1. Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi.
Hô hấp 6: “Đưa tay lên cao, hít vào, hạ tay xuống thở ra”
CB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1 - 2: Bước chân trái lên trước một bước, chân phải kiễng gót, 2 tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau. Mắt nhìn theo tay, hít vào nhiều.
+ Nhịp 3 - 4: Từ từ hạ tay xuống và thở ra, đưa chân trái về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8 đổi chân và thực hiện như trên.
2. Trọng động:
- Tay vai 2 : Đưa tay ra phía trước, sang ngang.
CB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân.
+ Nhịp 1: Hai chân bằng vai, hai tay dang ngang bằng vai.
+ Nhịp 2: 2 tay đưa ra phía trước.
+ Nhịp 3: Hai tay đưa sang ngang.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8 thực hiện như trên, chân phải bước sang bên.
- Chân 4: Nâng cao chân, gập gối.
CB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Chân phải làm trụ, chân trái nâng cao đùi, gập đầu gối.
+ Nhịp 2: Hạ chân trái xuống, đứng thẳng.
+ Nhịp 3: Chân trái làm trụ, chân phải nâng cao đùi, gập đầu gối.
+ Nhịp 4: Hạ chân phải xuống, đứng thẳng.
36 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4643 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 5 tuổi - Tuần 33, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2013
HỌP MẶT ĐÓN TRẺ
- Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề giao thông
- Điểm danh.
- Cô chuẩn bị các hoạt động trong ngày.
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
Giờ học chú ý giơ tay phát biểu
Biết làm giúp cô những công việc nhẹ.
Biết chào khách khi đến trường.
THỂ DỤC SÁNG
Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi.
Hô hấp 6: “Đưa tay lên cao, hít vào, hạ tay xuống thở ra”
CB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1 - 2: Bước chân trái lên trước một bước, chân phải kiễng gót, 2 tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau. Mắt nhìn theo tay, hít vào nhiều.
+ Nhịp 3 - 4: Từ từ hạ tay xuống và thở ra, đưa chân trái về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8 đổi chân và thực hiện như trên.
Trọng động:
- Tay vai 2 : Đưa tay ra phía trước, sang ngang.
CB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân.
+ Nhịp 1: Hai chân bằng vai, hai tay dang ngang bằng vai.
+ Nhịp 2: 2 tay đưa ra phía trước.
+ Nhịp 3: Hai tay đưa sang ngang.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8 thực hiện như trên, chân phải bước sang bên.
- Chân 4: Nâng cao chân, gập gối.
CB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Chân phải làm trụ, chân trái nâng cao đùi, gập đầu gối.
+ Nhịp 2: Hạ chân trái xuống, đứng thẳng.
+ Nhịp 3: Chân trái làm trụ, chân phải nâng cao đùi, gập đầu gối.
+ Nhịp 4: Hạ chân phải xuống, đứng thẳng.
Nhịp 5,6,7,8: Đổi chân làm trụ thực hiện như trên.
- Bụng – lườn 4: Cúi về trước, ngửa ra sau.
CB: Đứng thẳng, tay chống hông.
+ Nhịp 1: Cúi người về phía trước.
+ Nhịp 2: Đứng thẳng.
+ Nhịp 3: Ngửa người về sau.
+ Nhịp 4: Đứng thẳng.
Nhịp 5,6,7,8: thực hiện như trên, đổi chân.
- Bật 2: Bật tách – khép chân.
CB: Đứng khép chân, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Bật tách chân sang hai bên (chân rộng bằng vai), tay đưa ngang, lòng bàn tay sấp.
+ Nhịp 2: Bật khép chân, tay thả xuôi.
Nhịp 3, 4, 5,6,7,8 thực hiện như nhịp 1, 2.
3. Hồi tỉnh:
* Cho trẻ chơi trò chơi “phi ngựa” vài lần.
