Giáo án mẫu giáo lớp 5 tuổi - Tuần 12

1. Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi.

- Hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o ”

 TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi.

 TH: Bước chân trái lên phía trước, chân phải kiễng gót, 2 tay khum trước miệng, vươn người về bên trái giả làm tiếng gà gáy ò ó o. Sau đó hạ tay xuống, đưa chân trái về TTCB. Tiếp tục đổi bên và thực hiện như trên.

2. Trọng động:

 - Tay vai 2 : Đưa ra phía trước, sang ngang.

 CB: Đứng thẳng, hai chân bằng vai.

 + Nhịp 1: Hai tay dang ngang bằng vai.

 + Nhịp 2: 2 tay đưa ra phía trước.

 + Nhịp 3: Hai tay đưa sang ngang.

 + Nhịp 4: Hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị.

 

doc36 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2271 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 5 tuổi - Tuần 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 18 tháng 11 năm 2013 HỌP MẶT ĐÓN TRẺ - Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi. - Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề giao thông - Điểm danh. - Cô chuẩn bị các hoạt động trong ngày. TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN Giờ học chú ý giơ tay phát biểu Biết làm giúp cô những công việc nhẹ. THỂ DỤC SÁNG Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi. - Hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o…” TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi. TH: Bước chân trái lên phía trước, chân phải kiễng gót, 2 tay khum trước miệng, vươn người về bên trái giả làm tiếng gà gáy ò ó o. Sau đó hạ tay xuống, đưa chân trái về TTCB. Tiếp tục đổi bên và thực hiện như trên. Trọng động: - Tay vai 2 : Đưa ra phía trước, sang ngang. CB: Đứng thẳng, hai chân bằng vai. + Nhịp 1: Hai tay dang ngang bằng vai. + Nhịp 2: 2 tay đưa ra phía trước. + Nhịp 3: Hai tay đưa sang ngang. + Nhịp 4: Hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị. Nhịp 5,6,7,8: thực hiện như trên. . - Chân 3: Đưa chân ra các phía. CB: Đứng thẳng, tay chống hông. + Nhịp 1: Một chân làm trụ, chân kia đưa ra phía trước. + Nhịp 2: Đưa chân về sau. + Nhịp 3: Đưa sang ngang. + Nhịp 4: Đưa chân về vị trí ban đầu. Nhịp 5,6,7,8: Đổi chân làm trụ thực hiện như trên. - Bụng – lườn 3: Nghiêng người sang bên CB: Đứng thẳng, tay thả xuôi theo người. + Nhịp 1: Hai tay gập giơ cao, bàn tay chạm vai, bước sang trái. + Nhịp 2: Nghiêng người sang phải. + Nhịp 3: Nghiêng người sang trái. + Nhịp 4: Đứng thẳng, 2 tay xuôi theo người. Nhịp 5,6,7,8: thực hiện như trên. - Bật 4: Bật luân phiên chân trước chân sau CB: Đứng thẳng, tay chống hông + Nhịp 1: Bật tách chân trái ra phía trước, chân phải ra phía sau. + Nhịp 2: Bật đổi ngược lại. + Nhịp 3: Như nhịp 1. + Nhịp 4: Như nhịp 2 Nhịp 5,6,7,8: thực hiện như trên. 3. Hồi tỉnh: * Cho trẻ chơi trò chơi “phi ngựa” vài lần. HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: VĐCB: NÉM XA BẰNG 2 TAY TCVĐ: AI NHANH HƠN? I. Mục đích yêu cầu: - Dạy trẻ kỹ năng “Ném xa bằng hai tay”. Khi ném trẻ biết dùng sức của tay và thân để ném được bóng đi xa. Trẻ chơi được và đúng luật chơi “ai nhanh hơn” trẻ chơi vui và hứng thú.  - Phát triển cơ tay, cơ vai, tố chất khéo léo nhanh nhẹn, phát triển khả năng định hướng tốt. - Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học và biết chú ý lăng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô. II. Chuẩn bị: - Sân rộng bằng phẳng. Băng nhạc, trống lắc. 2 quả bóng, 10 túi cát - 10 vòng thể dục. Đàn. Trống lắc. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ. 1. Hoạt động 1: Ổn định – khởi động - Các con ơi! Lại đây cô kể cho các con nghe một câu chuyện - Ngày xưa, có một ông lão làm nghề câu cá, ông sống trong một túp lều nhỏ ven biển cùng với vợ của mình. Mỗi sáng, ông đều chuẩn bị đồ nghề đi ra biển để câu cá. - Chúng ta cùng đi câu cá cùng ông lão nhé! + Cho trẻ đi thường và đi xen kẻ các kiểu đi. Mỗi kiểu đi khoảng 1m là phải đổi kiểu đi. - Hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o…” 2. Hoạt động 2: Trọng động. A. Bài tập phát triển chung. - Tay vai 2 : Đưa ra phía trước, sang ngang. - Chân 3: Đưa chân ra các phía. - Bụng – lườn 3: Nghiêng người sang bên - Bật 4: Bật luân phiên chân trước chân sau B. Vận động cơ bản: - Đến nơi, ông bắt đầu quăng câu bắt cá, - Các con biết không? Để quăng câu xa ra khơi, thì ông phải thực hiện động tác “ném xa bằng 2 tay”, hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài tập này nhé! - Trước tiên, các con cùng xem cách ông quăng câu nhé. + Cô làm mẫu lần 1 (không phân tích). - Cô vừa thực hiện bài tập + Cô làm mẫu lần 2: Giải thích: - TTCB: Đứng chân rộng bằng hai vai, 2 tay cầm bóng để phía dưới. Khi có hiệu lệnh cô cầm bóng đưa cao lên đầu, thân trên ngã ra sau, dùng sức của thân và tay để ném bóng đi xa - Ai cho cô biết cô vừa làm gì nào? + Chọn 2 cháu khá thực hiện. + Cho cả lớp thực hiện (cô chú ý theo dỏi sửa sai cho trẻ để thực hiện bài tập chính xác hơn) - Lần 2 thi đua: 2 đội mỗi đội 5 bạn, bạn nào thực hiện đúng được cô thưởng cho tranh lô tô hình các loại hoa, đội nào nhận được nhiều hơn thì đội đó sẽ thắng. Cho trẻ thi đua vài lần. C. Trò chơi vận động “Ai nhanh hơn?” - Chuẩn bị: 6 vòng tròn xếp thành 2 hàng, hàng thứ nhất cách hàng thứ hai là 1,5m, mỗi hàng có 3 vòng tròn - Luật chơi: Nhảy bằng 2 chân - Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm xếp thành 3 hàng dọc, đứng phía dưới vạch chuẩn. Khi cô hô 2-3 thì 3 cháu đứng đầu hàng bật tiến về phía trước đến vòng tròn thứ nhất lấy túi cát ném vào vòng tròn thứ hai, rồi lại nhảy tới vòng tròn thứ hai nhặt túi cát ném vào vòng tròn thứ nhất và chạy về đứng về cuối hàng. Khi cháu thứ nhất vào chỗ rồi thì cháu thứ hai tiếp tục làm như bạn thứ nhất. Thi xem nhóm nào nhanh hơn và nhiều người ném vào được nhiều vòng tròn thì thắng cuộc 3. Hoạt động 3. Hồi tỉnh. + Trò chơi “ Uống nước” * Nhận xét cắm hoa - Trẻ đến bên cô - Trẻ lắng nghe và quan sát - Trẻ chú ý lắng nghe và thực hiện các động tác theo cô - 4 lần x 8 nhịp. - 2 lần x 8 nhịp. - 2 lần x 8 nhịp. - 2 lần x 8 nhịp. + Trẻ chú ý quan sát cô. - Ném xa bằng 2 tay. - Trẻ hứng thú tham gia trò chơi. + Trẻ cắm hoa. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. Mục đích yêu cầu: - Dạy trẻ nhận biết được chữ cái u, ư. Phát âm đúng chữ cái u, ư. Nhận được chữ cái trong các từ. - Phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, so sánh các dấu hiệu khác nhau giữa 2 chữ cái u, ư. - Giáo dục trẻ thái độc học tập nghiêm túc, tích cực hợp tác thoả thuận cùng bạn trong khi chơi với chữ cái u, ư. II. Chuẩn bị: - Tranh từ cái cuốc, cưa, búa, lưỡi hái. - Thẻ chữ cái u, ư của cô và đủ cho từng trẻ. - Đàn, trống lắc. III. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát. + Cô cùng trẻ trò chuyện theo tranh chủ đề. + Ôn luyện những chữ cái đã học. 2. Hoạt động 2: Truyền thụ. * Cô cho trẻ làm quen chữ “u”: + Cô giới thiệu chữ cái mới “u” và gắn thẻ chữ “u” lên bảng. + Cô phát âm 3 lần “chữ u âm u” * Cho cả lớp đọc lại theo cô. * Tổ đọc. * Cá nhân đọc. * Phân tích nét : Chữ u in thường gồm có 1 móc ngược và 1 nét thẳng đứng. - Cô gắn thẻ chữ “u” lên góc trái của bảng. * Cô cho trẻ làm quen chữ “ư”: + Cô giới thiệu chữ cái mới “ư” và gắn thẻ chữ “ư” lên bảng. - Cô phát âm 3 lần “chữ ư âm ư” * Cho cả lớp đọc lại theo cô. * Tổ đọc. * Cá nhân đọc. * Phân tích nét : Chữ ư in thường gồm 1 nét móc ngược, 1 nét thẳng đứng và 1 dấu móc trên nét thẳng đứng. * So sánh chữ “u” và “ư” - Giống nhau: đều có một nét móc ngược nối liền một nét thẳng đứng. - Khác nhau: Chữ “u” không có dấu móc trên đầu, chữ “ư” có dấu móc trên đầu. - Cô vừa dạy cho các con những chữ cái nào rồi? * Cô cho trẻ đọc lại 2 chữ cái đã học. 3. Hoạt động 3: Trò chơi “Về đúng nhà” - Cách chơi: Cô gắn sẵn các chữ cái u, ư xung quanh lớp. Cô chia lớp thành 2 đội, phát cho mỗi trẻ một thẻ chữ cái u, hoặc ư. Khi có hiệu lệnh về đúng nhà trẻ cầm thẻ chữ chạy về ngay nhà tương ứng với thẻ chữ mà trẻ cầm. - Cô bao quát trẻ. Nhận xét cháu nào về không đúng nhà cô hướng dẫn trẻ về đúng nhà có thẻ chữ mà trẻ cầm. * Nhận xét - cắm hoa - Cả lớp đọc theo cô. - Trẻ kể. - Nghề thợ mộc. - Cả lớp đọc - Tổ đọc. - Cá nhân đọc. - Trẻ quan sát cô viết mẫu. - Đố gì? Đố gì? - Cả lớp đọc. - Tổ đọc. - Cá nhân đọc. - Trẻ so sánh. - Chữ u và ư. - Trẻ chơi. - Trẻ chơi. - Trẻ cắm hoa. HOẠT ĐỘNG “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT” ĐỀ TÀI: - GIÁO VIÊN - CÔ GIÁO - THẦY GIÁO I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết các từ: giáo viên, cô giáo, thầy giáo - Trẻ nghe hiểu và nói được tròn câu : Giáo viên là người dạy học. Cô giáo, thầy giáo dạy học. - Giáo dục các cháu biết yêu quý, kính trọng, vâng lời thầy cô giáo. II. Chuẩn bị: - Tranh về công việc của người giáo viên. - Tranh cô giáo (thầy giáo) đang dạy học. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1:Ổn định – giới thiệu + Cả lớp đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề?” - Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con biết về 1 nghề được cho là cao quý nhất trong các nghề cao quý. Đó là nghề gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé! 2. Hoạt động 2:Truyền thụ. + Cô đọc câu đố? “Nghề gì khuyên bảo chúng ta, Điều hay lẽ phải cho ta nên người?” - Đố các con đó là nghề gì? - Các con vừa hát bài hát nói về gì? - Đó chính là nghề giáo viên. Công việc của nghề giáo viên đó chính là dạy học. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con biết về nghề dạy học. - Các con lặp lại theo cô “Giáo viên” (3 lần). - Công việc của người giáo viên là gì thế các con? - Đúng rồi! Công việc của giáo viên đó chính là dạy học. - Giáo viên dạy học ở đâu? - Giáo viên gồm có thầy giáo và cô giáo. - Thế ở trường các con được cô giáo hay thầy giáo dạy các con học thế? + Cô cho trẻ xem tranh cô giáo dạy học. - Các con lặp lại theo cô “Cô giáo” (3 lần). - Cô giáo đang làm gì? (Cô lặp lại để dạy trẻ nói câu dài). - Giáo viên nam được gọi là gì? - Giáo viên nam được gọi là thầy giáo. (Cô treo tranh thầy giáo) - Các con lặp lại theo cô “thầy giáo” (3 lần). - Thầy giáo trong tranh đang làm gì? + Mở rộng: Khi ở trường các con được cô dạy những gì? - Khi đến trường, các con được cô dạy hát, kể chuyện, đọc thơ, múa, được chơicùng cô nữa, vì thế khi đi học các con phải ngoan ngoãn, không khóc nhè khi đi học nhé! 3. Hoạt động 3: Củng cố. - Cô gọi 2 – 3 lên bảng, cô chỉ vào tranh (Cô giáo, thầy giáo) yêu cầu trẻ nói tên người trong tranh theo tranh. - Ngược lại cô nói tên người trong tranh, yêu cầu trẻ chỉ đúng tranh theo yêu cầu. + Cả lớp đọc thơ. - Trẻ đoán. - Trẻ lặp lại 2 - 3 lần (tổ, cá nhân lặp lại). - Dạy học. - Trẻ lặp lại 2 - 3 lần (tổ, cá nhân lặp lại). - Trường học. - Cô giáo. - Trẻ lặp lại 2-3 lần (tổ, cá nhân lặp lại). - Cô giáo đang giảng bài. - Trẻ trả lời. - Trẻ lặp lại 2-3 lần (tổ, cá nhân lặp lại). - Trẻ trả lời. - Trẻ kể. - Trẻ nói theo yêu cầu cô. - Trẻ chỉ theo yêu cầu của cô. HOẠT ĐỘNG CHƠI. I. Mục đích yêu cầu: - Thông qua trò chơi cháu biết được một số nghề truyền thống ở địa phương. Biết được dụng cụ và sản phẩm mà các ngành nghề làm ra. - Phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo. Trẻ biết thỏa thuận chọn vai chơi, biết liên kết các góc chơi với nhau. - Giáo dục trẻ biết yêu quí lao động, có thái độ giữ gìn các ngành nghề truyền thống của địa phương mình. II. Chuẩn bị: - Nghệ thuật: giấy, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn viết chì, viết màu và các vật liệu tự nhiên cho trẻ tạo hình, nhạc cụ cho trẻ hát múa về các bài hát. - Phân vai: đồ dùng nấu ăn, đồ dùng gia đình, đồ chơi bác sĩ… - Xây dựng: hàng rào, gạch, nhà, cổng, cây xanh, đồ chơi xây dựng. - Học tập: tập tô, tranh đôminô, tranh ghép hình, sách tranh truyện… - Góc thiên nhiên: cây xanh, đồ dùng lao động, màu pha… III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu. - Lớp hát “Cô giáo em”. - Cô giáo là người làm nghề gì? - Nghề dạy học người ta còn gọi là nghề