Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non độ tuổi mẫu giáo

I . Giáo dục phát triển thể chất:

 * Dinh dưỡng:

 + Biết ăn hết suất và biết ích lợi của bữa ăn, lượng nước uống hằng ngày đối với cơ thể. Biết một số món ăn thông thường ở trường.

 + Biết nguồn gốc và lợi ích của các loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ.

 + Sử dụng đúng các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường: Khăn, bàn chải đánh răng, ly .

 + Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, biết mời cô mời bạn trước khi ăn, không nói chuyện trong giờ ăn, ngủ.

 + Biết cách bảo vệ và chăm sóc cơ thể: Giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ thể. Thực hiện thói quen biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ khi đến trường cũng như ở nhà.

 * Vận động :

 + Khả năng phối hợp vận động các bộ phận cơ thể, vận động nhịp nhàng với các bạn, điều chỉnh các hoạt động theo tín hiệu: Đi, chạy, bò, tung bóng, bắt bóng.

 + Kỹ năng vận động linh hoạt cơ ngón tay, bàn tay để nắm các đồ dùng, đồ chơi.

 + Khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân và phối hợp với bạn để tham gia các hoạt động trong tháng : Văn nghệ , đóng kịch.

 + Biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3733 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non độ tuổi mẫu giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ I . Giáo dục phát triển thể chất: * Dinh dưỡng: + Biết ăn hết suất và biết ích lợi của bữa ăn, lượng nước uống hằng ngày đối với cơ thể. Biết một số món ăn thông thường ở trường. + Biết nguồn gốc và lợi ích của các loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. + Sử dụng đúng các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường: Khăn, bàn chải đánh răng, ly ... + Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, biết mời cô mời bạn trước khi ăn, không nói chuyện trong giờ ăn, ngủ. + Biết cách bảo vệ và chăm sóc cơ thể: Giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ thể. Thực hiện thói quen biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ khi đến trường cũng như ở nhà. * Vận động : + Khả năng phối hợp vận động các bộ phận cơ thể, vận động nhịp nhàng với các bạn, điều chỉnh các hoạt động theo tín hiệu: Đi, chạy, bò, tung bóng, bắt bóng.... + Kỹ năng vận động linh hoạt cơ ngón tay, bàn tay để nắm các đồ dùng, đồ chơi. + Khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân và phối hợp với bạn để tham gia các hoạt động trong tháng : Văn nghệ , đóng kịch.... + Biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non. II. Giáo dục phát triển nhận thức + Nhận biết tên, địa chỉ trường, tên lớp đang học, tên các cô trong BGH, cô giáo, cô cấp dưỡng, bảo vệ, phục vụ và công việc của các cô bác trong trường. + Khả năng ghi nhớ tên các bạn trong lớp, biết tên một số ĐDĐC của lớp. + Trẻ biết mối quan hệ của mình với với cô với bạn. + Khả năng nhận biết một vài đặc điểm đặc trưng của mùa Thu, đặc trưng của ngày hội lớn: Ngày hội đến trường của bé, ngày trung thu. + Khả năng quan sát, so sánh, phân loại. III. Giáo dục phát triển ngôn ngữ + Hiểu và biết gọi đúng tên trường, tên lớp, tên các cô, tên các bạn. + Mạnh dạn trong giao tiếp với cô, bạn.Trả lời rõ ràng, mạch lạc, lễ phép ... + Biết trả lời, đặt câu hỏi. Kể về các hoạt động trong lớp, trong trường. + Kể chuyện, đọc thơ mạch lạc, biểu đạt cảm xúc. VI.Giáo dục phát triển thẩm mỹ + Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường, lớp. + Yêu thích vẻ đẹp của mùa Thu với không khí rộn ràng của ngày hội đến trường. + Thể hiện cảm xúc của mình về trường, lớp thông qua hoạt động tạo hình, hát múa, thơ. V. Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội: + Biết kính trọng, yêu quý cô giáo, các cô bác trong trường, thân thiện, hợp tác với các bạn + Biết yêu quý trường lớp và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi của trường, lớp. + Biết vâng lời cô giáo và người lớn trong trường, đoàn kết và nhường nhịn bạn MẠNG CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON (4 tuần) TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ + MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết tên trường, lớp, tên cô giáo, tên các cô trong BGH. - Biết một số khu vực trong trường, biết được các đồ dùng đồ chơi trong trường. - Khéo léo khi đi trong đường hẹp. - Biết chọn đồ chơi cho bạn. - Yêu quí cô giáo, trường qua bài thơ, bài hát. - Trẻ biết yêu thương trường, lớp, biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ. - HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện về trường Mầm non. - HOẠT ĐỘNG 2: Đi theo đường hẹp. - HOẠT ĐỘNG 3: Tô màu đồ chơi cho bạn. - HOẠT ĐỘNG 4: Hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non” - HOẠT ĐỘNG 5: Thơ “Cô giáo” - HOẠT ĐỘNG 6: + Chơi đoán xem ai nhanh. + Xây đường đến trường, vườn hoa của trường. + Tập làm cô giáo, cô cấp dưỡng. + Chơi với đất nặn. NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG CỦA BÉ + MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ ham thích đến trường, lớp, thích thú với các hoạt động của ngày hội đến trường. - Trẻ biết sử dụng màu để tô. Biết cách cầm bút bằng tay phải. - Trẻ cảm nhận được niềm vui khi đến trường qua bài hát, thơ. - Biết yêu quí trường, lớp, cô giáo và các bạn. - HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện về các hoạt động của ngày hội đến trường. - HOẠT ĐỘNG 2: Đi chạy theo hiệu lệnh của cô. - HOẠT ĐỘNG 3: Tô màu đường đến trường. - HOẠT ĐỘNG 4: Hát “Cháu đi mẫu giáo” - HOẠT ĐỘNG 5: Thơ “Bé không khóc nữa” - HOẠT ĐỘNG 6: + Bé làm cô giáo. + Xây đường đến trường Mầm non, lắp ghép. + Xem tranh về các hoạt động ở trường Mầm non. Đoán tên bạn qua giọng nói. Giúp cô tìm bạn. + Chơi với đất nặn LỚP HỌC CỦA BÉ + MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết ứng xử và xưng hô với cô giáo và các bạn trong lớp. - Biết yêu quí cô và các bạn, biết giữ đồ dùng đồ chơi trong lớp - Rèn kỹ năng chạy chậm. - Biết vẽ 2- 3 vòng tròn. - Biết giữ gìn lớp sạch đẹp, gọn gàng. - HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện tìm hiểu về các đồ dùng đồ chơi của lớp. - HOẠT ĐỘNG 2: Chạy chậm. - HOẠT ĐỘNG 3: Vẽ quả bóng. - HOẠT ĐỘNG 4: Hát “Vui đến trường” - HOẠT ĐỘNG 5: Chuyện “Đôi bạn tốt” - HOẠT ĐỘNG 6: + Bé làm cô giáo, cô cấp dưỡng. + Sắp xếp đồ chơi của lớp. + Chơi với đất nặn, làm quen với bút chì. + Múa hát về trường Mầm non.. BÉ VUI ĐÓN TRUNG THU + MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu biết ý nghĩa của ngày trung thu. - Cháu thuộc thơ, bài hát về trung thu. - Biết đẩy vật ném đi xa, ném đúng kỹ thuật. - Biết yêu thích ngày trung thu, biết nhường đồ chơi cho bạn. - HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện về các hoạt động của ngày trung thu. - HOẠT ĐỘNG 2: Ném xa bằng 01 tay. - HOẠT ĐỘNG 3: Nặn bánh trung thu. - HOẠT ĐỘNG 4: Hát “Đêm trung thu” - HOẠT ĐỘNG 5: Thơ “Trăng sáng” - HOẠT ĐỘNG 6: + Chơi múa lân, rồng rắn lên mây. + Hát, đọc thơ về trung thu. + Tô màu lồng đèn, nặn bánh trung thu. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Ngày 06/09/2010 Hoạt động: Trò chuyện về ngày hội “Bé đến trường” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết được các hoạt động ngày hội đến trường của bé (Vui chơi, học tập cùng các bạn và cô giáo.) Quang cảnh xung quanh trường, không khí của ngày khai trường. - Trẻ nhận biết các hoạt động của ngày khai trường - Trẻ vui vẻ hứng thú đến trường, lễ phép với người lớn, quan tâm đến bạn bè II. CHUẨN BỊ: - Các tranh ảnh về ngày hội đến trường - Cờ, bóng, băng nhạc III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động đón trẻ: - Cho trẻ xem tranh về ngày khai giảng của bé. - Cô trò chuyện với trẻ về ngày khai giảng + Thể dục buổi sáng: Tập với bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non” - Hô hấp : Thổi nơ 4 lần x 2 nhịp - Tay : Hai tay đưa ra trước lên cao 4 lần x 2 nhịp * Chân : Ngồi xổm 4 lần x 2 nhịp - Bụng : Đứng xoay người sang 2 bên 4 lần x 2 nhịp - Bật : Bật tại chỗ 4 lần x 2 nhịp 2. Hoạt động học: a. Hoạt động mở đầu: - Hát: Ngày vui của bé b. Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: - Cho cháu xem tranh về ngày khai giảng. Gợi ý cho trẻ kể về - Quang cảnh của ngày khai giảng (Cờ, hoa, bong bóng,) - Trang phục của các cô, các cháu (Cô: Áo dài; cháu: Đồ đồng phục) - Không khí ngày khai giảng (Vui nhộn) - Các hoạt động của ngày khai giảng (Cô hiệu trưởng phát biểu, văn nghệ, các trò chơi dân gian) Hoạt động 2: - Cô cho cháu biết ngày khai giảng là ngày 5/9, tất cả các cháu đều phải đến trường để bắt đầu cho năm học mới, đó là ngày hội đến trường. - Cô giới thiệu tên trường, tên lớp và tên các cô chú trong trường. Hoạt động 3: - Cho trẻ chơi: Tìm bạn thân c. Kết thúc hoạt động: - Hát: Mẹ và cô 3. Hoạt động ngoài trời: * Hoạt động có mục đích : Quan sát cây trong sân trường * Trò chơi vận động : Chơi đuổi bóng * Chơi tự do 4. Hoạt động chơi các góc: * Góc phân vai : Tập làm cô giáo * Góc xây dựng : Xây lớp, chơi lắp ghép * Góc tạo hình : Chơi với đất nặn * Góc học tập : Giúp cô tìm bạn 5. Hoạt động chiều: * Tập hát :Vui đến trường * Chơi : Đồ chơi lắp ghép * Vệ sinh, trả trẻ. * Đánh giá cuối ngày: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Ngày 07/09/2010 Hoạt động: Đi chạy theo hiệu lệnh của cô I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu biết thực hiện đúng theo hiệu lệnh của cô, biết phối hợp chân tay nhịp nhàng. - Rèn khả năng phản xạ nhanh, rèn tính kỷ luật khi thực hiện. - Trẻ biết ý nghĩa công việc rèn luyện tập thể dục giúp cơ thể khoẻ mạnh. II. CHUẨN BỊ: - Sân bãi sạch sẽ. - Cờ hoa, nhạc bài trường chúng cháu là trường mầm non. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động đón trẻ: - Cho trẻ chơi lắp ghép hoa + Thể dục buổi sáng: Tập với bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non” 2. Hoạt động học: a. Hoạt động mở đầu: * Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân, mũi chân, gót chân, nâng cao đùi b. Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: * Trọng động: + Bài tập phát triển chung: - Hô hấp : Thổi nơ 2 lần x 2 nhịp - Tay vai : Hai tay đưa ra trước lên cao 2 lần x 2 nhịp * Chân : Ngồi xổm 4 lần x 2 nhịp - Bụng lườn : Đứng xoay người sang hai bên 2 lần x 2 nhịp - Bật : Bật tại chỗ 2 lần x 2 nhịp Hoạt động 2: + Vận động cơ bản: - Cho trẻ đi tự do quanh sân 1-2 vòng. - Cho trẻ đi theo hàng thẳng từ vach xuất phát đến đu quay - Cô hướng dẫn trẻ đi thẳng người, mắt nhìn thẳng về phía trước. - Cho trẻ chạy từ đu quay đến vạch xuất phát. Cô nhắc trẻ chạy thẳng người, đánh tay nhịp nhàng, - Sau đó, cô dùng trống lắc làm hiệu lệnh tập cho trẻ đi, chạy theo tiếng gõ trống lắc của cô, cô gõ nhẹ trẻ đi, cô gõ mạnh trẻ chạy, thay đổi hiệu lệnh để rèn trẻ phản xạ nhanh Hoạt động 3: + Trò chơi: Cho trẻ chơi với bóng c. Kết thúc hoạt động: * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 3. Hoạt động ngoài trời: * Hoạt động có mục đích : Làm quen các đồ chơi ở sân trường * Trò chơi vận động : Chơi đuổi theo cô * Chơi tự do: 4. Hoạt động chơi các góc: * Góc phân vai : Tập làm cô giáo. * Góc xây dựng : Xây đường đến trường MN. * Góc tạo hình : Làm quen với bút màu,đất nặn. * Góc học tập : Chơi xâu hạt, xem tranh về các hoạt động ở trường MN. 5. Hoạt động chiều: * Tập thơ : Cô giáo em * Chơi : Lộn cầu vồng * Vệ sinh, trả trẻ. * Đánh giá cuối ngày: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Ngày 08/09/2010 Hoạt động: Tô màu đường đến trường I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu biết cầm bút bằng tay phải, biết cách di màu theo hướng từ trái qua phải, từ trên xuống dưới - Biết gọi tên các con đường: Đường thẳng, đường ngoằn nghèo, đường gấp khúc. - Rèn kỹ năng tô kín màu trong đường vẽ. - Giáo dục trẻ biết yêu quí con đường đến trường. II. CHUẨN BỊ: - Mẫu tô của cô. Mẫu vẽ một số con đường, - Vở vẽ, bút màu của cháu. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động đón trẻ: Trò chuyện với trẻ về phương tiện bố mẹ đưa cháu đến trường, đi trên con đường như thế nào? + Thể dục buổi sáng: Tập với bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non” 2. Hoạt động học: a. Hoạt động mở đầu: - Cho trẻ nghe bài hát: Đường và chân b. Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: - Cho cháu quan sát một số con đường (Đường thẳng, gấp khúc, ngoằn nghèo) - Cô gợi ý cho trẻ gọi tên và nêu đặc điểm về các con đường, đếm số lượng con đường dẫn bạn đến trường. Hoạt động 2: - Cô tô mẫu cho cháu quan sát. - Hướng dẫn trẻ cách cầm bút, cách tô màu từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. - Cho cháu nêu lại cách cầm bút và tô màu. Hoạt động 3: - Cho cháu thực hiện, cô quan sát, nhắc nhở cháu cách cầm bút, cách di màu. - Cho cháu quan sát, nhận xét tranh tô của bạn, của mình. - Cho cháu biết con đường là nơi hàng ngày chúng ta thường được bố mẹ đưa đến trường,đi chơi...vì vậy chúng ta phải biết yêu quí và giữ gìn con đường luôn sạch, đẹp. c. Kết thúc hoạt động: - Hát: Cháu đi mẫu giáo. 3. Hoạt động ngoài trời: * Hoạt động có mục đích : Giới thiệu các phòng chức năng * Trò chơi vận động : Tung bóng * Chơi tự do : Chơi với đồ chơi vận động 4. Hoạt động chơi các góc: * Góc phân vai : Tập làm cô giáo. * Góc xây dựng : Xây lớp, chơi lắp ghép * Góc tạo hình : Chơi với đất nặn 5. Hoạt động chiều: * Ôn tập : Hoàn thành các tranh tô màu chưa hoàn chỉnh * Chơi : Dung dăng dung dẻ * Vệ sinh, trả trẻ. * Đánh giá cuối ngày: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Ngày 09/09/2010 Hoạt động: Hát: Cháu đi mẫu giáo I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu thuộc bài hát, hát rõ lời, biết tên bài hát. - Biết vỗ tay theo phách cùng cô. - Phát triển thính giác qua trò chơi ai đoán giỏi. - Giáo dục trẻ đi học không khóc nhè. II. CHUẨN BỊ: - Mũ chóp, máy caset, băng nhạc. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động đón trẻ: - Cho trẻ nghe hát các bài hát về trường mầm non. + Thể dục buổi sáng: Tập với bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non” 2. Hoạt động học: a. Hoạt động mở đầu: - Trò chuyện về tên, tuổi của trẻ, vì sao trẻ phải đi học, khi đi học thì phải như thế nào? b. Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: * Dạy hát: - Cô giới thiệu tên bài hát, nội dung bài hát và hát cho cháu nghe. - Dạy cháu hát từng câu cho đến hết bài hát. Hát từng đoạn bài hát. - Cho cháu hát cả lớp, nhóm bạn trai bạn gái, tổ. - Cho cháu hát kết hợp vỗ tay theo phách cùng cô. - Hát cá nhân (chọn một cháu hát rõ lời) Hoạt động 2: * Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học - Cô hát cho cháu nghe lần 1, giảng nội dung bài hát. - Lần 2 cho cháu nghe qua máy. Hoạt động 3: * Trò chơi: Ai đoán giỏi: - Cho cháu ngồi vòng tròn, gọi một cháu lên đội mũ chóp che mắt. Sau đó, cho một bạn hát cháu đội mũ phải lắng nghe và đoán được tên bạn đã hát. - Giáo dục cháu đi học không khóc nhè, để bố mẹ yên tâm đi làm. c. Kết thúc hoạt động: - Hát lại bài: Cháu đi mẫu giáo 3. Hoạt động ngoài trời: * Hoạt động có mục đích : Quan sát, nhận xét đặc điểm lá bàng. * Trò chơi vận động : Mèo và chim sẻ * Chơi tự do : Chơi với đồ chơi vận động, nhặt lá bàng. 4. Hoạt động chơi các góc: * Góc phân vai : Chơi làm cô giáo * Góc xây dựng : Xây trường Mầm non * Góc tạo hình : Làm quen với bút chì, đất nặn 5. Hoạt động chiều: * Đọc thơ : Trong lớp. * Chơi : Lộn cầu vồng * Vệ sinh, trả trẻ. * Đánh giá cuối ngày: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Ngày 10/09/2010 Hoạt động: Thơ: Bé không khóc nữa I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu thuộc thơ, đọc rõ lời. - Biết trả lời các câu hỏi theo nội dung bài thơ. - Giáo dục cháu không khóc nhè, ham thích đi học. II. CHUẨN BỊ: - Tranh về nội dung bài thơ. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động đón trẻ: - Xem tranh về các hoạt động vui chơi ở trường Mầm non. + Thể dục buổi sáng: Tập với bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non” 2. Hoạt động học: a. Hoạt động mở đầu: - Hát : “Cháu đi mẫu giáo” b. Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: - Cô đàm thoại với trẻ về tuổi của cháu, về quang cảnh của trường. - Giới thiệu tên bài thơ (Bé không khóc nữa) tên tác giả (Vũ Thị Minh Tâm). - Cô đọc cho trẻ nghe lần 1. Đọc cho trẻ nghe kết hợp tranh về nội dung bài thơ. Hoạt động 2: - Đàm thoại, trích dẫn nội dung bài thơ - Bé làm gì khi đến lớp không thấy ai quen? - Mẹ nói gì với bé? - Cô làm gì khi bé khóc? - Bé làm gì khi thấy các bạn cùng vui chơi? Hoạt động 3: - Tập cho trẻ đọc theo cô từng câu. - Cho trẻ đọc đồng thanh, nhóm, tổ, cá nhân. - Cho trẻ biết tình cảm của cô giáo đối với cháu cũng giống như mẹ. - Giáo dục trẻ đi học không khóc nhè, đến trường các cháu được vui chơi múa hát cùng bạn. c. Kết thúc hoạt động: - Hát: Cô và mẹ. 3. Hoạt động ngoài trời: * Hoạt động có mục đích : Làm quen với các khu vực trong trường. * Trò chơi vận động : Chơi tung bóng. * Chơi tự do : Chơi với các đồ chơi vận động. 4. Hoạt động chơi các góc: * Góc phân vai : Tập làm cô giáo * Góc xây dựng : Xây Khuôn viên trường MN * Góc tạo hình : Chơi với đất nặn, ghép hình hoa. 5. Hoạt động chiều: * Tập hát : Hát các bài hát về trường MN * Tập cho bé xếp gọn kệ đồ chơi * Vệ sinh, trả trẻ. * Đánh giá cuối ngày: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docchu de Truong mam non do tuoi MG Be.doc
Giáo án liên quan