ - Đàn 3- Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Hát: “ Đàn gà trong sân” + Gia đình nhà gà có những ai? + Để có được những chú gà con xinh xắn gà mẹ đã phải làm gì?( đẻ ra trứng, ấp ủ) + Gà bố, gà mẹ có yêu quý những chú gà con không? à Có một bài thơ rất hay nói về tình cảm yêu quý, quan tâm của gà mẹ với các chú gà con đấy, đó chính là bài thơ “ Gà mẹ đếm con”, chúng mình cùng nghe cô đọc nhé * Hoạt động 2: Cô đọc mẫu, giảng giải đàm thoại về nội dung bài thơ - Cô đọc mẫu lần 1: Không tranh minh hoạ + Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? + Vì sao gà mẹ phải đếm con? - Cô đọc lần 2: Sử dụng tranh minh hoạ - Đàm thoại: + Khi những chú gà con xinh xắn được nở ra gà mẹ đã làm gì? Vì sao phải đếm? + Khi những “ Hạt nắng bé xíu” rơi trên nền nhà điều gì đã xảy ra? Tại sao đàn gà lại ùa ra nhặt những hạt nắng? + Theo các con hạt nắng được nhắc đến ở đây là gì? Lúc này tâm trạng của gà mẹ như thế nào? Gà mẹ đã làm gì? + Chúng mình thấy tình cảm của gà mẹ dành cho những chú gà con như thế nào? ( So sánh tình cảm của gà mẹ dành cho gà con giống tình cảm của mẹ dành cho chúng mình) * Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ - Trẻ đọc theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân - Cô nghe và hướng dẫn trẻ đọc đúng nhịp điệu bài thơ, đọc diẽn cảm bài thơ * Kết thúc: Cho trẻ hát, vận động “ Đàn gà trong sân” II/ Hoạt động góc: - Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi động vật - Góc phân vai: Cửa hàng bán gia súc, gia cầm, nấu các món ăn từ động vật, bác sỹ thú y - Góc sách, học tập: Chơi lô tô về các con vật nuôi trong gia đình, xem sách về động vật nuôi trong gia đình - Góc nghệ thuật: Tô tranh động vật nuôi trong gia đình, hát về các con vật nuôi trong gia đình. - Góc thiên nhiên: Vật chìm, vật nổi III/ Hoạt động ngoài trời: QS: Con mèo TC: Bắt chước- tạo dáng Chơi theo ý thích 1- Mục đích- Yêu cầu: - Trẻ quan sát nhận xét đặc điểm cấu tạo của con mèo - Biết được một số đặc điểm khác: Là động vật đẻ ra con, được nuôi trong gia đình để bắt chuột. Thức ăn yêu thích nhất của mèo là chuột và cá - Giáo dục: Trẻ yêu quý , bảo vệ những chú mèo. 2- Chuẩn bị: - Con mèo thật - Vòng, bóng, phấn, lá cây - Trang phục của trẻ gọn gàng, phù hợp. 3- Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Quan sát con mèo - Cô cho trẻ xếp hàng ra ngoài trời gần đến vị trí quan sát, đặt câu hỏi hỏi trẻ: + Đây là con gì? + Ai có nhận xét gì về chú mèo này? + Mèo được nuôi để làm gì? + Thức ăn yêu thích nhất của mèo là gì? + Là động vật đẻ con hay đẻ trứng? + Cùng bắt chước tiếng kêu của những chú mèo nào. * Hoạt động 2: TC : Bắt chước- tạo dáng - Cô hướng dẫn lại luật chơi, cách chơi - Tổ chức cho trẻ chơi * Hoạt động 3: Chơi theo ý thích Cho trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời và các đồ chơi mang theo IV/ Hoạt động chiều: - Ôn bài thơ đã học vào buổi sáng - Ôn chữ cái và chữ số trẻ đã học V/ Đánh giá hoạt động cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Thứ 4 ngày 18 tháng 2 năm 2009 I/ Hoạt động có chủ đích: Tiết 1: Thể dục Bật liên tục qua 4- 5 vòng Trò chơi vận động: Kéo co 1- Mục đích- yêu cầu: - Dạy trẻ kĩ năng bật liên tục qua 4- 5 vòng. - Yêu cầu: Trẻ biết nhún bật liên tục qua 4- 5 vòng. Khi bật chân không chạm mép vòng - Phát triển tố chất mạnh, khéo cho trẻ. 2- Chuẩn bị: - Địa điểm: Ngoài sân trường - 12 cái vòng. - Dây 3- Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Trò chuyện - Cho trẻ hát bài hát “ Gà trống mèo con và cún con”. - Trò chuyện về dáng đi của các con vật nuôi trong gia đình - Mời trẻ tha

File đính kèm:

  • docdong vat 3 tuoi.doc