Giáo án Mĩ thuật 1 - Trường Tiểu học Hà Lan

TUẦN 1: XEM TRANH

I- MỤC TIÊU:

- Cho học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.

- Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.

II- CHUẨN BỊ:

1- Giáo viên:

 Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (sân trường, công viên.)

2- Học sinh:

Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

A- Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 1 - Trường Tiểu học Hà Lan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2007 tuần 1: Xem tranh I- Mục tiêu: - Cho học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. - Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. II- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (sân trường, công viên...) 2- Học sinh: Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu các bức tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi để các em nhận biết được hình vẽ và màu sắc của các bức tranh đó và nhận biết được vẽ đẹp của các bức tranh. Hoạt động1: Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi: - Giáo viên giới thiệu để học sinh quan sát. Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở các nơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng, người vẽ có thể chọn một trong rất nhiều các hoạt động vui chơi mà mình thích để vẽ thành tranh. Ví dụ: Cảnh vui chơi ở sân trường với rất nhiều hoạt động khác nhau: Nhảy dây, múa hát, kéo co, chơi bi ... + Cảnh vui chơi ngày hè cũng có rất nhiều hoạt động khác nhau: Thả diều, tắm biển, tham quan du lịch ... - Giáo viên nhấn mạnh: Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn đã say mê đề tài này và vẽ được những tranh đẹp. Chúng ta cùng xem tranh của các bạn. Hoạt động 2: Hướng dẫn xem tranh. - Giáo viên treo các tranh mẫu có chủ đề vui chơi hoặc hướng dẫn HS quan sát và đặt các câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh tiếp cận với nội dụng các bức tranh. + Bức tranh vẽ những gì? + Em thích bức tranh nào nhất? + Vì sao em thích bức tranh đó? - Giáo viên dành thời gian từ 2 đến 3 phút để học sinh quan sát các bức tranh trước khi trả lờì các câu hỏi trên. - Giáo viên tiếp tục đặt các câu hỏi khác để học sinh tìm hiểu thêm về bức tranh. + Trên tranh có những hình ảnh nào? + Hình ảnh nào là chính? + Em có thể cho biết các hình ảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu? + Trong tranh có những màu nào? + Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn? - Giáo viên lần lượt yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi cho từng bức tranh. - Giáo viên khen ngợi động viên, khích lệ các em. Nếu HS trả lời chưa đúng, GV sửa chữa, bổ sung thêm. Hoạt động 3: Tóm tắt kết luận: GV hệ thống lại nội dung và nhấn mạnh. Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của bức tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra những nhận xét riêng của mình về bức tranh. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. Giáo viên nhận xét về nội dung bài học, về ý thức học tập của các em. * Dặn dò: - Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh. - Chuẩn bị cho bài sau. Ngày tháng năm 2007 tuần 2: Vẽ nét thẳng, nét xiên I- Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận biết được các loại nét thẳng, nét xiên - Biết cách vẽ nét thẳng, nét xiên - Biết vẽ phối hợp các nét thẳng, nét xiên để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số hình (hình vẽ, ảnh) có các nét thẳng. - Một bài vẽ minh họa. 2- Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu các đồ dùng có nét thẳng để các em nhận biết nét thẳng được vận dụng ở rất nhiều các đồ dùng trong cuộc sống. Hoạt động 1: Giới thiệu nét thẳng, nét xiên: - Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình vẽ trong Vở tập vẽ 1 để các em biết thế nào là nét vẽ và tên của chúng. + Nét thẳng “ngang” (nằm ngang) + Nét thẳng “ nghiêng” (xiên). + Nét thẳng “đứng”. + Nét “gấp khúc” (nét gãy). - Giáo viên có thể chỉ vào cạnh bàn, bảng ... để HS thấy rõ hơn về các nét “thẳng ngang”, “thẳng đứng”, đồng thời vẽ lên bảng các nét thẳng ngang, thẳng đứng tạo thành hình cái bảng... - Giáo viên cho HS tìm thêm ví dụ về nét thẳng (ở quyển vở, cửa sổ ...) Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ: - Giáo viên vẽ các nét lên bảng để HS quan sát và suy nghĩ theo câu hỏi: + Vẽ nét thẳng như thế nào? - Nét thẳng “ngang” nên vẽ từ trái sang phải. - Nét thẳng “nghiêng” nên vẽ từ trên xuống - Nét “gấp khúc” có thể vẽ liền nét, từ trên xuống hoặc từ dưới lên. - Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình ở Vỡ tập vẽ 1 để các em rõ hơn cách vẽ nét thẳng. - Giáo viên vẽ lên bảng và đặt câu hỏi để HS suy nghĩ: Đây là hình gì? + Hình a: * Vẽ núi: Vẽ gấp khúc * Vẽ nước: nét ngang + Hình b: * Vẽ cây: Nét thẳng đứng, nét nghiêng * Vẽ đất: nét ngang - Giáo viên tóm tắt: Dùng nét thẳng đúng, ngang, nghiêng có thể vẽ được nhiều hình. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - GV hướng dẫn cách vẽ: + Vẽ thêm vào những chỗ còn thiếu. + Vẽ màu tự chọn. - Giáo viên gợi ý HS khá, giỏi vẽ thêm hình đề bài vẽ sinh động hơn. Chú ý: - Vẽ nét bằng tay (không dùng thước), nét thẳng chỉ là tương đối. Yêu cầu học sinh cầm bút nhẹ nhàng, đưa nét thoải mái. - Khuyến khích học sinh có điều kiện vẽ thêm hình và vẽ màu. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên thu một số bài vẽ đã hoàn thành và yêu cầu các em nhận xét xếp loại bài vẽ. - Giáo viên nhận xét động viên chung. * Dặn dò: Chuẩn bị cho bài học sau. Ngày tháng năm 2007 tuần 3: vẽ màu vào hình vẽ I- Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết 3 màu: Đỏ, vàng, lam - Biết vẽ màu vào hình đơn giản. Vẽ được màu kín hình, không (hoặc ít) ra ngoài hình vẽ. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số ảnh hoặc tranh có màu đỏ, vàng, lam. - Một số đồ vật có màu đỏ, vàng, lam như hộp sáp màu, quần áo, hoa quả v.v. - Bài vẽ của HS các năm trước. 2- Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu tranh ảnh các hình vẽ màu đơn giản để các em nhận biết được các màu sắc trong hình vẽ đó. Hoạt động 1: Giới thiệu màu sắc: 3 màu đỏ, vàng, lam. - Giáo viên cho HS quan sát hình 1, bài 3 Vở tập vẽ 1 và đặt câu hỏi: + Hãy kể tên các màu sắc ở hình 1, bài 3 Vở tập vẽ 1 - Giáo viên nhắc lại 3 màu sắc chính. + Yêu cầu học sinh kể tên các đồ vật có màu đỏ, vàng, lam. HS có thể kể: * Quả bóng màu đỏ, màu vàng, màu lam. * Màu đỏ ở hộp sáp, hộp chì. * Màu xanh ở cỏ cây, hoa trái.... - Giáo viên kết luận: + Mọi vật xung quanh chúng ta đều có màu sắc. + Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn. + Màu đỏ, vàng, lam là 3 màu chính. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: Vẽ màu vào hình có sẵn. - Giáo viên đặt các câu hỏi để học sinh nhận ra các hình ở hình vẽ có sẵn. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách cầm bút và cách vẽ màu: + Cầm bút thoải mái để vẽ màu dễ dàng + Nên vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau. - Giáo viên theo dõi và giúp học sinh: + Tìm màu theo ý thích + Vẽ màu ít ra ngoài hình vẽ. Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá: -Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và hướng dẫn các em nhận xét. + Bài nào màu đẹp? + Bài nào màu chưa đẹp, ví dụ? - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm bài vẽ nào đẹp mà mình thích. * Dặn dò: - Quan sát mọi vật và gọi tên màu của chúng (lá, cây, hoa, quả ...) Ngày tháng năm 2007 tuần 4: Vẽ cảnh vùng biển I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được một số hình ảnh ở vùng biển. - Học sinh vẽ được cảnh vùng biển đơn giản. II- Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - Chuẩn bị một số tranh về vùng biển. - Bài vẽ của HS lớp trước. 2- Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát trnh đã chuẩn bị: + Tranh vẽ về cảnh ở đâu? + Phong cảnh biển thường có những hình ảnh gì? - Giáo viên bổ xung và tóm tắt chung. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ: + Vẽ hình ảnh chính + Vẽ hình ảnh phụ + Vẽ màu tự chọn. - Giáo viên cho HS quan sát bài vẽ của các bạn lớp trước để tham khảo. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Giáo viên thu một số bài vẽ đã hoàn thành và hướng dẫn các em nhận xét và xếp loại của bạn mình. - Học sinh chọn ra bài vẽ đẹp. - Giáo viên động viên, khen ngợi một số học sinh có bài vẽ đẹp. * Dặn dò: - Quan sát quả cây, hoa, lá. Ngày tháng năm 2007 tuần 5: Vẽ nét cong I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết nét cong - Biết cách vẽ nét cong - Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số đồ vật có dạng hình tròn - Một vài hình vẽ hay ảnh có hình là nét cong (cây, dòng sông, con vật ...) 2- Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh, đồ vật có dạng nét cong để các em nhận ra được cách vẽ nét cong như thế nào. Hoạt động 1: Giới thiệu các nét cong: - Giáo viên vẽ lên bảng một số nét cong, nét lượn sóng, nét cong khép kín ... và đặt câu hỏi để học sinh trả lời (nhận xét về các loại nét). - Giáo viên vẽ lên bảng: Quả, lá cây, sóng nước, dãy núi ... - Giáo viên gợi ý để học sinh thấy các hình vẽ trên được tạo ra từ nét cong. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ nét cong: - Giáo viên vẽ lên bảng để học sinh nhận ra: + Cách vẽ nét cong + Các hình hoa, quả được vẽ từ nét cong (H.2, bài 5, Vở tập vẽ 1). Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Giáo viên gợi ý học sinh thực hành. + Vẽ vào phần giấy ở Vở thực hành 1 những gì học sinh thích nhất, như: * Vườn hoa; * Vườn cây ăn quả * Thuyền và biển * Núi và biển - Học sinh làm bài tự do. Bài vẽ có thể chỉ là một vài hình: cây, hoa hoặc quả ... - Giáo viên giúp học sinh làm bài, cụ thể: + Gợi ý để học sinh tìm hình định vẽ + Yêu cầu học sinh vẽ hình to vừa với phần giấy ở Vở thực hành 1. + Vẽ thêm những hình khác có liên quan. + vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ đạt yêu cầu về hình vẽ, màu sắc. - Học sinh chọn ra bài vẽ đẹp. - Giáo viên khen ngợi một số học sinh và nhận xét chung tiết học. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng và màu sắc của cây, hoa, quả. Ngày tháng năm 2007 tuần 6: nặn quả cây I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết đặc điểm, hình sáng và màu sắc một số quả dạng tròn (cam, bưởi, hồng, táo). - Nặn được một vài quả dạng tròn. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số ảnh, tranh vẽ về các loại quả dạng tròn - Một vài loại quả dạng tròn khác nhau để học sinh quan sát 2- Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. - Đất màu, đất sét. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên bắt cái cho các em hát bài hát về các loại quả và yêu cầu học sinh gọi tên các loại quả trong bài hát đó. Hoạt động 1: Giới thiệu đặc điểm các loại quả dạng tròn: - Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét các loại quả dạng tròn qua ảnh, tranh vẽ và mẫu thực. - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhận xét về hình dáng, màu sắc của các loại quả dạng tròn. Ví dụ: + Quả táo tây hình dáng gần tròn: Có loại màu xanh, màu vàng.... + Quả bưởi hình dáng nhìn chung là tròn: Màu chủ yếu là xanh hoặc vàng. + Quả cam tròn hoặc hơi tròn:Màu da cam, vàng hay xanh đậm... Hoạt động 2: Hướng dẫn cách nặn: - Giáo viên vẽ một số hình quả đơn giản minh hoạ trên bảng, hoặc lấy đất màu hay đất sét nặn một quả dạng tròn nào đó để cả lớp quan sát cách nặn theo các bước như sau: + Nặn đất theo hình dáng quả: Tạo dáng tiếp làm rõ đặc điểm của quả, sau đó tìm các chi tiết còn lại như: Núm, cuống, ngấn múi ... Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Bài tập: Nặn quả dạng tròn. Yêu cầu: - Nặn 1 hoặc 2 quả bằng đất màu hay đất sét (H.1, H.2). Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên thu một số bài nặn đã hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét về: + Hình dáng + Màu sắc - Giáo viên nhận xét chung và động viên học sinh. * Dặn dò: - Quan sát hoa, quả (hình dáng và màu của chúng). - Vẽ một tranh về hoa quả vào trang bên. Ngày tháng năm 2007 tuần 7: Vẽ màu I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết màu các loại quả quen thuộc - Học sinh biết dùng màu để vẽ vào hình các quả.. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số quả thực (có màu khác nhau). - Tranh hoặc ảnh về các loại quả. 2- Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giới thiệu tranh hoặc ảnh về một số loại quả để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng và màu sắc các loại quả đó. Hoạt động 1: - Giới thiệu quả: - Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số quả thực (quả xoài, quả bầu, quả bí, quả táo ,,,) nêu lên một số câu hỏi như: + Đây là quả gì? + Quả có màu gì? ... (Nhằm giúp học sinh nhận ra hình dáng và màu sắc của các loại quả). Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm bài tập: - Giáo viên hướng dẫn các em làm bài tập. * Bài vẽ màu: Vẽ màu quả. - Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhận ra các loại quả và màu sắc của chúng. - Giáo viên bổ xung, tóm tắt chung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ màu vào hình vẽ. - Giáo viên cho các em xem các bài tập vẽ của các bạn năm trước để các em tham khảo thêm. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Giáo viên hướng dẫn các em thực hành. + Yêu cầu: - Cách vẽ màu: Nên vẽ màu ở xung quanh trước, ở giữa sau để màu không ra ngoài hình vẽ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên chọn một số bài đẹp để hướng dẫn học sinh nhận xét và xếp loại bài vẽ của bạn mình. - Học sinh chọn ra một số bài đẹp theo ý của mình. - Động viên, khuyến khích học sinh có bài đẹp. * Dặn dò: - Quan sát màu sắc của hoa, quả ... Ngày tháng năm 2007 tuần 8: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết hình vuông và hình chữ nhật. - Học sinh biết cách vẽ các hình trên. - Học sinh vẽ được các dạng hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một vài đồ vật là hình vuông, hình chữ nhật. 2- Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật để các em nhận biết được đặc điểm của hình vuông và hình chữ nhật. Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông, hình chữ nhật: - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật: Cái bảng, quyển vở, mặt bàn, viên gạch lát nhà ... và gợi ý để học sinh nhận ra: + Cái bảng là hình chữ nhật + Viên gạch lát nền nhà là hình vuồng. - Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình minh hoạ và đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời. + Hình vẽ trong sách vẽ gì? (Vẽ hình ngôi nhà). + Có những hình nào vẽ nên ngôi nhà? (hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật). - Giáo viên kết luận: Để vẽ được hình vuông và hình chữ nhật đẹp các em phải tuần tự theo các bước. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật: - Vẽ trước 2 nét ngang hoặc 2 nét dọc bằng nhau, cách đều nhau. - Vẽ tiếp 2 nét dọc hoặc 2 nét ngang còn lại. - Giáo viên gọi 2 - 3 em lên bảng trực tiếp vẽ lên bảng. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Vẽ thêm cửa sổ, cửa ra vào ở hình nhà và vẽ màu. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập: + Vẽ các nét dọc, nét ngang để tạo thành cửa ra vào, cửa sổ hoặc lan can ở hai ngôi nhà. + Vẽ thêm hình để bài vẽ phong phú hơn (hàng rào, mặt trời, mây, cây ...). + Vẽ màu theo ý thích - Học sinh làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên chọn một số bài đã hoàn thành (bài vẽ đẹp) - Giáo viên cho học sinh xem các bài vẽ đẹp và tuyên dương một số học sinh làm bài tốt. -Yêu cầu học sinh tự nhận xét về các bài vẽ. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng của mọi vật xung quanh (cái bàn, cái bảng, cái cốc, hộp bút ...) Ngày tháng năm 2007 tuần 9: Xem tranh phong cảnh I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được tranh phong cảnh, mô tả được những hình vẽ và màu sắc trong tranh. - Học sinh yêu mến cảnh đẹp quê hương. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh, ảnh phong cảnh (cảnh biển, cảnh đồng ruộng, phố phường ...) - Tranh phong cảnh của thiếu nhi và tranh ở Vở tập vẽ 1 2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số tranh hoặc ảnh phong cảnh để các em nhận biết được hình ảnh và màu sắc của bức tranh. Hoạt động 1: Giới thiệu tranh phong cảnh: - Giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh đã chẩn bị: + Tranh phong cảnh thường vẽ nhà, cây, đường, ao, hồ, biển, thuyền ... + Trong tranh phong cảnh còn có thế vẽ thêm người và các con vật (gà, trâu ...) cho sinh động. - Có thể vẽ tranh phong cảnh bằng chì màu, sáp màu, bút dạ và màu bột... Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xem tranh: Tranh 1: Hồ Gươm (Tranh chì màu của Mai Lan, 10 tuổi). - Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh và trả lời các câu hỏi: + Tranh vẽ những gì? + Màu sắc của tranh như thế nào? - Giáo viên bổ xung và tóm tắt chung. Tranh 2: Ngôi nhà của em (tranh sáp màu của Thu Thảo, 7 tuổi). - Giáo viên hướng dẫn cách học tương tự hoạt động 1. Hoạt động 3: Giáo viên tóm tắt: - Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh. Có nhiều loại cảnh khác nhau: + Cảnh nông thôn (đường làng, cánh đồng, nhà, ao, vườn ...) + Cảnh Thành phố (nhà, cây, xe cộ ...). + Cảnh sông, biển (sông, tàu thuyền ...). + Cảnh núi rừng (núi đồi, cây, suối ...). - Có thể dùng màu thích hợp để vẽ cảnh vào buổi sáng, trưa, chiều, tối ... - Hai bức tranh vừa xem là những tranh phong cảnh đẹp. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên nhận xét tiết học * Dặn dò: - Sưu tầm tranh phong cảnh. Ngày tháng năm tuần 10: Vẽ tranh hoa, quả I- Mục tiêu: - Học sinh biết được hình dáng, màu sắc một vài loại quả và hoa. - Biết cách vẽ quả, hoa, vẽ được hình một loại quả và hoa. Vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Một số quả, hoa. - Bài vẽ của HS lớp trước. 2- Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu hình các loại quả, hoa và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ những hình ành gì? + Kể tên một số loại quả và màu sắc của chúng? + Kể tên một số loại hoa và màu sắc của chúng? - Giáo viên bổ xung, nhận xét chung. Hoạt động 2: Cách vẽ: - Vẽ lọ hoa - Vẽ hoa - Vẽ quả. - Vẽ màu tự chọn. + HS quan sát bài vẽ của các bạn lớp trước để tham khảo. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - GV hướng dẫn HS làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên chọn một số bài đã hoàn thành để nhận xét một số bài về hình vẽ và màu sắc. - Giáo viên bổ sung nhận xét. - Giáo viên khen ngợi, động viên và nhận xét chung tiết học. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng và màu sắc của các loại quả. Ngày tháng năm tuần 11 Vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết thế nào là đường diềm - Học sinh biết cách vẽ màu vào hình vẽ sẵn ở đường diềm. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Các đồ vật có trang trí đường diềm như: Khăn, áo, bát, giấy khen ... - Một số hình vẽ đường diềm. 2- Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm và một số hình trang trí đường diềm để các em nhận biết được trang trí đường diềm ứng dụng và vận dụng. Hoạt động 1: Giới thiệu đường diềm: - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm và gợi ý để học sinh nhận biết: + Các hình hoạ tiết trong bài trang trí đường diềm. + Các hoạ tiết chính và hoạ tiết phụ. + Màu sắc trong bài trang trí đường diềm. Giáo viên tóm tắt để học sinh biết những hình trang trí kéo dài lặp đi lặp lại ở xung quanh giấy khen, ở miệng bát, ở diềm cổ áo ... được gọi là đường diềm. - Giáo viên gợi ý học sinh tìm thêm một số đồ vật có dạng trang trí đường diềm. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ màu: - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét đường diềm ở hình 1, bài 11, Vở tập vẽ 1. + Đường diềm này có những hình gì, màu gì? * Có hình vuông, xanh lam * Hình thoi, màu đỏ cam + Các hình sắp xếp như thế nào? * Các hình sắp xếp xen kẽ nhau và lặp đi lặp lại. + Màu nền và màu hình vẽ như thế nào? * Màu nền và màu hình vẽ khác nhau. Màu nền nhạt, màu hình vẽ đậm. - Giáo viên cho xem hình vẽ màu ở đường diềm của lớp trước để các em học tập cách vẽ màu. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Chọn màu: Chọn màu theo ý thích + Cách vẽ: Có nhiều cách vẽ màu * Vẽ màu xen kẽ nhau ở hình bông hoa * Vẽ màu hoa giống nhau * Vẽ màu nền khác với màu hoa. Chú ý: Không nên dùng quá nhiều màu (2-3 màu là đủ). - Không vẽ màu ra ngoài hình. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ màu đúng và đẹp. - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm bài nào có màu đẹp. * Dặn dò: Tìm và quan sát đường diềm ở một vài đồ vật, khăn vuông, giấy khen, áo, váy ... Ngày tháng năm tuần 12: Vẽ tự do I- Mục tiêu: - Học sinh biết tìm đề tài để vẽ theo ý thích - Học sinh vẽ được bức tranh có nội dung phù hợp với đề tài đã chọn. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh của các hoạ sĩ về nhiều đề tài, thể loại khác nhau. - Tìm một số tranh của học sinh về các thể loại khác nhau. 2- Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số hình vẽ có đề tài khác nhau để các em nhận biết được: + Tên của bức tranh đề tài. + Hình ảnh chính và hình ảnh phụ trong bức tranh. + Màu sắc trong bức tranh. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: - Vẽ tranh tự do (hay vẽ theo ý thích) là mỗi em có thể chọn và vẽ một đề tài mình thích như: Phong cảnh, chân dung, tĩnh vật ... - Giáo viên giới thiệu các bức tranh đề tài khác nhau và gợi ý học sinh nhận xét: + Tên của bức tranh đề tài. + Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong bức tranh. + Màu sắc trong bức tranh. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh: - Giáo viên cho học sinh xem một số tranh để các em nhận biết về nội dung, cách vẽ hình, cách vẽ màu, đồng thời gây cảm hứng cho học sinh trước khi vẽ. - Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nhận xét: + Tranh này vẽ những gì? + Màu sắc trong tranh thế nào? + Đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ của bức tranh? Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: - Giáo viên gợi ý để học sinh chọn đề tài - Yêu cầu: Học sinh nhớ lại các hình ảnh gần với nội dung của tranh như: Người, con vật, nhà, cây, sông, núi, đường sá ... - Vẽ các hình chính trước, hình phụ sau. Không vẽ to hay nhỏ quá so với khổ giấy. Vẽ xong hình, vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài có hình vẽ và màu sắc thể hiện được nội dung đề tài, cụ thể là: - Hình vẽ: + Có hình chính, hình phụ + Tỷ lệ hình cân đối - Màu sắc: + Tươi vui,. trong sáng + Màu thay đổi, phong phú. - Nội dung: Phù hợp với đề tài. * Dặn dò: - Quan sát hình dáng, màu sắc của mọi vật xung quanh: Cỏ cây, hoa trái, các con vật.  Ngày tháng năm tuần 13: Vẽ cá I- Mục tiêu: - Học sinh nhận biết hình dáng và các bộ phận của con cá - Biết cách vẽ con cá - Vẽ được con cá và tô màu theo ý thích. II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1- Giáo viên: - Tranh, ảnh về các loại cá 2- Học sinh: - Đồ dùng học vẽ. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên cho các em quan sát một số tranh ảnh về cá để các em nhận biết được hình dáng, đặc điểm và màu sắc của các loại cá. Hoạt động 1: Giới thiệu với học sinh về cá: - Giáo viên giới thiệu hình ảnh về cá và gợi ý để học sinh biết có nhiều loại cá với nhiều hình dạng khác nhau. Gợi ý và hỏi học sinh: + Con cá có dạng hình gì? (Dạng hình tròn, dạng hình quả trứng hoặc gần như hình thoi ...) + Con cá gồm các bộ phận nào? (đầu, mình, đuôi, vây ...) + Màu sắc của con cá như thế nào? (có nhiều màu khác nhau). - Giáo viên yêu cầu học sinh kể về một vài loại cá mà các em biết. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cá: - Giáo viên vẽ trực tiếp lên bảng để học sinh rõ: + Vẽ mình cá trước (Cá có nhiều loại hình nên mình cá cũng có nhiều dạng hình khác nhau, không nhất thiết phải vẽ giống nhau). + Vẽ đuôi cá. (Đuôi cá có thể vẽ khác nhau). + Vẽ các chi tiết: mang, mắt, vây, vẩy. - Giáo viên chỉ cho học sinh xem màu của cá và gợi ý các em cách vẽ màu: + Vẽ một màu ở con cá. + Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3: Hướng d

File đính kèm:

  • docMy Thuat 1.doc
Giáo án liên quan