giáo viên đó các con. - Thế công việc của giáo viên là gì? - Giáo viên dạy học ở đâu? - Khi đến trường các con được cô dạy những gì? - Những đồ dùng nào của giáo viên khi dạy học? - Đó là công việc và những dụng cụ cần thiết của người giáo viên. Đã đến giờ vui chơi. Tuần này chúng ta chơi theo chủ để “Mừng ngày tết của cô” - Lớp mình có bao nhiêu góc chơi? Gồm những góc nào? - Cô giới thiệu các hóc chơi. 2. Hoạt động 2: Cô giới thiệu các góc chơi. * Góc phân vai: Các con đóng vai là những người bác sĩ khám bệnh, chích thuốc cho mọi người, đóng vai cô giáo dạy học, thợ may, may đồ cho các cô chú công nhân, đóng vai người bán hàng bán thức ăn cho các bác nông dân. * Góc xây dựng: Xây dựng các hợp tác xã, nhà máy, xí nghiệp… * Góc nghệ thuật: Các con vẽ, nặn, tô màu, xé dán các đồ dùng của các nghề, đọc thơ, kể chuyện, hát về chủ đề nghề nghiệp. * Góc học tập: Chơi lô tô, đôminô về chủ đề. Xem tranh, ảnh về chủ đề nghề nghiệp. Đọc, kể những câu chuyện về chủ đề. * Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, tưới nước cho cây, nhặt lá vàng, pha màu nước. - Cô nhắc các cháu chơi ngoan, không giành đồ chơi, chơi xong cất đồ chơi gọn gàng. * Quá trình chơi. - Cô cho các cháu đọc thơ “đồ chơi của lớp” về góc chơi và phân công công việc. * Cô lắc trống cho các cháu bắt đầu chơi và cùng tham gia chơi với các cháu. * Tích hợp trò chơi dân gian: Trong khi các cháu chơi ở các góc thì cô cho 6 trẻ chơi “dệt vải” - Cách chơi: Cho trẻ đứng thành từng đôi một, quay mặt vào nhau, 2 bàn tay úp vào nhau, đẩy từng tay, một tay co một tay duỗi theo nhịp kéo cưa lừa xẻ, vừa đẩy vừa đọc lời ca (mỗi tiếng là một nhịp đẩy) 3. Hoạt động 3: Nhận xét góc chơi. - Cô đến từng góc chơi quan sát, hướng dẫn trẻ chơi. - Hết giờ, cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ chơi ngoan cắm hoa. - Trẻ cất đồ chơi. - Lớp hát cùng cô. - Nghề dạy học - Là dạy học. - Ở trường. - Trẻ kể. - Trẻ kể. - 5 góc chơi. * Trẻ vui chơi. * Trẻ vui chơi. * Trẻ cắm hoa. -------------------------------------------------------- CHIỀU ĐÓN TRẺ HOẠT ĐỘNG HỌC CỦNG CỐ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: VĐCB: NÉM XA BẰNG 2 TAY TCVĐ: AI NHANH HƠN? I. Mục đích yêu cầu: - Ôn luyện kỹ năng “Ném xa bằng hai tay”. - Phát triển cơ tay, cơ vai, tố chất khéo léo nhanh nhẹn, phát triển khả năng định hướng tốt. - Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học và biết chú ý lăng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô. II. Chuẩn bị: - Sân rộng bằng phẳng. Băng nhạc, trống lắc. 2 quả bóng, 10 túi cát - 10 vòng thể dục. Đàn. Trống lắc. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ. 