1. MỞ CHỦ ĐỀ:
Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Ồ sao bé không lắc “. kết hợp cho trẻ nói về các bộ phận trên cơ thể.
Cô gợi ý cho trẻ tự giới thiệu về mình.
* Bạn là ai thế nhỉ ?
* Bạn thích gì ?
* Nhờ đâu mà bạn lớn lên và khoẻ mạnh thế?
Cô cháu cùng làm bộ sưu tập về quá trình lớn lên và phát triển của trẻ .Tạo môi trường học tập chủ đề Bản Thân.
2. TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ:
I. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU:
Một số tranh, ảnh, sách, phim, tài liệu, truyện về chủ đề nhánh “ Tôi là ai ? biết sự giống và khác nhau qua một số đặc điểm cá nhân, giới tính, hình dạng bên ngoài của cơ thể ( Kiểu tóc, màu da, cao thấp, gầy béo )
Một số phương tiện phục vụ cho khám phá về bản thân.
Các băng đĩa có những bài hát , bài thơ, câu chuyện về bản thân.
Tổ chức các hoạt động ngoài trời khám phá về bản thân .đồ dùng ca nhân trẻ
Giáo án và đồ dùng đầy đủ
Trang trí lớp theo chủ điểm.
Kể chuyện : Làm cách nào dễ hơn –Giày mới của gấu nhỏ –Cá rô không vâng lời.- .
Thơ : Be ơi. –Tay ngoan. – Cía lưỡi .- Cậu bé mũi dài
Âm nhạc: Mừng sinh nhật . –Cái mũi. –Yêu hà nội.- Tình bạn thân.- Bạn ở đâu?
Đồ dùng học liệu( bút màu, giấy màu, đất nặn, hồ dán, thẻ chữ số, thẻ chữ cái, lô tô ) đủ cho trẻ.
Một số đồ dùng chơi phục vụ cho các hoạt động chung và hoạt động góc như : đồ chơi gia đình, đồ chơi bác sĩ, đồ chơi xây dựng .
Dụng cụ vệ sinh, trang trí chủ đề bản thân.
Cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây.
Phối hợp với phụ huynh sưu tầm đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh có liên quan đến chủ đề.
82 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 74659 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 4 tuổi - Chủ đề: Bản thân (thực hiện 3 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
Thực hiện 3 tuần:30/09 -> 18/10/2013.
Thứ
Tuần1
(30 /09 > 4/10)
Tôi là ai?
Tuần2
(07/10 > 11/10)
Tôi đang lớn
Tuần 3
(14/10- 18/10)
Tôi cần gì để để lớn nhanh và khoẻ mạnh
Thứ 2
Trò chuyện về bản thân
Quần áo của bé.
Chức năng các giác quan và bộ phận khác của cơ thể.
Thứ 3
Đưa 2 tay lên cao, ra trước, sang ngang .(kết hợp duỗi nắm ,mở bàn tay.
Đi bằng gót chân, đi khuỷ gối , đi lùi.
Tung bóng lên cao và bắt bóng
TC: Cáo và thỏ
Thơ: Bé ơi.
Truyện: Đôi tai xấu xí
Thơ : Tay ngoan.
Thứ 4
Trẻ nhận biết phía trên ,dưới, trước sau của bạn.
Trẻ phân biệt phía phải , trái của bản thân.
Đếm đến 2, nhận biết nhóm co 2 đối tượng.
Thứ 5
Qùa tặng người thân
Đồ chơi tặng bạn.
Vườn cây ăn quả
Thứ 6
DH-TT: Cái mũi
TC:Ai nhanh nhất
VĐMH-TT : Cái mũi.
NH :Rữa mặt như mèo.
NH -TT:Nắm tay thân thiết.
VĐMH : Cái mũi.
KẾ HOẠCH THEO CHỦ ĐỀ:
“ BẢN THÂN ”
MỞ CHỦ ĐỀ:
Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Ồ sao bé không lắc “. kết hợp cho trẻ nói về các bộ phận trên cơ thể.
