1. Kiến thức:
- Nhận biết một số loại cây và môi trường sống của chúng (đất, nước, không khí, ánh sáng )
- Biết được lợi ích của cây xanh đối với đời sống con người và con vật
- Biết được quá trình phát triển của cây xanh và chức năng của các bộ phận của cây.
2. Kỹ năng.
- Nhận biết, phân biệt, phân loại, mô tả một số cây theo loài: cây thân cứng, cây dây leo, cây mọc dưới nước, cây mọc ở cạn
- Kiêu tả cảnh đẹp của cây cối trong thiên nhiên qua tham quan, truyện tranh ảnh
21 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8844 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 4 tuổi - Chủ đề thế giới thực vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN III
(Thực hiện từ ngày 16– 20/01/2013)
Tuần
Thời điểm
Tuần III: Một số loại hoa
T2
T3
T4
T5
T6
Đón trẻ, điểm danh
- Cô đón trẻ, kiểm tra sức khỏe của các cháu, nhắc nhở trẻ nề nếp, tự cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Điểm danh: cho trẻ nêu tên các bạn vắng...
Hoạt động học có chủ đích
Phát triển thể chất.
TD
Trườn sấp trèo qua ghế thể dục.
Phát triển nhận thức-thẩm mỹ.
KPKH
Trò chuyện về một số loại hoa.
Phát triển ngôn ngữ.
LQVH
Thơ: Hoa cúc vàng
Phát triển nhận thức- ngôn ngữ
LQVT
Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có số lượng 8. Nhận biết chữ số 8.
Phát triển thẩm mỹ.
ÂN
- DH:
Màu hoa
- NH:
Lý cây bông
- TC:
Tai ai tinh
Hoạt động ngoài trời
Quan sát : Cây cúc
Quan sát:
Hoa mai
Quan sát:
Hoa đào
Quan sát: Hoa đồng tiền
Quan sát:
Một số loại hoa
Hoạt động góc
* Góc xây dựng:
- Vườn cây ăn quả, Vườn rau của bé, Xây vườn hoa
* Góc phân vai:
- Bán hàng: + Cửa hàng rau quả, Bán bánh, mứt, hoa…
- Nấu ăn: + Chế biến các món ăn từ rau quả,Quán cơm lá xanh…
* Góc tạo hình:
- Vẽ, nặn, xé, dán…các loại hoa quả.
* Góc âm nhạc:
- Múa, hát các bài hát về chủ điểm thế giới thực vật.
* Góc học tập:
- Chơi lôtô, so hình, chữ cái.Đọc truyện, xem tranh ảnh về hoa quả.
* Góc thiên nhiên:
- Gieo hạt và quan sát sự lớn lên của cây
- Chăm sóc cây
Hoạt động chiều
Ôn các chữ cái.
TẠO HÌNH
Vẽ hoa.
Ôn luyện các bài hát, bài thơ đã học.
LQCC
Làm quen l, m,n
Nêu gương cuối tuần
Mục tiêu kế hoạch tuần:
1. Kiến thức:
- Nhận biết một số loại cây và môi trường sống của chúng (đất, nước, không khí, ánh sáng…)
- Biết được lợi ích của cây xanh đối với đời sống con người và con vật
- Biết được quá trình phát triển của cây xanh và chức năng của các bộ phận của cây.
2. Kỹ năng.
- Nhận biết, phân biệt, phân loại, mô tả một số cây theo loài: cây thân cứng, cây dây leo, cây mọc dưới nước, cây mọc ở cạn…
- Kiêu tả cảnh đẹp của cây cối trong thiên nhiên qua tham quan, truyện tranh ảnh…
- Sử dụng một số vỏ cây, lá cây, hoa,… để tạo thành sản phẩm tạo hình và làm đồ chơi…
- Tô chữ, vẽ, nặn về các loại cây, hoa, quả, rau.
- Một số kĩ năng gieo trồng, chăm bón và bảo vệ cây (lau lá, nhổ cỏ, tưới nước, xới đất,…)
- Phối hợp nhịp nhàng tay chân khi nhảy, chạy, chuyền, ném. Ném bóng theo định hướng.
3. Thái độ:
- Yêu quí các loại cây.
- Ý thức bảo vệ cây: không ngắt lá, bẻ cành, không ngồi, dẫm lên thảm cỏ xanh.
- Qúi trọng người trồng cây.
- Tiết kiệm lương thực, không bỏ thừa cơm và thức ăn.
THỂ DỤC SÁNG
a. Khởi động : Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân
b. Trọng động :Trẻ đứng thành hàng ngang.
