Giáo án Mĩ thuật 6 cả năm

Tiết 1. Bài 1: Vẽ trang trí

CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Bước đầu biết cách tiến hành bố cục bài vẽ trang trí

- Hiểu được vẻ đẹp trong đường nét của các hoạ tiết trang trí dân tộc trên đồ vật.

- Hiểu được nét đẹp trong các hoạ tiết trang trí cổ.

2. Kĩ năng:

- Chép được hoạ tiết trang trí có bố cục chặt chẽ.

3. Thái độ:

- HS trân trọng nghệ thuật cha ông để lại.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Giáo viên:

 - Đồ dùng dạy học .

 - Hình minh hoạ các bước vẽ.

 - Bài mẫu của GV và HS.

2. Học sinh:

 - Đồ dùng học tập bộ môn.

 - Sưu tầm hoạ tiết dân tộc.

III. Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ: (1’).

 - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS tiết học.

 * Đặt vấn đề: (1’)

 Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta bắt gặp rất nhiều hoa văn hoạ tiết trang trí mang đậm tính dân tộc. Để chép được các hoa văn đó đúng cách, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.

 

doc130 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 6 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/8/2012 Ngày dạy: 20/8/2012 Ngày dạy: 21/8/2012 Dạy lớp: 6A Dạy lớp: 6B Tiết 1. Bài 1: Vẽ trang trí CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Bước đầu biết cách tiến hành bố cục bài vẽ trang trí - Hiểu được vẻ đẹp trong đường nét của các hoạ tiết trang trí dân tộc trên đồ vật. - Hiểu được nét đẹp trong các hoạ tiết trang trí cổ. 2. Kĩ năng: - Chép được hoạ tiết trang trí có bố cục chặt chẽ. 3. Thái độ: - HS trân trọng nghệ thuật cha ông để lại. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: - Đồ dùng dạy học . - Hình minh hoạ các bước vẽ. - Bài mẫu của GV và HS. 2. Học sinh: - Đồ dùng học tập bộ môn. - Sưu tầm hoạ tiết dân tộc. III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (1’). - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS tiết học. * Đặt vấn đề: (1’) Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta bắt gặp rất nhiều hoa văn hoạ tiết trang trí mang đậm tính dân tộc. Để chép được các hoa văn đó đúng cách, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. 2. Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng GV ? HS ? HS GV ? HS ? HS ? HS ? HS ? HS ? HS GV GV GV GV GV GV GV HS 1.Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét - Giới thiệu một vài hoạ tiết trang trí ở kiến trúc đình, chùa, hoạ tiết trên áo váy các dân tộc, hoạ tiết trong SGK. Hoạ tiết trang trí của các dân tộc Việt Nam rất phong phú, đa dạng có sắc thái riêng, thường có một số đặc điểm sau. Em hãy kể một số tên hoạ tiết? Tên hoạ tiết: Hoa, lá, chim, sóng nước, mây Hoạ tiết thường được trang trí ở đâu? Hoạ tiết thường được trang trí ở: Đình, chùa, áo, váy Các hoạ tiết có hoạ tiết thì đơn giản, có hoạ tiết thì phức tạp. Hình dáng chung của hoạ tiết? Hoạ tiết thường có hình dáng là: Hình tròn, vuông, tam giác So sánh nét vẽ của hoạ tiết dân tộc kinh ở vùng đồng bằng và hoạ tiết của dân tộc miền núi? So sánh. Kinh: Mềm mại, uyển chuyển, phong Hoạ tiết dân tộc: phú. Miền núi: Giản dị, nét chắc khoẻ < Hình kỉ hà. Hoạ tiết được sắp xếp như thế nào? Họa tiết được sắp xếp: Cân đối, hài hoà . So sánh màu sắc của dân tộc kinh và dân tộc miền núi? - So sánh. + Màu sắc dân tộc kinh: Hài hoà. + Màu sắc của dân tộc miền núi: Rực rỡ, tương phản. Màu sắc ở các mảng hình được tô như thế nào? Mảng hình giống nhau tô màu giống nhau. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hoạ tiết Mục đích của việc quan sát, nhận xét? Tìm ra được đặc điểm của hoạ tiết hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông... Để cho hình vẽ cân đối. Vẽ phác mảng hình chính. Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho đúng. Tô màu theo ý thích, có thể giống mẫu thật hoặc không giống. Cho HS xem bài vẽ chưa đạt và đạt cho HS nhận xét rút kinh nghiệm. 3.Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài - Nêu yêu cầu: + Tự chọn hoạ tiết trong SGK hoặc hoạ tiết sưu tầm. + Vẽ hoạ tiết vừa và cân đối với trang giấy. + Vẽ theo các bước vẽ đã hướng dẫn. Góp ý, động viên HS. Bổ sung, nhắc nhở những em HS còn chậm. Tự giác làm bài. I. Quan sát, nhận xét (7’) 1, Nội dung Hoa, lá, chim, sóng nước, mây 2, Đường nét 3, Bố cục Họa tiết được sắp xếp: Cân đối, hài hoà . 4, Màu sắc + Màu sắc dân tộc kinh: Hài hoà. + Màu sắc của dân tộc miền núi: Rực rỡ, tương phản. II. Cách chép hoạ tiết dân tộc (6’) 1, Quan sát, nhận xét tìm ra đăc điểm của học tiết 2, Phác khung hình, đường trục 3, Phác hình 4, Vẽ chi tiết 5, Vẽ màu III. Thực hành (25’) Tự chon một học tiết ở SGK hay hoạ tiết khác sưu tầm được để vẽ 3. Củng cố, luyện tập: (4’) GV: Treo bài HS lên bảng. ? Nhận xét cách chép hoạ tiết? HS: Tự nhận xét. GV: Nhận xét ưu, nhược điểm bài vẽ của HS. GV: Nhận xét tiết học. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’) - Bài học: Hoàn thành bài. - Bài sau: Nghiên cứu nội dung. *********************************************************************** Ngày soạn:25/8/2012 Ngày dạy: 27/8/2012 Dạy lớp: 6A Ngày dạy: 28/8/2012 Dạy lớp: 6B Tiết 2. Bài 2: Thường thức mĩ thuật SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nắm được sơ lược bối cảnh lịch sử xã hội thời nguyên thuỷ, cổ đại. + Hiểu được sơ lược về thời kỳ đồ đá. + Hiểu được sơ lược về thời kỳ đồ đồng. - Hiểu được đặc điểm một số hình vẽ trên đồ dung thong dụng là sự phản ánh tiến trình phát triển của mĩ thuật cổ đại của dân tộc. 2. Kĩ năng: - Nhớ được mốc giai đoạn lịch sử và một số địa điểm có di vật khảo cổ khai quật được thời kỳ nguyên thuỷ cổ đại. - Nhớ được một số hiện vật mĩ thuật 3. Thái độ: - HS trân trọng nghệ thuật dân tộc. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: - Đồ dùng dạy học: Bộ tranh nếu có. - Giáo án, SGK, SGV. 2. Học sinh: - Nghiên cứu nội dung. - Sưu tầm tranh Việt Nam thời kì cổ đại. III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra * Đặt vấn đề: (1’) Mĩ thuật cổ đại có vai trò quan trọng trong việc phát triển về mĩ thuật sau này, là cơ sở nền móng cho mĩ thuật sau phát triển. Vậy, để hiểu thêm về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại chúng ta cùng nghiêm cứu bài. 2. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng ? HS GV GV ? HS GV GV HS ? HS ? HS GV ? HS GV ? HS ? HS GV HS ? HS GV ? ? ? ? HS GV ? ? GV ? HS GV Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về lịch sử Em biết gì về thời kì đồ đá ở Việt Nam? Thời kì đồ đá còn được gọi là thời Nguyên thuỷ, cách ngày nay hàng vạn năm. Giới thiệu về thời kì đồ đá. - Bổ sung: +Thời kì đồ đá được chia thành: Thời kì đồ đá cũ và thời kì đồ đá mới. Các hiện vật thời kì đồ đá cũ tìm thấy ở núi Đọ , hiện vật thời đồ đá mới được phát hiện ở nền văn hoá Bắc Sơn và Quỳnh Văn ở nước ta. + Thời kì đồ đồng gồm 4 giai đoạn kế tiếp, liên tục từ thấp đến cao là Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn. Trống đồng Đông Sơn đạt tới đỉnh cao về chế tác và nghệ thuật trang trí của người Việt Cổ. Việt Nam của chúng ta được khẳng định là gì? Trả lời. - Kết luận: Các hiện vật do các nhà khảo cổ học phát hiện được cho thấy Việt Nam là một trong những cái nôi phát triển của loài người. Nghệ thuật cổ đại Việt Nam có sự phát triển liên tục, trải dài qua nhiều thế kỉ và đã đạt được những đỉnh cao trong sáng tạo. Hoạt động 2: Tìm hiểu về mặt người trên vách hang Đồng Nội (Thuộc mĩ thuật thời kì đồ đá ) - Giới thiệu: + Hình vẽ: Vẽ cách đây khoảng một vạn năm, là dấu ấn đầu tiên của nghệ thuật thời kì đồ đá được phát hiện ở Việt Nam. + Vị trí hình vẽ: Hình vẽ được khắc vào đá ngay gần cửa hang, trên vách nhũ ở độ cao từ 1, 5m đến 1,75, vừa với tầm mắt và tầm tay con người. Quan sát H1 SGK. Nội dung bức khắc diễn tả điều gì? Trả lời. Đặc điểm của khuôn mặt nam và nữ? Trả lời. - Kết luận: Trong nhóm hình mặt người, có thể phân biệt nam, nữ qua nét mặt và kích thước. Hình mặt người bên ngoài có khuôn mặt thanh tú, đậm chất nữ giới. Hình mặt người ở giữa có khuôn mặt vuông chữ điền lông mày rậm, miệng rộng mang đậm chất nữ giới. Trên đầu đều có gì? Trả lời theo nhận xét. Sừng cong ra hai bên như những nhân vật được hoá trang, một vật tổ mà người nguyên thuỷ thờ cúng. Bổ sung: Các hình vẽ được khắc trên đá sâu tới 2cm. Góc nhìn khuôn mặt ở vị trí nào? Trả lời. Đường nét, bố cục như thế nào? Trả lời. - Bổ sung: Nói đến nghệ thuật thời kì đồ đá cuội có khắc hình mặt người được tìm thấy ở Na - ca, công cụ sản xuất như rìu đá, chày và bàn nghiền được tìm thấy ở Phú Thọ, Hoà Bình Quan sát H2 và tìm ra đặc điểm của hình đó. Hoạt động 3: Tìm hiểu 1 vài nét về mĩ thuật thời kì đồ đồng Ý nghĩa của sự xuất hiện đồ đồng? Trả lời. Giới thiệu: + Sự xuất hiện của kim loại , đầu tiên là đồng, sau đó là sắt, đã thay đổi cơ bản xã hội Việt Nam. Đó là sự chuyển dịch từ hình thái xã hội Nguyên thuỷ sang hình thái xã hội văn minh. + Dựa vào kết quả nghiêm cứu về mức độ sử dụng đồng và trình độ kĩ thuật đúc đồng của người Việt thời kì đồ đồng, các nhà khảo cổ học đã xác định trên vùng Trung Du và đồng băng Bắc Bộ có 3 giai đoạn văn hoá phát triển kế tiếp nhau . Đó là: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun Kể tên sản phẩm đồ đồng? Đặc điểm đồ đồng thời kì này như thế nào? Hoa văn trang trí là những hình gì? Kể tên sản phẩm đồ đồng? Thạp Đào Thịnh - Yên Bái, đồ trang sức, tượng nghệ thuật Đông Sơn nằm bên bờ Sông Mã, là nơi đầu tiên mà các nhà khảo cổ học phát hiện được một số đồ đồng vào năm 1924. Nghệ thuật trang trí của các trống đồng này rất giống các trống đồng trước đó là trống đồng Ngọc Lũ . Trống đồng Đông Sơn được coi là đẹp nhất trong các trống đồng tìm thấy ở Việt Nam. Tạo dáng và nghệ thuật chạm khắc . Bố cục trên mặt trống? Hình ảnh trang trí trên mặt trống? Trang trí trên mặt trống và tang trống . Hoạt động của con người theo