Phần I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY MĨ THUẬT Ở LỚP 1
I.MỤC TIÊU
1. Cung cấp cho học sinh (HS) những kiến thức ban đầu về mĩ thuật và hình thành các kỹ năng cần thiết để HS hoàn thành được các bài tập theo chương trình.
2. Giáo dục thẩm mĩ cho HS, giúp các em cảm nhận và vận dụng những kiến thức về mĩ thuật vào hằng ngày.
Mĩ thuật là môn chính thức trong chương trình giáo dục tiểu học. Môn học này tạo điều kiện cho HS tiếp xúc, làm quen với cái đẹp của thiên nhiên và các tác phẩm mĩ thuật, đồng thời giúp HS tập tạo ra cái đẹp và áp dụng vào cuộc sống, góp phần xây dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội.
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 2 - Trường Tiểu học Thiệu Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I:
Những vấn đề chung về dạy mĩ thuật ở lớp 1
I.Mục tiêu
1. Cung cấp cho học sinh (HS) những kiến thức ban đầu về mĩ thuật và hình thành các kỹ năng cần thiết để HS hoàn thành được các bài tập theo chương trình.
2. Giáo dục thẩm mĩ cho HS, giúp các em cảm nhận và vận dụng những kiến thức về mĩ thuật vào hằng ngày.
Mĩ thuật là môn chính thức trong chương trình giáo dục tiểu học. Môn học này tạo điều kiện cho HS tiếp xúc, làm quen với cái đẹp của thiên nhiên và các tác phẩm mĩ thuật, đồng thời giúp HS tập tạo ra cái đẹp và áp dụng vào cuộc sống, góp phần xây dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội.
II. Nội dung
1. Vẽ theo mẫu
a. Yêu cầu
Nhìn mẫu thuật để vẽ - mô phỏng lại theo cách nhìn, cách nghĩ của người vễ; không dùng thước dọc và compa để vẽ các nét đường thẳng và đường cong.
b. Nội dung
- Làm quen với nét và hình đơn giản, phân biệt kích thước: dài, ngắn; cao, thấp; to, nhỏ.
- Vẽ hình bằng nét, phỏng theo mẫu.
2. Vẽ trang trí
a. Yêu cầu
Hướng dẫn cho HS vẽ tiếp hình và màu vào những bài trang trí trong bài tập. Vẽ tự do và vẽ màu thro ý thích.
b. Nội dung
- Nhận biết và gọi tên một số màu quen dùng.
- Tập vẽ hình, vẽ màu vào đường diềm và hình vuông.
3. Vẽ tranh
a. Yêu cầu
Hướng dẫn cho HS vẽ tranh về các đề tài gần gũi, quen thuộc theo cảm nhận riêng của mỗi em.
b. Nội dung
- Tập nhận xét về đề tài.
- Vẽ tranh về đề tài quen thuộc (vẽ màu tuỳ ý).
4. Tập nặn tạo dáng tự do
a. Yêu cầu
Hướng dẫn cho HS làm quen với hình khối đơn giản và nặn theo ý thích.
b. Nội dung
- Tập nhận xét về hình khối.
- Tập nặn các hình khối đơn giản.
5. Thường thức mĩ thuật
a. Yêu cầu
Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.
b. Nội dung
- Tập nhận xét theo gợi ý của giáo viên (GV) về đề tài, hình ảnh và màu sắc của tranh.
- Xem tranh của thiếu nhi..
Thời lượng:
- Mỗi tuần 1 tiết. Năm học có 35 tiết (trong đó có 1 tiết tổng kết).
- Phân phối các loại bài học:
* Vẽ theo mẫu : 8 tiết
* Vẽ trang trí : 9 tiết
* Vẽ tranh : 9 tiết
* Tập nặn tạo dáng tự do hoặc xé dán: 4 tiết
* Thường thức mĩ thuật : 4 tiết
* Tổng kết : 1 tiết
Tổng số : 35 tiết/ năm
III. Phương pháp giảng dạy
1. Phương pháp dạy - học mĩ thuật
Dạy - học mĩ thuật lớp 1 cần vận dụng phương pháp dạy học chung ở tiểu học, đồng thời chú ý đến tính đặc thù của môn học, cụ thể là:
- Phát huy cá tính sáng tạo của HS, gây hứng thú học tập cho các em.
- Gợi ý để các em tự quan sát, tìm tòi, không áp đặt.
