Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ điểm: Một số nghề phổ biến

 I) Mục đích yêu cầu:

 1- Kiến thức: -Trẻ tập được các động tác thuần thục theo cô từng các động tác

 2- Kỹ năng: - Trẻ biết kết hợp chân tay nhịp nhàng

 3- Giáo dục: - Trẻ chăm tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh

 II) Chuẩn bị :

 - Địa điểm: - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ

 - Dụng cụ: - Trang phục quần áo gọn gàng

 III) Tiến hành:

 

doc66 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 3 tuổi - Chủ điểm: Một số nghề phổ biến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 : chủ điểm: một số nghề phổ biến ( Từ 20/ 10-> 24/ 10/ 2008 ) Ngày soạn :18/10/2008 Ngày giảng:20/10/2008 thứ 2 ngày 20 tháng 10 năm 2008 thể dục sáng I) Mục đích yêu cầu: 1- Kiến thức: -Trẻ tập được các động tác thuần thục theo cô từng các động tác 2- Kỹ năng: - Trẻ biết kết hợp chân tay nhịp nhàng 3- Giáo dục: - Trẻ chăm tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh II) Chuẩn bị : - Địa điểm: - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ - Dụng cụ: - Trang phục quần áo gọn gàng III) Tiến hành: Phương pháp của cô Hđ của trẻ 1)khởi động: - Cô cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hat bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”và đi các kiểu đi theo hiêụ lệnh của cô - Đội hình hai hàng dọc 2) trọng động: * Bài tập phát triển chung: - Đội hình 2 hàng ngang, tập theo cô + Động tác hô hấp ( đt 3) - Thổi lơ bay ( 5lần 4 nhịp) + Động tác tay: (đt2) - hai tay đưa ngang lên cao ( 4 lần 4 nhịp) + Động tác chân: (đt 3) - Đứng đưa một chân ra phía trước ( 4 lần 4 nhịp) + Động tác bụng: (đt2) - Đứng nghiêng người sang hai bên ( 4 lần 4 nhịp) + Động tác bật: (đt1) - bât nhảy tại chỗ ( 4 lần 4 nhịp) * Trò chơi : “ Cây cao cỏ thấp ” - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần - khi chơi cô khuyến khích động viên trẻ chơi * Nhận xét trò chơi: cô thấy lớp mình chơi trò chơi rất là giỏi và ngoan… 3)Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân - Trẻ khởi động cùng cô - 2 hàng dọc - Hai hàng ngang -Trẻ chơi trò chơi Trò chơi: kéo co I)- Mục đích yêu cầu: - Giáo dục trẻ có ý thức tập thể và rèn luyện sức khoẻ II)- Chuẩn bị: - Một sợi dây thừng dài 6m,cô vẽ một vạch thẳng làm gianh giới giữa hai đội III)- Luật chơi : Bên nào dẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc IV)- Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau,tương đương sức nhau,xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau.mỗi nhóm chọn một trẻ khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn,cầm sợi dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây.khi có hiệu lệnh của cô tất cả kéo mạnh dây về phía mình.nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. + Cô nhận xét sau khi chơi: Trò chơi: đoán xem ai vào nhà I)- Mục đích yêu cầu: - Luyện kỹ năng quan sát cho trẻ II)- Chuẩn bị: - Khăn bịt mặt III)- luật chơi: Không được kéo khăn ra khi chưa có hiệu lệnh Đi nhẹ nhàng vào nhà IV)- Cách chơi: - Chon 5-7 trẻ đứng ra ngoài, các trẻ còn lại đứng thành vòng tròn - Chọn 1 trẻ đứng giữa