Giáo án Mĩ thuật 2 kì 1 - Trường tiểu học 1 thị trấn Phố Châu

Mĩ thuật

Bài 1: VẼ TRANG TRÍ

Vẽ đậm, vẽ nhạt

I. MỤC TIÊU.

- Học sinh biết nhận được 3 độ đậm nhạt chính.

- Tạo được những sắc độ trong bài vẽ, trang trí vẽ tranh.

II. CHUẨN BỊ:

- Sưu tầm tranh ảnh có độ đậm nhạt.

- Hình minh hoạ.

- Bộ đồ dùng dạy học.

- Bài vẽ của học sinh năm trước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

*Giới thiệu bài: Trong thiên nhiên màu sắc rất phong phú và đa dạng. Nêú chúng ta biết cách pha trộn, sắp xếp chúng lại vói nhau thì sẽ tạo nên những hoà sắc rất đẹp.

- Dùng mực viết pha với 3 cốc nước để tạo 3 độ đậm nhạt khác nhau: đậm, đậm vừa, nhạt. Gọi HS chỉ ra độ đậm nhạt của 3 cốc nước trên.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 2 kì 1 - Trường tiểu học 1 thị trấn Phố Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 ngày 30 tháng 8 năm 2007 Mĩ thuật Bài 1: vẽ trang trí Vẽ đậm, vẽ nhạt I. Mục tiêu. - Học sinh biết nhận được 3 độ đậm nhạt chính. - Tạo được những sắc độ trong bài vẽ, trang trí vẽ tranh. II. Chuẩn bị: - Sưu tầm tranh ảnh có độ đậm nhạt. - Hình minh hoạ. - Bộ đồ dùng dạy học. - Bài vẽ của học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy - học: *Giới thiệu bài: Trong thiên nhiên màu sắc rất phong phú và đa dạng. Nêú chúng ta biết cách pha trộn, sắp xếp chúng lại vói nhau thì sẽ tạo nên những hoà sắc rất đẹp. - Dùng mực viết pha với 3 cốc nước để tạo 3 độ đậm nhạt khác nhau: đậm, đậm vừa, nhạt. Gọi HS chỉ ra độ đậm nhạt của 3 cốc nước trên. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét. - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh để học sinh nhận biết 3 sắc độ. - Giáo viên tổng hợp: trong bài vẽ trang trí có nhiều độ đậm nhạt khác nhau. Nhưng có 3 độ đậm nhạt chính. - Yêu cầu học sinh chỉ vào các hình 1,2,3,4 ở vở tập vẽ. Hoạt động 2: Cách vẽ đậm ,vẽ nhạt. - Em dùng 3 màu (tự chọn) để vẽ vào hoa, lá, nhị - Mỗi bông vẽ độ đậm nhạt khác nhau theo thứ tự: đậm, đậm vừa, nhạt - Có thể dùng bút chì vẽ đậm nhạt như hình 2, 3, 4 vở tập vẽ. Vậy em có dự định chọn những màu nào vẽ vào hoa, lá, nhị... - Cách vẽ đậm nhạt như sau: .Vẽ đậm: đưa nét mạnh, nét đan dày. .Vẽ nhạt: đưa nét nhẹ tay, nét đan thưa hơn. Hoạt động 3: Thực hành: - Chọn màu (có thể chì đen, bút viết) - Cách vẽ đậm nhạt theo cảm nhận riêng. Trong thời gian này giáo viên đến từng bàn để gợi ý những hs còn lúng tùng Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - Học sinh tự nhận xét cho nhau. - Giáo viên tổng hợp bổ sung. - Nhắc nhở chuẩn bị bài sau. _____________________________________________________ Thứ ngày tháng 9 năm 2007 Mĩ thuật Bài 2: thường thức mỹ thuật Xem tranh thiếu nhi Tranh đôi bạn của Nguyễn Phương Thảo Mi I- Mục tiêu: - Học sinh làm quen với tranh thiếu nhi Việt Nam và tranh thiếu nhi Quốc tế. - Nhận biết vẽ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu. - Hiểu được tình cảm bạn bè. II- Chuẩn bị: - Tranh SGK - Bộ đồ dùng dạy học. - Sưu tầm tranh của thiếu nhi. II- Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giới thiệu tranh đôi bạn của Thảo Mi với học sinh. Hoạt động 2: Xem tranh. -Tranh đôi bạn của Thảo Mi vẽ bằng sáp màu và bút dạ - Trong tranh vẽ những gì ? - Hai bạn trong tranh đang làm gì ? - Em hãy gọi tên những màu mà