HOẠT ĐỘNG HỌC:
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI:
VĐCB: NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG
TCVĐ: NGƯỜI TÀI XẾ GIỎI
I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ biết ném trúng đích nằm ngang. Khi ném trẻ biết đứng chân trước, chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, tay đưa ngang tầm mắt và ném vào đích.
- Phát triển cơ tay và khả năng định hướng trong không gian, biết ngắm và ném trúng đích
- Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô, có tinh thần thi đua giữa các nhóm, nhường nhịn bạn khi chơi. Tập cho trẻ sự tự tin khi thực hiện bài tập.
II. Chuẩn bị:
Đàn, trồng lắc, vạch mức.
10 túi cát.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu – khởi động.
+ Cả lớp đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề?”
- Các con ơi! Trong xã hội có rất là nhiều nghề, hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện về một người làm công việc bán mũ rong nhé!
- “Có một người chuyên đi bán mũ rong trong thị trấn, mũ của Bác có rất nhiều màu xanh, đỏ, trắng vàng rất đẹp.
- Bác đi rao mũ khắp thị trấn mà vẫn không có ai mua. Bác quyết định đi đến các bản xa xôi để bán mũ.
- Bác đi mãi, đi mãi (Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy à bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót…)
- Mệt quá, Bác dừng lại hít thở không khí trong lành.
Hô hấp 6: “Đưa tay lên cao, hít vào, hạ tay xuống thở ra”
- Để cơ thể khỏe hơn, Bác quyết định tập thể dục.
2. Hoạt động 2: Trọng động:
A. Bài tập phát triển chung: (Thể dục sáng).
+ Tay – vai 2: Đưa tay ra phía trước, sang ngang.
+ Chân 4: Nâng cao chân, gập gối.
+ Bụng – lườn 4: Cúi về trước, ngửa ra sau.
+ Bật 2: Bật tách, khép chân..
B. Vận động cơ bản:
+ Trẻ về đội hình hai hàng ngang đối diện.
- Tập thể dục xong, bác ngồi nghỉ chân dưới một góc cây to. Rồi Bác ngủ thiếp đi. Tỉnh dậy, Bác thấy những chiếc mũ của mình đã bị những chú khỉ lấy mất. Bác làm đủ mọi cách nhưng các chú khỉ vẫn không trả lời. Giận quá bác cầm chiếc mũ đang đội trên đầu và ném xuống đất.
P Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
- Thấy thế, các chú khỉ đều nhắc mũ ra khỏi đầu và cũng ném xuống đất.
- Các con có biết Bác bán mũ đã ném chiếc mũ như thế nào không? Bác vừa “ném trúng đích nằm ngang” đó các con. Các con xem cô ném lại một lần nữa nhé!
P Cô làm mẫu lần 2 giải thích:
- TTCB: Các con đứng chân trước, chân sau, sau vạch chuẩn, 1 tay cầm túi cát, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau.
- TH: Khi nghe hiệu lệnh, các con cầm túi cát đưa cao ngang tầm mắt, nhằm đích và ném vào đích.
+ Cô nhờ 1 cháu khá lên làm mẫu. Cô nhận xét.
* Trẻ thực hành:
+ Cô cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện (2 lần)
+ Cho những trẻ thực hiện chưa tốt lên thực hiện lại.
* Tổ chức thi đua: Chia trẻ làm 2 đội (1 đội bạn trai và 1 đội bạn gái), mỗi đội 5 trẻ thi đua với nhau ném túi cát vào đích. Trẻ nào khi ném trúng vào đích sẽ được cô thưởng một chiếc nón của người ban mũ. Hết thời gian, đội nào nhiều mũ nhất đội đó thắng cuộc.
C. Trò chơi vận động: “Người tài xế giỏi”
- Luật chơi:
+ Tài xế đưa xe đi và về đúng tín hiệu.
+ Ai làm đổ hàng phải ra ngoài một lần chơi.
