Bài 16: Tập nặn tạo dáng
NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu cách nặn hoặc cách vẽ, xé dán con vật.
- Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán con vật.
- Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích.
* HS khá, giỏi: vẽ hình, xé hoặc nặn cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
* GDBVMT: Yêu quý và bảo vệ các con vật quen thuộc trong gia đình cũng như ở mọi nơi. Biết cách giữ vệ sinh khi nặn, xé dán.
I. CHUẨN BỊ
- Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật có hình dáng, màu sắc khác nhau.
- Một số bài mẫu.
- Vở , dụng cụ học vẽ.
3. Phương pháp dạy học
- Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, luyện tập.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 2 bài 16 đến 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 16
(Từ ngày 2 tháng 12 năm 2013 đến ngày 6 tháng 12 năm 2013 )
Bài 16: Tập nặn tạo dáng
NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT
MỤC TIÊU:
Hiểu cách nặn hoặc cách vẽ, xé dán con vật.
Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán con vật.
Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích.
* HS khá, giỏi: vẽ hình, xé hoặc nặn cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
* GDBVMT: Yêu quý và bảo vệ các con vật quen thuộc trong gia đình cũng như ở mọi nơi. Biết cách giữ vệ sinh khi nặn, xé dán.
CHUẨN BỊ
Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật có hình dáng, màu sắc khác nhau.
Một số bài mẫu.
Vở , dụng cụ học vẽ.
3. Phương pháp dạy học
Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, luyện tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VTV 3hs.
Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1.Quan sát- nhận xét:Giới thiệu hình ảnh các con vật
Gợi ý một số câu hỏi:
Tên một số con vật?
Đặc điểm của một sốcon vật?
Các bộ phận của con vật?
Em nhận ra con voi, con thỏ nhờ đặc điểm nào?
Con mèo thường có màu gì? ( mèo đen, mèo vàng…)
Hình dáng của con vật khi đi, đứng, nằm, chạy,…
*2 Cách nặn:
- GV minh họa theo 2 cách:
+ Nặn đầu, thân, chân,… rồi ghép, dính lại thành hình con vật.
+ Từ thỏi đất, bằng cách nặn, vuốt để tạo thành hình dáng con vật.
- Lưu ý:
+ Có thể nặn con vật bằng đất một màu hay nhiều màu.
* Cách xé dán:
- Xé hình con vật:
+ Xé phần chính trước, xé hình chi tiết sau;
+ Xếp hình con vật đã xé lên giấy nền sao cho phù hợp với khổ giấy.
+ Dùng hồ dán từng phần của con vật.
- Lưu ý:
+ Có thể xé dán con vật nhiều màu.
* Cách vẽ:
- Vẽ hình dáng con vật sao cho vừa với phần giấy quy định, chú ý tạo dáng cho con vật. Có thể vẽ thêm cây cỏ, hoa lá, người…
- Vẽ màu theo ý thích
3: Thực hành:
Vẽ, nặn hoặc xé dán con vật mà em yêu thích.
- Theo dõi gợi ý từng hs
4: Nhận xét -đánh giá:
Chọn một số bài cho hs tự nhận xét (bố cục, hình vẽ, trang trí).
Đánh giá chung.
5. Củng cố-dặn dò: Chuẩn bị bài sau: xem tranh dân gian Phú quý, Gà mái.
Quan sát
Trả lời
Trâu, sóc, thỏ, gà…
Đầu, mình, đuôi…
Voi có tai to, có vòi; con thỏ có tai dài…
Mèo đen, mèo vàng…
4 chân thẳng là đứng,…
HS Quan sát
HS lắng nghe.
HS Làm bài tập.
Tập nhận xét, rút kinh nghiệm.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 17
(Từ ngày 9 tháng 12 năm 2013 đến ngày 13 tháng 12 năm 2013 )
Bài 17:Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH DÂN GIAN PHÚ QUÝ, GÀ MÁI
MỤC TIÊU :
Giúp học sinh
Hiểu vài nét về đặc điểm của tranh dân gian Việt Nam.HS làm quen ,tiếp xúc với tranh dân gian Việt Nam.
* HS khá, giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.