Cô gợi ý cho trẻ tự giới thiệu về mình.
Bạn là ai thế nhỉ ?
Bạn thích gì ?
Nhờ đâu mà bạn lớn lên và khoẻ mạnh thế?
Cô cháu cùng làm bộ sưu tập về quá trình lớn lên và phát triển của trẻ .Tạo môi trường học tập chủ đề Bản Thân.
TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ:
CHUẨN BỊ HỌC LIỆU:
Một số tranh, ảnh, sách, phim, tài liệu, truyện… về chủ đề nhánh “ Tôi là ai ? biết sự giống và khác nhau qua một số đặc điểm cá nhân, giới tính, hình dạng bên ngoài của cơ thể ( Kiểu tóc, màu da, cao thấp, gầy béo…)
Một số phương tiện phục vụ cho khám phá về bản thân.
Các băng đĩa có những bài hát , bài thơ, câu chuyện về bản thân.
Tổ chức các hoạt động ngoài trời khám phá về bản thân .đồ dùng ca nhân trẻ…
Giáo án và đồ dùng đầy đủ
Trang trí lớp theo chủ điểm.
Kể chuyện : Làm cách nào dễ hơn –Giày mới của gấu nhỏ –Cá rô không vâng lời.- ….
Thơ : Be ơi. –Tay ngoan. – Cía lưỡi .- Cậu bé mũi dài…
Âm nhạc: Mừng sinh nhật . –Cái mũi. –Yêu hà nội.- Tình bạn thân.- Bạn ở đâu?
Đồ dùng học liệu( bút màu, giấy màu, đất nặn, hồ dán, thẻ chữ số, thẻ chữ cái, lô tô…) đủ cho trẻ.
Một số đồ dùng chơi phục vụ cho các hoạt động chung và hoạt động góc như : đồ chơi gia đình, đồ chơi bác sĩ, đồ chơi xây dựng….
Dụng cụ vệ sinh, trang trí chủ đề bản thân.
Cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây.
Phối hợp với phụ huynh sưu tầm đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh có liên quan đến chủ đề.
II. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ “ BẢN THÂN ”
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TÔI LÀ AI:
Thời gian thực hiện (1 tuần)
Từ ngày : 30/09 đến 18/10 năm 2013:
MỤC TIÊU:
1./ Phát triển thể chất :
Biết lợi ích về sức khỏe và giữ gìn vệ sinh thân thể, tay chân, răng miệng và quần áo sạch sẽ.
Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe của bản thân.
Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ. Biết ăn mặc phù hợp với thời tiết.
Có khả năng thực hiện các vận động của cơ thể theo nhu cầu của bản thân như : Đi, chạy nhảy, leo trèo,Bật tại chỗ ,
Có một số kỹ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày như : cất dọn đồ dùng đồ chơi…
2./ Phát triển nhận thức:
Có được một số hiểu biết về bản thân, biết sự giống và khác nhau qua một số đặc điểm cá nhân, giới tính, hình dạng bên ngoài của cơ thể ( Kiểu tóc, màu da, cao thấp, gầy béo…)
-Biết tự giới thiệu về mình, biết ngày sinh nhật của mình .
Có một số hiểu biết về các bộ phận của cơ thể, tác dụng và cách giữ gìn vệ sinh chăm sóc chúng.
Nhận biết và phân biệt một số đồ dùng đồ chơi, sự vật gần gũi hằng ngày…
Có một số hiểu biết về các loại thực phẩm khác nhau và lợi ích của chúng với sức khỏe của bản thân.
Phân biệt phải trên dưới trước sau của bạn.
3./ Phát triển ngôn ngữ :
Biết sử dụng từ ngữ để kể và giới thiệu về bản thân.
Biết thể hiện bài thơ đúng ngữ điệu, nhịp điệu.
Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết đặt và trả lời các câu hỏi.
Thể hiện cử chỉ, điệu bộ bắt chước giọng một số nhân vật, thể hiện đúng nhịp điệu bài hát.