Tập với bài hát: “Em yêu cây xanh”, “vườn cây của ba”…
Bài tập phát triển chung:
Hô hấp: Thổi nơ bay
Tay : Tay thay nhau quay dọc thân
Chân : Bước khuỵu chân trái sang bên chân phải thẳng
Bụng : Ngồi duỗi chân tay chống sau 2 chân thay nhau đưa lên cao.
Bật : Bật tiến về phía trước
3. Hồi tỉnh: Trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng.
III. Hoạt động góc:
* Góc xây dựng:
- Vườn cây ăn quả, Vườn rau của bé, Xây vườn hoa
* Góc phân vai:
- Bán hàng: + Cửa hàng rau quả, Bán bánh, mứt, hoa…
- Nấu ăn: + Chế biến các món ăn từ rau quả, Quán cơm lá xanh…
- Bác sĩ: + Kiểm tra vệ sinh thực phẩm, Khám bệnh…
* Góc tạo hình:
- Vẽ, nặn, xé, dán…các loại hoa quả.
* Góc âm nhạc:
- Múa, hát các bài hát về chủ điểm thế giới thực vật.
* Góc học tập:
- Chơi lôtô, so hình, chữ cái…
- Đọc truyện, xem tranh ảnh về hoa quả.
* Góc thiên nhiên:
- Gieo hạt và quan sát sự lớn lên của cây
- Chăm sóc cây
a. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết tên chủ đề chơi, góc chơi, vai chơi…
- Trẻ thoả thuận vai chơi, và thực hiện tốt vai chơi
- Không ồn ào trong lúc chơi, giúp đỡ rủ bạn cùng chơi, thu dọn đồ chơi gọn gàng.
b. Chuẩn bị:
- Đĩa nhạc, máy, các bài hát có nội dung về chủ điểm thế giới thực vật
- Đồ dùng, đồ chơi đầy đủ ở các góc, phù hợp với chủ điểm.
c. Các hoạt động:
* Hoạt động 1. Ổn định: + Hát bài hát về chủ điểm
+ Chơi gieo hạt…
Trò chuyện:
- Bây giờ là giờ gì ? (Hoạt động góc)
- Chủ điểm - Chủ đề chơi?
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn: trẻ chọn góc chơi, nhóm chơi và thoả thuận chơi:
- Lớp có mấy góc chơi?(6 góc chơi)
- Đó là những góc chơi nào?
- Cô giới thiệu các góc.
- Thế con thích chơi ở góc nào?
- Con dự định làm gì ở góc đó?
Giáo dục:
- Trước khi chơi các con làm gì?
- Trong khi chơi như thế nào?
- Sau khi chơi làm gì?
- Nếu sang chơi ở góc khác thì phải làm gì?
Trẻ tham gia chơi:
- Cô cùng chơi với trẻ
- Động viên, khuyến khích, góp ý
- Cô chú ý quan sát và uốn nắn trẻ những hành vi chưa đúng
Hoạt động 3. Hoạt động kết thúc:
- Nhận xét nhóm chơi, thu dọn đồ chơi
Trò chơi
a. Trò chơi vận động
- Thi xem ai nhanh
- Chuyền bóng các hướng
- Cướp cờ
b. Trò chơi học tập:
- Cây nào quả ấy
- Ai đúng
c. Trò chơi dân gian:
- Kéo co
- Chi chi chành chành
*****************************
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG (từ ngày 14-20/1/2013)
Thứ 2 (14/1/2013)
1.HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH:
* Lĩnh vực phát triển thể chất:
Lăn bóng bằng hai tay và đi theo bóng
1.1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết lăn bóng và đi theo bóng .
` - Phát triển kĩ năng lăn bóng bằng hai tay và kĩ năng vận động của trẻ.
- Trẻ biết yêu quí và bảo vệ hoa quả, biết được lợi ích của nó đối với đời sống.
1.2. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, khô ráo, có bóng mát
- Các loại quả
1.3. Các hoạt động:
Hoạt động 1:Ổn định: Hát “Em yêu cây xanh”
+ Trò chuyện về nội dung bài hát:
. Bài hát gì? Cho trẻ kể về các loại cây mà trẻ biết (đa, bàng, phượng…)
. Giáo dục trẻ biết lợi ích của cây đối với trẻ.
*.Hoạt động 2: Giới thiệu bài:
- Tổ chức cho trẻ tham quan vườn cây ăn quả.
. Khởi động: Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp các kiểu đi
. Trọng động: Tập theo nhạc bài “Em yêu cây xanh”
* Bài tập phát triển chung:
Tay : Tay thay nhau quay dọc thân
Chân : Bước khuỵu chân trái sang bên chân phải thẳng
Bụng : Ngồi duỗi chân tay chống sau 2 chân thay nhau đưa lên cao.