- Coi trọng tự sáng tạo, động viên khích lệ để HS có các bài vẽ khác nhau, không chép theo khuôn mẫu.
2. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Để dạy - học mĩ thuật có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý:
- Nghiên cứu mục tiêu của bài dạy
- Chuẩn bị tốt đồ dùng - học
- Tiến trình bài dạy tuy có những quy định chung, song không nhất thiết áp dụng một cách máy móc. Tuỳ theo từng loại bài, từng phân môn mà có cách dạy thích hợp.
Với môn Mĩ thuật, việc kiểm tra bài cũ thường được thay thế bằng kiểm tra đồ dùng học tập. Môn mĩ thuật lấy hoạt động thực hành của HS là chính.
Vì thế việc cung cấp kiến thức bằng lý thuyết không cho phép quá dài (mỗi tiết chỉ khoảng 7- 10 phút). Bài dạy mĩ thuật ở lớp 1 thường được tiến hành như sau:
a. Giới thiệu bài học
Phần này được xem như phần mở bài nhằm lôi cuốn HS vào bài học. GV có thể dùng tranh, ảnh hay vật thực để giới thiệu.
GV cần đặt câu hỏi, hướng dẫn, gợi ý để HS biết quan sát, nhận xét tranh, ảnh, màu vẽ... và nhận ra vẻ đẹp của đối tượng thông qua:
- Hình dáng chung, kích thước, màu sắc (với các bài vẽ theo mẫu).
- Hình vẽ, màu sắc, cách sắp xếp (với các bài vẽ trang trí, vẽ tranh và thường thức mĩ thuật).
b. Hướng dẫn HS cách vẽ, cách nặn hoặc cách xem tranh
Khi HS đã nhận biết được đối tượng, cần hướng dẫn HS cách vẽ, nặn và xem tranh. Vi dụ về cách vẽ:
- Sắp xếp hình vừa với trang giấy (bố cục).
- Vẽ hình chính trước, hình phụ sau.
- Chọn và vẽ màu theo ý thích.
c. Thực hành: Hướng dẫn HS làm bài
- HS: HS tự làm bài là chính, cụ thể là:
+ Nhìn mẫu và vẽ theo cảm nhận riêng (vẽ theo mẫu).
+ Nhớ lại và vẽ theo ý mình (vẽ trang trí, vẽ tranh). HS được vẽ hình, vẽ màu tuỳ ý, có thể không theo mẫu đã hướng dẫn, trừ các bài vẽ tiếp trong trang trí.
+ Tự sửa chữa bài theo gợi ý của GV.
+ Phát biểu ý kiến theo gợi ý của GV...
- GV: GV quan sát lớp và giúp đỡ, động viên HS làm bài, cụ thể là:
- Khi thấy bài của HS có những chỗ cần sửa, GV gợi ý cho HS quan sát mẫu hoặc nhớ lại để các em tự suy nghĩ tìm ra cách điều chỉnh theo khả năng cảm nhận của mình; không nên làm thay HS.
- Khi thấy những bài vẽ có triển vọng tốt, nên động viên, khích lệ HS tìm tòi sáng tạo để bài vẽ phong phú, sinh động hơn.
d. Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập là để HS nhận thấy những gì đạt được và những gì còn hạn chế nhằm rút kinh nghiệm cho bài học sau. Do vậy, ở phần này, cần tổ chức và gợi ý để HS có được nhận xét riêng của mình. Trên cơ sở đó, GV tóm tắt, bổ sung.
- Hiện nay, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Mĩ thuật ở tiểu học không theo thang bậc điểm số từ “0” đến “10”, mà đánh bằng hai mức độ: hoàn thành và chưa hoàn thành.
+ Hoàn thành: Đạt yêu cầu tối thiểu đã đề ra (lấy ví dụ về yêu cầu tối thiểu của một vài bài học).
+ Chưa hoàn thành: Chưa đạt yêu cầu đề ra của bài học. Đối với những trường hợp này, nên gợi ý, động viên, để học si nh làm bài.
Đây là xu thế chung của thế giới đối với việc đánh giá kết quả học tập các môn học có tính nghệ thuật như: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thủ công ở tiểu học, vì đánh giá ở đây là nhằm mục đích động viên, khích lệ HS tự giác, tích cực tham gia vào hoạt động sáng tạo là chủ yếu.