- Cách chơi: Phát cho mỗi cháu một túi cát. Các cháu làm “ô tô” đi chở hàng. “Ô tô” đứng cách bến 3-4m, khi có hiệu lệnh “ô tô đi chở hàng”, tất cả các cháu đặt túi cát lên đầu đi xung quanh lớp vừa đi vừa làm động tác lái “ô tô” và kêu “bim, bim, bim”, đi cẩn thận sao cho hàng không bị rơi. Khi nghe hiệu lệnh “chở hàng về kho” thì các “ô tô” đi nhanh về bến để đổ hàng xuống (trên đường đi, ai không bị rơi túi cát được công nhận là người tài xế giỏi). Sau đó lại cầm túi cát đội lên đầu và trò chơi tiếp tục.
3. Hoạt động 3: Hồi tỉnh:
+ Cho trẻ chơi trò chơi “phi ngựa” (2 lần)
* Nhận xét – cắm hoa.
+ Cả lớp đọc.
+ Trẻ lắng nghe.
+ Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô.
+ Trẻ chuyển đội hình 3 hàng ngang.
- 4 lần x 8 nhịp.
- 2 lần x 8 nhịp.
- 2 lần x 8 nhịp.
- 2 lần x 8 nhịp.
+ Trẻ chú ý lắng nghe.
* Trẻ quan sát và lắng nghe cô giải thích.
* Trẻ thực hành.
+ Trẻ chơi.
+ Hồi tỉnh.
+ Trẻ cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I . Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ được tên truyện, nhớ các nhân vật trong truyện, hiểu được nội dung câu chuyện.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trả lời những câu hỏi của cô theo nội dung truyện.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí lao động. Biết giữ gìn sản phẩm do người lao động làm ra.
II. Chuẩn bị:
- Đàn, trống lắc
- Tranh tranh truyện cây rau của Thỏ út của cô.
- 3 bộ tranh truyện cho 3 tổ.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát.
+ Cả lớp hát “cháu yêu cô chú công nhân”.
+ Trò chuyện với trẻ theo tranh trong chủ đề.
2. Hoạt động 2: Truyền thụ.
+ Cô kể lần 1: Tranh truyện + nhân vật rời.
+ Cô kể lần 2: Tóm tắt nội dung: Mùa đông sắp tới, thỏ mẹ dắt 3 anh em Thỏ ra vườn để trồng rau. 2 anh của Thỏ Út thì chăm chú lắng nghe mẹ chỉ dẫn cách trồng, còn Thỏ Út thì mãi nhìn theo cánh bướm đang bay. Khi bắt đầu trồng cây, 2 anh của Thỏ út rất siêng năng, tỉ mỉ còn Thỏ Út thì trồng qua quýt rồi nhảy đi chơi. Tới mùa thu hoạch, cây nào của các anh cũng to, củ cũng to, còn những cây rau của Thỏ Út thì cằn cõi vì thiếu nước, củ bé tí teo. Lúc này Thỏ Út mới nhận thấy rằng để cây tươi tốt thì phải biết cách trồng và chăm sóc tưới bón. Từ đó, Thỏ Út rất chăm chỉ làm việc và trồng rau.
* Bé kể truyện.
+ Cô cho trẻ về 3 tổ, phát cho mỗi tổ 1 bộ tranh cho trẻ kể lại nội dung câu chuyện.
+ Cô hướng dẫn trẻ kể lại toàn bộ câu truyện.
+ Cho từng tổ lên kể lại câu truyện.
+ Cho 1 cháu khá lên kể lại toàn bộ câu truyện.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Người lái xe”.
+ Cách chơi: Cho trẻ vừa chạy, vừa cầm vòng tròn trước ngực, giả như tay lái xe ô tô. Để trò chơi them hấp dẫn, phát cho mỗi cháu một chiếc mũ gấp bằng giấy. Có thể để những cháu lớn điều khiển cuộc chơi.
* Nhận xét cắm hoa
+ Trẻ nghe kể truyện.
+ Trẻ kể truyện.