Bật : Bật tiến về phía trước
* Hoạt động 3: Vận động cơ bản: “Chuyền bắt bóng qua đầu, chạy chậm 120m”
- Cô làm mẫu
Lần 1: Cô làm mẫu
Lần 2: Giải thích
- Hai tay cô cầm bóng đúng chân rộng bằng vai lưng khom, hai tay cầm bóng để xuống đát và lăn bóng, đồng thời kết hợp hai chân đi theo bóng đến đích, rồi quay lên lại ở vị trí xuất phát, sau đó đi về đứng cuối hàng.
- Bạn tiếp theo lăn bóng thật nhanh không được để rơi bóng.
- Trẻ thực hiện
- Cô chú ý sửa sai, khuyến khích trẻ kịp thời
- Sau đó cho trẻ thi đưa để xem ai lăn bóng về đích trước.
- Cho trẻ thực hiện 2-3 lần.
*. Hoạt động 4:Hồi tỉnh:
- Trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng
*Hoạt động 5: kết thúc
2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Hoa đồng tiền
Vận động: Cáo và thỏ
Chơi tự do
2.1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ quan sát nhận xét đặc điểm nổi bật của hoa.
- Hứng thú tham gia cùng cô giáo.
- Biết chăm sóc và yêu quí hoa.
2.2. Chuẩn bị:
- Lọ hoa đồng tiền
- Đồ chơi
2.3.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Ổn định: Cho trẻ đọc đồng dao
Quan sát: “Hoa đồng tiền”
- Cô hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho trẻ quan sát “Hoa đồng tiền” và sử dụng một số câu hỏi mở: Hoa gì, cánh hoa có dạng hình gì, màu sắc của hoa như thế nào…
Củng cố:
- Các con vừa quan sát gì?
- Hoa đồng tiền có đặc điểm gì?
- Hoa, lá, cành… như thế nào?
- Hoa dùng để làm gì?
- Đối với hoa thì chúng ta phải như thế nào?
* Hoạt động 2 : . Vận động:
* Trò chơi “Cáo và thỏ”
Cách chơi:Một bạn làm Cáo các bạn còn lại làm thỏ .Các chú thỏ vừa đi vừa đọc:Trên bãi cỏ, chú thỏ con tìm rau ăn rất vui vẽ...tha đi mất,các chú thỏ chạy thật nhanh
Luật chơi:Nếu chú thỏ nào bị Cáo bắt được thì phải nhảy lò cò
*Chơi tỉnh: Chi chi chành chành
Hoạt động 3 : Chơi tự do: Chơi búp bê, chăm sóc cây, nhặt rác
- Cô quán xuyến trẻ
3. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Tổ chức trò chơi: “Truyền tin”
3.1. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố hiểu biết của trẻ về đặc điểm của các đối tượng trong thiên nhiên
- Phát triển thinh giác, thị giác, khả năng liên tưởng ghi nhớ
- Trẻ biết yêu quí và bảo vệ môi trường thiên nhiên
3.2. Chuẩn bị:
- Lớp sạch sẽ thoáng mát
3.3. Tổ chức trò chơi:
- Cô cho trẻ ngồi 3 vòng tròn. Nói nhỏ một câu: “Quả chuối có vị ngọt” cho 3 nhóm. Trẻ đi về nhóm của mình và nói thầm với bạn ngồi cạnh mình và tiếp theo như thế cho đến cuối cùng. Trẻ cuối cùng sẽ nói to lên cho cô và các bạn cùng nghe. Nhóm nào truyền tin trước và đúng là giành chiến thắng.
- Cô động viên khuyến khích và tuyên dương trẻ kịp thời.
* Nêu gương cuối ngày .
*Trả trẻ.
¶
Thứ 3 ngày 15 tháng 01 năm 2013
1. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Khám phá khoa học: TRÒ CHUYỆN TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LOẠI HOA
1.1. Mục đích yêu cầu :
Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên 1 số loại hoa quen thuộc
- Trẻ biết quá trình nở hoa
Kĩ năng:
Phát triển kĩ năng quan sát, sự suy đoán, tìm tòi, ham học hỏi và khả năng diễn đạt lưu loát.
Thái độ:
- Trẻ có ý thức bảo vệ các loài hoa
- Trẻ tham gia hứng thú các hoạt động.
