Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non (thời gian thực hiện 3 tuần)

 1.Về mục tiêu của chủ đề:

 -Trong chủ đề này các mục tiêu đã thực hiện được đó là: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mĩ, phát triển tình cảm, xã hội.

 -Một số mục tiêu đặt ra đạt kết quả chưa đồng đều ở các trẻ và lí do:

 +Phát triển thể chất: Chuyền bóng: Một số trẻ còn để bóng lâu trên tay, không chuyền bóng cho bạn kế tiếp. Cụ thể là Quốc Bảo, Thế Phú, Doãn Huy. Lí do: Do trẻ chưa hiểu được mục đích của hoạt động, trẻ chưa chú ý nghe cô giải thích.

 +Phát triển thẩm mĩ: Đa số trẻ chưa biết vẽ trong đề tài vẽ theo ý thích, trẻ chưa tạo ra được sản phẩm, chưa cầm bút vẽ được,cô còn phải cầm tay nhiều.

 2. Về nội dung của chủ đề:

 -Trẻ biết được tên gọi các thành viên trong gia đình như: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em. Biết yêu quí và chăm sóc những người thân trong gia đình.

 -Trẻ biết được ai cũng có một ngôi nhà để ở, biết nhu cầu của gia đình là được ăn, mặc, vui chơi, giải trí.

 -Trẻ biết tên gọi các đồ dùng trong gia đình, chất liệu làm nên đồ dùng. Biết cách sử dụng và giữ gìn các đồ dùng trong gia đình.

-Trẻ biết lễ phép với người lớn, nhường nhịn em nhịn em nhỏ và quan tâm đến mọi người.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non (thời gian thực hiện 3 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON. Thời gian thực hiện: 3tuần, từ ngày 18 tháng 10 đến 12tháng11 năm 2010. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1.Về mục tiêu của chủ đề: -Trong chủ đề này các mục tiêu đã thực hiện được đó là: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mĩ, phát triển tình cảm, xã hội. -Một số mục tiêu đặt ra đạt kết quả chưa đồng đều ở các trẻ và lí do: +Phát triển thể chất: Chuyền bóng: Một số trẻ còn để bóng lâu trên tay, không chuyền bóng cho bạn kế tiếp. Cụ thể là Quốc Bảo, Thế Phú, Doãn Huy. Lí do: Do trẻ chưa hiểu được mục đích của hoạt động, trẻ chưa chú ý nghe cô giải thích. +Phát triển thẩm mĩ: Đa số trẻ chưa biết vẽ trong đề tài vẽ theo ý thích, trẻ chưa tạo ra được sản phẩm, chưa cầm bút vẽ được,cô còn phải cầm tay nhiều. 2. Về nội dung của chủ đề: -Trẻ biết được tên gọi các thành viên trong gia đình như: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em. Biết yêu quí và chăm sóc những người thân trong gia đình. -Trẻ biết được ai cũng có một ngôi nhà để ở, biết nhu cầu của gia đình là được ăn, mặc, vui chơi, giải trí. -Trẻ biết tên gọi các đồ dùng trong gia đình, chất liệu làm nên đồ dùng. Biết cách sử dụng và giữ gìn các đồ dùng trong gia đình. -Trẻ biết lễ phép với người lớn, nhường nhịn em nhịn em nhỏ và quan tâm đến mọi người. 3.Về việc tổ chức các hoạt động của chủ đề. -Hoạt động có chủ đích: +Trẻ tham gia tích cực, hứng thú với các hoạt động: Khám phá khoa học, làm quen với toán, làm quen văn học, giáo dục âm nhạc. +Một số trẻ chưa hứng thú lắm với các hoạt động như: Tạo hình, Phát triển vận động. Lí do: Do những trẻ này chưa tạo ra được sản phẩm nên chưa có hứng thú với hoạt động, do sự tập trung chú ý của trẻ chưa bền, ra sân trẻ còn bị thu hút bởi các yếu tố ngoại cảnh. -Về việc tổ chức chơi trong lớp: +Về việc tham gia hoạt động góc: Trẻ được tham gia chơi ở sáu góc chơi: Góc bé thích xây dựng, bé tập phân vai, bé yêu nghệ thuật, bé chăm học tập, thư viện của bé, bé yêu thiên nhiên. Trẻ đã biết phối hợp chơi cùng nhau ở các góc theo chủ đề. Tuy nhiên còn có một số trẻ chưa thể hiện được vai chơi đã nhận, chưa biết giữ gìn và đồ chơi, chưa để đồ chơi đúng nơi qui định. +Về việc tham gia các trò chơi buổi chiều: Đa số trẻ đã tham gia tích cực vào các trò chơi, trẻ biết tên trò chơi, cách chơi. Tuy nhiên, ở một số trò chơi trẻ chơi chưa chơi tốt, ví dụ như: Trò chơi: Đồ dùng này làm bằng gì? -Về việc tổ chức hoạt động ngoài trời: Trẻ hứng thú với hoạt động ngoài trời, thích chơi các trò chơi dân gian cũng như trò chơi vận động, hứng thú với các đồ chơi ngoài trời như xích đu, bập bênh, cầu tuột. -Về việc tham gia thể dục sáng: Trẻ đã di chuyển đội hình kịp với nhạc, tập các động tác thể dục sáng kết hợp nhạc. 4.Những vấn đề khác cần lưu ý: -Cô khuyến khích, động viên trẻ tự xúc ăn, ăn gọn gàng trong bữa ăn. -Thường xuyên giáo dục vệ sinh cho trẻ, nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng. -Trong mỗi bữa ăn cô giới thiệu tên món ăn và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, động viên trẻ ăn hết suất. -Phối hợp với phụ huynh cho trẻ đi học đúng giờ để không ảnh hưởng đến buổi thể dục sáng. 5.Một số lưu ý để việc thực hiện chủ đề sau được tốt hơn: -Trong mỗi buổi học cô giáo phải chuẩn bị bài và đồ dùng, đồ chơi chu đáo để bài giảng có hiệu quả -Động viên , khuyến khích, nhắc nhở trẻ nhiều hơn trong hoạt động tạo hình. -Thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ.

File đính kèm:

  • docdanh gia chu de gia dinh.doc
Giáo án liên quan