Giáo án mẫu giáo lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Hãy ngắm nhìn cơ thể bé

 Biết được cơ thể gồm có các bộ phận khác nhau : Tên gọi, và các họat động của chúng.

 Phân biệt được tay phải, tay trái và xác định được hướng không gian của đồ vật so với bản thân.

 Biết sử dụng 5 giác quan để phân biệt đồ vật, sự vật, hiện tượng xung quanh ( Hình dạng, màu sắc , kích thước ).

 Nhận ra sự khác nhau, giống nhau của hình tròn, hình tam giác qua đặc điểm nổi bật ( các cạnh, hình dạng, kích thước, màu sắc )

 Có một số hiểu biết và cách giữ gìn vệ sinh cơ thể và các giác quan.

 Biết được ăn đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp cho cơ thể phát triển khỏe mạnh. Từ đó biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Hãy ngắm nhìn cơ thể bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ. Chủ đề nhánh: HÃY NGẮM NHÌN CƠ THỂ BÉ? Thực hiện từ ngày 04 tháng 10 đến ngày 08 tháng 10 năm 2010 I. YÊU CẦU Biết được cơ thể gồm có các bộ phận khác nhau : Tên gọi, và các họat động của chúng. Phân biệt được tay phải, tay trái và xác định được hướng không gian của đồ vật so với bản thân. Biết sử dụng 5 giác quan để phân biệt đồ vật, sự vật, hiện tượng xung quanh ( Hình dạng, màu sắc , kích thước…). Nhận ra sự khác nhau, giống nhau của hình tròn, hình tam giác qua đặc điểm nổi bật ( các cạnh, hình dạng, kích thước, màu sắc…) Có một số hiểu biết và cách giữ gìn vệ sinh cơ thể và các giác quan. Biết được ăn đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp cho cơ thể phát triển khỏe mạnh. Từ đó biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi. II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG TUẦN. Thứ Các hoat động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ, trò chuyện - Trao đổi với phụ huynh đề nghị gia điình trẻ mang ảnh của trẻ đến lớp ( ảnh của trẻ qua các năm) . Trao đổi về sở thích của trẻ trong ăn uống, trang phục, những hoạt động mà trẻ yêu thích… - Trẻ chơi theo ý thích ở các góc. Thể dục sáng- điểm danh * Khởi động: Đi quanh sân kết hợp bài hát “ Mừng sinh nhật” Đi xung quanh lớp kết hợp đi các tư thế sau đó đứng thành 3 hàng ngang. *Trọng động:Tập theo cô các động tác kết hợp lời hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”. * Hồi tĩnh: Chuyển đội hình vòng tròn hát “ năm ngón tay ngoan” * Điểm danh: Cho trẻ điểm danh theo tổ, trẻ kiểm tra xem tổ mình vắng bạn nào. Cô tổng hợp và báo ăn. Hoạt động có chủ đích KPKH Các bộ phận của cơ thể bé - Trò chuyện những đồ dung để bảo vệ các bộ phận của cơ thể. - Hát vì sao mèo rửa mặt. PTVĐ - Bật chụm tách chân. Trò chơi; Chuyền bóng. PTNN Chuyên “Gấu con bị đau răng” -Hát “ Cả tuần đều ngoan” PTNT Xác định phía phải, trái của bản thân. - Chơi; Đồ chơi ở phía nào? - Hát và vận động “Tìm bạn thân”. PTTM * Dạy hát “ Cái mũi” - Chơi Bao nhiêu bạn hát. * TH: Dán các khuôn mặt có cảm xúc khác nhau; Chơi “ Thỏ con của bé”. Hoạt động ngoài trời. Quan sát sự thay đổi của thời tiết. -Tập vẽ hình của bé, của bạn.