4./ Phát triển thẩm mỹ:
Biết yêu thích cái đẹp, biết tự làm đẹp cho minh,
Biết thể hiện lại bản thân qua sản phẩm tạo hình
Biết hát đúng nhịp điệu bài hát, biết hưởng ứng cùng cô khi nghe cô hát.
Biết yêu cảnh đẹp thiên nhiên, môi trường xanh,sạch, đẹp.
5./ Phát triển tình cảm xã hội :
Biết nhận và thể hiện cảm xúc khác nhau của minh với người khác
Biết giúp đỡ mọi người xung quanh.
B. KẾT QUẢ MONG ĐỢI:
Phát triển thể chất:
Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác thể dục trong bài tập thể dục hiệu lệnh.
Kiểm soát được vận động và thể hiện được sự khéo, mạnh trong thực hiện các bài tập vận động: Đưa tay lên cao ,đưa ra trước, sang 2 bên.
Nhận ra và không chơi ở những nơi nguy hiểm.
Không được ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo và nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ: khi bị lạc, ngã chảy máu...
Phát triển nhận thức :
Nói được họ, tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được trò chuyện.
Biết tự giới thiệu về mình, biết ngày sinh nhật của mình và ý nghĩa của ngày sinh nhật.
Có một số hiểu biết về các bộ phận của cơ thể, tác dụng và cách giữ gìn vệ sinh chăm sóc chúng.
Thể hiện sự hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình ....như: thể hiện vai chơi trong trò chơi đóng vai, hát, vẽ, xé, dán, nặn...
Quan tâm đến chữ số, số lượng như thích đếm các số lượng ở xung quanh, hỏi “ bao nhiêu”, “ là số mấy?”...
Phát triển ngôn ngữ :
Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại
Nói rõ để người khác có thể hiểu được.
Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao....
Kể chuyện có mở đầu, có kết thúc.
Bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện
Sử dụng các từ như mời cô, mời bạn, cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp.
Nhận ra các ký hiệu thông thường trong cuộc sống: nhà vệ sinh, cấm lửa, nguy hiểm....
Phát triển tình cảm – xã hội:
Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích.
Biết biểu lộ một số cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên.
Thực hiện được một số qui định ở lớp: Sau khi chơi biết cất đồ chơi vào nơi qui định, giờ ngủ không làm ồn, vâng lời ông bà, bố mẹ.
Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.
Chú ý nghe khi cô, bạn nói.
Bỏ rác đúng nơi qui định, không bẻ cành ngắt hoa,.
Không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng.
Phát triển thẩm mĩ :
Chú ý nghe, tỏ ra thích thú (hat, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc
Thích thú, ngắm nhìn, chỉ, sờ và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình( về màu sắc, hình dáng...)
Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ...
Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm....
C. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU:
Một số tranh, ảnh, sách, phim, tài liệu, truyện… về chủ đề “ Bản Thân” _Tôi là ai?
Tranh, ảnh, báo cũ, bìa lịch…. để trẻ vẽ , cắt, dán…về bạn trai, bạn gái….
Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện….liên quan đến chủ đề nhánh “ Tôi là ai ?”…
Đồ dùng học liệu( bút màu, giấy màu, đất nặn, hồ dán, thẻ chữ số, thẻ chữ cái, lô tô…) đủ cho trẻ.
Cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây.
Phối hợp với phụ huynh sưu tầm đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh có liên quan đến chủ đề.
********************************************************
MẠNG NỘI DUNG
- Mỗi người có những sở thích khác nhau ( thích & không thích):
* Về ăn uống,trang phục quần áo.
* Khả năng các hoạt động khác nhau.
* Thích & không thích giao tiếp, kết bạn với những ai.
- Tôi có tình cảm yêu thích & ghét.
- Những cảm xúc khác nhau của tôi ( vui, buồn, sung sớng, tức giận, sợ hãi).
- Tôi có những ứng xử phù hợp.
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1:TÔI LÀ AI?
:
Khả năng sở thích riêng
& tình cảm của tôi
TÔI LÀ AI?