bạn Thảo Mi đã sử dụng trong bức tranh Đôi bạn ? Nhân vật chính trong tranh là 2 bạn nhỏ đang ngồi đọc sách, cảnh vật xung quanh là cây cỏ, con bươm bướm, chú gà con đã làm cho bức tranh thêm sinh động, hấp dẫn hơn. Màu sắc trong tranh có đậm, có nhạt rõ ràng -Em có thích bức tranh này không vì sao? (gọi 2-3 em nói lên cảm nhận riêng của mình) Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá. Giáo viên nhận xét về tinh thần thái độ. Khen ngợi các em về tinh thần phát biểu. Dặn dò chuẩn bị bài sau. Thứ ngày tháng 9 năm 2007 Mĩ thuật Bài 3: vẽ theo mẫu Vẽ lá cây I- Mục tiêu: Học sinh nhận biết đặc điểm vẽ đẹp của lá cây. Biết cách vẽ lá cây. Vẽ được lá cây đơn giản và vẽ màu theo ý thích. II- Chuẩn bị: Tranh ảnh về lá cây. Hình minh hoạ. Bài vẽ học sinh năm trước. BĐDDH. III. Các hoạt động dạy - học: * Giới thiệu bài: Thiên nhiên rất đẹp và phong phú. Một trong những thứ tạo nên vẽ đẹp đó là cây cối, hoa, lá. Vậy em hãy kể tên một số loài hoa lá mà em biết (gọi 2- 3 HS kể) Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: -Cho học sinh quan sát hoa, lá cây để các em thấy vẽ đẹp hình dáng, màu sắc và đặc điểm riêng của từng loại hoa, lá cây. VD: - Lá Bưởi dài, thon, có thóp. - Lá bàng bầu bĩnh. - Lá hoa hồng thì có răng cưa... - Hoa cũng vậy: hoa sen có cánh to, cân đối.. - Học sinh kể tên một số lá cây mà mình biết. - Tả lại đặc điểm của lá cây. - Màu sắc của lá cây? Mỗi loại hoa, lá có hình dáng, đặc điểm, màu sắc khác nhau và có vẽ đẹp riêng của nó. Hoạt động 2: Cách vẽ lá cây: -Giáo viên vẽ các bước lên bảng cho học sinh quan sát. -Vẽ hình dáng chung trước -Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho giống thực hơn. -Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3: Thực hành: -Cho học sinh xem bài vẽ của anh chị khoá trước. -Em hãy vẽ hình hoa, lá vừa với phần giấy quy định ở vở tập vẽ. -Vẽ màu theo ý thích. -Nhắc nhở động viên,khích lệ Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - GV chọn chọ một số bài cho cả lớp quan sát, nhận xét theo ý riêng của mình về hình dáng (rõ đặc điểm), màu sắc (tươi tắn) - Dặn dò chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------------- Thứ ngày tháng 9 năm 2007 Mĩ thuật Bài 4: Vẽ tranh Đề tài vườn cây I/ Mục tiêu HS nhận biết một số loại cây trong vườn. Vẽ được tranh vườn cây và vẽ màu theo ý thích Yêu mến vườn cây, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng. II/ Chuẩn bị Ba tranh vẽ vườn cây khác nhau. Hình hướng dẫn cách vẽ ở bộ ĐDDH. Bài vẽ của học sinh năm trước. III/ Các hoạt động dạy học *Giới thiệu bài: Thiên nhiên rất phong phú và đẹp. Một trong những thứ tạo nên vẽ đẹp đó là cây cối. Hôm nay thầy trò chúng ta cùng quan sát và vẽ vườn cây nhé. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài Cho HS quan sát tranh vẽ về vườn cây và đặt câu hỏi: -Trong tranh có những cây gì ? -Em hãy kể tên những loại cây mà em biết ? (tên cây, hình dáng, đặc điểm...) Vườn cây có nhiều loại cây hoặc chỉ có một loại cây (dừa, na, vải, xoài, chuối...) -Cây có những phần nào ? (gọi 2-3 HS trả lời) Hoạt động 2: Cách vẽ tranh -Có thể vẽ tán lá trước hoặc vẽ thân cây trước. -Vẽ cây có các hình dáng khác nhau. -Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn cây thêm sinh động: hoa, quả, chim... -Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3: Thực hành -Cho học sinh xem bài vẽ của anh chị khoá trước -Em hãy vẽ vườn cây vào phần giấy quy định ở vở tập vẽ -Giáo viên bao quát lớp theo dõi giúp đỡ, gợi mở cho HS. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá -Chọn một số bài gợi ý các em nhận xét về cách vẽ hình, vẽ màu. Tìm ra bài vẽ mà mình thích nhất. -Giáo viên tổng hợp ý kiến. Khen ngợi động viên khích lệ HS. -------------------------------- Thứ ...... ngày ....... tháng ......... năm 200....... Mĩ thuật Bài 5: Tập nặn tạo dáng tự do Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật (vẽ con vật) I. Mục tiêu: Học sinh nhận biết đặc điểm ,hình dáng một số con vật. Biết cách nặn, vẽ ,xé dán con vật. II. Chuẩn bị : Sưu tầm tranh Bộ đồ dùng dạy học Bài học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát tranh, ảnh về các con vật rồi đặt câu hỏi: -Tranh vẽ con vật gì ? (hs trả lời theo cảm nhận riêng) Xung quanh chúng ta có rất nhiều vật nuôi gần gủi và đáng yêu. -Em thích con vật nào nhất ? -Con vật đó có hình dáng như thế nào ? có đặc điểm gì nỗi bật ?(voi tai to, 4 chân như cột đình ....) -Em hãy kể các phần chính của con vật ? Hoạt động 2: Cách vẽ Vẽ hình dáng con vật sao cho vừa với phần giấy quy định, lưu ý tạo dáng cho con vật sinh động. Có thể vẽ thêm hoa lá, cây cối, đồ vật cho tranh hấp dẫn, sinh động hơn, -Vẽ các phần chính trước: đầu, mình -Vẽ chi tiết các bộ phận -Vẽ màu tự do: tươi sáng, có đậm, có nhạt Hoạt động 2: Thực hành Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước. -Em vẽ con vật mà em thích vào trang bên vở tập vẽ -Giáo viên quan sát giúp đỡ những học sinh còn lúng túng Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: -HS nhận xét GV tổng hợp bổ sung. ---------------------------------------------------------------------- Thứ .... ngày .... tháng ..... năm 2006 Mĩ thuật Bài 6: Vẽ trang trí Màu sắc,cách vẽ màu vào hình có sẵn. I. Mục tiêu: HS sử dụng được 3 màu cơ bản đã học ở lớp 1. Biết cách pha trộn màu. Vẽ được màu vào hình có sẵn. II. Chuẩn bị: Tranh SGK. Các vật có 3 màu cơ bản. Bộ đồ dùng dạy. Bài vẽ của học sinh năm trước. III. Các hoạt đông dạy - học: *Giới thiệu bài: Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú, đa dạng. Mỗi loài hoa, quả, cây cối, con vật đều có vẽ đẹp khác nhau.... Hoạt động 1: Qua sát nhận xét: -ở lớp 1 các em đã được tìm hiểu về màu sắc. Vậy em nào hãy nhắc lại 3 màu cơ bản là những màu nào ? (đỏ, vàng, xanh lam) Từ 3 màu cơ bản đó chúng ta có thể pha được rất nhiều màu khác nhau: da cam, tím, xanh lá cây... -Mỗi em hãy tìm 3 màu cơ bản đó trong hộp màu của mình. -Cho học sinh quan sát hình minh hoạ để các em nhận ra: .Đỏ + Vàng = Da cam .Đỏ + Xanh lam = Tím .Xanh lam + Vàng = Xanh lá cây Hoạt động 2: Cách vẽ màu -Em hãy quan sát hình vẽ: nhận ra đâu là hình em bé, đâu là con gà trống, đâu là hoa cúc. -Em chọn màu phù hợp vẽ vào bức tranh (vẽ nét). -Vẽ màu tươi sáng, có đậm, có nhạt Hoạt động 3: Thực hành: -Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước -Em chọn màu vẽ vào bức tranh. Có thể tô cả màu nền Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá -HS nhận xét, GV tổng hợp bổ sung. -------------------------------------------------------------------------- Thứ.... ngày ..... tháng .... năm 2006 Mĩ thuật Bài 7: vẽ tranh Đề tài em đi học I. Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội dung đề tài em đi học. Biết sắp xếp hình ảnh để làm rõ nội dung tranh. Vẽ được tranh đề tài em đi học. II. Chuẩn bị : Sưu tầm một số tranh ảnh về đề tài trên. Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ. Bộ đồ dùng dạy học. Bài vẽ của học sinh năm trước III. Các hoạt động dạy - học: *Giới thiệu bài: -Trước khi vào học cả lớp chúng ta cùng hát bài tập thể. -Các em a, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Đến trường chúng ta không chỉ là để tiếp thu kiến thức mà còn được gặp bạn bè, thầy cô giáo, được vui chơi.... Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài -Giới thiệu tranh, kết hợp với những câu hỏi gợi mở để hs nhớ lại hình ảnh lúc đi học. -Hằng ngày em đi học cùng ai ? -Khi đi học em ăn mặc như thế nào ? và mang theo những gì ? (quần áo, mũ, cặp sách...) -Phong cảnh hai bên đường như thế nào ? -Màu sắc, cây cối, đồng ruộng, nhà cửa ra sao ? Hoạt động 2: Cách vẽ tranh -Chọn một hình ảnh cụ thể về đề tài em đi học -Cách sắp xếp hình vẽ trong tranh: hình ảnh chính là em đi học -Có thể vẽ1 hoặc nhiều bạn đến trường. -Vẽ thêm các hình ảnh phụ: cây cối, cột điện... -Vẽ xong hình chúng ta làm gì nữa để bức tranh hoàn chỉnh ? (vẽ màu) Hoạt động 3: Thực hành: -Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước. -GV quan sát gợi mở động viên khích lệ. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: HS nhận xét ,GV tổng hợp bổ sung: cách vẽ hình, vẽ màu. ------------------------------------------------------------------------ Thứ .... ngày ...... tháng ..... năm 2006 Mĩ thuật Bài 8: Thường thức mỹ thuật Xem tranh tiến đàn bầu ( Tranh sơn dầu của hoạ sỹ Sĩ Tốt ) I. Mục tiêu: HS làm quen với tranh của hoạ sỹ . Học tập cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh. II. Chuẩn bị: Tranh SGK Một số bức tranh về các đề tài khác nhau. Bộ ĐDDH III. Các hoạt động dạy - học: *Giới thiệu bài Hoạt động 1: Xem tranh: -Yêu cầu học sinh quan sát tranh ở vở tập vẽ. -Bức tranh trên có tên là gì ? do ai vẽ ? Hoạ sỹ Sĩ Tốt quê ở làng Cổ Đô huyện Bà Vì tỉnh Hà Tây. Ngoài bức tranh Tiếng đàn bầu ông còn có nhiều tác phẩm khác như: Em nào cũng được đi học, Bố ơi... -Tranh vẽ bao nhiêu người ? -Anh bộ đội và 2 em bé đang làm gì ? -Trong tranh hoạ sỹ đã sử dụng những màu nào ? *Bức tranh tiếng đàn bầu vẽ về đề tài bộ đội. Hình ảnh chính là anh bộ đội ngồi trên chiếc chõng tre đang say mê gãy đàn. Trước mặt anh là 2 em bé. Một em quỳ đầu gối, một em nằm chăm chú nghe nhịp tiếng đàn. Màu sắc ở bức tranh trong sáng, đậm nhạt rõ ràng -Em có thích bức tranh này không ? Bức tranh tiếng đàn bầu là một trong những bức tranh đẹp nói lên tình cảm thắm thiết giữa bộ đội và thiếu nhi. ở góc phải phía trên tranh còn có hình ảnh cô thôn nữ đang đứng bên cửa ra vào vừa hóng tóc vừa nghe tiếng đàn bầu. Ngoài ra ở trên tường còn có treo bức tranh dân gian gà mái đã làm cho tranh thêm chặt chẽ hợp lý hơn. -Em có thích bức tranh này không ? vì sao ? Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá: -GV nhận xét giờ học, động viên khen ngợi. ------------------------------------------------------------------------------ Thứ.... ngày....tháng ....năm 200.. Mĩ thuật Bài: 9 Vẽ Theo mẫu Vẽ cái mũ (nón) I/ Mục tiêu: HS hiểu được hình dáng, vẽ đẹp, lợi ích của các loại mũ nón. Biết cách vẽ cái mũ. Vẽ được cái mũ theo mẫu. II/ Chuẩn bị: Hai cái mũ làm mẫu vẽ. Tranh vẽ một số mũ. 3 bài vẽ của học sinh năm trước. III/ Các hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài: Mũ có rất nhiều loại và mục đích sử dụng khác nhau: mũ che nắng, che mưa, muc bảo hiểm, mũ thời trang...Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vẽ đẹp của nó qua bài vẽ cái mũ. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: Cho học sinh quan sát tranh, mũ thực đã chuẩn bị và đặt câu hỏi: Em hãy kể tên các loại mũ ? (ca lô, rơm, phớt, bảo hiểm...) Hình dáng các loại mũ giống nhau hay khác nhau ? Mũ thường có màu gì ? Sau khi HS kể tên, màu các loại mũ... giáo viên tổng hợp và nêu một số loại mũ nếu học sinh chưa kể hết. Hoạt động 2: Cách vẽ cái mũ (nón) Bày 3 cái mũ ơ 3 nhóm để học sinh chọn mẫu vẽ. Em quan sát tổng thể cái mũ phác hình bao quát cho vừa với phần giấy quy định. Vẽ hình cái mũ xong có thể trang trí cái mũ cho đẹp bằng màu sắc tự chọn. Hoạt động 3: Thực hành: Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước để học tập. Em vẽ cái mũ vào vở tập vẽ. Vẽ vừa với phần giấy quy định ở vở tập vẽ. Trang trí cái mũ và vẽ màu tự do. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: Gợi ý cho học sinh nhận xét về: Hình vẽ (giống, đẹp) Trang trí (màu sắc hài hoà, có nét đặc trưng). Chọn bài em thích nhất. -------------------------------------- Thứ.... ngày....tháng ....năm 200.. Mĩ thuật Bài 10: Vẽ tranh Đề tài chân dung I/ Mục tiêu: Học sinh tập quan sát, nhận xét đặc điểm khuôn mặt Làm quen với cách vẽ chân dung. Vẽ được bức tranh chân dung theo ý thích. II/ Chuẩn bị: Một số tranh ảnh chân dung khác nhau. 3 bài vẽ của học sinh khoá trước. III/ Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài: Tranh chân dung là tranh vẽ người, có thể vẽ cả người, nữa người...Hôm nay chúng ta cùng vẽ về người mà mình thích nhất. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh chân dung Cho học sinh xem các tranh đã chuẩn bị để các em nhận ra: -Tranh chân dung vẽ khuôn mặt người là chủ yếu. Có thể vẽ khuôn mặt hoặc vẽ nữa người (bán thân). -Tranh chân dung nhằm diễn tả đặc điểm của người được vẽ: khuôn mặt, mắt, mũi, miệng, tóc... Vẽ chân dung ngoài vẽ khuôn mặt còn có thể vẽ gì nữa ? Em hãy tả một người mà em yêu mến nhất ? (tuỳ học sinh kể, giáo viên bổ sung thêm). Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung: Cho học sinh xem một số bức tranh chân dung có cách bố cục khác nhau, đặc điểm khuôn mặt khác nhau để học sinh nhận biết: Vẽ khuôn mặt vừa với phần giấy quy định Vẽ cổ, vẽ vai Vẽ mắt, mũi, miệng, tóc, tai và các chi tiết. Vẽ màu: màu tóc, màu da, màu áo, màu nền. Hoạt động 3: Thực hành: Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước. Em hãy vẽ người nào mà em thích nhất vào phần giấy quy định ở bài 10 vở tập vẽ. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá Chọn một số bài hoàn thành, gợi ý cho học sinh nhận xét. Giáo viên bổ sung Nhận xét chung tiết học, động viên khích lệ học sinh. --------------------------- Thứ.... ngày....tháng ....năm 200.. Mĩ thuật Bài: 11 Vẽ trang trí Vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm và vẽ màu I/ Mục tiêu HS biết cách trang trí đường diềm đơn giản. Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm. Thấy được vẽ đẹp của đường diềm. II/ Chuẩn bị Một số đồ vật có trang trí đường diềm: giấy khen, cái quạt, cái khăn... Hình hướng dẫn cách trang trí đường diềm. Bài vẽ của học sinh năm trước. III/ Các hoạt động dạy học Giới thiệu bài: Cho học sinh xem các đồ vật có trang trí đường diềm và giảng giải: Đường diềm là để làm đẹp thêm một đồ vật nào đó. Đường diềm xung quanh tờ báo tường, tờ giấy khen... Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: Vẽ phác một số đường diềm lên bảng để HS nhận thấy: không những đường diềm có ở đồ vật mà còn có thể vẽ được đường diềm. Trong đường diềm các hoạ tiết giống nhau cố gắng vẽ bằng nhau và tô cùng màu. Ngoài những đường diềm em thấy ở đây, em còn thấy đường diềm ơ nơi nào nữa ? (cho học sinh kể) Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu - Cố gắng vẽ theo hoạ tiết mẫu. - Vẽ màu đều và cùng màu ở những hoạ tiết giống nhau hoặc xen kẽ giữa các hoạ tiết. - ở H.a hãy vẽ tiếp hình (vẽ theo nét chấm) - ở H.b hãy nhìn mẫu để vẽ tiếp hình hoa vào các ô còn lại. Cố gắng vẽ cánh hoa cho đều. - Khi đã vẽ xong hình chúng ta làm gì nữa ? ( vẽ màu) Vẽ màu nên vẽ khoảng 2 – 3 màu Hoạt động 3: Thực hành - GV cho học sinh xem bài vẽ của anh chị khoá trước. - GV theo dõi, gợi ý, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng khi vẽ hình, vẽ màu. - Động viên khích lệ những học sinh có bài vẽ đẹp về hình và màu. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - Chọn một số bài hoàn thành sớm cho cả lớp quan sát. Chọn ra bài mình thích nhất, bài vẽ cân đối hài hoà, màu gọn ít ra ngoài. - GV tổng hợp ý kiến, động viên khích lệ HS. Thứ ..... ngày ...... tháng ..... năm 2006 Mĩ Thuật Bài: 12 Vẽ theo mẫu Vẽ lá cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ - Vẽ được một lá cờ. - Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các loại cờ. II. Chuẩn bị: - Lá cờ Tổ quốc ( bằng vải ) làm mẫu vẽ - Hai bức ảnh chụp ngày hội có nhiều cờ. - Bài vẽ của học sinh năm trước. III. các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta vẽ lá cờ Tổ quốc hay còn gọi là lá cờ đỏ sao vàng hoặc cờ lễ hội mà em thích. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: Giới thiệu lá cờ để học sinh nhận biết - Cờ Tổ quốc có hình chữ nhật, nền đỏ ngôi sao vàng 5 cánh nằm chính giữa. - Cờ lễ hội có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau. ( cho học sinh quan sát ảnh chụp). Hoạt động 2: Cách vẽ lá cờ * Cờ Tổ quốc - Giáo viên vẽ minh hoạ lên bảng để học sinh nhận ra tỷ lệ lá cờ phù hợp - Vẽ lá cờ vừa với phần giấy quy định. - Vẽ ngôi sao ở giữa lá cờ ( cố gắng vẽ 5 cánh đều) - Vẽ màu * Cờ lễ hội - Vẽ hình bao quát, vẽ chi tiết và vẽ tua. Hoạt động 3: Thực hành - Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước: - Vẽ lá cờ Tổ quốc có kích thước phù hợp - Vẽ cờ lễ hội có kiểu dáng khác nhau. - Vẽ màu đều, tươi sáng Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - Cho học sinh chọn và tự sắp xếp những bài vẽ đẹp, hợp lý về hình, màu. - Giáo viên nhận xét, động viên khích lệ học sinh. __________________________________________________ Thứ 3 ngày ...... tháng ..... năm 2006 Mĩ Thuật Bài: 13 Vẽ tranh Đề tài vườn hoa