1.2. Chuẩn bị:
* Cô:
- Giáo án điện tử bao gồm:
+ Slide 1: Giới thiệu về một số loại hoa
+ Slide 2: Bài hát “ Ra chơi vườn hoa”
+ Slide 3-4 : Giới thiệu trò chơi
- Máy vi tính.
* Trẻ:
- Lô tô về một số loại hoa cho trẻ chơi trò chơi “ Thi xem ai nhanh”
- 2 bảng cho trẻ gắn tranh.
* Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc: Bài hát “ Ra chơi vườn hoa”
- Văn học: Bài thơ “ Hoa kết trái”
1.3 .Các hoạt động:
* .Hoạt động 1: Ổn định và giới thiệu bài
Cho trẻ hát bài: “Ra chơi vườn hoa” kết thúc bài hát cô đàm thoại cùng trẻ;
Các con vừa hát bài gì?
Nội dung bài hát nói về gì?
Cho trẻ quan sát các slide về một số loại hoa
và hỏi trẻ:
- Cô và các con vừa xem gì nào?
- Các con đã thấy hoa ở đâu?
- Hoa dùng để làm gì?
Giáo dục trẻ: Biết yêu quí và bảo vệ các loại
hoa.
*. Hoạt động 2: Khám phá
Cho trẻ xem một số loại hoa
Sau khi trẻ xem hỏi trẻ:
Các con đã quan sát được gì?
Các con nhìn thấy hoa như thế nào?
Cô khái quát lại: bây giờ các con cùng cô khám phá để biết được đặc điểm và công dụng của một số loại hao nhé
Khám phá đặc điểm của một số loại hoa:
Cho trẻ xem hoa “đồng tiền” 1 và hỏi trẻ: Đây là hoa gì các con?
Cánh hoa như thế nào?
Hoa có màu gì?
Cho trẻ xem hình ảnh “hoa loa kèn” và hỏi trẻ về đặc điểm của hoa
Lá hoa như thế nào?
Hoa có màu gì?
Cánh hoa như thế nào?
Cho trẻ xem hình ảnh về “hoa cúc” và hỏi trẻ: Bây giờ các con xem và đoán đây là hoa gì?
Hoa có màu gì?
Cánh hoa to hay nhỏ? Tròn hay dài?
Hoa nở về mùa nào?
Lá hoa như thế nào?
Cho trẻ xem hình về “hoa mai” và hỏi trẻ: Các con xem đây là hoa gì?
- cánh hoa như thế nào? Hoa sống ở đâu? Lá hoa có màu gì? Hoa có màu gì?
Cô giải thích quá trình hoa nở: Ban đầu chỉ là
một cái nụ màu xanh, nụ bắt đầu hé nở trở thành búp, từ búp các cánh hoa bắt đầu bung ra rồi mở dần từ hoa nở ít cánh đến hoa nở nhiều cánh và sau đó trở thành một bông hoa nở hoàn toàn với màu sắc rất đẹp.
*. Hoạt động 3: Trò chơi “ Thi xem ai nhanh”
Hôm nay, chúng ta đã khám phá và được
biét về một số loại hoa và đặc điểm của hoa bây giờ cô cùng các con chơi trò chơi nhé.
Cô nêu cách chơi và luật chơi:
Cách chơi: Lớp chúng ta chia thành 2 đội:
Đội xanh và đội đỏ, mỗi đội sẽ có một bộ tranh của quá trình hoa hồng nở tương ứng với quá trình mà các con đã được xem trên máy. Hai đội sẽ thi nhau gắn đúng tranh theo quá trình hoa nở. Bạn đầu tiên gắn tranh xong chạy về chạm vào tay bạn tiếp theo và bạn đó tiếp tục lên gắn tranh. Trò chơi tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh kết thúc của cô.
Luật chơi: Đội nào gắn đúng, nhanh và nói
đúng quá trình nở hoa thì đội đó sẽ dành chiến thắng.
Trước khi chơi cho trẻ xem lại quá trình hoa
hồng nở.
Cô cho trẻ chơi.
*. Hoạt động 4: Củng cố.
Hôm nay, chúng ta đã khám phá về gì?
Các con thấy hoa có đẹp không?
Các con làm gì để bảo vệ hoa?
Cho trẻ đọc bài thơ “ Hoa kết trái” và đi ra
ngoài.
2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Hoa hồng
Vận động :Rồng rắn lên mây
2.1. Mục đích yêu cầu:
- quan sát nhận xét đặc điểm nổi bật của hoa.
- Hứng thú tham gia cùng cô giáo.
- Biết chăm sóc và yêu quí hoa.
