*Kiến thức:
- Trẻ biết kể về ngày tết trung thu, biết đặc điểm tên gọi các loại đồ chơi truyền thống dân gian trong ngày tết trung thu.
- Trẻ biết đặc điểm đặc trưng của đèn ông sao là có 5 cánh, mầu đỏ
*Kỹ năng:
- Trẻ nói to rõ ràng.
-Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ đèn ông sao
- Trẻ biết trình bày bố cục bức tranh hài hoà, cân đối, tô mầu mịn đẹp
* Thái độ:
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của đèn ông sao
- Trẻ hào hứng vui đón tết trung thu
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 18636 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mẫu giáo lớp 5 tuổi - Tuần I: Lớp bé đón trung thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần I: lớp bé đón trung thu
Thứ 2 ngày 16 tháng 9 năm 2013
Nội dung
Mục đích – Yêucầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn thực hiện
Lưu ý
Vẽ đèn ông sao
*Kiến thức:
- Trẻ biết kể về ngày tết trung thu, biết đặc điểm tên gọi các loại đồ chơi truyền thống dân gian trong ngày tết trung thu.
- Trẻ biết đặc điểm đặc trưng của đèn ông sao là có 5 cánh, mầu đỏ
*Kỹ năng:
- Trẻ nói to rõ ràng.
-Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ đèn ông sao
- Trẻ biết trình bày bố cục bức tranh hài hoà, cân đối, tô mầu mịn đẹp
* Thái độ:
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của đèn ông sao
- Trẻ hào hứng vui đón tết trung thu
- 1 đoạn băng hình quay cảnh ngày tết trung thu
- Đèn ông sao
- Máy chiếu
- Tranh mẫu
- bút sáp
- vở vẽ
- Nguyên liệu khác
- Đài, băng nhạc các bài hát trung thu
*B1: Cô và trẻ cùng hát múa : Rước đèn tháng tám
- Cho trẻ xem một số hình ảnh về ngày tết trung thu và cùng trẻ trò chuyện về các loại đồ chơi, bánh kẹo đặc trưng
*B2:a. Cho trẻ quan sát tranh mẫu:
- Con có nhận xét gì về bức tranh
- Bức tranh được vẽ ntn?
- Cô hướng dẫn cách vẽ
-> GD trẻ : biết ích lợi của đồ chơi, biết giữ gìn bảo quản các loại đồ chơi, chơi xong biết cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp
- Để tham gia vui chơi trong ngày tết trung thu cô và các con hãy tổ chức một cuộc thi vẽ đèn ông sao
b. Trẻ thực hiện:
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ động viên những trẻ kém , động viên khuyến khích trẻ khá trang trí thêm nhiều nguyên vật liệu khác
- Khuyến khích trẻ phối hợp màu sắc hài hoà .
c.Trưng bày sản phẩm:.
- Cho trẻ giới thiệu bài của mình, của bạn.
- Con thích bưc tranh nào? Vì sao?
- Cô nhận xét chung
* B3:NXGH
Nội dung
Mục đích – Yêucầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn thực hiện
Lưu ý
Truyện: Sự tích chú cuội
*Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện , nhớ tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu truyện.
*Kỹ năng:
- Trẻ nhớ trình tự câu truyện, các lời thoại trong truyện.
- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô 1 cách mạch lạc lưu loát, rèn trẻ nói ngọng.
*Thái độ
- GD trẻ lòng yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh
- Tranh truyện
- Phim hoạt hình.
- Máy chiếu
- Đài .
- Băng nhạc có bài: Chú cuội chơi trăng
* HĐ1:
- Cô cùng trẻ hát và vận độngbài: “ Chú cuôi chơi trăng”
- Tại sao chú cuội lại lên cung trăng, để hiểu rõ hơn cô mời các con cùng lăng nghe câu chuyện: Sự tích chú cuôi”
* HĐ2:
- Cô kể lần 1: Hỏi trẻ tên truyện.
- Cô kể lần 2: Dùng tranh minh họa. Hỏi trẻ các nhân vật trong truyện.