IV. Dặn dò
Dặn dò HS nhằm cũng cố bài vừa học hoặc chuẩn bị cho bài sau. Hoạt động dạy- học phù hợp, không nhất thiết bài nào cũng có 5 bước.
Thời gian cho 1 tiết học 35 phút và không quy định cho các bước một cách ứng nhắc. Thường dành nhiều thời gian cho thực hành (khoảng 20 - 25 phút).
Chú ý:
* Đối với loại bài “Tập nặn tạo dáng tự do”
Hiện tại chưa thể hiện tập nặn ở tất cả các trường tiểu học. Tuỳ chọn cảnh thực tế, bài học này có thể tiến hành theo các phương thức sau:
- Nặn hoặc vẽ hay xé, dán (đối với trường học một buổi/ ngày). Nếu là nặn ở lớp, thì sẽ vẽ hoặc xé dán vào phần giấy quy định trong Vở Tập Vẽ1, đó là bài tập về nhà, không nên bỏ giấy trống giấy.
- Vẽ vào buổi sáng, nặn hoặc xé vào buổi chiều và ngược lại (đối với trường học 2 buổi/ ngày).
* Đối với loại bài “Vẽ theo mẫu”,Tập năn....”.
Có thể tìm mẫu vẽ ở địa phương - những mẫu quen thuộc, gần gũi với HS
(Không khó hơn mẫu quy định- có kiến thức tương đương) như qủa cây (trái cây), các con vật nuôi... Chú ý chọn mẫu có hình dáng, màu sắc đẹp. Có thể cho HS vẽ các quả cây, vật nuôi khác nhau, không nhất thiết cả lớp vẽ một quae hay một con vật. Sau khi vẽ xong, HS có thể vẽ màu theo ý thích.
* Đối với loại bài “Thường thức mĩ thuật”.
Trong khi chưa có tranh cỡ to để minh hoạ, GV cần sưu tầm thêm tranh cùng đề tài cho HS xem. Có thể động viên HS tìm, góp tranh, ảnh... làm đồ dùng dạy- học mĩ thuật.
* Chuẩn bị trưng bày kết quả học tập
Trong quá trình giảng dạy, GV cần chú ý giữ lại các bài vẽ đẹp để chuẩn bị trưng bày kết quả học tập vào dịp cuối năm học.
Giáo án mỹ thuật
Tên trường : Tiểu học Thiệu Dương
Lớp : 2
Tên bài dạy : Phần II: Hướng dẫn cụ thể
Bài 1 : Xem tranh thiếu nhi vui chơi
Bài trước :
Bài sau : Vẽ nét thẳng
Ngày dạy : ....../....../2006
Người thực hiện : Đàm Thuỷ - GVMT
I. Mục tiêu
Giúp HS:
1. Làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ thiếu nhi.
2. Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.
II. Đồ dùng dạy - học
Giáo viên
Học sinh
Một tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại...).
Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi
- GV giới thiệu tranh để HS quan sát: Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở nơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng, người vẽ có thể chọn một trong rất nhiều các hoạt động vui chơi mà mình thích để vẽ thành tranh.
Ví dụ:
+ Cảnh vui chơi ở sân trường với rất nhiều hoạt động khác nhau nhảy dây, múa hát, kéo co, chơi bi...
+ Cảnh vui chơi ngày hè cũng có nhiều hoạt động khác nhau: thả diều, tắm biển, tham quan du lịch,v.v...
- GV nhấn mạnh: Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn đã say mê đề tài và vẽ được những trang đẹp. Chúng ta cùng xem tranh của các bạn.
2. Hướng dẫn HS xem tranh (HS xem tranh và trả lời các câu hỏi của GV )
- GV treo các tranh mẫu có chủ đề vui chơi (đã chuẩn bị) hoặc hướng dẫn HS quan sát tranh trong Vở Tập vẽ 1 và đặt các câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS tiếp cận với nội dung các bức tranh. Các câu hỏi có thể là:
+ Bức tranh vẽ những gì?
+ Em thích bước tranh nào nhất?
+ Vì sao em thích bức tranh đó?
- GV dành thời gia từ 2 đến 3 phút để HS quan sát các bước tranh trước khi trả lời các câu hỏi trên.
- GV tiếp tục đặt các câu hỏi khác để HS tìm hiểu thêm bức tranh:
+ Trên tranh có những hình ảnh nào? (nêu các hình ảnh và mô tả các hình dáng, động tác)
+ Hình ảnh nào là chính? (thể hiện rõ nội dung bức tranh); hình ảnh nào là phụ? (hỗ trợ làm rõ nội dung chính)
+ Em có thể cho biết các hình ảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu? (địa điểm).