CHUẨN BỊ
Tranh Phú quý, Gà mái.
Sưu tầm thêm một số tranh dân gian.
Vở , dụng cụ học vẽ.
3. Phương pháp dạy học
Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, hoạt động nhóm.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VTV 3hs.
Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1: Xem tranh:Giới thiệu một số tranh dân gian
Gợi ý một số câu hỏi:
Tên tranh?
Các hình ảnh trong tranh?
Những màu sắc chính trong tranh?
GV tóm tắt:
Tranh dân gian có từ lâu đời, thường được treo vào dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết.
Tranh do các nghệ nhân làng Đông Hồ, huyện Thành Thuận, tỉnh Bắc Ninh sáng tác. Nghệ nhân khắc hình vẽ trên mặt gỗ rồi mới in màu bằng phương pháp thủ công.
Tranh dân gian đẹp ở bố cục, màu sắc, đường nét.
GV dán câu hỏi thảo luận:
Nhóm 1, 2, 3 thảo luận tranh Phú quý
Tranh có những hình ảnh nào? ( em bé và con vịt)
Hình ảnh chính trong bức tranh là hình ảnh nào?( em bé)
Hình em bé được vẽ như thế nào có những hình ảnh nào?(trắng tròn)
Ngoài tranh em bé trong tranh còn có hình ảnh nào khác?( con vịt, hoa sen, chữ)
Hình con vịt được vẽ như thế nào?( to, béo, đang vươn cổ lên)
Kể tên màu sắc trong tranh?(đỏ dậm ở bông sen, ở cánh và mỏ vịt; màu xanh ở lá sen, cánh vịt; mình có màu trắng…)
Chốt lại: những hình ảnh trên gợi cho thấy em bé trong tranh rất bụ bẩm, khẻo mạnh. Tranh phú quý nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống: mong cho con cái khoẻ mạnh, gia đình no đủ, giàu sang, phú quý.
Nhóm 4, 5, 6 thảo luận Tranh Gà mái:
Hình ảnh nào rõ nhất trong tranh? (gà mẹ và đàn con)
Hình ảnh đàn gà được vẽ như thế nào? (gà mẹ to khoẻ, vừa bắt được mồi cho con. Đàn gà mỗi con đứng một vẽ: con chạy, con đứng…)
Những màu nào có trong tranh? (xanh, đỏ, vàng, da cam,…)
Chốt lại:
Tranh Gà mái vẽ cảnh đàn gà con đang quây quần quanh mẹ. Gà mẹ tìm được mồi cho con, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đàn con. Bức tranh nói lên sự yên vui của gia đình nhà gà, cũng là mong muốn cuộc sống đầm ấm, no đủ của người nông dân.
Vẽ đẹp của tranh dân gian chính là đường nét, hình vẽ, màu sắc và cách lựa chọn đề tài thể hiện.
2. Nhận xét-đánh giá:GV nhận xét từng nhóm, đánh giá tiết học
4. Củng cố- Dặn dò:
Xem tranh và đoán tên tranh.
Chuẩn bị bài sau và sưu tầm tranh dân gian.
Quan sát
Trả lời
Tiếp thu
Trả lời
Em bé và con vịt.
Em bé.
- Trắng tròn
- Con vịt, hoa sen, chữ
- To béo
- Đỏ đậm, màu xanh, trắng
- Gà mái và đàn con
- Gà mẹ to khoẻ, vừa bắt được mồi
- Xanh, đỏ, vàng, da cam…
-Nghe và rút kinh nghiệm
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 18
(Từ ngày 16 tháng 12 năm 2013 đến ngày 20 tháng 12 năm 2013 )
Bài 18 Vẽ trang trí
VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
MỤC TIÊU
Hiểu thêm về nội dung và đặc điểm của tranh dân gian Việt Nam.
Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn.
HS khá, giỏi: Tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp, làm rõ hình ảnh.
CHUẨN BỊ
Một vài bức tranh dân gian như: Gà trống, Chăn trâu,…
Một số bài vẽ của hs.
Phóng to hình vẽ Gà mái (chưa vẽ màu).
- Vở , dụng cụ học vẽ.