vòng tròn,cho trẻ đó quan sát kỹ các bạn đứng ở vòng tròn,sau đó cô bịt mắt trẻ đó lại,cô chỉ định 2-3 trẻ trong số những trẻ ra ngoài đứng vào trong vòng tròn mở mắt ra và nói tên bạn mới vào - Nếu nói đúng tên thì trẻ mới vào sẽ bịt mắt tiếp,nếu nói không đúng thì trẻ đứng giữa vòng tròn sẽ phảI bịt mắt tiếp một lần nữa + Cô nhận xét sau khi chơi : Trò chơi: bắt vịt trên cạn I)- Mục đích yêu cầu: - Phát triển thính giác và định hướng trong không gian II)- Cách chơi: Khoảng 10 - 12 trẻ cùng chơi trên một sân rộng,tất cả trẻ nắm tay nhau đứng vòng tròn làm hàng rào” Nhốt vịt” Hai trẻ làm người đi “bắt vịt” phải bịt mắt bằng khăn,Hai trẻ làm “vịt” đứng ở trong vòng tròn,vừa đi vừa kêu “ Cạc,cạc” . Khi có hiệu lệnh chơi, người đi “bắt vịt” chú ý lắng nghe định hướng tiếng “ vịt” kêu để bắt được “vịt”.hai trẻ làm “vịt” không được ra khỏi hàng rào,ai bắt được “vịt” thì được các bạn tuyên dương” vịt” bị bắt phải đóng vai người đi “bắt vịt” và trò chơi lại tiếp tục + Cô nhận xét sau khi chơi: Ngày soạn :18/10/2008 Ngày giảng:20/10/2008 thứ 2 ngày 20 tháng 10 năm 2008 Tiết 1: Thể dục: VĐCB : ném xa bằng một tay, chạy nhanh 10 m ( Tiết 1) I) mục đích yêu cầu: 1-kiến thức: - Trẻ biết ném xa bằng một tay,chạy nhanh tới đích 2-kỹ năng: - Trẻ biết đưa tay cao để ném xa, kết hợp chân,tay chạy nhẹ nhàng 3-giáo dục: - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể phát triển cân đối II) chuẩn bị : - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ, 10-12 túi cát, 4 lá cờ cắm ở đích - Nội dung tích hợp: Âm nhạc: đoàn tàu nhỏ xíu III) Tiến hành: Phương pháp của cô hoạt động của trẻ 1)-khởi động: - Cô cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hat bài “đoàn tàu nhỏ xíu”và đi các kiểu đi theo hiêụ lệnh của cô - Đội hình 2 hàng dọc 2)- trọng động: a)-bài tập phát triển chung: + động tác tay : ( đt 6) - hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy (5 lần 4 nhịp) + động tác chân: ( đt 1) - ngồi xổm đứng lên,ngồi xuống liên tục (4 lần 4 nhịp) + động tác lườn: (đt 1) - Đứng quay thân sang bên 90 độ (4 lần 4 nhịp) + động tác bật: ( đt 1) - cho trẻ bật nhảy tại chỗ (4 lần 4 nhịp) b)-vận động cơ bản:“Ném xa bằng một tay,chạy...10m” - Đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau + Giờ học hôm nay cô sẽ dạy lớp mình bài “ Ném xa bằng một tay,chạy nhanh 10 m” + Cô làm mẫu lần 1: Chính xác +Cô làm mẫu lần 2 + phân tích động tác - TTCB : Cô đứng chân trước ,chân sau,tay phải cô cầm túi cát đưa thẳng ra phía trước.khi có hiệu lệnh,cô đưa từ từ xuống dưới ,ra sau,lên cao và ném túi cát đi xa lúc tay đưa cao nhất. sau đó cô đI nhẹ nhàng lên nhặt túi cát và đưa về bỏ vào vị trí chuẩn bị,và cô tiếp tục thực hiện vận động chạy nhanh 10 m - TTCB: Cô cũng đứng chân trước ,chân sau,thân người hơI ngả về phía trước,và chạy khi có hiệu lệnh “ Chạy” khi chạy chân nhấc cao,chạm đất bằng nửa đầu bàn chân,khửu tay hơi gập lại,đánh nhịp nhàng cùng với nhịp chạy của chân,đầu hơi cúi và chạy thật nhanh tới đích đã cắm cờ và sau đó cô đi nhẹ nhàng về cuối hàng +Cô làm mẫu lần 3: nhấn mạnh động tác c)- Trẻ thực hiện: “Ném xa bằng một tay,chạy...10m” - Cho một trẻ khá lên thực hiện - Cô lần lượt trẻ lên thực hiện ( mỗi vận động cho trẻ thực hiện 2-3 lần) - Trong khi trẻ tập, cô chú ý nhắc nhở trẻ tập đúng động tác *Củng cố: - Cô vừa cho lớp mình tập bài thể dục gì? - cô mời 1 trẻ lên thực hiện lại 3)-Hồi tĩnh: - Cho trẻ giả làm chim bay đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân - Trẻ khởi động cùng cô - 2 hàng dọc -Trẻ quan sát cô làm mẫu -Trẻ nghe cô pt động tác - 1 trẻ lên thực hiện - Trẻ thực hiện -Ném xa bằng một tay,chạy...10m -1 trẻ TH lại - Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân Ngày soạn :19/10/2008 Ngày giảng:21/10/2008 thứ 3 ngày 21 tháng 10 năm 2008 Tiết 1:Tạo hình Bài : vẽ tranh tặng cô giáo ( đề tài ) I) Mục đích yêu cầu: 1-kiến thức: -Trẻ biết vẽ tranh mà mình thích để tặng cô giáo 2-kỹ năng: - Luyện kỹ năng vẽ cho trẻ 3-giáo dục: - Giáo dục trẻ giữ dìn và bảo vệ sản phẩm mà mình tạo ra II) Chuẩn bị : 1-Đồ dùng: - Tranh vẽ đề tài (3 tranh) - Giấy và bút màu cho trẻ 2-nội dung tích hợp: VH : Thơ: Em vẽ III) Tiến hành: Phương pháp của cô hoạt động của trẻ 1)- ổn định tổ chức gây hứng thú: - Cho trẻ đọc bài thơ “Em vẽ” - Các cháu vừa đọc bài thơ gì? - Đàm thoại về nội dung bài thơ 2)- Giải quyết nhiệm vụ và Giao nhiệm vụ: - Giờ học hôm nay cô sẽ dạy lớp mình“ Vẽ tranh tặng cô giáo a)- Quan sát và đàm thoại tranh đề tài + Cô treo tranh vẽ bông hoa lên và đàm thoại : - Các cháu chú ý xem Cô có bức tranh vẽ cái gì đây? - Bông hoa này có mầu gì ? - Lá hoa màu gì? - Còn đây là cái gì đây? - Cuống hoa màu gì ? - Các cháu đếm xem bông hoa này có tất cả mấy cánh đây? => Cô chốt lại: - Đây là bức tranh vẽ bông hoa đấy, bông hoa này Maù đỏ,có 5 cánh,cuống và lá hoa màu xanh,được vẽ dọc trên tờ giấy A4 rất là đẹp mà bạn lan vẽ để chuẩn bị tặng cô giáo của bạn lan nhân ngày 20-11 tới đấy các cháu ạ. * Tương tự như trên cô cho trẻ quan sát và đàm thoại tranh vẽ về cánh đồng,nhà sàn * Cô khái quát lại cả 3 bức tranh: Đây là những bức tranh vẽ về bông hoa,nhà sàn và cảnh cánh đồng lúa đấy. Bức tranh này là vẽ về bông hoa , bông hoa này có Maù đỏ,có 5 cánh,cuống và lá hoa màu xanh,được vẽ dọc trên tờ giấy A4 rất là đẹp …còn đây là bức tranh vẽ phong cảnh đồng lúa chín vàng,có các cô chú nông dân đang gặt lúa…,còn đây là tranh vẽ ngôi nhà sàn rất là đẹp,có cây cối xung quanh… - Sắp đến ngày 20 - 11 rồi, Vậy các cháu có muốn vẽ được những bức tranh thật đẹp để tặng cho cô giáo mình nhân ngày 20 - 11 tới không? 3)- Trẻ thực hiện “Vẽ tranh tặng cô giáo”: - Cô phát giấy,bút màu cho trẻ - Cô cất tranh đi + Hỏi để cho trẻ nói ý định và suy nghĩ của mình về bức tranh mà trẻ định vẽ. - cháu định vẽ tranh gì tặng cho cô giáo - Cháu vẽ như thế nào?... - Khi vẽ các cháu cầm bút bằng tay nào để vẽ ,và ngồi như thế nào nhỉ? + Tiến hành cho trẻ vẽ: - Khi trẻ vẽ,cô quan sát nhắc trẻ cách vẽ,bố cục tranh,cách tô màu … 4)- Nhận xét sản phẩm: - Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm + Củng cố: Cô vừa cho lớp mình vẽ gì nhỉ? - Cho trẻ lên nhận xét ( 2-3 trẻ nhận xét) - Cháu thích bài của bạn nào nhất ? - Vì sao cháu thích?... - Cô nhận xét chung,tuyên dương bài đẹp,động viên khuyến khích những