- Trẻ cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT”
ĐỀ TÀI:
- THỢ DỆT
- THỢ MAY
- XÍ NGHIỆP (DỆT/MAY)
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết các từ: thợ dệt, thợ may, xưởng. Trẻ nghe hiểu và nói được tròn câu : Công nhân dệt, công nhân may làm trong xưởng dệt, xưởng may…
- Thông qua trò chơi rèn luyện trí nhớn của trẻ, hình thành khả năng phối hợp hoạt động nhóm của trẻ.
- Giáo dục các cháu biết yêu quý, kính trọng, cô chú công nhân vì đã làm ra vải và quần áo cho trẻ mặc.
II. Chuẩn bị:
- Tranh thợ dệt đang dệt vải.
- Tranh công nhân đang may quần áo ở xưởng.
- Tranh về máy móc trong xưởng may, xưởng dệt.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:Ổn định – giới thiệu
+ Cả lớp đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề?”
- Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con biết về 1 nghề được cho là cao quý nhất trong các nghề cao quý. Đó là nghề gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
2. Hoạt động 2:Truyền thụ.
* Làm quen từ “thợ dệt”
+ Cô đưa khăn tay cho trẻ xem và hỏi trẻ: Đây là gì?
- Đây là chiếc khăn tay mà các con thường sử dụng. Thế khăn tay làm bằng chất liệu gì các con biết không?
- Khăn tay làm bằng chất liệu vải. Thế các con có biết ai đã làm ra vài không?
+ Cô treo tranh công nhân dệt vải cho trẻ xem và giới thiệu cho trẻ biết.
- Vải do các cô chú công nhân dệt nên, người ta gọi họ là “thợ dệt”. Các con lặp lại theo cô “thợ dệt” (3 lần).
* Làm quen từ “thợ may”
- Thợ dệt dệt ra những tấm vải nhiều hoa văn rất đẹp, nhưng để có quần áo cho con người sử dụng thì cần đến bàn tay của những cô chú công nhân khác.
- Các con xem đó là ai? (Cô treo tranh thợ may cho trẻ xem).
- Các con lặp lại theo cô “thợ may” (3 lần).
* Làm quen từ “xí nghiệp”
- Các con có biết thợ dệt, thợ may làm việc ở đâu không?
+ Cho trẻ em tranh phân xưởng, nơi các công nhân dệt may đang làm việc.
- Cô chú công nhân dệt và may làm trong các xí nghiệp. Các con lặp lại theo cô “xí nghiệp” (3 lần).
+ Mở rộng: Các con nhìn xem trong xí nghiệp có rất là nhiều máy móc. Các cô chú mỗi người quản lí một máy, họ làm việc theo từng khâu, người ta gọi là dây chuyền đó các con.
- Ngày xưa, không có các máy móc hiện đại như thế này, người ta dệt vải bằng những khung cửi (cho trẻ xem tranh), để được những tấm vải như thế thì rất là lâu.
- Còn những người thợ may thì may quần áo bằng tay, không nhanh như bây giờ đâu các con (cho trẻ xem tranh)
3. Hoạt động 3: Củng cố.
* Trò chơi “truyền tin”.
-Luật chơi: Phải nói thầm với bạn bên cạnh.
- Cách chơi:
+ Cho trẻ đứng thành vòng tròn (có thể 2 -3 nhóm) để thi đua xem nhóm nào truyền tin nhanh và đúng.
+ Cô gọi mỗi nhóm 1 trẻ lên và nói thầm với 1 trẻ cùng 1 câu. Ví dụ “Công nhân dệt đang dệt vải” hoặc một câu có nội dung cần nhớ. Các trẻ đi về nhóm mình và nói thầm với bạn đứng cạnh mình và tiếp theo như thế cho đến bạn cuối cùng. Trẻ cuối cùng sẽ nói to lên để cho cô và các bạn cùng nghe. Nhóm nào truyền tin đúng và nhanh nhất là thắng cuộc.
+ Cả lớp đọc thơ.
+ Trẻ trả lời.
+ Trẻ trả lời.
+ Trẻ đoán.