Tôi khác các bạn về
đặc điểm cá nhân & diện mạo
TRONG TRƯỜNG.
Ngày sinh nhật
của tôi
- Ai cũng có ngày sinh nhật.
- Ý nghĩa của ngày sinh nhật
( ngày được sinh ra).
- Cảm xúc khác nhau trong ngày sinh nhật.
- Đón tiếp các bạn trong ngày sinh nhật.
- Tôi đặc điểm cá nhân khác các bạn:
- Họ tên riêng, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính.
-Những người thân trong gia đình và bạn bè ở lớp của tôi.
- Tôi có những đặc điểm khác bạn về diện mạo và hình dáng bên ngoài
-Kiểu tóc,màu tóc,mắt.
- Vóc dáng ( cao, thấp, béo, gầy).
-Nước da (trắng, không trắng ( đen), bánh mật).
* Trang phục thường mặt ( theo giới tính)
MẠNG HOẠT ĐỘNG:
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1.TÔI LÀ AI ?
TẠO HÌNH:
– Xé, dán quả tặng người thân.
ÂM NHẠC:
VĐTN::“Mừng sinh nhật”
- Nghe: 3 ngọn
- Trò chơi: Thi xem ai nhanh
KPKH
- Tự giới thiệu về bản thân
TOÁN:
Trẻ nhận biết phía trên ,dưới, trước sau của bạn thân.
PHÁT TRIỂN
NHẬN THỨC
PHÁT TRIỂN
THẨM MỸ
TÔI LÀ AI ?
TÔI LÀ AI
PHÁT TRIỂN
TÌNH CẢM- XÃ HỘI
PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ
PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT
DD: -.Trò chuyện về cơ thể khoẻ mạnh và lợi ích của việc tập luyện .
- Thực hiện một số công việc đơn giản của cá nhận: Rửa tay, rửa mặt, thay quần áo sạch trước khi đến lớp.
+Vận động :
Đưa 2 tay lên cao, ra trước, sang ngang .(kết hợp duỗi nắm ,mở bàn tay.
- Trò chuyện về những hành vi tốt, những việc nên làm và không nên làm.
- Thực hiện công việc tự phục vụ :mặc áo, cởi áo, chải dầu, tự di giày dép.
- Xây dựng công viên vây xanh vườn hoa
-Tự kể giới thiệu về bản thân : họ và tên, giới tính(bé trai hay bé gái)
- Nghe kể về những tính cách tốt đẹp, hành vi ứng xử.
LQVH:
Thơ: Bé ơi
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
NHÁNH 1:TÔI LÀ AI ?
Thực hiện 1 tuần: từ 30/09 đến 04/10 năm 2013
(Lớp nhỡ)
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
H Động
ĐÓN TRẺ ĐIỂM DANH
Đón trẻ:
-Cô đón trẻ với trẻ niềm nở, ân cần tạo cho trẻ có cảm giác được yêu thương khi đến lớp.
- trò chuyện với trẻ về sở thích của bạn thân, biết tên các bạn trai, bạn gái trong lớp,
* Điểm danh.
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
-Tập bài nhịp điệu theo chủ đề: “Em thêm một tuổi”
1. Khởi động : Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối.
2. Trọng động: - Hô hấp: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực.
- Tay: Hai tay đưa lên cao gập vào vai.
- Lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ.
- Chân: Hai tay chống hông đưa một chân ra trước.
- Bật: Chụm tách chân, kết hợp đưa hai tay sang ngang và lên cao.
3. Hồi tĩnh: Thả lõng, điều hoà.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
* KPKH :
- Tự giới thiệu về bản thân
* Thể dục:
Đưa 2 tay lên cao, ra trước, sang ngang .(kết hợp duỗi nắm ,mở bàn tay.
”
*LQVT:
- Trẻ nhận biết phía trên ,dưới, trước sau của bạn
*HĐTH
- Xé, dán quả tặng người thân
*Âmnhạc
- Dạy hát:
“Mừng sinh nhật”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động có chủ đích:
- Trò chơi vận động : Tìm bạn thân, kéo co, Tìm đúng trang phục của mình.