- Trốn tìm. - Quan sát quần áo của bạn. - Xếp hình bạn trai, gái.- Tạo dáng. -Lắng nghe âm thanh khác nhau ở khu vực trường. - Vẽ tự do – Chó sói xấu tính. - Quan sát bầu trời. - Nhặt đá sỏi để xếp hình -VĐ; Hãy lắng nghe. - Quan sát cảnh vật xung quanh. - Trò chơi “ hãy đặt tay lên mũi” – tạo dáng. Hoạt động góc PV: Mẹ- con - Cửa hàng thực phẩm.- Nhà hàng ăn uống. Phòng khám của Bác sỹ. XD ; Xây công viên cây xanh. TH ; vẽ, nặn, xé, dán các loại thực phẩm. giúp bé phát triển. Thư viện; Xem tranh ảnh về cơ thể bé, về các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Khám phá: Đếm, tách, gộp nhóm LTTP, ôn nhận biết số 2, so sánh chiều cao của 2 bạn. Chăm sóc nuôi dưỡng - Rửa mặt, rửa tay trước và sau khi ăn. Nhắc trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Động viên trẻ ăn hết xuất, ăn không nói chuyện, nhặt cơm rơi vào đĩa.Quan tâm đến những trẻ ăn ít, kén ăn đặc biệt là cháu Linh, cháu Thúy, cháu Quyên, cháu Văn... - Nhận được các loại thực phẩm trong bữa ăn, biết giá trị của chúng với sự phát triển của cơ thể.. - Tạo môi trường cho trẻ ngủ ngon giấc, ngủ đủ thời gian. Hoạt động chiều Nghe đọc chuyện “ Cậu bé mũi dài” Tạo khuôn mặt của bạn. Thực hành thao tác vệ sinh – Chơi ở các góc.Ôn số lượng 2 – chữ số 2. Hướng dẫn trẻ cách giữ gìn một số bộ phận của cơ thể. Làm quen bài hát “ Mừng sinh nhật” Sinh hoạt văn nghệ cuối tuần. Bình xét bé ngoan . Trả trẻ - Trao đổi cùng phụ huynh tình hình của trẻ trong ngày, các nội dung giáo dục.Nhất là với những cháu kén ăn, ăn ít. - Nhắc phụ huynh một số lưu ý cần thiết khi đưa đón con, nhắc phụ huynh đóng nộp các khoản cho đúng thời gian quy định. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 2 ngày tháng 10 năm 2010 Chủ đề nhánh: HÃY NGẮM NHÌN CƠ THỂ BÉ. TÊN HOẠT ĐỘNG 1. Yêu cầu: - Nhận biết cơ thể gồm các bộ phận ; đầu, mình, tay, chân… - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh cơ thể. - Biết lựa chọn đúng đồ dùng để giữ gìn vệ sinh và bảo vệ các bộ phận của cơ thể. - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. Chuẩn bị: - Tranh vẽ em bé ( tranh minh họa chủ đề). Một số đồ dung cá nhân của trẻ; Khăn, tất ,mũ, giày, dép. - Bút sáp, giấy vẽ cho trẻ. Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Nói nhanh các bộ phận của cơ thể”. Cách chơi: Cô đưa bức tranh em bé ra, chỉ vào từng bộ phận của cơ thể, yêu cầu trẻ nói nhanh bộ phận đó, Hoạt động 2 : Khám phá. * Các bộ phận cơ thể bé . Chúng minh vừa chơi trò chơi rất vui rồi phải không? Bây giờ sẽ cùng cô tìm hiểu kỹ hơn về những bộ phận trên cơ thể của chúng mình nhé. Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu cái đầu thông minh trước. Vậy ai có thể kể tên các bộ phận trên đầu của em bé? Cùng chơi 1 trò chơi nhỏ với cô. Nghiêng đầu bên phải, nghiêng đầu bên trái. ( Chơi 2 – 3 lần) Ai biết được nhờ có gì mà chúng ta có thể dễ dàng quay đầu sang phải và trái như vậy ? ( Nhờ có cái cổ) Đầu là một bộ phận quan trọng của cơ thể chúng ta, vậy làm thế nào để cai đầu của chúng mình không bị đau? Khi đi nắng phải làm gì để bảo vệ đầu? Khi ngồi trên xe máy thì sao? ( đội mũ bảo hiểm). Khi trời rét phải làm gì để đầu được giữ ấm? ( Đội mũ len, đội khăn). Làm gì để đầu luôn sạch sẽ? ( gội đầu, chải tóc thường xuyên). Chải tóc và gội đầu thường xuyên cũng là cách để giữ gìn và bảo vệ đầu của chúng mình. Chơi trò chơi : 5 ngón tay. Giấu tay đi nào. Tay đẹp đâu? Mỗi người có mấy cái tay? Mỗi người đều có 2 tay nên vẫn gọi là đôi tay đấy. Các bạn dùng đôi tay để làm những viếc gì? ( cho trẻ nói theo ý hiểu của trẻ), có thể gợi cho trẻ trả lời. Con xúc cơm ăn bằng gì? Nhặt cầm đồ chơi bằng gì? Khi bị ngứa con thường làm gì?...vv Khi viết hay vẽ cầm bút bằng tay nào? Cùng vẫy tay phải cho cô xem? Tay trái đâu? Ai kể tên các ngón tay? - Giải thích cho trẻ: Mỗi bàn có 5 ngón tay, các ngón tay là những công cụ quan trọng để bé thực hiện các hoạt động của mình được dễ dàng. Ngón tay cái và các ngón tay khác giúp các con nhặt và cầm nắm được mọi thứ. Các bạn phải giữ cho bàn tay và các ngón tay luôn sạch sẽ bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tiếp tục nói chuyện về đôi bàn chân, móng tay, móng chân với các câu hỏi tương tự. Chân cũng có thể làm được rất nhiều việc.các bạn thử nhặt đồ chơi bằng chân xem nào? Có những người không may bị liệt cả hai tay, thì đôi chân đã thay đôi tay giúp họ làm mọi việc, kể cả viết chữ nữa, như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương về việc viết bằng chân…. Hoạt động 3: Chọn đúng đồ dùng để bảo vệ các bộ phận của cơ thể . Bây giờ hãy cùng cô đi chợ mua đồ đi.Cho trẻ lấy tranh lô tô và về chơi.. Quan sát xem mình mua được gì? Hãy gọi tên những thứ đố lên. Bây giờ hãy nghe luật trò chơi nhé. Cô nói tên của dụng cụ nào thì chúng mình tìm lô tô và nói tác dụng của đồ dùng đó lên. - Mũ bảo hiểm – dùng đội đầu để đi xe máy. - Găng tay – Để bảo vệ tay…. Khi trẻ chơi quen cô cho trẻ chạy mang tranh lên đặt theo ký hiệu của từng loại theo dấu hiệu cho trước. Hoạt động 4: Cho trẻ ngồi về in bàn tay của mình và tô màu cho bàn tay. Đánh giá cuối buổi KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 3 ngày tháng 10 năm 2010 Chủ đề nhánh: HÃY NGẮM NHÌN CƠ THỂ BÉ TÊN HOẠT ĐỘNG: TÊN HOẠT ĐỘNG: Trò chơi: Chuyền bóng. Yêu cầu: Trẻ biết dùng sức nhún bật chụm tách chân liên tục vào các ô. Khi bật chân không chạm vào vạch ô. Chuyền bóng bằng hai tay và không làm rơi bóng Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. Chuẩn bị: Vòng, xắc xô. Cờ, hoa làm phần thưởng; gậy ( vòng) bóng nhựa. Tổ chức hoạt động : Hoạt động 1: Đọc thơ “ Thỏ bông bị ốm” trò chuyện. Bài thơ có tên là gì? Thỏ Bông bị làm sao? Vì sao thỏ bị ốm? Muốn không bị ốm giống như thỏ bông phải làm thế nào? Ngoài không ăn bây ra chúng mình phải thường xuyên tập luyện thể thao, có