- Trẻ lặp lại 2 - 3 lần (tổ, cá nhân lặp lại).
- Dạy học.
- Trẻ lặp lại 2 - 3 lần (tổ, cá nhân lặp lại).
- Trẻ lặp lại 2-3 lần (tổ, cá nhân lặp lại).
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lặp lại 2-3 lần (tổ, cá nhân lặp lại).
+ Trẻ chơi.
HOẠT ĐỘNG CHƠI.
I. Mục đích yêu cầu:
- Thông qua trò chơi cháu biết được một số nghề truyền thống ở địa phương. Biết được dụng cụ và sản phẩm mà các ngành nghề làm ra.
- Phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo. Trẻ biết thỏa thuận chọn vai chơi, biết liên kết các góc chơi với nhau.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí lao động, có thái độ giữ gìn các ngành nghề truyền thống của địa phương mình.
II. Chuẩn bị:
- Nghệ thuật: giấy, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn viết chì, viết màu và các vật liệu tự nhiên cho trẻ tạo hình, nhạc cụ cho trẻ hát múa về các bài hát.
- Phân vai: đồ dùng nấu ăn, đồ dùng gia đình, đồ chơi bác sĩ…
- Xây dựng: hàng rào, gạch, nhà, cổng, cây xanh, đồ chơi xây dựng.
- Học tập: tập tô, tranh đôminô, tranh ghép hình, sách tranh truyện…
- Góc thiên nhiên: cây xanh, đồ dùng lao động, màu pha…
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu.
+ Lớp hát “cháu yêu cô chú công nhân”.
- Trong bài hát chú công nhân làm công việc gì vậy các con?
- Còn cô công nhân thì sao?
- Cô chú công nhân thường làm ở đâu?
- Ngoài những công việc trên các con còn biết cô chú công nhân làm những việc gì nữa?
- Các cô chú công thường làm trong các nhà máy, xí nghiệp, ngoài làm công việc xây nhà, dệt may, cô chú công nhân còn làm rất nhiều việc khác như là công nhân quét rác, c6ng nhân sản xuất sữa, sản xuất đường mía…, để phục vụ cho đời sống chúng ta.
- Hôm nay đã đến giờ vui chơi, các con nói cho cô biết, tuần này chúng ta sẽ chơi theo chủ đề gì?
2. Hoạt động 2: Cô giới thiệu các góc chơi.
- Lớp mình có bao nhiêu góc chơi? Đó là những góc nào?
* Góc phân vai: Các con đóng vai là những người bác sĩ khám bệnh, chích thuốc cho mọi người, đóng vai cô giáo dạy học, thợ may, may đồ cho các cô chú công nhân, đóng vai người bán hàng bán thức ăn cho các bác nông dân.
* Góc xây dựng: Xây dựng các hợp tác xã, nhà máy, xí nghiệp…
* Góc nghệ thuật: Các con vẽ, nặn, tô màu, xé dán các đồ dùng của các nghề, đọc thơ, kể chuyện, hát về chủ đề nghề nghiệp.
* Góc học tập: Chơi lô tô, đôminô về chủ đề. Xem tranh, ảnh về chủ đề nghề nghiệp. Đọc, kể những câu chuyện về chủ đề.
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, tưới nước cho cây, nhặt lá vàng, pha màu nước.
- Cô nhắc các cháu chơi ngoan, không giành đồ chơi, chơi xong cất đồ chơi gọn gàng.
* Quá trình chơi.
- Cô cho các cháu đọc thơ “đồ chơi của lớp” về góc chơi và phân công công việc.
* Cô lắc trống cho các cháu bắt đầu chơi và cùng tham gia chơi với các cháu.
* Tích hợp trò chơi dân gian: Trong khi các cháu chơi ở các góc thì cô cho 6 trẻ chơi “dệt vải”
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành từng đôi một, quay mặt vào nhau, 2 bàn tay úp vào nhau, đẩy từng tay, một tay co một tay duỗi theo nhịp kéo cưa lừa xẻ, vừa đẩy vừa đọc lời ca (mỗi tiếng là một nhịp đẩy)
3. Hoạt động 3: Nhận xét góc chơi.
- Cô đến từng góc chơi quan sát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Hết giờ, cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ chơi ngoan cắm hoa.