- Chơi tự do: Chơi đồ chơi có sẵn ngoài trời, chơi với cát và đất….
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Mẹ con, tổ chức sinh nhật, nấu ăn, phòng khám.
- Góc xây dựng : Xây công viên cây xanh.
- Tạo hình : Tô màu khuôn mặt, in bàn tay, bàn chân của mình.
- Góc sách : Chơi xếp hình cơ thể bé, bạn có gì khác, xem tranh ảnh về cơ thể người
-Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát theo chủ đề.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Làm album ảnh của trẻ để trẻ tự giới thiệu về mình
*LQ VH
Thơ: Bé ơi
Cô và trẻ trao đổi về cách xưng hô, giữa cô và trẻ, và bạn trong lớp.
-Nêu gương
-Trả trẻ
- Cho trẻ hoàn thành bài tạo hình buổi sáng.
-Nêu gương
-Trả trẻ
- Văn nghệ cuối tuần
-Nêu gương bé ngoan cuối tuần.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Trò chuyện, đàm thoại về các giác quan trên cơ thể
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
- Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận.
- trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, chức năng của các giác quan trên cơ thể.
- trẻ biết bạn trai, bạn gái để tham gia trò chơi..
- Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn vệ sinh các giác quan, biết đàn kết, nhường nhịn nhau trong khi chơi.
- Trẻ thể hiện được các bài thơ, bài hát đã học.
- Sân bãi
bằng phẳng, trang
phục cô trẻ
gọn gàng .
- Một số tranh ảnh về các bộ phận trên cơ thể.
- Chuẩn bị bài thơ, bài hát trong chủ đề.
- Cô giới thiệu buổi dạo chơi
- Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài “ đi chơi đi chơi” vừa quan sát quag cảnh sân trường.
- Cô cho trrẻ đứng thành vòng tròn và cùng nhau hát “ hãy xoay nào”
- bài hát nói về những bộ phận nào?
Cô gọi một trẻ lên bịt mắt rồi hỏi “ con có nhìn thấy gì không?” sau khi trẻ trả lời , cô kết luận : mắt để nhìn.
Cô gọi một trẻ khác lên bịt tai, sau đó bỏ ra, cô hỏi trẻ : lúc bịt tai, con cảm thấy như thế nào?. Sau khi trẻ trả lời, cô kết luận : tai để nghe…tương tự các bộ phận khác cô nói tương tự và cho trẻ làm động tác phù hợp.
Cô cho trẻ hát bài “ em thêm một tuổi”.
Cô cho trẻ hát dưới nhiều hình thức.
-Cô lựa chọn nội dung của hoạt động có chủ đích trong ngày cho phù hợp với chủ đề .
Sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi .
TCVĐ“ Mèo Đuổi Chuột”
TCVĐ: “ Tìm Bạn Thân”
TCVĐ:
“ Ai Nhanh Nhất”
-trẻ biết cách chơi và chơi đúng luật. “ mèo” phải chui theo lỗ “ chuột” chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài một lần chơi.
- Hứng thú chơi trò chơi.
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi.
- giáo dục trẻ ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể.
- phát triển cơ bắp, rèn luyện phản xạ nhanh
- trẻ phân biệt được một số trạng thái, cảm xúc vui, buồn, sung sướng, tức giận.
-Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ
-Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ
- các tranh bằng bìa với các hình vẽ với các khuôn mặt thể hiện một số trạng thái cảm xúc vui, buồn, phấn khởi( thải mái), tức giận ( không hài lòng)
- vẽ các vòng tròn. Số lượng ít hơn số trẻ tham gia trò chơi.
Cách chơi:
- cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, trẻ nắm tay nhau giơ cao lên đầu, cô chọn 2 trẻ có sức khoẻ tương đương nhau để làm “mèo” và “ chuột” đứng tựa lưng vào nhau. Khi cô có hiệu lệnh thì “ chuột” chạy “ mèo” đuổi, “ chuột” chui vào lỗ nào thì “ mèo” chui vào lỗ ấy, “ mèo” bắt được “ chuột” xem như “ mèo” thắng cuộc, nếu không bắt được “ chuột” thì coi như “ mèo” bị thua.
