Giáo án mẫu giáo lớp 4 tuổi - Kế hoạch theo chủ đề - Chủ đề: Bản thân (thời gian:3 tuần)

A) MỞ CHỦ ĐỀ:

 Qua chủ đề “ Trường mầm non”, trẻ có thêm nhiều mối quan hệ hơn ngoài người thân, từ đó trẻ nhận ra mình và bạn có rất nhiều điểm giống và khác nhau. Chính vì vậy trong chủ đề bản thân cô giáo đã giúp trẻ hiểu được trẻ là ai? Trẻ có những điểm gì giống và khác với bạn? Trẻ cần gì để lớn lên một cách dễ dàng hơn.

B. TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ:

I. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU:

- Ghi âm giọng nói của trẻ, của cô, một số âm thanh môi trường xung quanh.

 Một số tranh, ảnh, sách, phim, tài liệu, truyện về các hoạt động cá nhân của trẻ, về các món ăn và về một số nhu cầu dinh dưỡng của trẻ .

 Tranh, ảnh, báo cũ, bìa lịch . để trẻ vẽ , cắt, dán về chân dung trẻ, về các bạn trai, bạn gái và một số tranh mẫu của cô có nội dung về các bạn trai bạn gái, về những gương mặt đẹp, về một số món ăn hay về 4 nhóm dinh dưỡng.

 Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện .liên quan đến chủ đề “ năm ngón tay ngoan”; “ bạn có biết tên tôi”; “ mừng sinh nhật” .

 Tranh minh họa truyện, thơ “ Tay ngoan”; “ Dê con nhanh trí”; “giấc mơ kỳ lạ”

 Đồ dùng học liệu( bút màu, giấy màu, đất nặn, hồ dán, bảng con, thẻ chữ số từ 1 - 6, thẻ chữ cái o,ô,ơ, a, ă, â lô tô ), các khối hình vuông, khối chữ nhật, khối tròn, khối trụ đủ cho cô và trẻ, một quyển lịch năm.

 