hoặc công viên I. Mục tiêu - Học sinh thấy được vẽ đẹp và lợi ích của vườn hoa và công viên - Vẽ được một bức tranh đề tài vườn hoa hay công viên theo ý thích. - Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường. II. Chuẩn bị - Sưu tầm ảnh phong cảnh về vườn hoa hoặc công viên. - Sưu tầm tranh của hoạ sỹ và thiếu nhi về đề tài này. - Hình hướng dẫn minh hoạ cách vẽ tranh. Học sinh - Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về vườn hoa, công viên. - Trong tranh ảnh trên có những hình ảnh gì ? (cây, hoa…) - Màu sắc như thế nào ? (màu sắc rực rỡ ) Vẽ vườn hoa hoặc công viên cũng chính là vẽ tranh phong cảnh. ở trường chúng ta cũng có những vườn hoa, cây cảnh với nhiều hoa đẹp. - Em hãy kể một vài vườn hoa hoặc công viên mà em biết ? Hoạt động 2: Cách vẽ - Tranh vẽ vườn hoa, công viên thì vẽ hình ảnh gì là chính ? (hoa, cây cối... ) - Tranh vẽ vườn hoa, công viên có thể vẽ thêm người, chim thú hoặc cảnh vật khác cho tranh thêm sinh động. - Tìm các hình ảnh chính, hình ảnh phụ để vẽ. - Vẽ màu tươi sáng và vẽ kín mặt tranh. - Giáo viên vẽ lên bảng cho học sinh xem Hoạt động 3: Thực hành - Giáo viên nhắc nhở học sinh vẽ vừa với phần giấy. - Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số tranh. - Chọn bài mà em thích nhất. Dặn dò: - Sưu tầm tranh của thiếu nhi. ____________________________________________________ Thứ 3 ngày 19 tháng 12 năm 2006 Mĩ Thuật Bài: 14 Vẽ trang trí Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu. I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được cách sắp xếp ( bố cục) một số hoạ tiết đơn giản vào trong hình vuông. - Vẽ được hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích. - Bước đầu cảm nhận được cách sắp xếp hoạ tiết cân đối trong hình vuông. II. Chuẩn bị: - Một số đồ vật có trang trí hình vuông (gạch hoa, khăn tay) - Hình hướng dẫn ở BĐDDH - Ba bài vẽ của học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài: Cho học sinh xem bài trang trí hình vuông đã chuẩn bị và giảng giải: hình vuông có rất nhiều trong cuộc sống và rất nhiều đồ vật được trang trí bằng hình vuông. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Các hoạ tiết trang trí hình vuông thường là hoa, lá, con vật. - Cách sắp xếp hình vuông thường là mảng chính ở giữa, mảng phụ ở các góc và xung quanh. - Hoạ tiết giống nhau thì chúng ta vẽ như thế nào ? (vẽ bằng nhau và cùng một màu) Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông. - Em hãy quan sát hình vuông ở bài 14 vở tập vẽ 2. - Hoạ tiết ở giữa vẽ hình gì ? các góc vẽ hình gì ? - Em cần quan sát kỹ, chọn màu tô cho phù hợp. - Vẽ màu gọn, không nhem ra ngoài. - Giữa màu nền và màu hoạ tiết cần khác nhau về độ đậm nhạt. Hoạt động 3: Thực hành - Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước - Em hãy vẽ tiếp vào cánh hoa ở giữa hình vuông theo các nét chấm sẵn. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - Giáo viên cùng học sinh chọn bài, hướng dẫn các em nhận xét đánh giá. - Chọn bài mà em thích nhất. _____________________________________________________ Thứ 3 ngày 19 tháng 12 năm 2006 Mĩ Thuật Bài: 15 Vẽ theo mẫu Vẽ cái cốc (cái ly) I. Mục tiêu: - Học sinh biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng các loại cốc - Biết cách vẽ và vẽ được cái cốc. II. Chuẩn bị - Hai cái cốc thực có hình dáng, kích thước khác nhau. - Ba bài vẽ của học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài: Một trong những đồ vật dùng để uống nước là cái cốc. Cái cốc có rất nhiều loại khác nhau về kích thước, màu sắc cách trang trí cũng như vẽ đẹp của chúng. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Giới thiệu mẫu để học sinh quan sát và đặt câu hỏi - Những cái cốc này có đặc điểm gì khác nhau ? (về hình dáng, màu sắc, cách trang trí, chất liệu...). - Vẽ hình minh hoạ lên bảng và giảng giải: Hình vẽ cái cốc được tạo bởi nét thẳng và nét cong. Hoạt động 2: Cách vẽ cái cốc - Giáo viên bày mẫu để cho học sinh dễ quan sát - Em vẽ cái cốc vừa với phần giấy ở vở tập vẽ. - Cái cốc em vẽ miệng so với đáy như thế nào ? * Các bước tiến hành vẽ: + Vẽ phác khung hình chung + Đánh dấu các vị trí chính của cái cốc + Nối các vị trí đó lại bằng các nét thẳng + Hoàn chỉnh hình + Đánh bóng. Hoạt động 3: Thực hành - Giáo viên cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước. - GV bao quát lớp, hướng dẫn học sinh làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. - Giáo viên chọn một số bài hoàn thành sớm cho cả lớp nhận xét ________________________________________________ Thứ 3 ngày 26 tháng 12 năm 2006 Mĩ Thuật Bài: 16 Tập nặn tạo dáng tự do Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật I. Mục tiêu: - HS biết cách nặn, cách vẽ, cách xé dán con vật. - Vẽ được con vật theo cảm nhận của mình. - Thêm yêu quý các con vật có ích. II. Chuẩn bị: - Bốn bức tranh, ảnh các con vật. - Ba bài của học sinh năm trước. III. Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài: Xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật đáng yêu và rất gần gủi. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vẽ đẹp của nó qua bài vẽ con vật. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, ảnh về con vật - Em hãy gọi tên các con vật trên ? - Con vật gồm những bộ phận nào ? - Sự khác nhau của các con vật trên ? - Em thích con vật nào nhất ? - Ngoài những con vật trên, em còn biết con vật nào nữa không ? Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ - Vẽ hình vừa với phần giấy vở tập vẽ. - Vẽ các bộ phận chính trước, các chi tiết sau. Cố gắng tạo dáng các con vật cho sinh động. - Có thể vẽ thêm các hình ảnh như cây cối, đò vật...cho tranh sinh động, chặt chẽ hơn. - Vẽ màu theo ý thích. - Theo em, thì dự định sẽ vẽ con vật gì ? Con vật đó có đặc điểm gì nỗi bật ? Hoạt động 3: Thực hành - Giáo viên cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước. - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài. - Chọn bài mà em thích nhất. _______________________________________________ Thứ 4 ngày 2 tháng 1 năm 2007 Mĩ Thuật Bài 17 : Thường thức mĩ thuật Xem tranh dân gian Phú quý, Gà mái (Tranh dân gian Đông Hồ). I. Mục tiêu: - Học sinh tập nhận xét về màu sắc và hình ảnh trong tranh dân gian. - Yêu thích tranh dân gian. II. Chuẩn bị: - Tập tranh dân gian (có tranh Phú quý, Gà mái). III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Giới thiệu bài và tranh dân gian. - Cho học sinh xem tranh dân gian đã chuẩn bị và gợi ý để học sinh nhận biết: + Tên tranh là gì ? + Trong tranh có những hình ảnh nào ? + Màu nào là

File đính kèm:

  • docGiao an 2.doc