- cô chú ý quan sát khuyến khích trẻ chơi, mỗi laannf chơi không quá 1 phút, sau đó đổi vai chơi.
-Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài“Tìm bạn thân”,khi trẻ hát hết bài hoặc khi đang hát , nghe cô ra hiệu lệnh“Tìm bạn thân”thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một bạn khác giới, sau đó các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát , đến khi cô nói “Đổi bạn” trẻ phải tách ra và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi.Cô chú ý bao quát , khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng.
- cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi.
- Để úp các bức tranh. Cho trẻ lên rút bức tranh. Trẻ phải thể hiện trạng thái của bức tranh. Các bạn khác quan sát xem bạn mình thể hiện trạng thái cảm xúc gì và thể hiện có đúng không. Vẽ 3-4 vòng tròn, mỗi vòng tròn để một khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc
- Cô cùng trẻ tự do làm các động tác vận động của thỏ hoặc cầm tay nhau cùng hát: “ trên bãi cỏ, các chú thỏ,, tìm rau ăn, thỏ ngoan, vâng lồi mẹ, thỏ mẹ khen, thỏ rất vui”. Khi cô dừng lại và hỏi: “ thỏ con cảm thấy thế nào nhỉ ?” thì tất cả trẻ phải tìm thấy vòng tronfcos khuôn mặt biểu tượng cho cảm xúc của thỏ con. Tương tự như vậy với cảm xúc “ buồn”, “ tức giận”, “ bình thản”.
- Cô có thể cho trẻ thể hiện cùng lúc các trạng thái cảm xúc khác nhau bằng cách hỏi trẻ thích thể hiện trạng thái cảm xúc nào. Sau đó bật nhạc cho trẻ vận động theo ý thích. Khi bản nhạc kết thúc, trẻ phải chạy nhanh về vòng tròn có khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc mà trẻ đã chọn. Trẻ nào không về kịp phải đứng ngoài vòng tròn hoặc đứng sai chỗ thì phải nhảy lò cò một vòng.
Trò chơi dân gian
“ kéo co”
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú trong khi chơi
-Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ
- dây thừng dài 4m
- Kẻ vạch
Cách chơi:
chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, xếp thành hai hàng dọc , hai trẻ đứng đầu cầm vào dây, khi có hiệu lệnh của cô tất cả trẻ kéo mạnh dây về phía mình, nếu trẻ đứng đầu bước qua vạch thì đội đó thua
luật chơi: bên nào dẫm vào vạch trước là thua cuộc
CHƠI TỰ DO:
Chơi với đồ chơi có sẵn.
Tham gia tích cực vào trò chơi, cùng bạn chơi
-Giấy sỏi, lá cây…
-Đồ chơi có sẵn
-Đồ chơi mang theo
Trẻ chơi, vẽ theo ý thích, chơi với đồ chơi trong sân trường... cô quan sát, xử lý tình huống.
HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC:
GÓC
CHƠI
TÊN TRÒ
CHƠI
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
THỰC HIỆN
Góc chơi đóng vai
- Mẹ con.
-Tổ chức sinh nhật
- Phòng khám bệnh.
- Siêu thị
- Bước đầu trẻ biết về nhóm chơi để chơi theo nhóm, biết chơi cùng nhau trong nhóm.
-Biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi.
- Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi : mẹ đi chợ nấu ăn, bác sĩ khám bệnh....
- Bộ đồ gia đình, búp bê các loại vải...
- Một số đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi bác sĩ : áo bờ lu, ống nghe...
- Đồ chơi cho trò chơi bán hàng như: quần áo, ô tô, đồ chơi...
1/ Thảo luận :
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề mùa thu.
- Hỏi trẻ lớp mình có những góc chơi gì? Bạn nào thích chơi ở góc chơi nào?