1. Hoạt động 1: Ổn định – khởi động + Cho trẻ đi thường và đi xen kẻ các kiểu đi. Mỗi kiểu đi khoảng 1m là phải đổi kiểu đi. - Hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o…” 2. Hoạt động 2: Trọng động. A. Bài tập phát triển chung. - Tay vai 2 : Đưa ra phía trước, sang ngang. - Chân 3: Đưa chân ra các phía. - Bụng – lườn 3: Nghiêng người sang bên - Bật 4: Bật luân phiên chân trước chân sau B. Vận động cơ bản: + Cho 1 cháu khá thực hiện. + Cho cả lớp thực hiện (cô chú ý theo dõi sửa sai cho trẻ để thực hiện bài tập chính xác hơn) - Lần 2 thi đua: 2 đội mỗi đội 5 bạn, bạn nào thực hiện đúng được cô thưởng cho tranh lô tô hình các loại hoa, đội nào nhận được nhiều hơn thì đội đó sẽ thắng. Cho trẻ thi đua vài lần. C. Trò chơi vận động “Ai nhanh hơn?” 3. Hoạt động 3. Hồi tỉnh. + Trò chơi “ Uống nước” * Nhận xét cắm hoa - Trẻ đến bên cô - 4 lần x 8 nhịp. - 2 lần x 8 nhịp. - 2 lần x 8 nhịp. - 2 lần x 8 nhịp. - Trẻ chơi trò chơi. + Trẻ cắm hoa. HOẠT ĐỘNG CHƠI I. Mục đích yêu cầu: - Thông qua trò chơi học tập “xem tranh gọi tên dụng cụ của các nghề” củng cố vốn từ của trẻ. Phân loại dụng cụ phù hợp với nghề tương ứng. - Phát triển ngôn ngữ cho các cháu, tập kĩ năng hợp tác trong khi chơi. - Giáo dục trẻ có ý thức trong khi chơi, không nói chuyện ồn ào, không tranh giành đồ chơi với nhau. Chơi xong trẻ biết cất dọn đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định. II. Chuẩn bị: - 12 – 15 tranh vẽ các dụng cụ của các nghề (bảng, bút viết, phấn, cưa, búa, đục, thước đo, kéo, máy khâu, ống nghe, kim tiêm…). - Nghệ thuật: giấy, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn viết chì, viết màu và các vật liệu tự nhiên cho trẻ tạo hình, nhạc cụ cho trẻ hát múa về các bài hát. - Phân vai: đồ dùng nấu ăn, đồ dùng gia đình, đồ dùng cà nhân… - Xây dựng: Hàng rào, gạch, nhà, cổng, cây xanh, bàn ghế - Học tập: Tập tô, tranh đôminô, tranh ghép hình, bảng thun học toán, viết chì, gom… - Góc thiên nhiên: Cây xanh, nước tưới, bình tưới, sọt rác, chổi. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chơi “xem tranh gọi tên dụng cụ của các nghề”. - Cách chơi: Chơi theo nhóm 5 – 7 trẻ. Trẻ ngồi theo hình vòng cung. + Cô giơ lần lượt các tranh cho trẻ xem và hỏi “Đây là cái gì? Cháu có thể nói gì về bức tranh này?” Cô có thể gợi ý: cái này dùng để làm gì? Ai làm nghề gì thường dùng cái này?... + Cô để riêng những tranh mà trẻ nhớ được tên dụng cụ. gọi được tên nghề tương ứng và những tranh mà trẻ không nhớ được. Khi hỏi hết các tranh, cô và trẻ cùng đếm số tranh trẻ đã nhớ được tên gọi, cô đạt chữ số tương ứng và nói số lượng. Tiếp theo cô và trẻ đếm số tranh trẻ không nhớ được tên gọi, cô đặt chữ số tương ứng và nói số lượng. 2. Hoạt động 2: Trẻ chơi các góc. - Cô cho các cháu đọc thơ “đồ chơi của lớp” về góc chơi và phân công công việc. - Cô lắc trống cho các cháu bắt đầu chơi và cùng tham gia chơi với các cháu. - Cô đến từng góc chơi quan sát, hướng dẫn trẻ chơi. - Hết giờ, cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ chơi ngoan cắm hoa. - Trẻ cất đồ chơi. - Trẻ chơi. - Trẻ chơi. - Trẻ cắm hoa. NÊU GƯƠNG Cho trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan. Chấm vào sổ cho các cháu đạt 3 - 5 hoa. Động viên các cháu đạt 1, 2 hoa Hát “Đi học về”. Đánh giá trẻ hằng ngày ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ba