3. Phương pháp dạy học
Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, luyện tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VTV 3hs.
Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Quan sát-nhận xét:Cho hs xem hình vẽ nét Gà mái(
Gợi ý một số câu hỏi:
Có những hình ảnh nào?
Gà mẹ đang làm gì?
-Gà con có những hình dáng nào?
2.Cách vẽ: GV
-Con gà có những màu nào?
- Gợi ý HS chọn màu và vẽ màu theo ý thích.
- - Cho hs xem một số bài vẽ màu
3.Thực hành:
-GV phóng to hình Gà mái cho Hs thi nhau vẽ màu theo nhóm .
- Gv theo dõi hs làm bài.
- Làm bài cá nhân. Hs vẽ màu theo ý thích.
4. Nhận xét -đánh giá:
-Cho hs tập nhận xét bài bạn.
Màu có đều không?
Có làm nổi bật hình con gà chưa?
GV đánh giá chung.
Củng cố- Liên hệ thực tế
Nhắc lại tên bài vừa học
Nhắc nhở hs sưu tầm tranh dân gian Việt Nam.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau:
HS Quan sát
Trả lời
Gà mẹ và nhiều gà con.
Gà mẹ to ở giữa, vừa tìm được mồi.
Gà con quây quần xung quanh gà mẹ với nhiều hình dáng khác nhau.
- Màu nâu, vàng, trắng, đỏ, đen…
- Chú ý làm bài
Quan sát
Tập nhận xét, rút kinh nghiệm.
-HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 19
(Từ ngày 06 tháng 01 năm 2013 đến ngày 10 tháng 01 năm 2013 )
Bài 19: Vẽ tranh
Đề tài - Sân trường em giờ ra chơi
I/ Mục tiêu
-Hiểu đề tài giờ ra chơi ở sân trường.
-Biết cách vẽ tranh đề tài Sân trường trong giờ ra chơi và tập vẽ được tranh theo ý thích.
*HS khá ,giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài,màu sắc phù hợp.
II/ Chuẩn bị
GV: - Sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động vui chơi của học sinh ở sân trường.
- Bài vẽ của học sinh năm trước.
HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về h/động vui chơi của HS.Vở tập vẽ 2 - Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III/ Hoạt động dạy – học
-KT sĩ số HS, dụng cụ học tập của HS.
-Giơí thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
Giới thiệu để HS nhận biết:
-Sự nhộn nhịp của sân trường trong giờ chơi
+Các hoạt động của học sinh trong giờ chơi ntn?:
+Quang cảnh sân trường có gì?
-Tóm ý:
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh:
- Gợi ý HS tìm, chọn nội dung vẽ tranh:
+ Vẽ về hoạt động nào?
+ H.dáng của HS …..
-Vẽ mẫu và hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh cách vẽ:
- GV cho xem một số bài vẽ tranh đề tài để các em học tập cách sắp xếp bố cục, hình vẽ và vẽ màu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
-Cho HS vẽ tranh đề tài sân trường........
-GV gợi ý thêm cho HS.
-Quan sát theo dõi giúp đỡ các em yếu.
HS hiểu đề tài giờ ra chơi ở sân trường.
-Thảo luận nhóm,quan sát tranh và trả lời:
+Nhảy dây,đá cầu,xem báo múa, hát....
+Cây,bồn hoa…với nhiều màu sắc khác nhau.
*Biết cách vẽ tranh
-Bắn bi, đá cầu, nhảy dây...
-H.dáng khác nhau của HS trong các h.động……
-Quan sát theo dõi.
+Vẽ hình chính trước sao cho rõ nội dung.
+Vẽ các hình phụ sau...
+ Vẽ màu:
-Xem tranh học tập.
-Thực hành vẽ tranh vào vở.
*HS khá ,giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài...
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- GV chọn và giới thiệu một số bài vẽ đã hoàn thành, gợi ý học sinh nhận xét về:
Bố cục, nội dung,hình vẽ có thể hiện được các h/động không, màu sắc của tranh.
-HS nhận xét –lớp bổ sung.
-GV tóm tắt và yêu cầu học sinh tự xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận riêng:
* Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau .
File đính kèm:
- tuan6183.doc