bài chưa đẹp * Kết thúc chuyển sang hoạt động khác -Trẻ hát - Em vẽ Bông hoa Màu đỏ Màu xanh Cuống hoa Màu xanh Trẻ đếm có ạ - Trẻ trả lời - Cầm bút bằng tay phải… - Trẻ vẽ -Trẻ lên trưng bày SP - Vẽ tranh tặng cô giáo - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời Tiết 2: Văn học Tiết Thơ : chú giảI phóng quân ( Tiết 1 ) I) Mục đích yêu cầu: 1- kiến thức: - Trẻ nhớ được tên bài thơ,tên tác giả và hiểu được nội dung bài thơ 2- kỹ năng: - Trẻ đọc diễn cảm theo cô ,ngắt nghỉ đúng chỗ 3- Ngôn ngữ: - Trẻ đọc rõ ràng, mach lạc ,đủ câu 4- Thái độ : - Trẻ hứng thú học II) Chuẩn bị : 1-Đồ dùng: Tranh minh hoạ thơ , Thơ chữ to 2-Nội dung tích hợp: - Âm nhạc: “Cháu thương chú bồ đội” - Toán : Trẻ đếm nhóm bạn đọc III) Tiến hành: Phương pháp của cô Hoạt động của trẻ 1- ổn định tổ chức: - Cho trẻ hát bài “Cháu thương chú bồ đội” - Các cháu vừa hát bài gì? - Đàm thoại về nội dung bài hát 2- Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Giờ học hôm nay cô sẽ dạy lớp mình một bài thơ nói về Chú giải phóng quân của tác giả Cẩm thơ đấy b) Đọc thơ cho trẻ nghe: + Cô đọc diễn cảm lần1: nói tên bài thơ tên tác giả + Cô đọc diễn cảm lần2: chỉ tranh minh hoạ c) Giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm: - Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì? - Bài thơ do ai sáng tác? => à ! cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ “Chú giải phóng quân” của tác giả Cẩm thơ đấy + Các cháu thấy chú giải phóng quân đi đâu về nào? + Ba lô của chú như thế nào? + Và chú còn có cả gì nữa nhỉ ? + Mũ tai bèo của chú như thế nào? + Khi chú về thì tâm trạng mọi người như thế nào? + Hình ảnh chú giải phóng quân về đã hiện lên như trong gì nhỉ? => Cô chốt lại: - Các cháu ạ! Chú giải phóng quân đi tiền tuyến nửa đêm mới về,chú có ba lô con cóc và mũ tai bèo bẻ ,và mọi người rất vui mừng khi chú về,và giống như trong giấc mơ của em bé đấy * Đọc trích dẫn: “ Chú là chú em ………………. Y như em đã mơ rồi đêm nao” + Chú về kể những chuyện gì nhỉ ? + Mĩ thua thì chúng như thế nào? => Khi bị thua trận thì chúng rất là hèn nhát,cúi lạy xin cơm và còn khóc như nhiều trẻ con đấy * Đọc trích dẫn: “ Chú về kể truyện vui sao …………………….. Em mà có đói trả hèn thế đâu” +Các cháu thấy ước mơ của bạn nhỏ trong bài thơ là gì? => Bạn nhỏ trong bài thơ rất muốn xin chiếc mũ tai bèo để làm cô giải phóng đấy * Đọc trích dẫn: “ Muốn xin chiếc mũ tai bèo Làm cô giải phóng vượt đèo trường sơn” * Giảng từ khó: - Các cháu ạ từ “Chú giải phóng quân” là ngày xưa nước mình còn kháng chiến ở miền nam,chống mĩ cứu nước,các chú bộ đội được gọi là chú giải phóng quân đấy Và trên đầu các chú đội mũ vải mềm vành hơi rộng được gọi là “mũ tai bèo” còn “tiền tuyến” là nơi các chú chiến đấu chống mĩ đấy các cháu ạ + Cô đọc diễn cảm lần3: + Giáo dục: Chú giải phóng quân là những người rất là kiên cường trong việc chống ngoại xâm,bảo vệ tổ quốc,đem lại bình yên cho đất nước…các cháu phải học tập và noi gương theo các cháu nhớ chưa d) Dạy trẻ đọc thơ: “Chú giải phóng quân” - Cho cả lớp đọc cùng cô ( 3 lần ) chỉ chữ to - Cho các tổ luân phiên đọc - Nhóm đọc ( 2-3 nhóm ) - Cho trẻ đếm nhóm bạn đọc - Cá nhân đọc ( 1 trẻ khá đọc ) - Tập thể đọc lại 1-2 lần -> Chú ý sửa sai cho những trẻ ( nói ngọng ) + Củng cố : - Giờ học hôm nay cô dạy lớp mình đọc bài thơ gì? - Bài thơ do ai sáng tác? + Giáo dục: Về nhà các cháu nhớ đọc thuộc bài thơ cho ông ,bà ,bố ,mẹ nghe nhé. 3-kết thúc: Chuyển sang hoạt động khác -cả lớp hát -Cháu thương chú bồ đội - Trẻ nghe cô đọc thơ - Chú giải phóng quân - Cẩm thơ Tiền tuyến To bè Mũ tai bèo bẻ vành xoè trên vai Rất mừng Giấc mơ - Mĩ thua… - Khóc như nhiều trẻ con - Muốn xin chiếc mũ tai bèo - Nhớ ạ - Cả lớp đọc - Tổ đọc - Nhóm đọc - Trẻ đếm nhóm bạn - Cá nhân dọc - Tập thể đọc - Chú giải phóng quân - Cẩm thơ - Vâng ạ Ngày soạn :20/10/2008 Ngày giảng:22/10/2008 thứ 4 ngày 22 tháng 10 năm 2008 Tiết 2: âm nhạc( Tiết 1) - ndtt-Dạy hát: chú bồ đội` - Ôn vận động: cháu yêu bà -Trò chơi: Ai đoán giỏi I-Mục đích yêu cầu: 1- kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát,tên tác giả,hát theo cô cả bài “Chú bồ đội” - Trẻ vận động thành thạo bài “cháu yêu bà” 2- kỹ năng: - Trẻ hát đúng ,biết thể hiện tình cảm qua lời bài hát 3-Thái độ: - Trẻ hứng thú học II) Chuẩn bị : - Cô tập bài hát thật tốt bài “Chú bồ đội” để dạy trẻ hát. - Nội dung tích hợp: - Văn học: Chú giải phóng quân -Toán : đếm nhóm bạn III) tiến hành Phương pháp của cô Hoạt động của trẻ 1-ổn đinh tổ chức: - Cho trẻ đọc bài thơ “Chú giải phóng quân” - Các cháu vừa đọc bài thơ gì? - Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ 2- Bài mới: a)- Dạy hát: “Chú bồ đội” - Giờ học hôm nay cô sẽ dậy lớp mình hát bài “Chú bồ đội “nhạc và lời Hoàng Hà. - Giờ các cháu nghe cô hát nhé. + Cô hát mẫu lần 1: giới thiệu tên bài hát, tên tác giả + Cô hát lần 2: nói tính chất và giảng nội dung bài hát -Bài hát “Chú bồ đội” có giai điệu vui tươi,hùng tráng.bài hát nói về chú bồ đội vác súng trên vai,mũ có cài ngôi sao,hành quân rất là nhanh…và chú bồ đội là người canh giữ cho hoà bình đấy - Vậy lớn lên các cháu có muốn trở thành chú bồ đội không? + Cô hỏi tên bài hát,tên tác giả - Cô vừa hát cho lớp mình nghe bài gì? - Của tác giả nào? +Cô hát lần 3 : *Dạy trẻ hát: “Chú bồ đội” - Bây giờ cô mời cả lớp mình cùng cô hát thật hay bài hát “Chú bồ đội “ nhé. - Cô mời cả lớp hát cùng cô ( 3 lần) - Cô cho từng tổ hát - Cô mời nhóm hát - Cho trẻ đếm nhóm bạn hát - Cô mời cả lớp hát lại 1 lần * Củng cố: - Cô vừa cho lớp mình hát bài gì? - Của tác giả nào? - Cô thấy lớp mình hát rất hay rồi,bây giờ cô mời cả lớp mình cùng nhau ôn lại vận động bài “Cháu yêu Bà” nhé. b)-Ôn vận động: “Cháu yêu bà” - Bây giờ cô mời cả lớp mình hát lại bài “Cháu yêu Bà” nào - Cô cho trẻ hát lại 1 lần - Sau đó cho trẻ hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát 1-2 lần - Cô chú ý sửa sai cho trẻ - Cho tổ thi đua vận động - Cô mời nhóm vận động ( 2-3 nhóm VĐ) - Cá nhân vận động ( 2-3 cá nhân) - Cho cả lớp vận động lại 1 lần nữa - Cô nhận xét - khen trẻ c)-Trò chơi: “Ai đoán giỏi” - Cô giới thiệu trò chơi - Cô nói cách chơi và luật chơi: + Cách chơi:-cô cho trẻ A lên bảng đầu đội mũ chóp che kín mắt. Cô gọi trẻ B khác đứng tại chỗ hát và kết hợp gõ dụng cụ âm nhạc.