doc27 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4176 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 4 tuổi - Kế hoạch theo chủ đề - Chủ đề: Bản thân (thời gian:3 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THEO CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN Thời gian:( 3 tuần)Từ ngày 30/09/2013à Đến 18/10/2013 A) MỞ CHỦ ĐỀ: Qua chủ đề “ Trường mầm non”, trẻ có thêm nhiều mối quan hệ hơn ngoài người thân, từ đó trẻ nhận ra mình và bạn có rất nhiều điểm giống và khác nhau. Chính vì vậy trong chủ đề bản thân cô giáo đã giúp trẻ hiểu được trẻ là ai? Trẻ có những điểm gì giống và khác với bạn? Trẻ cần gì để lớn lên một cách dễ dàng hơn. B. TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ: CHUẨN BỊ HỌC LIỆU: Ghi âm giọng nói của trẻ, của cô, một số âm thanh môi trường xung quanh. Một số tranh, ảnh, sách, phim, tài liệu, truyện… về các hoạt động cá nhân của trẻ, về các món ăn và về một số nhu cầu dinh dưỡng của trẻ…. Tranh, ảnh, báo cũ, bìa lịch…. để trẻ vẽ , cắt, dán…về chân dung trẻ, về các bạn trai, bạn gái và một số tranh mẫu của cô có nội dung về các bạn trai bạn gái, về những gương mặt đẹp, về một số món ăn hay về 4 nhóm dinh dưỡng. Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện….liên quan đến chủ đề “ năm ngón tay ngoan”; “ bạn có biết tên tôi”; “ mừng sinh nhật”…. Tranh minh họa truyện, thơ “ Tay ngoan”; “ Dê con nhanh trí”; “giấc mơ kỳ lạ”… Đồ dùng học liệu( bút màu, giấy màu, đất nặn, hồ dán, bảng con, thẻ chữ số từ 1 - 6, thẻ chữ cái o,ô,ơ, a, ă, â lô tô…), các khối hình vuông, khối chữ nhật, khối tròn, khối trụ đủ cho cô và trẻ, một quyển lịch năm. Một số đồ dùng đồ chơi ở các góc như “ đồ chơi bác sĩ” “ đồ chơi nấu ăn” “ đồ chơi cô giáo”; các dụng cụ ở góc âm nhạc như: xắc xô, gõ phách, bộ gõ…. Một số đồ dùng cá nhân…. Bảng phân công trực nhật… Cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây. Phối hợp với phụ huynh sưu tầm đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh có liên quan đến chủ đề. II) KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ “BẢN THÂN”: CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TÔI LÀ AI? Thời gian thực hiện: 30/ 09 đến 04/10/ 2013 MỤC TIÊU Phát triển thể chất: Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m ( CS 03) Tự mặc và cởi được áo; ( CS 05) Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ; ( CS 06) Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. ( CS 14) Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày; ( CS 16)) Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe của bản thân. Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, mệt, ốm đau. Phát triển tình cảm-xã hội: Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân.( CS 28) Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân; .( CS 29) Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn; .( CS 54) Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình; .( CS 59) Biết giữ gìn bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện các nề nếp quy định của trường, lớp, ở nhà và nơi công cộng. Phát triển ngôn ngữ; Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ. (CS 64) Nói rõ ràng; (CS 65) Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống. (CS 77) Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh. (CS 79) Biết một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống(CS 82) Biết kể chuyện theo tranh. (CS 85) Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói. (CS 86) Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt. (CS 91) Biết một số chữ cái trong các từ, chỉ họ và tên riêng của mình, của một số bạn trong lớp và tên gọi của một số bộ phận cơ thể. Mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, tích cực giao tiếp bằng lời nói với mọi người xung quanh. Thích giúp đỡ bạn bè và người thân. Phát triển nhận thức: Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra( CS95) Kể