như vậy cơ thể mới luôn khỏe mạnh và chống đỡ được bệnh tật. Chúng mình sẽ tham gia vào phần thi “ Tôi là vận động viên”, để các bạn có sức dẻo dai bước vào phần thi , hãy cùng khởi động . Hoạt động 2: * Khởi động: Cho trẻ đi quanh sân vừa đi vừa hát “ Cái mũi”, đi thành vòng tròn kết hợp đi các tư thế sau đó đứng tách thành 3 hàng. Bây giờ sẽ là màn đồng diễn của 2 đội. * Trọng động: Bài tập phát triển chung: - Hô hấp: Thổi bóng bay. - Tay: Đưa ra trước, lên cao. - Chân: Đứng co 1 chân. - Bụng: Đứng cúi người về phía trước. - Bật chụm, tách chân. Vận động cơ bản: Vừa rồi các bạn đồng diễn rất đẹp, bây giờ 2 đội chú ý, chúng ta sẽ chuyển sang phần thi chính thức với bài tập “ Bật tách khép chân”. Hai đội sẽ quan sát cô tập trước. Cô thức hiện mẫu 2 lần. Lần 1 không phân tích động tác. Lần 2 phân tích: Từ hàng của mình đi đến vạch xuất phát, 2 tay chống hông, 2 chân chụm, mắt nhìn về phía trước. Khi có hiệu lệnh bật, cô bắt đầu nhún 2 chân, dùng sức mạnh của chân và cơ thể bật chụm chân vào ô thứ nhất, tiếp tục tách chân bật vào ô thứ 2, lần lượt bật hết các ô sau đó đi về cuối hàng. Các bạn chú ý khi bật mũi bàn chân chạm đất trước sau đó mới đến gót chân. Cho 2 trẻ lên tập mẫu cho cả lớp quan sát. Ai có nhận xét gì về cách tập của bạn và của cô? Bạn tập đã chính xác động tác chưa? Bây giờ 2 đội chú ý mỗi đội sẽ phải trải qua 3 vòng thi, mỗi người tập đúng sẽ được thưởng 1 lá cờ, sau mỗi vòng đội nào được nhiều hoa sẽ được nhận 3 lá cờ. Tổng kết 3 vòng thi đội nào được nhiều cờ sẽ là đội chiến thắng. Hai đội đã nghe rõ luật chưa? Hãy đứng về vị trí của mình. Chuẩn bị. Bắt đầu. Trẻ thực hiện cô quan sát trẻ tập, yêu cầu các bạn còn lại cùng quan sát các bạn tập xem bạn nào tập đúng. Tổng hợp các phần thi và chọn đội thắng cuộc… Trò chơi vận động: Chuyền bóng. Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi, cho 2 đội cùng chơi. Cô bao quát trẻ chơi, yêu cầu trẻ chơi đúng luật. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1 – 2 vòng. Hoạt động 3: Nhận xét giờ học của trẻ. Cho trẻ nhặt lá về làm kèn. Đánh giá cuối buổi: HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu: Trẻ biết được những cảm xúc: buồn, vui, tức giận…và thể hiện những cảm xuacs đó vào sản phẩm của mình. Biết dán những bộ phận; mắt, mũi, mồm và tạo thành các khuôn mặt có cảm xúc khác nhau. Rèn kỹ năng phết hồ và dán gọn không dây hồ ra bên ngoài. Giáo dục trẻ sự tập trung chú ý, làm việc đến nơi đến chốn, có ý thức tôn trọng sản phẩm của mình của bạn. Chuẩn bị: Nơi trưng bày sản phẩm, các chi tiết của khuôn mặt, tranh vẽ các khuôn mặt chưa có các bộ phận. Tranh mẫu của cô; khuôn mặt cười, buồn, tức giận... Tranh vẽ khuôn mặt chưa có các bộ phận. Hồ dán, rổ đựng các chi tiết, tăm bông. Gương soi. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Có bao nhiêu cách cười”. Cô nói: Cười to! Trẻ há to miệng ra cười thành tiếng thoải mái. Cô nói: Cười mỉm! Trẻ nhoẻn miệng cười nhưng không cười thành tiếng. Cô nói: Cười khà khà! Trẻ há miệng cười thành tiếng khà khà. Có còn cách cười nào nữa không? Bạn nào có kiểu cười mới hãy thể hiện cho cả lớp nghe nào? Khi chúng mình cười lúc đó chúng mình vui hay buồn? Hãy thể hiện cảm xúc vui nào. Thể hiện cảm xúc buồn như nào? Lúc tức giận khuôn mặt như thế nào? Tạo khuôn mặt lúc vui có dễ hơn tức giận và buồn không? Dễ chịu hơn phải không? Nếu vậy chúng hãy vui vẻ nhiều hơn nhé, đừng tức giận và buồn sẽ khiến cho khuôn mặt của chúng mình xấu đi đấy… Hoạt động 2: Chúng mình hãy quan sát các bức tranh này, trao đổi với nhau và nói xem cảm xúc của những khuôn mặt này. - Cho trẻ quan sát tranh mẫu và đàm thoại. Hỏi trẻ về thể loại tranh, cảm xúc của các khuôn mặt… - Cho trẻ dán tự chọn chi tiết để dán vào các khuôn mặt còn để trống của cô… - Thăm dò ý kiến của trẻ. Hỏi trẻ ý tưởng của trẻ định tạo khuôn mặt như nào? Các chi tiết nào sẽ phù hợp với khuôn mặt trẻ chọn, cách phết hồ, sắp xếp bố cục để dán các chi tiết theo thứ tự của khuôn mặt. Trẻ thực hiện: Cho trẻ thực hiện theo nhóm, cô quan sát chung , gợi ý, hướng dẫn những trẻ chưa biết cách làm. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm. Cho trẻ mang bài lên trưng bày sản phẩm. Yêu cầu trẻ tự quan sát bài của bạn cảu mình, nêu ra những cảm nghĩ của mình, các ý kiến bổ sung… Hoạt động 4: Chơi trò chơi “ Thỏ con của bé” Trẻ đứng xung quanh cô chơi trò chơi. Chuyển hoạt động tiếp. Đánh giá cuối buổi: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 4 ngày tháng 10 năm 2010 Chủ đề nhánh: HÃY NGẮM NHÌN CƠ THỂ BÉ Yêu cầu: Trẻ nắm được nội dung, cốt chuyện. Rèn luyện khả năng chú ý có chủ định; biết lắng nghe và tham gia vào câu chuyện của cô. Trẻ biết giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng vào mỗi sáng, sau khi ăn và trươc khi đi ngủ. Chuẩn bị: Tranh minh họa nội dung câu chuyện. Bàn chải đánh răng, mô hình hàm răng. Một số bài hát, bài thơ có liên quan đế nội dung bài học. Tổ chức thực hiện: Hoạt động 1: Hát vận động “ Dậy đi thôi”. Mỗi sáng ngủ dậy chúng mình thường làm gì? Tại sao phải đánh răng? Con thường đánh răng vào những lúc nào? Nếu không đánh răng điều gì sẽ sảy ra? Lớp mình có bạn nào bị đau răng không? Cảm giác lúc bị đau răng sẽ như thế nào nhỉ? Khi bị đau răng sẽ rất đau đớn, khó chịu. Hoạt động 2: Có bài hát này rất hay các bạn hãy nghe cô hát nhé.( Hát bài anh chàng lười cho trẻ nghe), chỉ vì cái tội lười đánh răng mà anh chàng bị đau răng đấy, cũng như một bạn trong câu chuyện mà cô sắp kể cho chúng mình nghe cũng nói về anh bạn cũng bị đau răng đấy. Cô kể cho trẻ nghe toàn bộ câu chuyện, nói tên chuyện cho trẻ biết. Kể lần 2 minh họa tranh hỏi trẻ tên câu chuyện. Kể trích dẫn từng đoạn chuyện. Đoạn 1: Tâm sự của một con sâu răng, nó sống trong miệng của gấu con, vì gấu con rất lười đánh răng… Đoạn 2: Đám sâu mở tiệc ăn mừng trong miệng Gấu, khiến cho Gấu ta đau quá kêu gào