ngày 19 tháng 11 năm 2013 HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI: CHỮ U, Ư I. Mục đích yêu cầu: - Dạy trẻ nhận biết được chữ cái u, ư. Phát âm đúng chữ cái u, ư. Nhận được chữ cái trong các từ. - Phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, so sánh các dấu hiệu khác nhau giữa 2 chữ cái u, ư. - Giáo dục trẻ thái độc học tập nghiêm túc, tích cực hợp tác thoả thuận cùng bạn trong khi chơi với chữ cái u, ư. II. Chuẩn bị: - Tranh từ cái cuốc, cưa, búa, lưỡi hái. - Thẻ chữ cái u, ư của cô và đủ cho từng trẻ. - Đàn, trống lắc. - Tập bé tập tô, bút chì, bàn ghế, bút màu. III. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu: - Trẻ đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” - Bài thơ các con vừa đọc nói đến những nghề nào vậy? - Vậy nghề nào đóng giường cho các con ngủ? - Thế để làm ra một cái bàn, 1 cái ghế, hay 1 cái giường thì bác thợ mộc cần có những dụng cụ nào vậy các con? - Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các dụng cụ của bác thợ mộc và cô cũng sẽ giới thiệu cho các con biết 2 chữ cái mới có trong tên của các dụng cụ đó. Đó là chữ cái u, ư. 2. Hoạt động 2: Bé học cùng cô! * Cô cho trẻ làm quen chữ “u”: - À! Trong những dụng cụ các con vừa kể thì có 1 dụng cụ rất quan trọng phục vụ cho công việc của bác thợ mộc đó là (cô treo tranh cái búa lên). - Đó là gì vậy con? - Cái búa dùng để làm gì? - Các con đọc theo cô “Tranh cái búa, từ cái búa”. + Cô cho trẻ ghép từ giống từ dưới bức tranh. + Cho trẻ đọc lại từ đã ghép. + Cho trẻ đếm từ “cái búa” có bao nhiêu chữ cái. + Cho trẻ tìm trong từ “cái búa” những chữ cái đã học. - Hôm nay cô sẽ cho các con học thêm một chữ cái mới trong từ “cái búa” đó là chữ cái “u”. + Cô giới thiệu chữ cái mới “u” và gắn thẻ chữ “u” lên bảng. + Cô phát âm 3 lần “chữ u âm u” * Cho cả lớp đọc lại theo cô. * Tổ đọc. * Cá nhân đọc. * Phân tích nét : Chữ u in thường gồm có 1 móc ngược và 1 nét thẳng đứng. - Cô gắn thẻ chữ “u” lên góc trái của bảng. * Cô cho trẻ làm quen chữ “ư”: - Nghe vẻ nghe ve, nghe vè cô đố, cô đố cái mà cô đố! “Cái gì một lưỡi, nhiều răng, Không ăn cơm, cá mà ăn gỗ rừng” + Cô gắn tranh từ “cái cưa” - Cái cưa dùng để làm gì? + Các con đọc theo cô “Tranh cái cưa”, từ cái cưa”. + Cô cho trẻ ghép từ giống từ dưới bức tranh. + Cho trẻ đọc lại từ đã ghép. + Cho trẻ đếm từ “cái cưa” có bao nhiêu chữ cái. + Cô cho tìm trong từ “cái cưa” có bao nhiêu chữ cái đã học. - Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con thêm một chữ cái mới trong từ “cái cưa” đó là chữ cái “ư” + Cô giới thiệu chữ cái mới “ư” và gắn thẻ chữ “ư” lên bảng. - Cô phát âm 3 lần “chữ ư âm ư” * Cho cả lớp đọc lại theo cô. * Tổ đọc. * Cá nhân đọc. * Phân tích nét : Chữ ư in thường gồm 1 nét móc ngược, 1 nét thẳng đứng và 1 dấu móc trên nét thẳng đứng. * So sánh chữ “u” và “ư” - Giống nhau: đều có một nét móc ngược nối liền một nét thẳng đứng. - Khác nhau: Chữ “u” không có dấu móc trên đầu, chữ “ư” có dấu