+ Trong tranh có những màu nào? Màu nào được vẽ nhiều hơn?
+ Em thích nhất màu nào trên bước tranh của bạn?
- GV lần lượt yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trên cho tường bước tranh.
- Khi HS trả lời đúng, GV khen ngợi để động viên, khích lệ các em. Nếu HS trả lời đúng, GV sửa chữa, bổ sung thêm.
3. Tóm tắt kết luận
Khi HS trả lời xong các câu hỏi, GV hệ thống lại nội dung và nhấn mạnh: Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra những nhận xét riêng của mình về bước tranh.
4. Nhận xét, đánh giá:
Nhận xét chung cả tiết học về nội dung bài học, về ý thức học tập của các em.
5. Dặn dò HS
- Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.
- Chuẩn bị cho bài học sau.
Giáo án mỹ thuật
Tên trường : Tiểu học Thiệu Dương
Lớp : 2
Tên bài dạy : Bài 2: Vẽ nét thẳng
Bài trước : Bài 1: Xem tranh thiếu nhi vui chơi
Bài sau : Bài 3: Màu và vẽ màu vào hình đơn giản
Ngày dạy : ....../....../2006
Người thực hiện : Đàm Thuỷ - GVMT
I. Mục tiêu
Giúp HS:
1. Nhận biết được các loại nét thẳng.
2. Biết cách vẽ nét thẳng.
3. Biết vẽ phối hợp các nét thẳng, để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy- học
Giáo viên
Học sinh
- Một số hình (hình vẽ, ảnh) có các nét thẳng.
- Vở Tập vẽ 1.
- Một bài vẽ minh hoạ.
- Bút chì đen, chì màu hoặc bút dạ, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu nét thẳng
- GV yêu cầu HS xem hình vẽ trong Vở Tập 1 để các em biết thế nào là nét vẽ và tên của chúng:
+ Nét thẳng “ngang” (nằm ngang).
+ Nét thẳng “nghiêng”(xiên).
+ Nét thẳng “đứng”.
+ Nét “gấp khúc” (nét gãy).
- GV có thể chỉ vào cạnh bàn, bảng...để HS thấy rõ hơn về các nét “thẳng ngang”,”thẳng đứng”, đồng thời vẽ lên bảng các nét thẳng ngang, thẳng đứng tạo thành cái bảng...
- GV cho HS tìm thêm ví dụ về nét thẳng (ở quyển vở, cửa sổ...)
2. Hướng dẫn cho HS cách vẽ nét thẳng
- GV vẽ các nét lên bảng để HS quan sát và suy nghĩ theo câu hỏi: Vẽ nét thẳng như thế nào?
+ Nét thẳng “ngang” : nên vẽ từ trái sang phải.
+ Nét thẳng “nghiêng”: nên vẽ từ trên xuống dưới.
+ Nét gấp khúc: có thể vẽ liền nét, từ trên xuống hoặ từ dưới lên.
- GV yêu cầu HS xem hình ở Vở Tạp vẽ 1 để các em rõ hơn cách vẽ nét thẳng (vẽ theo chiều mũi tên).
- GV vẽ lên bảng và đặt câu hỏi để HS suy nghĩ: Đây là hình gì?
+ Hình a
* Vẽ núi: nét gấp khúc.
* Vẽ nước: nét ngang.
+ Hình b
* Vẽ cây: nét thẳng đứng, nét nghiêng.
* Vẽ nước: nét ngang.
- GV tóm tắt: Dùng nét thẳng đứng, ngang, nghiêng có thể là:
+ Tìm hình cần vẽ.
+ Cách vẽ nét.
+ Vẽ thêm hình.
+ Vẽ màu vào hình...
+ Động viên, kích lệ HS làm bài.
4. Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, động viên chung.
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ.
IV. Dặn dò
Chuẩn bị cho bài học sau.