- Trẻ cất đồ chơi.
+ Trẻ hát cùng cô.
- Xây nhà cao tầng.
- Dệt may áo mới
- Làm trong nhà máy xí nghiệp
+ Trẻ kể.
- Nghề nghiệp.
+ Trẻ kể
* Trẻ vui chơi.
* Trẻ vui chơi.
* Trẻ cắm hoa.
--------------------------------------------------------
CHIỀU
ĐÓN TRẺ
HOẠT ĐỘNG HỌC
CỦNG CỐ
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI:
VĐCB: NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG
TCVĐ: NGƯỜI TÀI XẾ GIỎI
I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ biết ném trúng đích nằm ngang. Khi ném trẻ biết đứng chân trước, chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, tay đưa ngang tầm mắt và ném vào đích.
- Phát triển cơ tay và khả năng địn hướng trong không gian.
- Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô, có tinh thần thi đua giữa các nhóm, nhường nhịn bạn khi chơi. Tập cho trẻ sự tự tin khi thực hiện bài tập.
II. Chuẩn bị:
Đàn, trồng lắc, vạch mức.
10 túi cát.
III. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu – khởi động.
+ Cả lớp đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề?”
- Để làm tốt công việc thì trước hết chúng ta phải có một sức khỏe tốt đúng không các con. Thế chúng ta cùng tập thể dục nhé! (Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy à bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót…)
Hô hấp 6: “Đưa tay lên cao, hít vào, hạ tay xuống thở ra”
2. Hoạt động 2: Trọng động:
A. Bài tập phát triển chung: (Thể dục sáng).
+ Tay – vai 2: Đưa tay ra phía trước, sang ngang.
+ Chân 4: Nâng cao chân, gập gối.
+ Bụng – lườn 4: Cúi về trước, ngửa ra sau.
+ Bật 2: Bật tách, khép chân..
B. Vận động cơ bản:
+ Trẻ về đội hình hai hàng ngang đối diện.
- Buổi sáng cô đã kể cho các con nghe câu chuyện về Bác bán nón, các con có còn nhớ không? Bác ấy đã làm gì để các chú khỉ trả lại nón cho mình?
+ Cô mời 1 trẻ lên làm mẫu lại bài tập: Cô nhận xét.
* Trẻ thực hành:
+ Cô cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện (2 lần)
+ Cho những trẻ thực hiện chưa tốt lên thực hiện lại.
* Tổ chức thi đua: Chia trẻ làm 2 đội (1 đội bạn trai và 1 đội bạn gái), mỗi đội 5 trẻ thi đua với nhau ném túi cát vào đích. Trẻ nào khi ném trúng vào đích sẽ được cô thưởng một chiếc nón của người ban mũ. Hết thời gian, đội nào nhiều mũ nhất đội đó thắng cuộc.
C. Trò chơi vận động: “Người tài xế giỏi”
3. Hoạt động 3: Hồi tỉnh:
+ Cho trẻ chơi trò chơi “phi ngựa” (2 lần)
* Nhận xét – cắm hoa.
+ Cả lớp đọc.
+ Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô.
+ Trẻ chuyển đội hình 3 hàng ngang.
- 4 lần x 8 nhịp.
- 2 lần x 8 nhịp.
- 2 lần x 8 nhịp.
- 2 lần x 8 nhịp.
- Ném trúng đích nằm ngang.
+ Trẻ chú ý lắng nghe.
+ Trẻ thực hành.
+ Trẻ chơi.
+ Hồi tỉnh.