Hôm nay các mẹ sẽ làm gì?bác sĩ phải làm sao khi có bệnh nhân? Các cô bán hàng định bán những gì vậy? Nhiệm vụ của các cô y tá là làm gì? Cô hướng dẫn trẻ một số kỹ năng nghe tim, phổi của mình và của bạn.
- cô và trẻ trò chuyện về công viên , cho trẻ kể về những điều mà trẻ đã thấy khi đi chơi ở công viên và cho trẻ tự thoả thuận với nhau về kiểu xây mà trẻ muốn .Công viên gồm những gì?xích đu ,câud trượt ,nhiều cây cảnh hoa lá ,
Cô gợi ý cho trẻ xây dựng công viên sáng tạo, công viên sẽ đẹp hơn khi có vườn hoa....
Cô giáo vào góc chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi, hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi.
Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi.
- Bây giờ bạn nào thích chơi ở góc học tập, gócphân vai, góc tạo hình, góc khám phá khoa học.... thì c/c về nhóm chơi và cùng thỏa thuận vai chơi (nếu trẻ về nhóm mà chưa thỏa thuận được vai chơi cô đến và giúp trẻ thỏa thuận
2/ Qúa trình chơi:
-Trong quá trình chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống và chú ý những góc chơi chính ..... giúp trẻ liên kết các nhóm chơi, gợi ý, mở rộng chủ đề chơi; đổi vai chơi khi hết hứng thú ....
-Khen động viên kịp thời khi trẻ có những hành vi tốt, thể hiện vai chơi giống thật
-Cô cần chú ý hướng dẫn, quan sát, nhắc nhở trẻ chơi đúng góc chơi và nhiệm vụ của từng góc chơi đúng với yêu cầu đề ra cho buổi chơi
3/ Nhận xét :
-Cô đi đến các nhóm chơi để nhận xét các góc chơi (hoặc tập trung trẻ lại để nhận xét vai chơi)
-Cho trẻ tự nhận xét kết quả và sản phẩm chơi của mình, của nhóm bạn. Cho trẻ cất đồ chơi
-Khen, động viên trẻ, hỏi ý tưởng chơi lần sau
- Cô mở máy hát động viên khuyến khích trẻ hát múa các bài hát về mùa thu.
Góc chơi xây dựng
Xây công viên cây xanh
- -Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo nên một công trình xây dựng như: cong viên cần có cầu truợt, phao bơi..
-Trẻ cùng nhau xây dựng và biết hỗ trợ nhau khi chơi
-Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình sau khi xây dựng lắp ghép
- Vật liệu xây dựng gạch ,cổng hàng rào, thảm cỏ, hoa .
- Gạch, sỏi, hàng rào, cây hoa...
Góc tạo hình
- Tô màu khuôn mặt ,in hình bàn tay ,bàn chân của mình..
- Ôn các kỹ năng đã học ( tô, vẽ,xé dán..) để tạo nên bức tranh về vườn trường mùa thu.
- Biết chọn màu tô cho bức tranh nổi bật.
- Biết nặn một số bộ phận trên cơ thể
- Phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ.
-Giấy màu, giấy trắng, bút màu , bút sáp…
-Tranh vẽ, khuôn mặt để trẻ tô màu .in hình
Góc Sách
- xếp hình về cơ thể của bé,ban có gì khác
- xem tranh ảnh về cơ thể người .
-Trẻ hiểu được cấu tạo của cuốn sách và cách làm ra cuốn sách.
-Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay
-Phát triển khả năng sáng tạo khi làm sách.
-Cuốn lịch nhỏ đã cũ hay tấm bìa cứng đóng vào thành tập
-Giấy, bút chì, hồ dán…
-Tranh ảnh cắt từ hoạ báo cũ…
Góc âm nhạc
Bé làm ca sĩ
.
- Hát lại hoặc biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề bản thân, chơi với các dụng cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau.