Giáo án mỹ thuật
Tên trường : Tiểu học Thiệu Dương
Lớp : 2
Tên bài dạy : Bài 3
Màu và vẽ màu vào hình đơn giản
Bài trước : Bài 2: Vẽ nét thẳng
Bài sau : Bài 4: Vẽ hình tam giác
Ngày dạy : ....../....../2006
Người thực hiện : Đàm Thuỷ - GVMT
I. Mục tiêu
Giúp HS :
1. Nhận biết 3 màu: đỏ, vàng, lam.
2. Biết vẽ màu vào hình đoưn giản. Vẽ được màu kính hình, không (hoặc ít) ra ngoài hình vẽ.
II. Đồ dùng dạy- học
Giáo viên
Học sinh
- Một số ảnh hoặc tranh có màu đỏ, vàng, lam.
- Một số đồ vật có màu đỏ, vàng, lam như hộp sáp màu, quần áo, hoa quả v.v...
- Bài vẽ của HS các năm trước.
- Vở Tập vẽ 1.
- Màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu màu sắc: 3 màu đỏ, vàng, lam
- GV cho HS quan sát hình 1, Bài 3, Vở Tập vẽ 1 (3 màu cơ bản) và đặt câu hỏi:
+ Hãy kể tên các màu ở hình 1. (Đây là phần chủ yếu giúp HS gọi được tên của màu). Nếu HS gọi tên màu sai, GV sửa ngay để các em nhận được 3 màu: đỏ, vàng, lam.
+ Kể tên các đồ có màu đỏ, vàng, lam. HS có thể kể:
* Mũ màu đỏ, màu vàng, màu lam...
* Quả bóng màu đỏ, màu vàng, màu lam...
* Màu đỏ ở hộp sáng, hộp chì...
* Màu xanh ở cỏ cây, hoa trái...
* Màu vàng ở giấy thủ công...
- GV kết luận:
+ Mọi vật xung quanh chúng ta đều có màu sắc.
+ Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn.
+ Màu đỏ, vàng, lam là 3 màu chính.
2. Thực hành
Vẽ màu vào hình đơn giản (H2, H3, H4, bài 3, Vở Tập vẽ 1).
- GV đặt các câu hỏi để HS nhận ra các hình ở hình , hình 3, hình 4 và gợi ý về màu của chúng:
+ Lá cờ tổ quốc (nền cờ có màu đỏ, ngôi sao màu vàng). Yêu cầu HS vẽ đúng lá cờ.
+ Hình quả và dãy núi. Yêu cầu HS vẽ màu theo ý thích:
* Quả xanh hoặc quả chín.
* Dãy núi có thể màu tím, màu xanh lá cây, màu lam...
- GV hướng dẫn HS cách cầm bút và cách vẽ màu:
+ Cầm bút thoải mái để vẽ màu dễ dàng.
+ Nên vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau.
- GV theo dõi giúp HS :
+ Tìm màu theo ý thích.
+ Vẽ màu ít ra ngoài hình vẽ.
3. Nhận xét, đánh giá
- GV cho HS xem một số bài và hướng dẫn các em nhận xét.
+ Bài nào đẹp?
+ Bài nào chưa đẹp. Ví dụ?
- GV yêu cầu HS tìm bài vẽ nào đẹp mà mình thích.
IV. Dặn dò HS
- Quan sát mọi vật và gọi tên màu của chúng (lá cây, hoa, quả...).
- Quan sát tranh của bạn Quỳnh Trang, xem bạn đã dùng những màu nào để vẽ.
Giáo án mỹ thuật
Tên trường : Tiểu học Thiệu Dương
Lớp : 2
Tên bài dạy : Bài 4
Vẽ hình tam giác
Bài trước : Bài 3: Màu và vẽ màu vào hình đơn giản
Bài sau : Bài 5: Vẽ hình tam giác
Ngày dạy : ....../....../2006
Người thực hiện : Đàm Thuỷ - GVMT
I. Mục tiêu
Giúp HS :
1. Nhận biết được hình tam giác.
2. Biết cách vẽ hình tam giác.
3. Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy- học
Giáo viên
Học sinh
- Một số hình vẽ có dạng hình tam giác (H.1,2,3...Bài 4, Vở Tập vẽ 1).
- Vở Tập vẽ 1.
- Cái êke, cái khăn quàng...
- Bút chì đen, màu, sáp màu...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu hình tam giác (H.1, Bài 4, Vở Tập vẽ 1)
- GV yêu cầu HS xem hình vẽ ở Bài 4, Vở Tập vẽ 1, và đồ dùng dạy học, đồng thời đặ câu hỏi để các em nhận ra:
+ Hình vẽ cái nón.
+ Hình vẽ cái êke.
+ Hình vẽ mái nhà.