+ Trẻ cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
I. Mục đích yêu cầu:
- Thông qua trò chơi học tập “cửa hàng bán hoa” củng cố và phát triển vốn từ của trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: luyện trẻ nói những câu đơn giản. diễn đạt ý muốn của mình rõ ràng, mạch lạc.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong khi chơi, không nói chuyện ồn ào, không tranh giành đồ chơi với nhau. Chơi xong trẻ biết cất dọn đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Hoa thật hoặc tranh ảnh của một số loại hoa: thược dược, cẩm chướng, hoa hồng, lay ơn, đồng tiền, hoa cúc (lưu ý đến các loại hoa của địa phương).
- Nghệ thuật: giấy, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn viết chì, viết màu và các vật liệu tự nhiên cho trẻ tạo hình, nhạc cụ cho trẻ hát múa về các bài hát.
- Phân vai: đồ dùng nấu ăn, đồ dùng gia đình, đồ dùng cà nhân…
- Xây dựng: Hàng rào, gạch, nhà, cổng, cây xanh, bàn ghế
- Học tập: Tập tô, tranh đôminô, tranh ghép hình, bảng thun học toán, viết chì, gom…
- Góc thiên nhiên: Cây xanh, nước tưới, bình tưới, sọt rác, chổi.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chơi “cửa hàng bán hoa”.
- Cách chơi: Tổ chức thành 1 quầy bán hoa, chọn một trẻ làm người bán hoa, trẻ khác làm người mua. Người mua khi đến mua không được nói tên hoa mà phải tả lại nét đặc trưng của loại hoa đó. Ví dụ, người mua nói “Bán cho tôi bông hoa màu hồng, cành có gai và lá có răng cưa”. Người bán hiểu theo lời mô tả và đưa hoa cho người mua (hoa hồng).
+ Nếu người mua nói chưa rõ, thì các bạn khác bổ sung chi tiết cho rõ hơn. Người bán phải đưa đúng hoa thì người mua mới cầm. Nếu người bán đưa không đúng thì người mua mô tả lại lần thứ hai, người bán vẫn đưa không đúng thì phải đổi vai chơi.
2. Hoạt động 2: Trẻ chơi các góc.
+ Cô cho các cháu đọc thơ “đồ chơi của lớp” về góc chơi và phân công công việc.
+ Cô lắc trống cho các cháu bắt đầu chơi và cùng tham gia chơi với các cháu.
+ Cô đến từng góc chơi quan sát, hướng dẫn trẻ chơi.
+ Hết giờ, cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ chơi ngoan cắm hoa.
+ Trẻ cất đồ chơi.
+ Trẻ chơi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ cắm hoa.
NÊU GƯƠNG
Cho trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan.
Chấm vào sổ cho các cháu đạt 3 - 5 hoa.
Động viên các cháu đạt 1, 2 hoa
Hát “Đi học về”.
Đánh giá trẻ hằng ngày
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2013
HOẠT ĐỘNG HỌC
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI:
TRUYỆN “CÂY RAU CỦA THỎ ÚT”
I . Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ được tên truyện, nhớ các nhân vật trong truyện, hiểu được nội dung câu chuyện: muốn trồng rau được tươi tốt thì phải biết cách trồng và bỏ công ra chăm bón.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: trẻ kể lại câu truyện bằng ngôn ngữ của mình., trả lời những câu hỏi của cô thoe nội dung truyện.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí lao động. Biết giữ gìn sản phẩm do người lao động làm ra. Định hướng nghề nghiệp cho các cháu trong tương lai
II. Chuẩn bị:
- Đàn, trống lắc
- Tranh tranh truyện cây rau của Thỏ út của cô.
- 3 bộ tranh truyện cho 3 tổ.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định – Giới thiệu
Trò chơi “Nhìn hành động đoán nghề nghiệp”.
+ Cô làm một số động tác tượng trưng cho các nghề, cho trẻ nhìn và đoán xem cô đang diễn tả hành động của nghề nào. Trò chuyện về những nghề đó.
- Các con biết không, trong cuộc sống có rất là nhiều nghề khác nhau nhưng nghề nào cũng vì phục vụ cho đời sống của con người chúng ta. Các con nói cho cô biết, nghề nào làm ra hạy gạo?