thảm thiết vì đau nhức. Đoạn 3: Mẹ phải đưa gấu đến Bác sỹ, sau khi nghe Bác sỹ nói ,Gấu ta rất ân hận từ đó cậu ta chăm chỉ đánh răng… Đàm thoại: Câu chuyện có tên là gì? Câu chuyện kể về ai? Con sâu răng nó sống ở đâu? Vì sao nó lại vào được miệng của Gấu con? Món khoái khẩu của sâu là gì? Đám sâu làm gì khiến cho Gấu kêu gào thảm thiết? Và Gấu được mẹ đưa đi đâu? Bác sỹ nói với Gấu như nào? Từ khi ở chỗ Bác sỹ về Gâú con có thay đổi không? Gấu thay đổi như thế nào? Còn họ hàng nhà sâu có cơ hội được ở trong miệng của Gấu con nữa không? Câu chuyện này muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? Nếu là con con có lười đánh răng như Gấu con không? Vì sao?.... Kể lại chuyện khuyến khích trẻ nhắc lại câu của các nhân vật. Giáo dục: Luôn giữ gìn hàm răng cho sạch sẽ, bằng cách thường xuyên đánh răng mỗi sang khi ngủ dậy, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Hoạt động 3: Ở nhà các bạn có thường xuyên đánh răng không? Nhìn xem cô có gì? Ai đã biết cách đánh răng lên thực hiện cho cả lớp cùng quan sát. ( Cho trẻ thực hành cách đánh răng). Hát “ Cùng tập đánh răng” Hoạt động 4: Nhận xét giờ học và chuyển hoạt động tiếp. Đành giá cuối buổi: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 5 ngày tháng 10 năm 2010 Chủ đề nhánh: HÃY NGẮM NHÌN CƠ THỂ BÉ TÊN HOẠT ĐỘNG: Yêu cầu: Xắc điịnh được phía phải, phía trái của bản thân. Sử dụng đúng từ phía phải, phía trái. Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng thành thạo cho trẻ, khả năng tập trung chú ý ,ghi nhớ có chủ định , thói quen học tập nghiêm túc. Trẻ hững thú tham gia vào hoạt động với cô và bạn. Chuẩn bị: Mỗi trẻ một rổ đựng đồ chơi. Nội dung trò chuyện với trẻ, bài hát “ Đường em đi” Xắc xô, mô hình ngã tư đường phố, cờ xanh – đỏ.. Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: Đọc đồng giao “ Đi cầu đi quán”, Hát “ Hãy lắng nghe” Các bạn múa hát có vui không? Về chiếu ngồi trò chuyện cùng cô 1 lát. Hoạt động 2 : * Ôn xác định phái phải , phía trái Sáng nay ai đưa con đi học, Mẹ con đưa con đi bằng phương tiện gì? Khi đi Mẹ con đi bên nào? Tại sao lại đi bên tay phải? Đi bên trái thì sao? Hỏi thêm 1 – 2 trẻ nữa. Các bạn rất giỏi, thế các bạn có muốn đi học không? Di học các bạn được cô giáo cho làm những gì? ( Học múa , hát, học vẽ..) Khi học vẽ các bạn cầm bút bằng tay nào ? Ngoài cầm bút bằng tay phải các bạn còn làm những gì bằng tay phải nữa? Các bạn giỏi lắm khen tặng cả lớp . Bạn nào giỏi haỹ nói cho cô biết tay phải và tay trái của con đâu? Bạn Cầm ơi tay phải của con đâu, còn tay trái? Lần này khó hơn, bạn nào giỏi lên đây nói cho các bạn biết ngoài tay phải và tay trái ra trên cơ thể của chúng mình còn có những bộ phận nào cùng chiều với tay phải ( trái)? - Chơi dấu tay – dấu chân. - Vỗ tay ; Nhích vai : Dậm chân; Nghiêng đầu… Cô có rất nhiều đồ chơi, cô tặng cho các bạn cùng chơi nhé. Tổ 1 cô tặng đồ chơi bên phải của các bạn, tổ 2 cô tặng đồ chơi ở bên tay trái chỗ các bạn ngồi, tổ 3 cô tặng đồ chơi ở phía sau, bây giờ các bạn hãy đến lấy đồ chơi rồi về chỗ ngồi theo hàng ngang. * Xác định phía phải , phía trái của bản thân. Quan sát xem cô tặng đồ chơi gì? Có màu gì? Bây giờ hãy nghe nhé, chúng ta sẽ chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn” Khi cô nói cầm đồ chơi tay nào chúng mình cầm và giơ lên cho cô nhé. Ai lên chơi trước? ( Cho 1 trẻ lên chơi trước cho cả lớp quan sát, sau đó cho cả lớp thực hiện) Cho trẻ đặt rổ theo yêu cầu của cô. Gọi 1 trẻ lên nói phía phải ( trái ) của mình có bạn nào, có gì?... Nâng độ khó cho trẻ yêu cầu trẻ nói phía phải ( trái ), trước sau của mình có gì, có ai? * Luyện tập xác định phía phải – trái. Treo tờ tranh in hình bàn tay lên bảng yêu cầu trẻ xác định tay nào là tay phải, tay trái, bằng cách lên và áp tay của mình vào và nói kết quả.. Cho trẻ về ngồi tô màu bàn tay. Hoạt động 3: Chơi trò chơi Qua ngã tư đường phố. Cách chơi: Vẽ hình ngã tư đường phố cô làm người điều khiển giao thông, cho trẻ hát bài đường em đi và đi qua ngã tư, khi gặp đèn xanh được đi, đền đỏ phải dừng lại. Ai phạm luật phải nhảy lò cò. Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Kết thúc hoạt động và ra chơi. Đánh giá cuối buổi KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 6 ngày tháng 10 năm 2010 Chủ đề nhánh: HÃY NGẮM NHÌN CƠ THỂ BÉ TÊN HOẠT ĐỘNG: DẠY VĐ: Yêu cầu: Hát đúng lời, vận động nhịp nhàng theo bài hát. Thuộc lời bài hát “ Cái mũi” Chú ý nghe hát, nghe trọn vẹn bài hát “ Tập rửa mặt”; Nhạc và lời Hồng Đăng. Biết cách hát và vận động theo bài “ Cái mũi” Hứng thú tham gia vào hoạt động. Chuẩn bị: Xắc xô, lọ nước hoa, Mặt nạ thỏ. Tiến trình tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Chơi “ Trốn cô”, trẻ bịt mắt lại cô lấy nước hoa xịt lên người 1 trẻ và hỏi. Các bạn có ngửi thấy mùi gì không? Mùi thơm đó ở đâu? Vì sao con biết? Các bạn ngửi thấy mùi thơm đó là nhờ cái gì? Chính là nhờ cái mũi mới ngửi và phân biệt được mùi vị ở xung quanh. Hoạt động 2: * Dạy vận động “ Cái mũi”. Các bạn hãy lắng nghe xem cô có bài hát gì nhé. Cô hát toàn bộ bài hát và vận động Các bạn vừa nghe bài hát gì? Ai đã dịch lời bài hát này? Các bạn đã thuộc bài hát này chưa? Hát lại cùng cô bài hát này. Bài hát các bạn đã thuộc rồi, có muốn vận động theo cô bài này không? Cô vận động mẫu 2 lần. Cho trẻ cùng vận động với cô. “ Nào bạn ơi…..phình cái mũi” ( Ngón tay trỏ chỉ về phía trước và khum trước mũi) “ Thở làm sao….như quả bóng tròn” Hai tay vươn cao rồi tạo thành vòng tròn.. “ Là nơi đó….