- GV chỉ vào các hình minh hoạ ở hình 3, hoặc vẽ lên bảng và yêu cầu HS gọi tên của các hình đó.
+ Cánh buồm;
+ Dãy núi;
+ Con cá..
- GV tóm tắt: Có thể vẽ nhiều hình (vật, đồ vật) từ hình tam giác.
2. Hướng dẫn HS cách vẽ hình tam giác
- GV đặt câu hỏi: Vẽ hình tam giác như thế nào? Đồng thời GV vẽ lên bảng cho HS quan sát cách vẽ:
+ Vẽ từng nét.
+ Vẽ nét từ trên xuống.
+ Vẽ nét từ trái sang phải ( vẽ theo chiều mũi tên).
- GV vẽ lên bảng một sồ hình tam giác khác nhau cho HS quan sát.
3. Thực hành
- GV hướng dẫn HS tìm ra cách vẽ cánh buồm, dãy núi nước ... vào phần giấy bên phải ( Bài 4, Vở Tập vẽ 1). Có thể vẽ hai, ba cái thuyền buồm to nhỏ khác nhau.
- GV hướng dẫn HS khá, giỏi:
+ Vẽ thêm hình: mây cá...
+ Vẽ màu theo ý thích, có thể là:
* Mỗi cánh buồm một màu.
* Tất cả các cách buồm là một màu.
* Màu buồm của mỗi thuyền khác nhau.
* Vẽ màu mặt trời, mây.
- GV hướng dẫn HS vẽ màu trời và nước.
4. Nhận xét, đánh giá
- GV cho HS xem một số bài vẽ và nhận xét xem bài nào đẹp.
- GV động viên, khen ngợi một số HS có bài vẽ đẹp.
IV. Dặn Dò HS
Quan sát quả cây, hoa, lá.
Giáo án mỹ thuật
Tên trường : Tiểu học Thiệu Dương
Lớp : 2
Tên bài dạy : Bài 5
Vẽ nét cong
Bài trước : Bài 4: Vẽ hình tam giác
Bài sau : Bài 6: Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn
Ngày dạy : ....../....../2006
Người thực hiện : Đàm Thuỷ - GVMT
I. Mục tiêu
Giúp HS :
1. Nhận biết nét cong.
2. Biết cách vẽ nét cong.
3. Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy- học
Giáo viên
Học sinh
- Một số đồ vật có dạng hình tròn
- Vở tập vẽ 1.
- Một vài hình vẽ hay ảnh có hình là nét cong (cây, dòng sông, con vật...)
- Bút chì đen, bút dạ, sáp màu....
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu các nét cong
- GV vẽ lên bảng một số nét cong, nét lượn sóng, nét cong khép kín.... và đặt câu hỏi để HS trả lời (nhận xét về các loại nét)
- GV vẽ lên bảng: Quả, lá cây, sóng nước, dãy núi...
- GV gợi ý để HS thấy các hình vẽ trên được tạo ra từ nét cong.
2. Hướng dẫn HS cách vẽ nét cong
- GV vẽ lên bảng để HS nhận ra:
+ Cách vẽ nét cong
+ Các hình hoa, quả được vẽ từ nét cong
3. Thực hành
- Gợi ý HS làm bài tập:
+ Vẽ vào phần giấy ở Vở tập vẽ 1 những gì HS thích nhất, như:
* Vườn hoa
* Vườn cây ăn quả
* Thuyền và biển
* Núi và biển
- HS làm bài tự do. Bài vẽ có thể chỉ là một vài hình: cây, hoa hoặc quả...
- GV giúp HS làm bài, cụ thể:
+ Gợi ý để HS tìm hình định vẽ
+ Yêu cầu HS vẽ hình to vừa với phần giấy ở Vở tập vẽ 1
+ Vẽ thêm những hình khác có liên quan
+ Vẽ màu theo ý thích.
4. Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ đạt yêu cầu về hình vẽ, màu sắc.
IV. Dặn dò HS
Quan sát hình dáng và màu sắc của cây, hoa, quả.
Giáo án Nghệ thuật
Tên trường : Tiểu học Thiệu Dương
Lớp : 2
Tên bài dạy : Bài 6: Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn
Bài trước : Bài 5: Vẽ nét cong
Bài sau : Bài 8: Vẽ màu vào hình quả (trái) cây
Ngày dạy : ...../....../2006
Người thực hiện : Đàm Thuỷ - GVNT
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
1. Nhận biết đặc điểm, hình dáng và màu sắc một số quả dạng tròn (cam, bưởi, hồng, táo...)
2. Vẽ hoặc nặn được một vài quả dạng tròn.
II. Đồ dùng dạy - học
Giáo viên
Học sinh
- Một số ảnh, tranh vẽ về các loại quả dạng tròn
- Vở Tập vẽ 1.
