Bài 9: XEM TRANH PHONG CẢNH
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết tranh phong cảnh, mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh.
- Yêu mến cảnh đẹp quê hương.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- Tranh, ảnh phong cảnh (cảnh biển, cảnh đồng ruộng, cảnh phố phường )
- Tranh phong cảnh của thiếu nhi.
*) Học sinh:
- Vở tập vẽ 1.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 1 bài 9: Xem tranh phong cảnh - Trường Tiểu học Trung Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 1B:29,1A:31/10,1C:01/11/2013.
Tiết 9:
Bài 9: XEM TRANH PHONG CẢNH
I. Mục tiêu:
- Hs nhận biết tranh phong cảnh, mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh.
- Yêu mến cảnh đẹp quê hương.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- Tranh, ảnh phong cảnh (cảnh biển, cảnh đồng ruộng, cảnh phố phường…)
- Tranh phong cảnh của thiếu nhi.
*) Học sinh:
- Vở tập vẽ 1.
2. Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát một bài hát.
2. Kiểm tra bài củ: (2’) Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
3. Giới thiệu bài: (1’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
(5’)
Hoạt động 1
Giới thiệu tranh phong cảnh:
- Gv giới thiệu một vài bức tranh phong cảnh và đặt câu hỏi:
+Tranh vẽ gì ?
- Gv tổng kết để Hs biết được các hình ảnh thường vẽ ở tranh phong cảnh:
+ Tranh phong cảnh thường vẽ nhà, cây, đường, ao hồ, sông, núi, thuyền biển...
+ Tranh phong cảnh còn có thể vẽ thêm người và các con vật cho sinh động...
+ Tranh phong cảnh có thể vẽ bằng chì màu, sáp màu, bút dạ và màu bột...
- Hs chú ý quan sát.
+ Nêu hình ảnh của tranh...
- Hs chú ý lắng nghe.
(23’)
Hoạt động 2
Hướng dẫn Hs xem tranh:
- Gv treo tranh 1: Đêm hội (tranh màu nước của Võ Đức Hoàng Thương,10 tuổi )
+ Tranh vẽ những gì?
+ Em thấy màu sắc trong tranh như thế nào?
+ Màu sắc của bầu trời như thế nào?
+ Bức tranh đã vẽ nổi bật được chủ đề “Đêm hội” chưa? Vì sao?
+ Em có thích bức tranh này không? Vì sao?
* Tranh “Đêm hội” của bạn Hoàng Chương, màu sắc vui tươi, đúng là một đêm hội.
- Gv treo tranh 2: “Chiều về” ( tranh bút dạ của Hoàng Phong , 9 tuổi)
- Gv yêu cầu hs quan sát và trả lời:
+ Tranh của bạn Hoàng Phong vẽ ban ngày hay ban đêm?
- Tranh vẽ cảnh ở đâu?
- Tranh vẽ những gì?
- Màu sắc trong tranh như thế nào?
* Tranh “Chiều về” là một bức tranh đẹp có những hình ảnh quen thuộc, màu sắc trong sáng, gợi nhớ đến buổi chiều hè ở nông thôn
- Qua hai bức tranh chúng ta đã xem :
+ Em biết thế nào là tranh phong cảnh ?
+ Cảnh nông thôn thường vẽ những gì?
+ Cảnh thành phố thường vẽ những gì?
+ Cảnh sông, biển vẽ gì?
+ Cảnh núi, rừng vẽ gì?
* Tranh phong cánh các em nên dùng màu thích hợp để vẽ cảnh buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều…
Hai bức tranh các em vừa xem là hai bức tranh phong cảnh đẹp.
- Tranh vẽ những ngôi nhà cao thấp với mái ngói màu đỏ. Phía trước là cây cối, trên bầu trời có các chùm pháo hoa nhiều màu.
- Trong tranh có nhiều màu tươi và đẹp rực rỡ của một đêm hội với màu vàng, màu tím, màu xanh của pháo hoa, màu đỏ của mái ngói, màu xanh của lá cây.
- Bầu trời có màu đen thẫm làm nổi bật màu của pháo hoa và các mái nhà.
- Khi nhìn vào bức tranh thì người xem biết đó là đêm hội. Vì tranh diễn tả cảnh trong đêm và bầu trời rực rỡ những chùm pháo hoa nhiều màu sắc
- Tranh “Chiều về” vẽ cảnh ban ngày
- Tranh vẽ cảnh nông thôn
- Tranh vẽ có ngôi nhà, có cây dừa và có đàn trâu.
- Tranh diễn tả cảnh bầu trời buổi chiều có màu da cam, màu đỏ của mái ngói, màu vàng của tường, màu xanh của lá cây…
- Tranh phong cảnh là tranh vẽ cảnh là chính.
- Cảnh nông thôn thường vẽ đường làng, cánh đồng, nhà, ao, vườn, ngõ xóm…
- Cảnh thành phố vẽ: nhà cửa san sát nhau, xe cộ nườm nượp...
- Vẽ sông, biển, tàu thuyền…
- Vẽ đồi núi, cây, suối, nhà sàn…
- Hs chú ý lắng nghe.
(3’)
Hoạt động 3
Nhận xét đánh giá
- Nhận xét giờ học, khen ngợi những Hs có nhiều ý kiến xây dựng bài.
Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Bài 10 Vẽ quả.
+ Quan sát một số quả dạng tròn quen thuộc.
- Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ.
- Hs chú ý lắng nghe.
File đính kèm:
- MT 1 Bai 9.doc