- Đàm thoại trích dẫn qua tranh minh hoạ:
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Cuội làm nghề gì?
+ Một hôm cuội đi đốn củi, chuyện gì đã xảy ra?
+ Thái độ cọp mẹ ntn?
+ Nó đã lam gì để cứu sống đàn con?
+ Thấy vậy, cuội đã làm gì?
+ Trên đường về cuội đã gặp ai? Hành đông ntn?
+ Ông lão đã dặn gì cuội?| Cuội còn cứu những ai nữa?
+ Vì sao cây quí của cuội bay lên trời?
+ Cuội đã làm gì?
-> GD trẻ tính cẩn thận, yêu thương giúp đỡ những người xung quanh
- dạy trẻ kể truyện cùng cô : Cô là người dẫn truyện trẻ là người nói lời thoại. Khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia kể truyện.
- Cô và trẻ cùng kể 2-3 lần.
*HĐ3: Cho trẻ xem phim hoạt hình
Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2013
Nội dung
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn thực hiện
Lưu ý
Làm quen các nét cơ bản
* Kiến thức :
-Trẻ biết tên đặc điểm của các nét cơ bản
* Kỹ năng
- Biết so sánh sự giống và khác nhau giữa các nét
- Trẻ đọc to, rõ ràng, phát âm chuẩn
* Thái độ
- Trẻ biết chăm chú nghe cô hướng dẫn và hứng thú học
- Bảng .
- Que chỉ
- Phấn.
- Các nét rời to của cô.
- bảng gài của trẻ có các nét cơ bản
- Đài, băng nhạc trong chủ điểm
*B1: Cô cùng trẻ hát và vận động bài: “Vịt con học chữ “và giới thiệu dẫn dắt vào bài học
*B2: Làm quen các nét cơ bản: xiên , thẳng , ngang .
- Cho trẻ lấy bảng gài về chỗ
- Cô giới thiệu tên các nét , đọc rõ ràng cho trẻ nghe , cô phân tích đặc điểm của từng nét .
- Cho trẻ đọc tên từng nét , nói lại đặc điểm của từng nét
- Cho trẻ vẽ từng nét trên không.
- Cho trẻ lấy các nét theo yêu cầu của cô và đọc to
- Tạo hình từng nét bằng các bộ phận cơ thể.
* B3 : Luyện tập
- TC1: Nét gì biến mất
- TC2 : Cô đọc tên nét trẻ giơ và nói đặc điểm và ngược lại
- TC3 : Về đún g nhà : Ai có thẻ nét gì phải về đúng nhà thẻ nét đó. Thời gian chơi là một bản nhạc, ai thua phải nhảy lò cò
Thứ tư ngày 18 tháng 9 năm 2013
Nội dung
Mục đích - Yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn thực hiện
Lưu ý
Ôn tập: Ôn số lượng từ 1- 5.
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết nhóm số lượng từ 1- 5
- Trẻ nhận biết nhanh chính xác chữ số 1- 5.
* Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng so sánh , phân chia số lượng 5 thành 2 phần .
- Trẻ biết tô in chữ số 1- 5
* Thái độ
- Trẻ biết yêu quí trường lớp , giữ gìn bảo quản đồ ding đồ chơi trong trường mầm non , chơi đồ chơi xong biết cất gọn gàng ngăn nắp.
- Một số đồ dùng đồ chơi có số lượng 5 - Mỗi trẻ có một rổ đồ dùng : lô tô đồ dùng đồ chơi có số lượng 5.
- thẻ số từ
1-> 5
- Nhạc bài hát trong chủ điẻm
- Đài cátet
*B1: Ôn số lượng từ 1- 5
Cho trẻ hát bài : Tập đếm
- Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp những đồ ding đồ chơi có số lượng là 5 , cùng đếm và kiểm tra lại nhóm số lượng 5.
- Cô vỗ tay , làm các động tác : gõ trống , lắc xắc xô, mõ để trẻ nghe và đếm số âm thanh phát ra .
*B2:Cho trẻ lấy rổ đồ dùng và về chỗ.