đố trẻ A biết tên bài hát,số lượng bạn hát,dụng cụ gõ là gì? + Luật chơi: - Ai đoán sai sẽ phải nhẩy lò cò quanh lớp - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô nhận xét sau khi chơi: - Cô hỏi tên trò chơi 3)-Kết thúc: + Giáo dục: - Về nhà các cháu tập hát cho thành thạo bài “Chú bồ đội”, để gìơ sau cô cháu mình cùng tập tiếp nhé. * Chuyển sang hoạt động khác -Trẻ đọc thơ - Chú giải phóng quân -Vâng ạ -Nghe cô hát - Có ạ - Chú bồ đội - của nhạc sĩ Hoàng Hà. - Nghe cô hát -Cả lớp hát -Tổ hát - Nhóm hát -Trẻ đếm nhóm bạn hát -Cả lớp hát - Chú bồ đội - Của nhạc sĩ Hoàng Hà. -Trẻ hát -Trẻ vận động -Tổ vận động - Nhóm vận động -Cá nhân vận động - Cả lớp vận động -Nghe cô nói cách chơi và luật chơi -Trẻ chơi trò chơi -Trẻ trả lời -Vâng ạ Tiết 2: Toán Bài : dạy trẻ phân biệt hình tròn với hình vuông , hình tam giác với hình chữ nhật I )- Mục đích yêu cầu 1- Kiến thức: - Trẻ phân biệt được hình tròn với hình vuông,hình tam giác với hình chữ nhật 2- Kỹ năng: - Trẻ phân biệt đúng các hình 3 - Thái độ: - Trẻ có ý thức trong học tập II)-Chuẩn bị: - Cô và trẻ có hai hình tròn,một hình vuông,1 hình tam giác,1 hình chữ nhật - Một số đồ dùng ,đồ chơi quanh lớp - Nội dung tích hợp: Âm nhạc: Cô giáo miền xuôi III) Tiến hành: Phương pháp của cô hoạt động của trẻ 1)- ổn định tổ chức: - Cho trẻ hát bài “Cô giáo miền xuôi ” + Các cháu vừa hát bài hát gì? - Đàm thoại về bài hát 2)- Bài mới: a)-Phần 1: Ôn tập nhận biết các hình tạo nên các đồ vật: - Cho trẻ quan sát một số hình xếp bằng các đồ vật + Các cháu quan sát xem cô có những hình gì đây? + Các cháu tìm cho cô đâu là hình tròn + Đâu là hình chữ nhật… =>Cô vừa cho lớp mình quan sát hình Ô tô,tàu hoả,thuyền được xếp bằng rất nhiều hình như hình tròn ,hình tam giác, hình chữ nhật…đấy + Các cháu quan sát xem ôtô này được xếp bằng những hình gì đây? + Hình tròn được dùng làm cái gì đây? + Có mấy hình tròn đây? + Ca bin là hình gì? + Thùng xe là hình gì? + Hàng hoá là hình gì đây? … => Cô chốt lại: - Đây là chiếc ô tô được xếp bằng những hình vuông,hình tam giác,hình chữ nhật,hình tròn… b)Phần 2: Phân biệt hình tròn với hình vuông,hình tam giác với hình chữ nhật - Cô phát đồ chơi cho trẻ và cho trẻ ngồi theo hình chữ u : + Các cháu thấy trong rổ đồ chơi của chúng mình có những hình gì nào? - Cho trẻ chọn và giơ từng hình lên - Cho trẻ lấy từng hình ra lăn thử và cho trẻ nhận xét hình nào lăn được và hình nào không lăn được + Các cháu hãy xếp riêng ra 2 bên, hình nào lăn được ra một bên và hình không lăn được ra một bên + Cho trẻ nhắm mắt lại chọn hình theo tên gọi “Hình tròn”, “ Không phải hình tròn” VD: “Không phải hình tròn” + Cháu chọn được hình gì đây? - Hình vuông này có lăn được không? - Hình nào lăn được? + Còn cháu chọn được hình gì? Cả lớp mình thấy các bạn chọn có đúng không? Và các bạn chọn được những hình gì không phải hình tròn nhỉ ? + Cho trẻ chọn hình theo hiệu lệnh “Chọn hết hình tròn”, “ chọn hết hình không phải hình tròn” để riêng ra + Cho trẻ dùng các hình để xếp những đồ vật mà trẻ thích - Bây giờ các cháu dùng những hình này để xếp thành những hình mà cháu thích nhé - Trẻ xếp xong cô hỏi trẻ + Cháu xếp được hình gì đấy? + Cháu