được một số địa điểm công cộng gần giũ nơi trẻ sống( CS 97) Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em; (CS 100) Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản; (CS 102) Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự; (CS 109) Phân biệt được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân so với người khác qua họ, tên, giới tính, sở thích và một số đặc điểm hình dạng bên ngoài. Biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu thế giới xung quanh. Phát triển thẩm mĩ: Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân và người thân có bố cục màu sắc hài hòa. Biết thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc về chủ đề bản thân. KẾT QUẢ MONG ĐỢI: 1. Phát triển thể chất: Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài tập thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp của bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc bài hát đúng nhịp. Phối hợp tay – mắt trong các vận động: Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m. Lựa chọn một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm… Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt trong một số hoạt động: tô màu, vẽ…tự cài, mở cúc áo, dây dày, quai dép… Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày: Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi ăn và khi tay bẩn, Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp…. Nhận biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ: khi người lạ bế, ẵm, cho kẹo, khi bị đau, ốm, mệt… 2. Phát triển tình cảm-xã hội: Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, tên mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại… Tự làm một số việc đơn giản hằng ngày( vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi…) Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức. Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. Biết bỏ rác đúng nơi qui định. 3. Phát triển ngôn ngữ: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao… Kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được. Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao, ca dao… Sử dụng các từ “ cảm ơn” “ xin lỗi” “ xin phép”, “ thưa”, “ dạ”…phù hợp với hoàn cảnh. Nhận ra ký hiệu thông thường : nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra – lối vào…. Biết cách “ đọc sách” từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách. Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt 4. Phát triển nhận thức: Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng như sử dụng các giác quan khác nhau để xem xét. Thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình….như: thể hiện vai chơi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, hát các bài hát có nội dung về chủ đề, vẽ, xé dán, nặn…. Tạo ra các sản phẩm tạo hình trong chủ đề. Gọi đúng tên các ngày trong tuần. Nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện. 5. Phát triển thẩm mỹ: Tán thưởng, tự khám phá, bắt chước âm thanh, dáng điệu và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng. Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc( hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh họa phù hợp. Phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm…. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU: Ghi âm giọng nói của trẻ, của cô, một số âm thanh môi trường xung quanh. Một số tranh, ảnh, sách, phim, tài liệu, truyện… về các hoạt động cá nhân của trẻ, về các món ăn…. Tranh, ảnh, báo cũ, bìa lịch…. để trẻ vẽ , cắt, dán…về chủ đề. Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện….liên quan đến chủ đề. Đồ dùng học liệu( bút màu, giấy màu, đất nặn, hồ dán, thẻ chữ số, thẻ chữ cái, lô tô…) đủ cho trẻ. Một số đồ dùng cá nhân…. Bảng phân công trực nhật… Cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây. Phối hợp với phụ huynh sưu tầm đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh có liên quan đến chủ đề. MẠNG NỘI DUNG: Chủ Đề Nhánh : Tôi Là Ai . Những thứ tôi thích và không thích trong ăn uống và trang phục. Những hoạt động tôi yêu thích và có thể làm được.(hát ,múa, đá bóng.) Những bạn tôi thích chơi .. Tôi yêu quý những người thân trong gia đình và cảm xúc vui buồn, sung sướng, hờn giận…. Tình cảm & hoạt động Những đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày( khăn mặt, ca , cốc, bát, thìa. Bàn chải đánh răng, gương lược. Trang phục, quần áo, giầy dép, mũ phù hợp với giới tính, thời tiết. Đồ dùng ở lớp học, giấy, bút chì, bút màu, đất nặn… Các loại đồ chơi yêu thích Đồ dùng & đồ chơi TÔI LÀ AI Họ tên giới tính, tuổi, ngày sinh nhật của tôi. Tôi có gia đình bố mẹ , anh chị . em ruột và bạn bè ở lớp. Tôi có dáng vẻ đáng yêu, cao, thấp, béo gầy, nước da trắng, đẹp, kiểu tóc ngắn, dài. Một số đặc điểm MẠNG HOẠT ĐỘNG: CHỦ ĐỀ : TÔI LÀ AI TÔI LÀ AI? PT THẨM MỸ: HĐTH: Vẽ khuôn mặt bé GDÂN: Dạy hát: Khuôn mặt cười Nghe hát: Lý con sáo gò công Trò chơi: Truyền tin PT THỂ CHẤT: DD: - Biết được lợi ích của việc ăn đủ chất, việc luyện tập, giữ gìn vệ sinh thân thể. - Thực hành cách đánh răng, rửa mặt… TDKN: - Ném và bắt bóng với bạn cách xa 4m. PT TÌNH CẢM – XÃ HỘI: Trò chuyện và thảo luận về tên, ngày sinh nhật… Chơi trò chơi đóng vai “ cô giáo” “ gia đình” Trò chơi : tung bóng, mèo đuổi chuột… PT NHẬN THỨC: KPKH: Tôi là ai? LQVT: Gọi tên các ngày trong tuần PT NGÔN NGỮ : LQVH: Truyện “ giấc mơ kỳ lạ” LQCC: Làm quen chữ cái o, ô, ơ TMBGH DUYỆT: Giáo viên chủ nhiệm: H – Suel Byă KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN NHÁNH 1:TÔI LÀ AI ? Thực hiện 1 tuần: từ 30/09 đến 04/10 năm 2013 (Lớp lá) Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 H Động ĐÓN TRẺ ĐIỂM DANH Đón trẻ: Hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần. Giúp trẻ dán những ảnh của trẻ lên tường, cho trẻ cùng soi gương và quan sát trò chuyện về đặc điểm, sở thích của bản thân, sau đó so sánh với các bạn. Hỏi tên trẻ, kí hiệu riêng, thẻ tên của từng trẻ. Điểm danh. THỂ DỤC BUỔI SÁNG Tập bài nhịp điệu theo chủ đề: “Em thêm một tuổi” Khởi động : Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối. Trọng động: Hô hấp: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực. Tay: Hai tay đưa lên cao gập vào vai. Lườn: Hai tay chống hông xoay người 90 độ. Chân: Hai tay chống hông đưa một chân ra trước. Bật: Chụm tách chân, hai tay sang ngang và lên cao. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hoà. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH KPKH : Tôi là ai? TDKN: Ném và bắt bóng với bạn cách xa 4m LQVT: Gọi tên các ngày trong tuần LQCC: LQCC: o, ô, ơ. GDÂN Dạy hát : “ Khuôn mặt cười”. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động có chủ đích : Trò chuyện về cô và trẻ, bạn trai, bạn gái Trò chơi : “Tung bóng, mèo đuổi chuột, thi ai nhanh nhất, bỏ giỏ, tìm bạn thân” Chơi tự do: Chơi đồ chơi có sẵn ngoài trời và đồ chơi cô mang theo HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai: Mẹ con, phòng khám bệnh, cửa hàng siêu thị Góc xây dựng :Xây nhà và xếp đường về nhà bé: Tạo hình : Vẽ, xé dán, nặn, xếp bạn trai hoặc bạn gái Góc sách : Xem tranh truyện và biết được về một số đặc điểm, hình dáng bên ngoài của bản thân, xem tranh chuyên giữ gìn vệ sinh bản thân và kể lại Góc âm nhạc: Biểu diễn các bài hát về chủ đề Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây, lau lá, tưới cây HOẠT ĐỘNG CHIỀU Yêu cầu trẻ làm vệ sinh sạch sẽ trước khi đến lớp. Nêu gương Trả trẻ LQ VH - Truyện “ giấc mơ kỳ lạ” Nêu gương Trả trẻ HDTC: Tôi vui tôi buồn Nêu gương Trả trẻ HĐTH: Khuôn mặt của bé Nêu gương Trả trẻ Lau dọn đồ dùng đồ chơi Nêu gương bé ngoan cuối tuần. Trả trẻ HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI: NỘI DUNG YÊU CẦU CHUẨN BỊ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Trò chuyện, đàm thoại về các giác quan trên cơ thể Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận. Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, chức năng của các giác quan trên cơ thể. Trẻ biết bạn trai, bạn gái để tham gia trò chơi.. Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn vệ sinhcacs giác quan, biết đàn kết, nhường nhịn nhau trong khi chơi. - Trẻ thể hiện được các bài thơ, bài hát đã học. Sân bài Bằng phẳng, trang Phục cô trẻ Gọn gàng . Một số tranh ảnh về các bộ phận trên cơ thể. Chuẩn bị bài thơ, bài hát trong chủ đề. - Cô giới thiệu buổi dạo chơi - Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài “ đi chơi đi chơi” vừa quan sát quag cảnh sân trường. - Cô cho trrẻ đứng thành vòng tròn và cùng nhau hát “ hãy xoay nào” - Bài hát nói về những bộ phận nào? Cô gọi một trẻ lên bịt mắt rồi hỏi “ con có nhìn thấy gì không?” sau khi trẻ trả lời , cô kết luận : mắt để nhìn. Cô gọi một trẻ khác lên bịt tai, sau đó bỏ ra, cô hỏi trẻ : lúc bịt tai, con cảm thấy như thế nào?. Sau khi trẻ trả lời, cô kết luận : tai để nghe…tương tự các bộ phận khác cô nói tương tự và cho trẻ làm động tác phù hợp. Cô cho trẻ hát bài “ cháu đi mẫu giáo”. Cô cho trẻ hát dưới nhiều hình thức. - Cô lựa chọn nội dung của hoạt động có chủ đích trong ngày cho phù hợp với chủ đề Sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi. TCVĐ “ Tung bóng” - Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi. - Ném, bắt bóng bằng 2 tay. - Giáo dục trẻ ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể. - Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi, an toàn cho trẻ. - 1 – 10 quả bóng. - Cho trẻ chơi thành từng nhóm 5 – 7 trẻ, mỗi nhóm một quả bóng, trẻ đứng thành vòng tròn. Một trẻ tung bóng cho bạn, bạn bắt xong lại tung bóng cho bạn khácđối diện mình. Êu cầu trẻ phải chú ý bắt bóng, không để bóng bị rơi. TCVĐ“ Mèo Đuổi Chuột” - Trẻ biết cách chơi và chơi đúng luật. “ mèo” phải chui theo lỗ “ chuột” chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài một lần chơi. - Hứng thú chơi trò chơi. - Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, trẻ nắm tay nhau giơ cao lên đầu, cô chọn 2 trẻ có sức khoẻ tương đương nhau để làm “mèo” và “ chuột” đứng tựa lưng vào nhau. Khi cô có hiệu lệnh thì “ chuột” chạy “ mèo” đuổi, “ chuột” chui vào lỗ nào thì “ mèo” chui vào lỗ ấy, “ mèo” bắt được “ chuột” xem như “ mèo” thắng cuộc, nếu không bắt được “ chuột” thì coi như “ mèo” bị thua. - Cô chú ý quan sát khuyến khích trẻ chơi, mỗi laannf chơi không quá 1 phút, sau đó đổi vai chơi TCVĐ: “ Tìm Bạn Thân” - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi. - Giáo dục trẻ ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể. - Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ -Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài“Tìm bạn thân”,khi trẻ hát hết bài hoặc khi đang hát , nghe cô ra hiệu lệnh“Tìm bạn thân”thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một bạn khác giới, sau đó các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát , đến khi cô nói “Đổi bạn” trẻ phải tách ra và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi.Cô chú ý bao quát , khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng TCVĐ: “ Ai Nhanh Nhất” - Phát triển cơ bắp, rèn luyện phản xạ nhanh - Trẻ phân biệt được một số trạng thái, cảm xúc vui, buồn, sung sướng, tức giận - Các tranh bằng bìa với các hình vẽ với các khuôn mặt thể hiện một số trạng thái cảm xúc vui, buồn, phấn khởi( thải mái), tức giận ( không hài lòng) - Vẽ các vòng tròn. Số lượng ít hơn số trẻ tham gia trò chơi. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi. - Để úp các bức tranh. Cho trẻ lên rút bức tranh. Trẻ phải thể hiện trạng thái của bức tranh. Các bạn khác quan sát xem bạn mình thể hiện trạng thái cảm xúc gì và thể hiện có đúng không. Vẽ 3-4 vòng tròn, mỗi vòng tròn để một khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc - Cô cùng trẻ tự do làm các động tác vận động của thỏ hoặc cầm tay nhau cùng hát: “ trên bãi cỏ, các chú thỏ,, tìm rau ăn, thỏ ngoan, vâng lồi mẹ, thỏ mẹ khen, thỏ rất vui”. Khi cô dừng lại và hỏi: “ thỏ con cảm thấy thế nào nhỉ ?” thì tất cả trẻ phải tìm thấy vòng tronfcos khuôn mặt biểu tượng cho cảm xúc của thỏ con. Tương tự như vậy với cảm xúc “ buồn”, “ tức giận”, “ bình thản”. - Cô có thể cho trẻ thể hiện cùng lúc các trạng thái cảm xúc khác nhau bằng cách hỏi trẻ thích thể hiện trạng thái cảm xúc nào. Sau đó bật nhạc cho trẻ vận động theo ý thích. Khi bản nhạc kết thúc, trẻ phải chạy nhanh về vòng tròn có khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc mà trẻ đã chọn. Trẻ nào không về kịp phải đứng ngoài vòng tròn hoặc đứng sai chỗ thì phải nhảy lò cò một vòng. Trò chơi dân gian “Bỏ giẻ” - Trẻ biết chơi trò chơi - Biết chơi đúng luật. - Rèn luyện cơ bắp. - Hứng thú chơi trò chơ. - Một miếng vải hoặc khăn mùi xoa. - Sân bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Cô cho cháu ngồi thành vòng tròn một cháu làm người bỏ giẻ người bỏ giẻ đi đằng sau để bỏ sau lưng bạn làm sao cho bạn không biết nếu bạn biết đứng lên đuổi bạn đã bỏ giẻ mình, nếu đuổi kịp đập vào vai thì người bị bỏ giẻ lại đi bỏ giẻ. CHƠI TỰ DO: Chơi với đồ chơi có sẵn. Tham gia tích cực vào trò chơi, cùng bạn chơi - Giấy sỏi, lá cây… - Đồ chơi có sẵn - Đồ chơi mang theo Trẻ chơi, vẽ theo ý thích, chơi với đồ chơi trong sân trường... cô quan sát, xử lý tình huống. HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC: GÓC CHƠI TÊN TRÒ CHƠI YÊU CẦU CHUẨN BỊ THỰC HIỆN Góc chơi đóng vai - Mẹ con. - Phòng khám bệnh. - Siêu thị - Bước đầu trẻ biết về nhóm chơi để chơi theo nhóm, biết chơi cùng nhau trong nhóm. - Biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi. - Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi : mẹ đi chợ nấu ăn, bác sĩ khám bệnh.... - Bộ đồ gia đình, búp bê các loại vải... - Một số đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi bác sĩ : áo bờ lu, ống nghe... - Đồ chơi cho trò chơi bán hàng như: quần áo, ô tô, đồ chơi... 1/ Thảo luận : - Trò chuyện với trẻ về chủ đề mùa thu. - Hỏi trẻ lớp mình có những góc chơi gì? Bạn nào thích chơi ở góc chơi nào? Hôm nay các mẹ sẽ làm gì?bác sĩ phải làm sao khi có bệnh nhân? Các cô bán hàng định bán những gì vậy? Nhiệm vụ của các cô y tá là làm gì? Cô hướng dẫn trẻ một số kỹ năng nghe tim, phổi của mình và của bạn. - cô và trẻ trò chuyện về ngôi nhà của bé, cho trẻ kể về các kiểu nhà và cho trẻ tự thoả thuận với nhau về kiểu xây nhà nào? Ngôi nhà gồm nhwbgx bộ phận nào?cửa sổ, cửa ra vào sơn màu gì?.... Cô gợi ý cho trẻ xây dựng nhà sáng tạo, nhà sẽ đẹp hơn khi có vườn xung quanh nhà.... Cô giáo vào góc chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi, hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi. Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi. - Bây giờ bạn nào thích chơi ở góc học tập, gócphân vai, góc tạo hình, góc khám phá khoa học.... thì c/c về nhóm chơi và cùng thỏa thuận vai chơi (nếu trẻ về nhóm mà chưa thỏa thuận được vai chơi cô đến và giúp trẻ thỏa thuận 2/ Qúa trình chơi: - Trong quá trình chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống và chú ý những góc chơi chính ..... giúp trẻ liên kết các nhóm chơi, gợi ý, mở rộng chủ đề chơi; đổi vai chơi khi hết hứng thú .... - Khen động viên kịp thời khi trẻ có những hành vi tốt, thể hiện vai chơi giống thật - Cô cần chú ý hướng dẫn, quan sát, nhắc nhở trẻ chơi đúng góc chơi và nhiệm vụ của từng góc chơi đúng với yêu cầu đề ra cho buổi chơi 3/ Nhận xét : - Cô đi đến các nhóm chơi để nhận xét các góc chơi (hoặc tập trung trẻ lại để nhận xét vai chơi) - Cho trẻ tự nhận xét kết quả và sản phẩm chơi của mình, của nhóm bạn. Cho trẻ cất đồ chơi - Khen, động viên trẻ, hỏi ý tưởng chơi lần sau Góc chơi xây dựng Xây nhà và xếp đường về nhà bé - Bước đầu trẻ biết xây nhà, xếp đường về nhà, tạo khung cảnh nhà có vườn hoa, hàng rào. Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng vườn trường. - Biết XD cùng các bạn. - Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình khi xây dựng lắp ghép - Vật liệu xây dựng gạch ,cổng hàng rào, thảm cỏ, hoa . - Gạch, sỏi, hàng rào, cây hoa... Góc tạo hình - Tô màu , xé dán, vẽ…bạn trai hoặc bạn gái.. - Ôn các kỹ năng đã học ( tô, vẽ,xé dán..) để tạo nên bức tranh về vườn trường mùa thu. - Biết chọn màu tô cho bức tranh nổi bật. - Biết nặn một số bộ phận trên cơ thể - Phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ. -Giấy màu, giấy trắng, bút màu , bút sáp… -Tranh vẽ, tranh xé dán về bạn trai, bạn gái để trẻ tô màu . - Đất nặn, bảng, kéo, hồ… - hột , hạt, que.. Góc Sách - Làm sách, tranh truyện về bạn trai, bạn gái. - “ Đọc” sách , tranh truyện liên quan chủ đề. Trẻ hiểu được cấu tạo của cuốn sách và cách làm ra cuốn sách. Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay Phát triển khả năng sáng tạo khi làm sách. Cuốn lịch nhỏ đã cũ hay tấm bìa cứng đóng vào thành tập Giấy, bút chì, hồ dán… Tranh ảnh cắt từ hoạ báo cũ… Góc Khám Phá Khoa học - Trồng cây, chăm sóc cây. Biết chăm sóc cây cối trong góc thiên nhiên. Trẻ biết cách tưới, cắt tỉa lá, lau lá, tưới cây. Biết làm các loại bánh. - Cát nước, đất nặn, mẩu gỗ - Các loại củ, rau, hạt - Giấy để trẻ gấp thuyền - Cây, con vật trong góc thiên nhiên. - Dụng cụ để tưới cây, xới cây.. Góc âm nhạc Bé làm ca sĩ - Hát lại hoặc biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề bản thân, chơi với các dụng cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau. - Máy hát, đĩa nhạc, dụng cụ âm nhạc, trang phục - Cô mở máy hát động viên khuyến khích trẻ hát múa các bài hát về bản thân trẻ. ****************************** Thứ 2 ngày 30 tháng 09 năm 2013 HĐCCĐ: KPKH Đề Tài: Tôi là ai ? I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Kiến thức: Giúp trẻ tìm hiểu, khám phá về mình, về bạn. Biết công việc của mình ở nhà và ở trường. Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Biết chơi các trò Thái độ: Giáo dục trẻ biết chấp nhận sự khác biệt của mình và bạn. Biết tôn trọng những sở thích riêng của người khác. II/ Chuẩn bị : Đồ dùng của cô: Tranh ảnh về bạn nam, bạn nữ. Đồ dùng đồ chơi phù hợp chủ đề... Đồ dùng của trẻ: Tranh các bộ phận trên cơ thể Tranh không màu về cơ thể trẻ. III/ CÁCH TIẾN HÀNH Các bước Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định lớp. 2. Nội dung 3.Kết thúc Cho lớp hát bài “ Mừng sinh nhật” Trò chuyện về tên, tuổi…. của trẻ Bé tìm hiểu về bản thân mình? Ngoài bàn tay thì cơ thể của chúng ta còn có những bộ phận nào nữa ? Cô treo tranh về cơ thể của bạn . Đây là tranh vẽ gì ? Cơ thể của bạn có những bộ phận nào? Vai trò, tác dụng của từng bộ phận. Nếu con người thiếu đi một bộ phận thì sẽ như thế nào? Cách giữ gìn vệ sinh các bộ phận đó như thế nào ? Ở nhà và ở trường cháu giữ gìn các bộ phận của cơ thể như thế nào ? Vì sao ta phải làm vệ sinh cá nhân hàng ngày ? Trò chơi : Ghép hình: Hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn, Bật qua 3 vòng rồi tìm những bộ phận còn thiếu ghép vào hình mẫu . Trước khi chơi,cho trẻ đếm số bạn, hỏi mỗi đội có mấy bạn nam, mấy bạn nữ. Mời 1 bạn trai và một bạn gái lên, Mời trẻ tự nhận xét và so sánh ? Trò chơi : + Trò chơi 1 : Giới thiệu tên mình, địa chỉ của mình và tên bạn ngồi bên cạnh. Nhận xét đặc điểm của bạn ? ( là bạn gái hay trai, cao hay thấp, gầy hay béo, tóc, da…). + Trò chơi 2 : Đặt đúng vị trí : Cô nói bộ phận nào trẻ chỉ tay vào đúng bộ phận đó. + Trò chơi 3 : Tô màu bức tranh cơ thể bé. Vận động: “ Ồ Sao bé không lắc” Hát Trò chuyện với cô Kể tên một số bộ phận khác. Xem tranh Trả lời Trả lời Luôn giữ sạch và tắm rửa… Trả lời Tham gia chơi Chơi trò chơi Tô màu Hát múa ***************************** Vệ sinh

File đính kèm:

  • docchu de ban than 56 tuoi.doc