móc trên đầu. - Cô vừa dạy cho các con những chữ cái nào rồi? * Cô cho trẻ đọc lại 2 chữ cái đã học. J Trò chơi “úp lá khoai” chọn chữ cái theo yêu cầu của cô. - Cô yêu cầu trẻ chữ cái nào trẻ chọn đưa lên và đọc to chữ cái đó. J Trò chơi “Về đúng nhà” - Cách chơi: Cô gắn sẵn các chữ cái u, ư xung quanh lớp. Cô chia lớp thành 2 đội, phát cho mỗi trẻ một thẻ chữ cái u, hoặc ư. Khi có hiệu lệnh về đúng nhà trẻ cầm thẻ chữ chạy về ngay nhà tương ứng với thẻ chữ mà trẻ cầm. - Cô bao quát trẻ. Nhận xét cháu nào về không đúng nhà cô hướng dẫn trẻ về đúng nhà có thẻ chữ mà trẻ cầm. 3. Hoạt động 3: Bé tập tô. - Cô hướng dẫn trẻ dùng viết chì tô trùng khít các chữ cái u ư. Tô trùng khít các từ “lái tàu”, “ô tô cứu hỏa”. Khoanh tròn chữ u, ư trong các từ. - Hát bài hát “bác đưa thư vui tính” về chỗ thực hiện. Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút. - Chọn 2 - 3 quyển trẻ thực hiện tốt nhận xét tuyên dương, động viên các cháu thực hiện chưa hoàn chỉnh. * Nhận xét - cắm hoa - Cả lớp đọc theo cô. - Trẻ kể. - Nghề thợ mộc. - Trẻ kể. - Cái búa. - Để đóng đinh. - Trẻ lên ghép. -Trẻ đếm từ - Cả lớp đọc - Tổ đọc. - Cá nhân đọc. - Trẻ quan sát cô viết mẫu. - Đố gì? Đố gì? - Cái cưa. - Cái cưa dùng để cưa cây. - Trẻ đọc. - Trẻ ghép từ. - Trẻ đọc. - Trẻ đếm. - Cả lớp đọc. - Tổ đọc. - Cá nhân đọc. - Trẻ so sánh. - Chữ u và ư. - Trẻ chơi. - Trẻ chơi. - Trẻ cắm hoa. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. Mục đích yêu cầu: - Dạy trẻ thuộc và hát đúng giai điệu bài hát, hiểu nội dung bài hát. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, phát triển tai nghe: trẻ cảm thụ được giai điệu, phản ứng đúng hiệu lệnh bài hát. - Thông qua bài dạy hát và nghe hát, giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng thầy cô. II. Chuẩn bị: - Đàn, trống lắc, rối thỏ, gấu. - Vẽ 5 vòng tròn cho trẻ chơi trò chơi. - Tranh bài hát, nhạc nền bài nghe hát. - 1 vài mũ múa hình chú Thỏ. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát. + Cô và trẻ quan sát tranh và trò chuyện theo tranh về chủ đề. 2. Hoạt động 2: Dạy hát. + Cô hát lần 1: Cùng đàn, thể hiện tình cảm. - Bài hát thật hay đúng không các con. Các con hãy lắng nghe cô hát lại bài hát này nhé! + Cô hát lần 2: Giảng nội dung: - Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề, nhưng nghề nào cũng giúp ích cho xã hội. Trong đó nghề giáo viên là nghề cao quí, và cao quí hơn nữa là tấm lòng yêu nghề mến trẻ của cô giáo miền xuôi, cô không ngại khó khăn đã đến dạy học cho các bạn thiếu nhi ở miền núi với tất cả tấm lòng yêu thương. Cô đã chăm sóc, dạy dỗ các bạn ngày càng ngoan hơn và các bạn ấy vô cùng yêu cô giáo của mình. - Cả lớp hát (2 lần) - Nhóm hát - Tổ hát. - Cá nhân hát. 3. Hoạt động 3: Trò chơi “Nghe câu hát nhảy vào vòng” - Cách chơi: Cô chọn bài hát trẻ đã thuộc và nói cho trẻ biết khi nghe đến câu hát nào thì nhảy vào vòng. + Trẻ sẽ nghe cô hát và đi bình thường phía bên

File đính kèm:

  • doctuan 12 nghe nghiep 2013.doc