xếp bằng những hình gì ?... c)-Phần 3: Luyện tập - Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Tìm đúng số nhà” ,số nhà là các hình,với hiệu lệnh về nhà “ Hình tròn” hoặc “không phải hình tròn” Tiến hành cho trẻ chơi Sau đó cho trẻ chơi với số nhà là các đồ vật bánh xe,cáI đĩa,đồng hồ…hiệu lệnh vẫn như trên Cô nhận xét – khen trẻ 3)-Kết thúc : chuyển sang hoạt động khác - Trẻ hát - Cô giáo miền xuôi - Ô tô,tàu hoả,thuyền - Trẻ tìm - HV, HT, HTG , HCN - Bánh xe - Có hai hình tròn - Hình vuông - Hình chữ nhật - Hình tam giác - HTG - HCN - HV - HT - Trẻ lăn hình Hình vuông Không ạ Hình tròn Hình tam giác Đúng ạ HTG,HCN,HV Trẻ chọn hình Trẻ xếp Hình ô tô Trẻ trả lời - Trẻ chơi trò chơi Ngày soạn :21/10/2008 Ngày giảng:23/10/2008 thứ 5 ngày 23 tháng 10 năm 2008 Tiết 1: Thể dục: VĐCB : ném xa bằng một tay, chạy nhanh 10 m ( Tiết 2 ) I) mục đích yêu cầu: 1-kiến thức: - Trẻ biết ném xa bằng một tay,chạy nhanh 10m 2-kỹ năng: - Trẻ biết đưa tay cao để ném xa, kết hợp chân,tay chạy nhẹ nhàng 3-giáo dục: - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể phát triển cân đối II) chuẩn bị : - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ, 10-12 túi cát, 4 lá cờ cắm ở đích - Nội dung tích hợp: Âm nhạc: đoàn tàu nhỏ xíu III) Tiến hành: Phương pháp của cô hoạt động của trẻ 1)-khởi động: - Cô cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hat bài “đoàn tàu nhỏ xíu”và đi các kiểu đi theo hiêụ lệnh của cô - Đội hình 2 hàng dọc 2)- trọng động: a)-bài tập phát triển chung: + động tác tay : ( đt 6) - hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy (5 lần 4 nhịp) + động tác chân: ( đt 1) - ngồi xổm đứng lên,ngồi xuống liên tục (4 lần 4 nhịp) + động tác lườn: (đt 1) - Đứng quay thân sang bên 90 độ (4 lần 4 nhịp) + động tác bật: ( đt 1) - cho trẻ bật nhảy tại chỗ (4 lần 4 nhịp) b)-Vận động cơ bản: “Ném xa bằng một tay chạy nhanh 10 m” - Đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau + Giờ học hôm nay cô sẽ dạy lớp mình bài “ Ném xa bằng một tay,chạy nhanh 10 m” đấy + Cô làm mẫu lần 1: Chính xác +Cô làm mẫu lần 2 + phân tích động tác - TTCB : Cô đứng chân trước ,chân sau,tay phải cô cầm túi cát đưa thẳng ra phía trước.khi có hiệu lệnh,cô đưa từ từ xuống dưới ,ra sau,lên cao và ném túi cát đi xa lúc tay đưa cao nhất. sau đó cô đi nhẹ nhàng lên nhặt túi cát và đưa về bỏ vào vị trí chuẩn bị,và cô tiếp tục thực hiện vận động chạy nhanh 10 m - TTCB: Cô cũng đứng chân trước ,chân sau,thân người hơI ngả về phía trước,và chạy khi có hiệu lệnh “ Chạy” khi chạy chân nhấc cao,chạm đất bằng nửa đầu bàn chân,khửu tay hơi gập lại,đánh nhịp nhàng cùng với nhịp chạy của chân,đầu hơi cúi và chạy thật nhanh tới đích đã cắm cờ và sau đó cô đi nhẹ nhàng về cuối hàng c)- Trẻ thực hiện: “Ném xa bằng một tay,chạy...10m” - Cho một trẻ khá lên thực hiện - Cô cho 2 tổ thi đua nhau thực hiện ( mỗi vận động cho trẻ thực hiện 2-3 lần) - Trong khi trẻ vận động , cô chú ý nhắc nhở trẻ tập đúng động tác *Củng cố: - Cô vừa cho lớp mình tập bài thể dục gì? - cô mời 1 trẻ lên thực hiện lại 3)-Hồi tĩnh: - Cho trẻ giả làm chim bay đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân - Trẻ khởi động cùng cô - 2 hàng dọc -trẻ quan sát cô làm mẫu -trẻ nghe cô pt động tác - 1 trẻ lên thực hiện - trẻ thực hiện -Ném xa bằng một tay,chạy...10m -1 trẻ TH lại -trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân Tiết 2: MTXQ Tên bài: một số con vật nuôI trong gia đình ( 4 chân, đẻ con ) I) Mục đích yêu cầu: 1- Kiến thức:-Trẻ biết tên,và nhận xét được những đặc điểm rõ nét của một số con vật nuôi trong gia đình ( 4 chân ,đẻ con ) 2- Kỹ năng: - Trẻ biết so sánh những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa những con vật trong gia đình 3- Giáo dục: - Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ vật nuôi II) Chuẩn bị : 1-đồ dùng: - Tranh một số con vật nuôi trong gia đình ( chó , mèo ,lợn,trâu bò…) - Tranh lôtô về các con vật 2-nội dung tích hợp: âm nhạc : “ Gà trống mèo con và cún con” Phương pháp của cô hoạt động của trẻ 1-ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát bài “Gà trống mèo con và cún con” + Cô vừa cho lớp mình hát bài gì? - Đàm thoại về nội dung bài hát 2- Bài mới: - Các cháu ạ! và giờ học hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen với một số con vật nuôi trong gia đình nhé. a )- Kể tên đối tượng: - Bạn nào giỏi kể cho cô và các bạn xem nhà cháu nuôi những con vật gì nào? ( Cho 2-3 trẻ kể ) b)- Quan sát đối tượng: - Cô dùng thủ thuật để đưa lần lượt từng tranh ra cho trẻ quan sát và đàm thoại: + Cô đọc câu đố “Con gì ăn no Bụng to,mắt híp Nằm thở phì phò.” - Cô đố lớp mình biết cô đọc câu đố nói về con gì? -> Đúng rồi ,cô đọc câu đố nói về con lợn đấy - Cô đưa tranh con lợn ra đàm thoại: + các cháu xem cô có tranh vẽ con gì đây? + Các cháu cho cô biết con lợn này có những bộ phận gì? => à! đúng rồi đấy,con lợn có đầu ,mình và đuôi đấy + Các cháu chú ý xem phần đầu lợn có những gì? + Tai lợn như thế nào? => à! đúng rồi đấy,phần đầu có tai, mắt,mõm, tai lợn rất to đấy + Mình lợn có những gì? + Các cháu đếm xem có mấy chân nào ? + Còn đây là cái gì? + Đuôi lợn như thế nào? => à! đúng rồi,mình lợn thì có 4 chân,và phía sau còn có cả đuôi nữa đấy. + Cô đố lớp mình biết con lợn ăn thức ăn gì? + Và con lợn đẻ con hay đẻ trứng nhỉ? + Con lợn kêu như thế nào nhỉ? - Cả lớp mình cùng bắt trước tiếng lợn kêu nào + Người ta nuôi lợn để làm gì ? => à ! cô vừa cho lớp mình quan sát tranh con lợn đấy.con lợn gồm có đầu ,mình, và đuôi đấy.đầu lợn có mắt ,có mõm và có tai,tai lợn rất to.phần mình có chân và sau là cái đuôi ,cái đuôi cũng rất dài,con lợn thường ăn cám,và đẻ con đấy.người ta nuôi lợn để thịt và làm giống nữa đấy các cháu ạ * Mở rộng trong phạm vi hẹp: - Ngoài con lợn này ra các cháu còn biết những con lợn gì nữa? * Chốt trong phạm vi hẹp: - Ngoài con lợn này ra còn có cả con lợn nòi,lợn rừng… * Các con vật khác cô cũng đưa ra đàm thoại tương tự: * chốt lại: Cô vừa cho chúng mình quan sát tranh con con lợn, con chó ,con mèo ,con trâu,con bò. Con lợn gồm có bốn chân…và đẻ con đấy. Con chó có đầu ,mình…và cũng đẻ con đấy,…và tất cả những con vật này đều là những con vật nuôi trong gia đình đấy các cháu ạ. + cô c

File đính kèm:

  • docGA ( Chu diem 1 so nghe pho bien).doc