- Đúng thế, nghề nông chẳng những là nghề trồng lúa mà còn trồng rau, củ, quả nữa, nhưng để có được những thứ đó thì các cô bác nông dân rất là vất vả.
- Cô có 1 câu truyện rất hay muốn kể cho các con nghe, câu truyện nói cho chúng ta biết muốn cho cây trồng được tươi tốt thì chúng ta phải biết cách trồng và chăm bón.
- Câu chuyện có tên là “cây rau của Thỏ út” do Phong Thu kể, các con lắng nghe nhé!
2. Hoạt động 2: Bé nghe cô kể truyện!
+ Cô kể lần 1: Tranh truyện + nhân vật rời.
+ Cô kể lần 2: Tóm tắt nội dung: Mùa đông sắp tới, thỏ mẹ dắt 3 anh em Thỏ ra vườn để trồng rau. 2 anh của Thỏ Út thì chăm chú lắng nghe mẹ chỉ dẫn cách trồng, còn Thỏ Út thì mãi nhìn theo cánh bướm đang bay. Khi bắt đầu trồng cây, 2 anh của Thỏ út rất siêng năng, tỉ mỉ còn Thỏ Út thì trồng qua quýt rồi nhảy đi chơi. Tới mùa thu hoạch, cây nào của các anh cũng to, củ cũng to, còn những cây rau của Thỏ Út thì cằn cõi vì thiếu nước, củ bé tí teo. Lúc này Thỏ Út mới nhận thấy rằng để cây tươi tốt thì phải biết cách trồng và chăm sóc tưới bón. Từ đó, Thỏ Út rất chăm chỉ làm việc và trồng rau.
* Đàm thoại:
- Các con đã nghe cô kể câu truyện gì?
- Trong câu chuyện có những ai?
- Thỏ mẹ dặn các con điều gì?
- Thái độ của 3 anh em nhà thỏ như thế nào?
- Sau khi được Thỏ mẹ dặn dò xong các chú Thỏ làm gì?
- Khi hai anh cùa Thỏ út chăm chỉ làm thì thái độ của Thỏ út khi làm việc như thế nào?
- Tới mùa thu hoạch thì cây rau của thỏ út ra sao?
- Thỏ mẹ nói gì với các con sau mùa thu hoạch?
- Sau mùa vụ đó thì Thỏ út làm gì?
- Kết quả ra sao?
3. Hoạt động 3: Bé kể truyện.
+ Cô cho trẻ về 3 tổ, phát cho mỗi tổ 1 bộ tranh cho trẻ kể lại nội dung câu chuyện.
+ Cô hướng dẫn trẻ kể lại toàn bộ câu truyện.
+ Cho từng tổ lên kể lại câu truyện.
+ Cho 1 cháu khá lên kể lại toàn bộ câu truyện.
* Giáo dục tư tưởng:
- Qua câu truyện này các con thấy, để có những cây rau thì các bác nông dân rất vất vả, phải biết cách trồng và chăm sóc, bón phân, tưới nước thường xuyên nữa, vì thế con phải biết tôn trọng và yêu quý các bác nông dân, và tôn trọng những sản phẩm maà các bác nông dân đã làm ra.
* Nhận xét cắm hoa
+ Trẻ chơi cùng cô.
- Nghề nông.
- Trẻ nghe kể chuyện
- Cây rau của Thỏ út.
- Thỏ mẹ, 2 thỏ anh và Thỏ út
- Muốn trồng rau người ta phải trồng đất và gieo hạt.
- 2 Thỏ anh chú ý nghe, còn Thỏ em thì lo mãi nhìn theo những con bướm bay.
- Mỗi người trồng một luống rau nhỏ.
- Thỏ út làm qua quýt rồi nhảy đi chơi.
- Cây rau Thỏ út cằn cõi vì thi
File đính kèm:
- tuan 13 nghe nhiep 2013.doc