chiều nào của kim đồng hồ? Ngược chiều kim đồng hồ. Gợi lên vòng quay tự nhiên. Hoa văn diễn tả theo lối hình học hoá, nhất quán trong toàn thể các hình trang trí ở trống đồng. Kết luận: + Đặc điểm quan trọng của nghệ thuật Đông Sơn là hình ảnh con người chiếm vị trí chủ đạo trong thế giới muôn loài . + Các nhà khảo cổ học đã chứng minh Việt Nam có một nền mĩ thuật đặc sắc. liên tục phát triển mà đỉnh cao là nghệ thuật Đông Sơn. I. Sơ lược về bối cảnh lịch sử (10’) - Thời kì đồ đá cũ. - Thời kì đồ đá mới. - Thời kì đồ đồng. II. Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại(25’) 1, Tìm hiểu hình vẽ mặt người trên vách hang Đồng Nội - Nội dung: Diễn tả 3 khuôn mặt. - Trên đầu đều có sừng. - Diễn tả mặt nhìn chín diện. - Đường nét: Dứt khoát, hình rõ ràng. - Bố cục: Cân xứng, tỉ lệ hợp lí tạo cảm giác hài hoà. 2, Tìm hiểu mĩ thuật thời kì đồ đồng - Đồ đồng: + Công cụ sản xuất: Rìu, dao găm, giáo, mũi + Đồ đồng được trang trí đẹp và tinh tế. + Hoa văn: Chữ S, sóng nước, thừng bện - Trống đồng Đông Sơn. + Bố cục: Là những vóng tròn đồng tâm bao quoanh lấy ngôi sao nhiều cánh ở giữa. + Hình ảnh trang trí trên mặt trống: Người, chim, hoa văn hình học và chữ S. 3. Củng cố, luyện tập: (7’) ? Thời kì đồ đá để lại những dấu ấn lịch sử nào? HS: Hình khắc mặt người trên vách hang Đồng Nội - Hoà Bình, những viên đá cuội có khắc hình mặt người. ? Vì sao nói trống đồng Đông Sơn không chỉ là nhạc cụ tiêu biểu mà còn là tác phẩm mĩ thuật tuyệt đẹp của nghệ thuật Việt Nam thời kì cổ đại? HS: Trống đồng Đông Sơn đẹp về tạo dáng với nghệ thuật chạm khắc trên mặt trống và tang trống rất sống động bằng lối vẽ hình học hoá. GV- Kết luận: + Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại có sự phát triển lối tiếp, liên tục suốt hàng chục nghìn năm. Đó là một nền mĩ thuật hoàn toàn do người Việt Cổ sáng tạo nên. + Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại là mĩ thuật mở, không ngừng giao lưu với các nền mĩ thuật khác ở khu vực Hoa Nam, Đông Nam Á lục địa và Hải Đảo 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2 ) - Bài học: Nghiên cứu nội dung, học bài. - Bài sau: Mang đồ dùng học tập. *********************************************************************** Ngày soạn: 01/9/2012 Ngày dạy: 03/9/2012 Ngày dạy: 04/9/2012 Dạy lớp: 6A Dạy lớp: 6B Tiết 3. Bài 3: Vẽ theo mẫu SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm về phối cảnh trong tự nhiên: gần – xa, to – nhỏ, đậm – nhạt, - Hiểu được vai trò của đường tầm mắt trong phối cảnh. - Hiểu được vai trò của điểm tụ trong phối cảnh. - Hiểu được vai trò ứng dụng của phối cảnh trong các bài vẽ theo mẫu. 2. Kĩ năng: - Bước đầu học sinh vận dụng được phương pháp phối cảnh trong vẽ theo mẫu, đáp ứng yêu cầu của bài học. - Bước đầu xác định được đường chân trời và điểm tụ khi vẽ khối hình hộp, khối hình trụ. 3. Thái độ: - HS yêu thích môn học. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: - Mẫu vẽ. - Đồ dùng dạy học . - Bài mẫu của GV và HS. 2. Học sinh: - Đồ dùng học tập bộ môn. III. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) * Câu hỏi: Thời kì đồ đá đã để lại những dấu ấn lịch sử nào? * Đáp án: - Hình mặt người ở hang Đồng Nội - Hoà Bình. - Những viên đá cuội khắc hình mặt người ở Na-ca . * Đặt vấn đề (2’): GV: Cho HS xem tranh, ảnh xa gần. ? Vì sao vật cùng loại nhưng hình này lại rõ, hình kia lại nhỏ? ? Vì sao hình con đường hay dòng sông ở chỗ này lại to, chỗ kia lại nhỏ? HS: Trả lời theo ý hiểu. GV: Cho HS xem đồ vật: Hình lập phương, cái bát, cái cốcđể ở vị trí khac nhau. ? Vì sao mặt hình hộp khi là hình vuông, khi là hình bình hành? ? Vì sao hình miệng bát lúc là hình tròn, elip, khi chỉ là đường cong hay thẳng? HS: Trả lời theo ý hiểu. GV: Giới thiệu: Mọi vật luôn thay đổi khi nhìn theo “xa gần”, chúng ta sẽ tìm hiểu về “ luật xa gần” để thấy được sự thay đổi hình dáng của mọi vật trong không gian để vẽ đúng, đẹp hơn. 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng GV ? HS ? GV ? HS HS ? ? HS GV HS ? HS GV HS GV ? HS ? HS GV GV Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét Cho hs quan sát H1 SGK / 79. Nhận xét về hình của hàng cột và hình của đường ray tàu hoả? Nhận xét: + Càng về phía xa hàng cột càng thấp dần và mờ dần. + Càng xa, khoảng cách hai đường ray của đường tàu hoả càng thu hẹp dần. Hình các bức tượng ở gần khác với hình các bức tượng ở xa? Kết luận: - Vật cùng loại, có cùng kích thước khi nhìn theo xa gần ta sẽ thấy. + ở gần: Hình to, cao, rộng, rõ hơn. + ở xa: Hình nhỏ, thấp, hẹp, mờ hơn. + Vật ở phía trước che khuất vật ở phía sau. Hình cầu khi đặt ở vị trí khác nhau hình dáng như thế nào? Luôn luôn tròn. Hoạt động 2: Tìm hiểu những điểm cơ bản của luật xa gần Quan sát H2 + H3 SGK/80. Các hình này có đường nằm ngang không? Vị trí của đường nằm ngang như thế nào? Trả lời theo ý hiểu. Kết luận: + Khi đứng trước cảnh rộng như biển, cánh đồng, ta cảm thấy có đường nằm ngang ngăn cách giỡa nước và trời, giữa trời và đất. Đường nằm ngang đó chính là đường chân trời. Đường này ngang với tầm mắt người nhìn, nên gọi là đường tầm mắt . + Vị trí của đường TM có thể thay đổi phụ thuộc vào vị trí của người nhìn cảnh. Quan sát H4 / 81 SGK. Vị trí của đường tầm mắt trên mẫu như thế nào? Có thể cao hoặc thấp, ngang so với mẫu. Sự thay đổi hình dáng của hình vuông, hình tròn. Quan sát H5 / 81 SGK. Giới thiệu các cạnh của hình hộp, tường nhà, đường tàu hoả Nhận xét các đường song song với mặt đất hướng về chiều sâu như thế nào? Càng xa, càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại lại một điểm tại đường tầm mắt. Nhận xét các đường song song ở trên và ở dưới thì hướng như thế nào? Các đường song song ở: + Trên: Thì chạy hướng xuống đường TM. + Dưới: Thì chạy hướng lên đường TM. Kết luận khái niệm. Vẽ hình hộp, vẽ nhà ở vị trí nhìn nghiêng sẽ có nhiều điểm tụ. I. Quan sát, nhận xét (10’) II. Đường tầm mắt và điểm tụ (21’) 1, Đường tầm mắt - Khái niệm: Đường tầm mắt chính là đường nằm ngang song song với mặt đất, phân chia giữa trời và đất. - Viết tắt là: TM 2, Điểm tụ ĐTM Đ.tụ Đ.tụ - Khái niệm: Điểm gặp nhau của các đường thẳng song song hướng về phía đường TM gọi là điểm tụ 3. Củng cố, luyện tập (6’) GV đưa ra: + Một số tranh ảnh, đồ vật to nhỏ. + Hình ngôi nhà, hàng cây, dòng sông ? Tìm đường TM và ĐT ở những hình đã phát? HS: Làm bài tập theo nhóm. GV: Kết luận, bổ sung. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ( 2’) - Làm các bài tập trong SGK. - Xem lại mục II của Bài 3 trong SGK. - Chuẩn bị một số đồ vật: chai, lọ, cacho bài sau. Ngày soạn: 08/9/2012 Ngày dạy: 10/8/2012 Ngày dạy: 11/9/2012 Dạy lớp: 6A Dạy lớp: 6B Tiết 4. Bài 4: Vẽ theo mẫu CÁCH VẼ THEO MẪU I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS nhận biết về hình dáng, cấu trúc tỉ lệ, đậm nhạt và đặc điểm của mẫu. - Hiểu cách sắp xếp bố cục phù hợp với khuôn khổ giấy vẽ. - HS hiểu cách tiến hành bài vẽ theo mẫu. 2. Kĩ năng: - Biết phân biệt được đặc điểm, tỉ lệ, cấu trúc của mẫu. - Vẽ được bố cục cân đối thuận mắt với tờ giấy vẽ. - Vẽ được hình rõ đặc điểm cơ bản của mẫu. - Biết vẽ từ bao quát đến chi tiết. - Biết cách bố cục bài trên giấy vẽ. - Biết cách vẽ phác hình vật mẫu theo các bước cơ bản. 3. Thái độ: - Hình thành ở HS cách nhìn, cách làm việc khoa học. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: - Mẫu vẽ. - Đồ dùng dạy học . - Bài mẫu của GV và HS. 2. Học sinh - Đồ dùng học tập bộ môn. - Mẫu vẽ. III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. * Đặt vấn đề (2’): GV: Đặt mẫu lên bàn: Ca, chai, quả GV: Vẽ lên bảng: Vẽ quai ca trước, vẽ từng vật dừng lại. ? Thầy giáo vẽ gì trước? HS: Trả lời. ? Vẽ riêng từng bộ phận, từng chi tiết trong mẫu vẽ đúng hay sai? HS: Trả lời. GV- Kết lụân: Vẽ từng bộ phận, từng chi tiết trong mẫu vẽ như vậy là không đúng.Vậy, vẽ theo mẫu như thế nào cho đúng phương pháp. Hôm nay, chúng ta nghiên cứu bài “ Cách vẽ theo mẫu”. 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HS GV ? HS ? HS GV ? HS GV ? ? HS GV ? HS ? HS GV ? HS GV GV ? HS ? HS GV ? HS GV ? HS GV GV GV Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm “ vẽ theo mẫu” Quan sát H1 SGK / 82. Cầm mẫu tương đương. Đây là hình vẽ cái gì? Cái ca. Vì sao các hình vẽ này lại không giống nhau? Vì: + ở mỗi vị trí, ta nhìn cái ca một khác, có vị trí thấy quai, có vị trí chỉ thấy một phần cái quai, có vị trí lại không thấy quai. + ở mỗi vị trí cao thấp, ta thấy hình vẽ cái ca cũng không giống nhau: Miệng ca là hình tròn hoặc hình ô van, là nét cong hoặc nét thẳng; Thân ca khi thấp, khi cao Các hình vẽ cái ca đều đúng với hình ảnh nhìn thấy được từ các vị trí của người vẽ. Vậy thế nào là vẽ theo mẫu? Trả lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vẽ theo mẫu có dạng hình hộp và hình cầu. Đặt mẫu và vẽ nhanh lên bảng hình đúng, sai. Hình nào vẽ đẹp, giống mẫu? Hình nào chưa đẹp, không giống mẫu? Nhận xét Bày mẫu cho HS quan sát. Theo em cách bày mẫu nào đẹp? Cách nào chưa đẹp? Vì sao? Lựa chọn và tập bày mẫu. Nhận xét đặc điểm, cấu tạo, hình dáng của mẫu? Nhận xét. Đưa những bài vẽ không giống mẫu và giống mẫu. Hình vẽ nào giống mẫu? Trả lời. Kết luận: Tỉ lệ giữa các bộ phận sai sẽ làm cho hình cái chai không đúng, không rõ đặc điểm. Khi vẽ theo mẫu, ta không vẽ từng bộ phận mà vẽ từ bao quát đến chi tiết. Tức là vẽ khung hình chung của mẫu, của từng vật mẫu trước. + Ước lượng tỉ lệ khung hình: So sánh chiều cao với chiều ngang của mẫu. Tuỳ theo hình dáng của mẫu khung hình có thể là hình tam giác, tứ giác, hình tròn hay hình đa giác Xác định khung hình của hình hộp và hình cầu? Tự xác định theo sự hướng dẫn của giáo viên. Phác khung hình vào giấy như thế nào cho đẹp? Cân đối, dễ nhìn, không to hay nhỏ quá. Tuỳ thuộc vào mẫu vẽ mà vẽ hình vào giấy đặt ngang hay dọc. Nếu có từ hai mẫu cần: Phác