2.2. Chuẩn bị:
- Lọ hoa đồng tiền
- Đồ chơi
2.3. Các hoạt động:
*. Hoạt động 1 . Ổn định: Cho trẻ đọc đồng dao
Quan sát: “Hoa hồng”
- Cô hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho trẻ quan sát “Hoa hồng” và sử dụng một số câu hỏi mở: Hoa gì, cánh hoa có dạng hình gì, màu sắc của hoa như thế nào…
Củng cố:
- Các con vừa quan sát gì?
- Hoa hồng có đặc điểm gì?
- Hoa, lá, cành… như thế nào?
- Hoa dùng để làm gì?
- Đối với hoa thì chúng ta phải như thế nào?
*. Hoạt động 2 : Vận động:
* Trò chơi “Rồng rắn”
Cách chơi:Một bạn làm mẹ các bạn còn lại là con .Vừa đi vừa đọc :Rồng rắn lên mây ,có cây núc nắc ,có nhà khiển binh ,thầy thuốc có nhà hay không?...đến tha hồ thầy đuổi thì mẹ con rồng rắn chạy
Luật chơi:Nếu rồng rắn đứt đuôi, hoặc bị thầy thuốc bắt được con thì nhảy lò cò
- * Chơi tỉnh: Chi chi chành chành
3. Chơi tự do: Chơi búp bê, chăm sóc cây, nhặt rác
3. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Lĩnh vực phát triển thẫm mĩ:
Tạo hình: Vẽ trang trí hoa lá trên băng giấy(đề tài)
3.1. Mục đích yêu cầu:
- Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm của một số loai hoa gần gũi trẻ
- Vẽ theo trí nhớ để tạo thành hoa
- Sắp xếp bố cục hợp lí.
- Thực hiện công việc đến nơi đến chốn
- Giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn
3.2. Chuẩn bị:
- Cô tổ chức cho trẻ quan sát một số loại hoa
- Tranh vẽ của các anh chị năm trước
- Bút màu, giấy vẽ…
- Bàn ghế đúng quy cách
3.3. Các hoạt động:
.*. Hoạt động 1: Ổn định, tạo hứng thú:
- Trẻ hát, vận động theo ý thích bài: “Ra chơi vườn hoa”
- Cô trò chuyện về bài hát
- Thảo luận với trẻ về đề tài và hình thức hoạt động:
- Cô trò chuyện với trẻ
- Nội dung bài hát nói gì?
- Các con biết những loại hoa gì?
- Các con thấy ở đâu?
- Cô cho trẻ quan sát vườn trường
- Các con quan sát hoa gì?
- Có bộ phận nào?
- Con có nhận xét gì về cánh hoa, nhụy hoa…?
*. Hoạt động 2: Hướng dẫn và giao nhiệm vụ:
- Cô cho trẻ xem một số bức tranh của anh chị.
- Tranh vẽ hoa lá như thế nào?
- Tô màu như thế nào?
Trẻ thực hiện:
- Trẻ về bàn và hỏi trẻ: “Các con thích trang trí như thế nào?”
- Con chọn màu gì để tô?
- Trong lúc trẻ vẽ cô quan sát và gợi ý cho trẻ còn lúng túng
Hoạt động 3 : Trưng bày sản phẩm:
- Cô giúp trẻ treo tranh và cùng trẻ nhận xét tranh
+ Hướng trẻ vào chủ đề, nội dung, màu sắc...
- Con thích trang nào?
- Tại sao con thích?
- Tranh con trang trí gì?
- Khen và động viên trẻ.
* Hoạt động 4: Kết thúc:
- Hỏi trẻ cảm xúc khi tham gia hoạt động
- Trẻ sẽ làm gì vơi những bức tranh này.
* Trò chơi kéo cưa lừa xẻ:
Thứ tư (16/1/2013)
1. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Thơ: Hoa cúc vàng
1.1/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
*Kiến thức:
Trẻ thuộc bài thơ “ Hoa cúc vàng” Hiểu nội dung, đàm thoại rõ ràng chính xác nội dung bài thơ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua đọc thơ.
*kỹ năng:
Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm, rõ lời, biết thể hiện xúc cảm qua từng lời thơ. Biết trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng dể hiểu.
Rèn cho trẻ kỹ năng mạnh dạn tự tin trò chuyện cùng cô, kỹ năng phối hợp đoàn kết cùng bạn trong các hoạt động học tập, vui chơi.
*Giáo dục:
Giáo dục trẻ tập trung chú ý ghi nhớ có chủ định. Biết yêu quí, chăm sóc, bảo vệ các loài hoa ở mọi nơi mọi lúc.