đúng mũi rồi” tay đưa qua đưa lại câu cuối chỉ vào mũi. Cho trẻ đứng thành vòng tròn hátvà vận động nhiều lần, khi trẻ đã biết vạn động cô cho trẻ đứng thành từng đôi và vận động. * Nghe hát: Hát lại cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ cùng hát với cô. * Trò chơi : Bao nhiêu bạn hát. Các bạn có muốn chơi trò chơi không, trò chơi này đòi hỏi các bạn phải thật chú ý lắng nghe, xem có bao nhiêu bạn hát. Luật của trò chơi như sau: Cô sẽ mời một bạn lên đội mũ chóp kín, sau đó bạn sẽ phải lắng nghe cho tinh xem ở dưới lớp có bao nhiêu bạn được cô gọi lên hát…. Cho trẻ chơi 2 – 3 lần, tùy mức độ hứng thú của trẻ. Hoạt động 3 : Cho trẻ xếp hình người bằng các hình. Nhận xét tiết học và cho trẻ ra chơi. Đánh gía cuối buổi HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ: HÃY NGẮM NHÌN CƠ THỂ BÉ TÊN GÓC CHƠI: Phân vai: Mẹ- con, Cửa hàng thực phẩm, quầy thực phẩm, nhà hàng ăn uống., phòng khám của bác sỹ. Xây dựng: Công viên cây xanh.. Tạo hình: Vẽ, nặn, xé ,dán một số LTTP giúp bé phát triển. Sách truyện: Xem tranh, ảnh về cơ thể bé., về các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Học tập: Đếm, tách, gộp nhóm LTTP, ôn nhận biết số 2. So sánh chiều cao của 2 bạn. TUẦN THỰC HIỆN: Từ ngày 04 đến ngày 08 tháng 10 năm 2010 1. Mục đích yêu cầu: - Biết đóng vai mẹ chăm sóc con ( lau mặt, mặc quần áo cho con…) - Biết nhập vai chơi biết thực hành ứng sử giao tiếp với bệnh nhân đúng mực. - Biết tên một số loại thực phẩm, và chế biến một số món ăn đủ 4 nhóm LTTP. - Trẻ làm quen với các loại thực phẩm, các mặt hàng khác nhau ( Bánh, kẹo, quần áo..) - Xây được công trình hoàn chỉnh công trình với nhiều khu vực khác nhau ( khu vui chơi, cây xanh, vườn hoa…) - Biết cách cách làm và tạo ra một số loại LTTP. - Biết cách giở sách, cách đưa mắt để đọc và xem tranh… 2. Chuẩn bị: - Các loại bánh kẹo, các loại thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của trẻ.. - Bộ đồ chơi nấu ăn, các loại rau quả đồ chơi….bánh kẹo, thực phẩm, gia vị… - Nguyên vật liệu xây dựng cho trẻ. - Tranh ảnh, sách báo, giấy vẽ, bút màu, giấy màu, đất nặn … 3. Tổ chức thực hiện: Hoạt động 1: Hát múa, “ Hãy lắng nghe” Hoạt động 2: * Thỏa thuận: Cho trẻ nhắc lại tên các góc chơi trong lớp, các góc sẽ chơi trong giờ chơi, tự nhận vai chơi, nhóm chơi. - Gợi ý cho trẻ chơi, bết giao lưu, liên kết với các nhóm chơi khác: Bế em đi khám bệnh, mua hàng…Kê đơn, bốc thuốc…vv - Nêu yêu cầu của giờ chơi cho trẻ biết, nhắc trẻ khi chơi cần giao lưu với các nhóm, chơi đoàn kết với nhau, không la hét, quăng ném đồ chơi khi chơi, chơi xong biết thu dọn đồ chơi sắp xếp đúng nơi quy định. * Quá trình chơi : - Trẻ về góc chơi như đã thỏa thuận, cô bao quát trẻ chơi. Nhắc trẻ chơi theo chủ đề, đồng thời tham gia chơi cùng trẻ để rèn kỹ năng, thao tác cho trẻ. * Kết thúc quá trình chơi: Cô đến các nhóm nhận xét trẻ chơi, để tập trung trẻ về 1 – 2 nhóm chính cho trẻ cùng nhận xét. - Yêu cầu trẻ chỉ ra những mặt của nhóm mình, nhóm bạn đã làm được, những cái cần bổ xung cho lần chơi sau. - Cô tổng hợp các ý kiến và nêu nhận xét cho trẻ nắm được, động viên nhóm chơi tôt, khuyến khích nhóm còn phải bổ sung nhiều. Hoạt động 3: Cho trẻ hát “ hãy lắng nghe” và thu dọn đồ chơi. 4. Đánh giá cuối buổi:

File đính kèm:

  • docChu de ban than(4).doc