- Cho trẻ lấy lô tô các loại đồ chơi theo yêu cầu của cô:
VD:
+ 1 đồ chơi ngoài trời
+ 2 đồ dùng cá nhân.
+ 4 đồ dùng học tập.
- Trẻ lấy đồ dùng đồ chơi , đếm số lượng và đặt thẻ số tương ứng .
- Cô hỏi trẻ đặc điểm nét của chữ số 1- >5 .
- Cô giới thiệu thẻ số 1- 5 cho trẻ xem.
* B3: Luyện tập:
- Cho trẻ chơi trò chơi tìm đồ chơi theo ý thích có số lượng 1->5 ở xung quanh lớp mình.
- Cho trẻ chơi trò chơi tìm bạn có thẻ số giống thẻ số mình đang cầm trên tay, sau một bản nhạc nếu bạn nào cầm nhầm phải nhảy lò cò1 vòng.
Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2013
Nội dung
Mục đích - Yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn thực hiện
Lưu ý
Lớp bé đón trung thu
* Kiến thức:
- Trẻ biết kể về các hoạt động diễn ra vào dịp tết trung thu
- Biết đặc trưng của tết trung thu là có bành dẻo, bánh nướng, đèn ông sao, sư tử..
* Kỹ năng:
- Trẻ biết diễn đạt rõ ràng mạch lạc đủ câu , rõ từ.
- Có kỹ năng phân biệt các loại đồ dùng, đồ chơi, biết bầy mâm ngủ quả
- Trẻ biết cách chơi trò chơi.
* Thái độ:
- Trẻ biết thích thú khi tết trung thu đến
- Trẻ hào hứng tích cực tham gia vào giờ học.
- Máy chiếu
- Một đoạn băng hình về các hoạt động diễn ra vào dịp tết trung thu
- Mâm cỗ trung thu
- Các loại đồ dùng, đồ chơi: sư tử, đèn ông sao, đèn lồng,…
- Đài, băng nhạc các bài hát về trung thu
*B1: Cho trẻ hát bài : Rước đèn tháng 8 và cùng trò chuyện
*B2: Cho trẻ xem một đoạn băng về các hoạt động diễn ra vào dịp tết trung thu
- Đây là dịp gì đây? Vì sao con biết?
- Ngày tết trung thu có những gì? Là ngày tết của ai
- Có những hoạt động gì thường diễn ra vào dịp trung thu?
- Con thích hoạt động nào nhất? Vì sao?
- Vào dịp này có những gì đăc trưng?
+ bánh nướng, bánh dẻo, hoa quả
+ đồ chơi
- Bố mẹ đã mua cho con những đồ chơi gì?
- Lớp A1 của chúng mình đã chuẩn bị đón tết trung thu như thế nào?
+ Bày mâm cỗ
+ Trang trí lớp học
- Ngoài ở trường lớp ra chúng minh còn tham gia phá cỗ ở đâu?
- >Cô tổng kết lại : tết trung thu là tết của tình thân, cả nhà quây quần phá cỗ dưới trăng thật là vui vẻ và đầm ấm.
* B3: Luyện tập:
-TC1: Ai nhanh nhât. Chia cả lớp thành 2 đội và thi sắp mâm cỗ theo hình thức chạy tiếp sức. Thời gian là 1 bản nhạc, đội nào nhanh và đẹp là thắng cuộc
- TC2: Vui múa hát phã cố
Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2013
Nội dung
Mục đích - Yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn thực hiện
Lưu ý
Đập và bát bóng bằng 2 tay
* Kiến thức :
- Trẻ biết đập và bắt bóng bằng 2 tay
* Kỹ năng:
- Trẻ biết dùng sức mạnh của tay đập bóng xuống đất và chờ đến khi bóng nảy lên thì bắt
- Rèn sự phối hợp giữa chân tay và mắt.
* Thái độ:
- Trẻ biết yêu trường mễn bạn thích đi học.
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ nghiêm túc khi thực hiện bài tập.
- Bóng : 5-10 quả
- Đĩa nhạc các bài hát trong chủ điểm
- Đài Casset.