khung hình chung, phác khung hình riêng. Có khung hình ta làm như thế nào tiếp theo? Trả lời. Có khung hình rồi nhưng không vẽ ngay những gì thấy ở mẫu mà cần vẽ phác nét chính trước để có hình bao quát, cụ thể. + Nhìn mẫu, ước lượng tỉ lệ giữa các bộ phận. + Vẽ phác nét chính bằng nét thẳng, mờ. Những nét thẳng đó giúp ta vẽ các nét chi tiết dễ dàng, đúng hơn. Như vậy, ta sẽ có hình gần giống mẫu. Thường khi đã có nét thẳng ta sẽ làm gì tiếp theo? Trả lời. Hướng dẫn: + Nhìn mẫu để điều chỉnh lại tỉ lệ chung nếu thấy chưa đúng. + Nhìn mẫu để vẽ nét chi tiết trên cơ sở của các nét đã phác. + Có thể vẽ nhiều nét mới đúng mẫu, không vội tẩy các nét thừa. + Nét vẽ có đậm, nhạt, không vẽ nét đều nhau. Giải thích khái niệm “vẽ đậm nhạt”. + Vẽ đậm nhạt làm cho mẫu có đậm, có nhạt, có sáng, có tối, có chỗ xa, chỗ gần, tạo cho hình khối như đang tồn tại trong không gian mặc dù vẽ trên mặt phẳng giấy. + Vẽ đậm nhạt không phải là cạo chì hay dùng bút chì “ di” cho bóng “ nhẫy”. Độ đậm nhạt ở mẫu có danh giới nhất định. ở đồ vật có các mặt phẳng như hình hộp thì đậm nhạt có danh giới rõ ràng. Ngược lại, ở đồ vật có mặt cong như hình trụ, hình cầu thì độ đậm nhạt chuyển tiếp mềm mại hơn. ở những nơi trực tiếp nhận ánh sáng và nơi ánh sáng chiếu chếch đều có độ đậm nhạt khác nhau. Diễn chất là tả được chất của mẫu. Diễn tả được đậm nhạt bằng chì đen nhưng không làm cho người ta nhận ra đó là gỗ, thạch cao hay thuỷ tinh. Thấy được nó xù xì, thô, xốp hay mềm mại + Vẽ phác các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu: Theo chiều cong, thẳng, chếch như hình dáng của nó. + Nhìn mẫu và so sánh mức độ đậm nhạt của các mảng đậm nhất, đậm vừa, nhạt và sáng. Độ đậm của mẫu không phải là độ đen của chì. Tuỳ theo vật mẫu là gỗ, sành, thạch cao hay thuỷ tinh mà quyết định độ đậm nhạt của chì. + Diễn tả độ đậm trước, từ đó so sánh tìm ra các độ đậm vừa, nhạt cho phù hợp. + Diễn tả đậm nhạt bằng các nét đậm, nhạt, dày, thưa đan xen nhau theo cấu trúc của mẫu . I. Quan sát, nhận xét (10’) - Vẽ theo mẫu là vẽ lại mẫu bày trước mặt, thông qua nhận thức và cảm xúc của người vẽ cần diễn tả được đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, đậm nhạt và màu sắc của mẫu. II. Cách vẽ (23’) 1, Quan sát, nhận xét a b c d 2, Vẽ phác khung hình của từng vật mẫu. 3. Tìm tỉ lệ các bộ phận rồi vẽ các nét chính. 4, Vẽ chi tiết 3. Củng cố, luyện tập (5’) ? Thế nào là vẽ theo mẫu? HS: Trả lời. ? Trình bày các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu? HS: Trả lời. GV: Kết luận chung bài học. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) - Bài học: Tự đặt mẫu ở nhà để vẽ. - Bài sau: Mang bài vẽ hình hộp và hình cầu để vẽ tiếp (Tiết 2). *********************************************************************** Ngày soạn: 15/9/2012 Ngày dạy:17/9/2012 Ngày dạy:18/9/2012 Dạy lớp: 6A Dạy lớp: 6B Tiết 5. Bài 7: Vẽ theo mẫu MẪU CÓ DẠNG HÌNH HỘP VÀ HÌNH CẦU. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS biết được cấu trúc của hình hộp và hình cầu và sự thay đổi hình dáng, kích thước của chúng khi nhìn ở vị trí khác nhau. - Hiểu cách sắp xếp bố cục phù hợp với khuôn khổ giấy vẽ. - Hiểu cách tiến hành bài vẽ theo mẫu. 2. Kĩ năng: - Biết phân biệt được đặc điểm, tỉ lệ cấu trúc của mẫu. - Sắp xếp được mẫu theo yêu cầu, nội dung bài học - Biết được vai trò của mẫu vẽ trong vẽ theo mẫu. - Vẽ được bố cục cân đối, thuận mắt với tờ giấy vẽ, vẽ được hình rõ đặc điểm cơ bản của mẫu. - Biết cách sử dụng nét trong phác hình, vẽ đậm nhạt. - Vẽ được sát ( gần giống ) đặc điểm chính và tỉ lệ của mẫu, tỉ lệ giữa các vật mẫu với nhau. 3. Thái độ : - HS có ý thức giữ gìn đồ vật, cảm nhận được vẻ đẹp của bài vẽ theo mẫu. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên : - Mẫu vẽ. - Đồ dùng dạy học . - Bài mẫu của GV và HS. 2. Học sinh - Đồ dùng học tập bộ môn. - Mẫu vẽ. III. Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. * Đặt vấn đề (1’) Ở tiết học trước chúng ta đã được học về cách vẽ theo mẫu cũng như cách vẽ đối với bài vẽ hình hộp và hình cầu. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu và hoàn thiện bài vẽ hình hộp và hình cầu. 2. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng GV HS ? HS ? HS ? HS ? HS ? HS GV ? HS GV GV HS GV 1.Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét Bày mẫu như tiết 1 cho HS quan sát lại mẫu vật hình hộp và hình cầu. Quan sát mẫu. Mẫu gồm có các đồ vật nào? - Mẫu gồm có hình hộp và hình cầu. Hình dáng của mẫu như thế nào? - Hình hộp , hình cầu . Vị trí của mẫu được sắp xếp như thế nào? Trả lời. Chất liệu của từng vật mẫu? Trả lời. Độ đậm nhạt của mẫu? - Hình hộp đậm hơn hình cầu. - Sự chuyển tiếp đậm nhạt: + Hình hộp: Rõ ràng. + Hình cầu: Nhẹ nhàng theo mặt cong. Nhận xét, bổ xung 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ Nhắc lại tiến trình bài vẽ theo mẫu có dạng hình hộp và hình cầu? Trả lời, nhận xét Chốt lại kiến thức 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài Yêu cầu HS lấy bài vẽ tiết 1 tiếp tục vẽ và hoàn thành bài vẽ. Thực hành -Theo dõi, giúp HS: + Ước lượng tỉ lệ và vẽ khung hình vào tờ giấy. + Ước lượng tỉ lệ các bộ phận và vẽ nét chính. + Vẽ nét chi tiết, hoàn thành hình vẽ. I. Quan sát, nhận xét (7’) II. Cách vẽ (6’) Bước 1: Phác khung hình chung. Bước 2: Vẽ phác khung hình của từng vật mẫu. Bước 3: Tìm tỉ lệ các bộ phận rồi vẽ các nét chính. Bước 4: Vẽ chi tiết. III. Thực hành (24’) Vẽ theo mẫu: Dạng hình hộp và hình cầu. 3. củng cố, luyện tập: (4’) GV: Treo bài HS lên bảng. ? Nhận xét: Bố cục, tỉ lệ? Nét vẽ? Hình vẽ? HS: Tự nhận xét. GV: Kết luận, bổ sung. 4.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’) - Làm bài tập trong SGK - Chuẩn bị bài sau *********************************************************************** Ngày soạn:22/9/2012 Ngày dạy: 24/9/2012 Ngày dạy: 25/9/2012 Dạy lớp:6A Dạy lớp:6B Tiết 6. Bài 5: Vẽ tranh CÁCH VẼ TRANH ĐỀ TÀI I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm về vẽ tranh. - Hiểu được sự phong phú của nội dung đề tài trong đời sống, lao động, học tập và sinh hoạt. - Bước đầu khai thác được nội dung đề tài trong vẽ tranh, hiểu được khái niệm bố cục tranh. - Bước đầu nhận thức được vai trò của hình mảng, đường nét, trong vẽ tranh. - Hiểu được vai trò của màu sắc trong vẽ tranh. - Hiểu được các bước tiến hành trong vẽ tranh. 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết lựa chọn đúng đề tài khi vẽ tranh theo yêu cầu của bài học. - Biết cách sáp xếp hì

File đính kèm:

  • docgiao an MT 6 20122013.doc