- Một vài loại quả dạng tròn khác nhau để HS quan sát.
- Màu vẽ hoặc đất màu, đất sét.
- Một số bài vẽ hoặc nặn của HS về quả dạng tròn.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu đặc điểm các loại quả dạng tròn
- GV cho HS quan sát, nhận xét các loại quả dạng tròn qua ảnh, tranh vẽ và mẫu thực.
- GV đặt câu hỏi để HS nhận xét về hình dáng, màu sắc của các loại quả dạng tròn. Ví dụ:
+ Quả táo tây hình dáng gần tròn; có loại màu xanh, màu vàng, màu đỏ hay tím đỏ.
+ Quả bưởi hình dáng nhìn chung là tròn; màu chủ yếu là xanh hoặc vàng.
+ Quả cam tròn hoặc hơi tròn; màu da cam, vàng hay xanh đậm...
2. Hướng dẫn HS cách vẽ, cách nặn
- GV vẽ một số hình quả đơn giản minh hoạ trên bảng, hoặc lấy đất màu hay đất sét nặn một quả dạng tròn nào đó để cả lớp quan sát cách vẽ, cách nặn, theo các bước như sau:
+ Vẽ hình quả trước, vẽ chi tiết và vẽ màu sau. Chú ý bố cục (hình vẽ vừa với phần giấy ở Vở Tập vẽ 1)
+ Nặn đất theo hình dáng quả; tạo dáng tiếp làm rõ đặc điểm của quả, sau đó tìm các chi tiết còn lại như: núm, cuống, ngấn múi...
3. Thhực hành
- Tuỳ điều kiện thực tế, GV nên chọn cách làm bài tập với các hình thức khác nhau:
+ Vẽ hình quả tròn vào phần giấy trong Vở Tập vẽ 1: Có thể vẽ 1 hoặc 2 loại quả dạng tròn khác nhau và vẽ màu theo ý thích (quả to, quả nhỏ có thể che khuất nhau hoặc cách nhau một chút).
+ Nặn 1 hoặc 2 quả bằng đất màu hay đất sét
4. Nhận xét, đánh giá
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài học về:
+ Hình dáng.
+ Màu sắc
- GV nhận xét chung và động viên HS.
IV. Củng cố, dặn dò
Quan sát hoa, quả (hình dáng và màu của chúng).
Giáo án Nghệ thuật
Tên trường : Tiểu học Thiệu Dương
Lớp : 2
Tên bài dạy : Bài 7: Vẽ màu vào hình quả (trái) cây
Bài trước : Bài 6: Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn
Bài sau : Bài 8: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật
Ngày dạy : ...../....../2006
Người thực hiện : Đàm Thuỷ - GVNT
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
1. Nhận biết màu các loại quả quen biết.
2. Biết dùng màu để vẽ vào hình các quả.
II. Đồ dùng dạy - học
Giáo viên
Học sinh
- Một số quả thực (có màu khác nhau)
- Vở Tập vẽ 1.
- Tranh hoặc ảnh về các loại quả.
- Màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu quả:
- GV giới thiệu cho HS một số quả thực (quả xoài, quả bầu, quả bí, quả táo...) hoặc yêu cầu HS xem hình 1, 2, Bài 7, Vở Tập vẽ 1 và nêu lên một số câu hỏi như:
+ Đây là quả gì?
+ Quả có màu gì:... (Nhằm giúp HS nhận ra hình dáng và màu sắc của các loại quả).
2. Hướng dẫn HS cách làm bài tập
Bài vẽ màu: Vẽ màu quả cà và quả xoài (H. Vở Tập vẽ 1)
- GV đặt câu hỏi để HS nhận ra các loại quả và màu sắc của chúng.
- GV tóm tắt: Đây là hình vẽ quả cà và quả xoài. Có thể vẽ màu như em thấy (quả xanh hoặc quả chín)
- GV hướng dẫn HS vẽ màu vào hình vẽ.