1.2/CHUẨN BỊ:
Giáo án điện tử, bài thơ hoa cúc vàng, tranh về hoa cúc vàng, một số loại hoa cúc, dây kết hoa.
1.3 Các hoạt động
* Hoạt động 1 :Hoạt động mở đầu:
-Cô cùng trẻ hát “ Màu hoa”
-Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
* Hoạt động 2 : Hoạt động trọng tâm:
-Các con à! Mùa xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc trăm hoa đua nhau nở khoe sắc thắm trông thật thích phải không nào. Mùa xuân về không thể thiếu sắc vàng rực rở của hoa cúc đấy các con. Nói đến hoa cúc cô chợt nhớ bài thơ rất hay dành cho lứa tuổi của các con đấy đó là bài thơ “ Hoa cúc vàng” của tác giả Thanh Hà.
- Cho trẻ về ngồi 3 tổ
-Các con lắng nghe cô đọc bài thơ nhé.
-Cô đọc lần 1 đọc diễn cảm kết hợp điệu bộ.
-Cô cho trẻ xem tranh hoa cúc vàng.( Nói nội dung bài thơ )
-Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh minh họa.
-Cô đọc lần 3 trích dẫn nội dung bài thơ và giải thích từ khó “ Chịu rét” “Nở bung”
-“Nắng đi đâu miết” Vì mùa đông không có nắng.
-“ Trời đắp chăn bông” Vì mùa đông có nhiều mây, trời lạnh.
-“Còn cây chịu rét” Vì mùa đông cây thường bị rụng lá.
*Đàm thoại:
-Cô có rất nhiều hoa mùa xuân thật đẹp bạn nào thích khám phá cùng cô không nào ?
-Cô cho trẻ tự chọn một loài hoa mà trẻ thích để đàm thoại.
-Loài hoa mà con chọn có nội dung như thế này.
-Cô vừa đọc bài thơ có tựa đề là gì ? Của tác giả nào ?
-Trong bài thơ con thấy có nắng không ? Vì sao con biết ?
-Hoa cúc đã gôm ai vào với mình ?
-Hoa nở đêm đến cho con người những gì ?
-Theo con để có nhiều hoa đẹp mình phải làm gì ?
-Cô tổ chức cho trẻ đọc bài thơ “ Hoa cúc vàng”
-Cô cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân bằng nhiều hình thức.
-Cô chú ý sửa sai cho trẻ kịp thời.
-Cô cùng trẻ đọc hai lần bài thơ “ Hoa cúc vàng”
-Hôm nay các con học giỏi, đọc thơ rất hay, cô thưởng cho lớp mình một trò chơi rất thú vị các con có thích không nào ?
+Hoạt động 4 : Trò chơi: “ kết hoa”
-Cách chơi: Cô chia lớp làm ba đội chơi thi nhau kết hoa cúc xen kẻ nhau về màu sắc tạo thành một chuổi thi xem đội nào kết đẹp, đúng theo yêu cầu thì đội đó chiến thắng.
-Cô nhận xét tuyên dương ba đội chơi
+Giáo dục: Các con à ! Hoa mang đến cho chúng ta một nét đẹp tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, hoa góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta càng thêm đẹp hơn. Mùa xuân hoa đua nhau nở khoe sắc thắm tô điểm cho cuộc sống của chúng ta chính vì thế mà các con cần phải biết chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ các loài hoa góp phần làm đẹp cho đời các con nhớ chưa nào.
+Củng cố: Hôm nay cô cùng các con đọc bài thơ gì ? Của tác giả nào?
2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.Quan sát: Hoa súng
2. Vận động : Cáo và thỏ
2.1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ quan sát nhận xét đặc điểm nổi bật của hoa súng
- Hứng thú tham gia cùng cô giáo.
- Biết chăm sóc và yêu quí hoa.
2.2. Chuẩn bị:
- Lọ hoa súng
- Đồ chơi
2.3. Các hoạt động:
Ổn định tổ chức và gây hứng thú: Cho trẻ đọc đồng dao
Quansát: “Hoa súng”
- Cô hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho trẻ quan sát “Hoa súng” dùng một số câu hỏi mở: Hoa gì, cánh hoa có dạng hình gì, màu sắc của hoa như thế nào…
Củng cố:
- Các con vừa quan sát gì?
- Hoa súng có đặc điểm gì?
- Hoa, lá, cành… như thế nào?
- Hoa dùng để làm gì?
- Đối với hoa thì chúng ta phải như thế nào?