- Máy hát, đĩa nhạc, dụng cụ âm nhạc, trang phục
Thứ 2 ngày 30 tháng 09 năm 2013.
ba--óó& óó--ba
HĐCCĐ: KPKH:
TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Cháu nhận biết và giới thiệu đựoc mình tên là gì?, là trai hay gái sở thích của mình thích gì? biết đựơc có những người bạn thân nào , tên gì, trai hay gái ?
2. Kĩ năng
- Cháu xác định đúng giới tính của mình đẻ tham gia tốt vào trò chơi .
3. Thái độ
- Biết cảm nhận được tình cảm, cảm xúc khác nhau của bản thân và của người khác .
II.CHUẨN BỊ:
Cho cô: Tranh bạn trai và bạn gái.
- Đàn , máy hát .
Cho trẻ: Trẻ ngồi trên ghế hình chữ U.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH.
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ôn định tổ chức
2. Nội dung
3. Kết thúc
Trò chuyện dẩn dắt giới thiệu bài:
- Cô và cả lớp cùng hát bài “ Bạn có biết tên tôi”
- Qua bài hát cô trò chuyện với cháu về cô về bé, về các bạn để khuyến khích cháu tự giới thiệu về bản thân mình và những người bạn của trẻ .
Quan sát và đàm thoại theo tranh:
- Cho cháu chơi trò chơi trời tối trời sáng !
- Cho cháu quan sát tranh bạn trai , bạn gái, để cháu tự nhận xét vì sao biét đó là bạn trai, bạn gái .
- Cô hỏi cháu :
+ Thế cô là trai hay gái? Vì sao ?
- Cho cháu xung phong lên tự giới thiệu về mình cho các bạn cùng nghe .
- Đối với các cháu mạnh dạn cô khuyến khích cháu tự giới thiệu thêm về những người bạn thân của mình .
- Cô giúp cháu cùng trò chuyện vê mình và những người bạn thân của mình bằng các gợi ý đơn giản, dể hiểu và để cháu tích cực tham gia cùng đàm thoại với cô và các bạn .
+ Còn con tên gì? Năm nay con mấy tuổi?
+ Con là bạn trai hay bạn gái?
+ Thế trong lớp con chơi thân với bạn nào nhất ?
+ Bạn đó tên gì? Là bạn trai hay bạn gái?
- Cô chú ý đến các cháu còn rụt rè, để giúp cháu cũng biết tự giới thiệu về bản thân mình qua sự gợi ý của cô.
* Trò chơi 1 : “ Về đúng nhà” .
- Cô đưa ra một số ngôi nhà có dán hình bạn trai bạn gái .
- Cô nêu luật chơi cho cháu hiểu , khi kết thúc một bài hát hoặc có hiệu lệnh của cô, thì các con phỉa chạy về tìm đúng cho mình một ngôi nhà .(bạn trai thì về ngôi nhà có dán hình bạn trai , còn bạn gái cũng tìm cho mình ngôi nhà có hình bạn gái ).
- Cho cháu chơi vài lần để giúp cháu phân biệt tốt hơn vê giói tính của mình .
* Trò chơi 2 : “ Tìm bạn”
- Cô nêu ra luật chơi cho cháu hiểu, mỗi bạn tự tìm cho mình một người bạn thân và giới thiệu bạn đó tên gì? Là bạn trai hay bạn gái ?
- Cô nhận xét giờ học và tuyên dương cháu .
- Cho cả lớp cùng đọc bai thơ “bạn mới”.
Nhắc nhở các cháu, cho ra sân chơi.
- Trẻ hát và vận động theo bài hát
Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
Trẻ trả lời theo hiểu biết
Trẻ hát và vận động theo nhạc
Vệ sinh – trả trẻ .
****************************************
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
CHO TRẺ LÀM ABLBUM ẢNH CỦA CHÁU”
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Trẻ biết làm album ảnh cho trẻ
- Trẻ biết giới thiệu tên, tuổi, giới tính, sở thích của mình.
II/ CHUẨN BỊ.
- Bìa cứng, keo, kéo, giáy
File đính kèm:
- BAN THAN 4 T CHUAN.doc