Bài xé dán: Bài này có thể cho HS làm vào buổi chiều (nơi học 2 buổi/ngày)
- GV giới thiệu bài xé dán (H.2, Vở Tập vẽ 1) và gợi ý để HS nhận ra quả gì, màu gì.
- GV hướng dẫn cách làm bài:
+ Chọn màu: HS tự chọn giấy màu để xé. VD
* Quả cam: màu xanh là quả chưa chín, màu da cam là quả chín.
* Quả xoài: màu vàng...
* Quả cà: màu tím...
+ Cách xé: Ước lượng hình quả để xé giấy cho vừa (hình không to quá, nhỏ quá so với giấy làm nền).
+ Dánh hình đã xé: GV hướng dẫn HS cách bôi hồ và đặt hình vào nền, sau đó xoa nhẹ tay lên hình.
3. Thực hành
Khi HS làm bài, GV quan sát và giúp các em:
- Chọn màu để vẽ hoặc xé dán
- Cách vẽ màu: nên vẽ màu ở xung quanh trước, ở giữa sau để màu không ra ngoài hình vẽ.
- Cách xé hình và cách dán.
4. Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài đẹp để hướng dẫn HS nhận xét.
- Động viên, khuyến khích HS có bài đẹp
IV. Củng cố, dặn dò
Quan sát màu sắc của hoa, quả...
Giáo án Nghệ thuật
Tên trường : Tiểu học Thiệu Dương
Lớp : 2
Tên bài dạy : Bài 8: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật
Bài trước : Bài 7: Vẽ màu vào hình quả (trái) cây
Bài sau : Bài 9: Xem tranh phong cảnh
Ngày dạy : ...../....../2006
Người thực hiện : Đàm Thuỷ - GVNT
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
1. Nhận biết hình vuông và hình chữ nhật.
2. Biết cách vẽ các hình trên.
3. Vẽ được các dạng hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy - học
Giáo viên
Học sinh
- Một vài đồ vật là hình vuông, hình chữ nhật.
- Vở Tập vẽ 1.
- Hình minh hoạ để hướng dẫn cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật (chuẩn bị trước hay vẽ trên bảng)
- Bút chì đen, bút dạn, sáp màu...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu hình vuông, hình chữ nhật
- GV giới thiệu một số đồ vật: Cái bảng, quyển vở, mặt bàn, viên gạch lát nhà... và gợi ý để HS nhận ra:
+ Cái bảng là hình chữ nhật.
+ Viên gạch lát nền nhà là hình vuông.
- GV yêu cầu HS xem hình minh hoạ trong Vở Tập vẽ 1 và đặt câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời.
2. Hướng dẫn HS cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật
- Vẽ trước 2 nét ngang hoặc 2 nét dọc bằng nhau, cách đều nhau.
- Vẽ tiếp 2 nét dọc hoặc 2 nét ngang còn lại
3. Thực hành
- GV nêu yêu cầu của bài tập
+ Vẽ các nét dọc, nét ngang để tạo thành cửa ra vào, cửa sổ hoặc lan can ở hai ngô nhà.
+ Vẽ thêm hình để bài vẽ phong phú hơn (hàng rào, mặt trời, mây, cây...)
+ Vẽ màu theo ý thích.
- HS làm bài.
- GV giúp HS làm bài, cụ thể là:
+ Giới HS yếu, kém: Hướng dẫn các em tìm và vẽ các nét ngang, nét dọc như yêu cầu và gợi ý cách vẽ màu mái nhà, tường, cửa...
+ Với HS khá, giỏi: Hướng dẫn các em vẽ thêm hình và gợi ý cách vẽ màu theo ý thích.
4. Nhận xét, đánh giá
- GV cho HS xem các bài vẽ đẹp và tuyên dương một số HS làm bài tốt.
- HS tự nhận xét về các bài vẽ.
IV. Củng cố, dặn dò
Quan sát hình dáng của mọi vật xung quanh (cái bàn, cái bảng, cái cốc, hộp bút...)
Giáo án mỹ thuật
Tên trường : Tiểu học Thiệu Dương
Lớp : 2
Tên bài dạy : Bài 9:
Xem tranh phong cảnh
Bài trước : Bài 8: Vẽ hình vuông và hình chữ nhật
Bài sau : Bài 10: Vẽ quả (quả dạng tròn)
Ngày dạy : ....../....../2006
Người thực hiện : Đàm Thuỷ - GVMT
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
1. Nhận bi
File đính kèm:
- GA MY THUAT.doc