- Sân tập sạch sẽ, an toàn.
- Sắc xô
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
* B1:Trò chuyện về chủ điểm
Khởi động: Đi theo đội hình hai vòng tròn trong và ngoài, đi các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô. Về 4 hàng ngang, dãn cách đều
* B2: Trọng động
a. BTPTC:
+ Tay: luân phiên tay đưa ra trước lên cao
+ Bụng: Đứng cúi gập về phía trước
+ Chân: Tay chống hông, đưa chân lên cao gập đầu gối vuông góc
+ Bât: Bật tiến phía trước
b. VĐCB: Đập và bắt bóng bằng 2 tay
- Cho trẻ về đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau. Cô làm mẫu lần 1, lần 2 phân tích động tác: Cô cầm bóng bằng 2tay, khi có hiệu lệnh cô cầm bóng bằng 1 tay và dùng 1 tay đập mạnh quả bóng xuống đất. Chờ khi bóng nảy lên cô dùng 2 tay bắt bóng và tiếp tục đập như vậy
- Cho 2 trẻ lên tập mẫu, trẻ khác nhận xét và cô sửa sai cho trẻ
- Cô củng cố hướng dẫn lại .
- Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ tập lần lợt 5 trẻ lên tập cho đến hết.
Cô sửa sai và động viên khuyến khích trẻ tập.
- Tổ chức làm 2 đội lên tập thi với nhau, đội nào chiến thắng được thưởng cờ.
* B3: Hồi tĩnh: Cho trẻ làm chim bay đi lại nhẹ nhàng trong sân trường 1-2 vòng.
Nội dung
Mục đích – Yêu cầu
Chuẩn bị
Hướng dẫn thực hiện
Lưu ý
- Hát : Chiếc đèn ông sao
- NH: Chú cuội
- TC: nghe giai điệu đoán tên bài hát.
* Kiến thức
- Trẻ thuộc lời bài hát
- Nhớ nội dung, tác giả và hiểu ý nghĩa của bài hát
- Trẻ biết kể về các hoạt động trong ngày trung thu
* Kỹ năng:
- Hát rõ lời đúng nhạc
- Biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo giai điệu bài hát
- Biết cách chơi trò chơi
* Thái độ:
- Thích thú đón tết trung thu
- Hào hứng tham gia vào các hoạt động
- Đàn organ
- Máy chiếu
- Đài casett.
- Đoạn băng hình về tết trung thu
- Đĩa nhạc có bài hát về tết trung thu
- Xắc xô, phách tre, mõ , song loan.
* B1: Cho trẻ xem một đoạn băng quay về các hoạt động trong dịp tết trung thu và trò chuyện về cá loại đồ dùng, đồ chơi trung thu
*B2: a, Cô giới thiệu vào nội dung bài hát: “Chiếc đèn ông sao”
.+ Cô hát lần 1->hỏi trẻ tên bài hát
+ Cô hát lần 2 có nhạc đệm và cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát cùng cô 1-2 lần.
- Cô chú ý sửa câu: Cán đây rất dài, cán cao quá đầu
- Cô cho trẻ hát theo hiệu lênh của cô, hát nối tiếp nhau
- Cho trẻ hát theo nhóm, tổ, cá nhân kết hợp gõ nhạc cụ
-> GD trẻ biết ý nghĩa của ngày tết trung thu cổ truyền của dân tộc
b. Nghe hát: Chú cuội
- Cô hát lần 1 : hỏi trẻ tên bài hát
- Cô hát lần 2 giới thiệu về nội dung bài hát: Rằm trung thu thường có chú cuội và chi hằng xuống chơi cùng các bé.Chú cuội suốt ngày mải rong chơicùng cô trăng xinh đẹp
- Lần 3 ; cô cho trẻ nghe trên đĩa , khuyến khích trẻ hưởng ứng theo .
c. TC : Nghe giai điệu đoán tên bài hát . Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại luật chơi , cách chơi. Cho trẻ chơi 3- 4 lần.
*B3 : NXGH
File đính kèm:
- soan bai tuan 1 CD truong mam non.doc