2. Vận động:
* Trò chơi “Cáo và thỏ”
Cách chơi:Một bạn làm Cáo các bạn còn lại làm thỏ .Các chú thỏ vừa đi vừa đọc:Trên bãi cỏ, chú thỏ con tìm rau ăn rất vui vẽ...tha đi mất,các chú thỏ chạy thật nhanh
Luật chơi:Nếu chú thỏ nào bị Cáo bắt được thì phải nhảy lò cò
- * Chơi tỉnh: Lộn cầu vòng
3. Chơi tự do: Chơi búp bê, chăm sóc cây, nhặt rác
3.HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc
3.1. Mục đích yêu cầu:
- Tham gia hoạt động
- Trẻ mô phỏng được sự lớn lên của cây
- Trẻ ứng xử tốt trong giao tiếp
3.2. Chuẩn bị:
- Đồ chơi ở các góc
3.3. Các hoạt động:
- Ổn định: Hát “Em yêu cây xanh”
- Chủ điểm – chủ đề chơi
- Giới thiệu các góc chơi
- Hỏi trẻ trước khi chơi như thế nào?
- Trong khi chơi và sau khi chơi ra sao?
- Tham gia chơi cùng trẻ
- Động viên khen trẻ
* Nêu gương cuối ngày
* Trả trẻ
Ë
Thứ năm, ngày 17/1/2013
1. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài: Đếm đến 8. Nhận biết nhóm có 8 đối tượng. Nhận biết số 8
1.1. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 8 , nhận biết nhóm có 8 đối tượng
- Trẻ nhận biết chữ số 8. Rèn trẻ cách đếm
2.Kỷ năng:
-Phát triển kỷ năng đêm và nhận biết
- Trẻ biết cách đếm ngược, xuôi, trái, phải…
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loại hoa
1.2. Chuẩn bị:
- Thẻ số 1 đến 8
- Một số loại hoa có số lượng 8
- Giáo án điện tử
- Máy tính
- Rá nhỏ: đủ số lượng trẻ
1.3. Các hoạt động:
Hoạt động1.
Ổn định tổ chức và gây hứng thú:
Hát “Ra chơi vườn hoa”
- Hát bài hát gì?
- Cho trẻ kể về một số loại hoa mà trẻ biết
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loại hoa
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức:
Phần 1: Ôn đếm đến 7
Cho trẻ quan sát các slide về một số loại hoa
+ Hoa gì?
+ Đếm xem cây cam có mấy cái hoa?
+ Đặt số mấy tương ứng?
+ Ai giúp cô?
+ Có cây gì?
+ Có mấy cái hoa?
Phần 2: Đếm đến 8. Nhận biết nhóm có 8 đối ttượng tượng ứng. Nhận biết số 8.
+ Muốn có 8 hoa phải làm gì?
+ Cô có mấy hoa? Cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng
+ Đây cô có số mấy?
- Cô đọc và phân tích nét
- Mời trẻ đi mua hàng để tập làm cô bán hàng
+ Mua được gì?
+ Có bao nhiêu quả cam?
+ Chọn thẻ số mấy?
+ Có mấy quả cam?
+ Mời cá nhân trẻ đọc
- Cô kiểm tra trên màn hình
Phần 3: Luyện tập củng cố
- Trò chơi 1: Chọn nhanh theo yêu cầu của cô
+ Nêu luật chơi, cách chơi
- Trò chơi 2: Trồng cây ăn quả và đặt số tương ứng
+ Nêu cách chơi, luật chơi
* Hoạt động kết thúc: Hát “Vườn cây của ba” và nghỉ
2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI .
Quan sát: Hoa hồng nhung
Vận động: Cướp cờ
2.1. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết gọi tên đặc điểm ,lơi ích của hoa hồng nhung
-Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ
-Phát triển và rèn luyện tính nhanh nhẹn ở trẻ
2.2. Chuẩn bị:
-Hoa hồng nhung, Sân chơi sạch sẽ an toàn
2.3. Các hoạt động:
uan sát : Hoa hồng nhung
-Hát :Đi chơi
+Giao nhiệm vụ cho trẻ
quan sát và thảo luận .
-Quan sát hoa gì ?
-Có đặc điểm gì ?
-Có ích lợi gì?
-Cần làm gì?
-Giáo dục trẻ
2. Vận động
+ Chơi :Cướp cờ
- Trẻ chia làm 2 đội thi đua cướp cờ
- Nếu đội nào thua sẽ bị nhảy lò cò.
- Tổ chức tạo hứng thú cho trẻ chơi
+ Chơi tỉnh : Chi chi chành chành.
+ Chơi tự do: Chơi theo nhóm
3. HOẠT ĐỘNG CHIÊU.
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Làm quen chữ cái: l-m-n
3.1. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái l-m-n
- Nhận ra âm chữ cái l-m-n trong tiếng từ trọn vẹn
- Tìm và gắn đúng chữ cái còn thiếu
Kỷ năng:
- Rèn luyện ở trẻ chủ ý có chủ định
Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết gìn giữ yêu thiên nhiên
Chuẩn bị:
- Thẻ chữ cái l-m-n
- Tranh vẽ quả mít, Hoa đồng tiền, cái lá
- Tranh lôtô có chứa chữ cái l-m-n
. Các hoạt động:
* Hoạt động 1. Ổn định:
- Hát “Lá xanh”
+ Hát bài gì?
+ Xem cô có gì?
+ Thấy gì?
+ Cho ta gì?
+ Cần làm gì?
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức: Làm quen
l-m-n
- Xem cô có gì?
- Cho trẻ lên rút thẻ chữ đã học
- Cho trẻ phát âm
- Cô rút chữ l cho trẻ làm quen
- Cô phát âm lần 1
- Lần 2 phân tích
- Cho trẻ phát âm
- Cô đưa chữ viết thường cho trẻ xem và nhận xét
- Tương tự chữ m-n
- Cho trẻ so sánh l, m; l, n giống và khác nhau
- Đọc thơ “Hoa kết trái”
Hoạt động 3 Luyện tập:
- Trò chơi 1: Bé với lôtô
+ Cô nói tên cho trẻ chọn lôtô, trẻ chọn lôtô chứa chữ cái đưa lên và ngược lại
- Trò chơi 2: Điền chữ còn thiếu trên bản đồ
- Trò chơi 3: Xúc sắc muôn màu
* Hoạt động kết thúc: Hát “Em yêu cây xanh”
***********************************************************
Thứ sáu, ngày 18/1/2013
1. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ: Giáo dục âm nhạc
Vận động múa: Ra chơi vườn hoa
Nghe hát: Vườn hoa đẹp
Trò chơi: Hát theo hình vẽ.
1.1. Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết hát và múa bài hát: “Ra chơi vườn hoa”
- Thể hiện âm nhạc vui tươi, vận động múa theo bài hát một cách nhịp nhàng
- Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường
1.2. Chuẩn bị:
- Băng nhạc, máy catset
- Mũ hoa
- Nhạc cho trẻ chơi
1.3. Các hoạt động:
* Hoạt động 1:
- Ổn định, gây hứng thú.
- Hát bài hát “Màu hoa”
+ Hát bài gì?
+ Xem có gì?
+ Có ích gì cho chúng ta?
* Hoạt động 2: Vận động theo nhạc
- Giới thiệu
* Nghe và đoán xem đó là giai điệu bài hát gì?
- Bài hát gì?
- Do ai sáng tác?
- Cho trẻ hát và về 3 tổ
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mãu lần 2 phân tích động tác
- Cho trẻ thực hiện
- Cô chú ý sửa sai cho một số trẻ
* Hoạt động 3: Nghe hát “Hoa trong vườn”
- Cô hát lần 1
- Lần 2 mở nhạc ca sĩ hát
* Hoạt động 4: Chơi : “Hát theo hình vẽ”
- Nêu cách chơi
- Tổ chức tạo hứng thú cho trẻ chơi
* Hoạt động kết thúc: Hát “Ra chơi vườn hoa” và cho trẻ nghĩ
2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát: Hoa cúc
Vận động : Kéo co
Chơi tự do
2.1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ quan sát nhận xét đặc điểm nổi bật của hoa cúc
- Hứng thú tham gia cùng cô giáo.
- Biết chăm sóc và yêu quí hoa.
2.2. Chuẩn bị:
- Chậu hoa cúc
- Đồ chơi
2.3. Các hoạt động:
.Hoạt động 1: Ổn định: Cho trẻ đọc đồng dao
Quan sát: “Hoa cúc”
Cô hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho trẻ quan sát “Hoa súng” dùng một số câu hỏi mở: Hoa gì, cánh hoa có dạng hình gì, màu sắc của hoa như thế nào…
Củng cố:
- Các con vừa quan sát gì?
- Hoa cúc có đặc điểm gì?
- Hoa, lá, cành… như thế nào?
- Hoa dùng để làm gì?
- Đối với hoa thì chúng ta phải như thế nào?
2. Vận động:
* Trò chơi “Cáo và thỏ”
* Chơi tỉnh: Lộn cầu vòng
3. Chơi tự do: Chơi búp bê, chăm sóc cây, nhặt rác
- Cô quán xuyến t
File đính kèm:
- cdthegioithucvat.doc