VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT
Vmt/4 Tgdk 35’
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa,nhạt.
- Biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bi vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh.
- HS khá giỏi: Tạo được 3 độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, bi vẽ tranh.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Một số tranh ảnh, bài vẽ trang trí có các sắc độ đậm, nhạt
- Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt. Bộ đồ dung dạy học.
Học sinh:
- Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật cả năm lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Vẽ Trang Trí
Bài 1: VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT
Vmt/4 Tgdk 35’
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa,nhạt.- Biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bi vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh.
- HS khá giỏi: Tạo được 3 độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, bi vẽ tranh.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Một số tranh ảnh, bài vẽ trang trí có các sắc độ đậm, nhạt
- Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt. Bộ đồ dung dạy học.
Học sinh:
- Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
_ Gv: Treo một số tranh ảnh lên bảng và gợi ý hs nhận biết:
+ Độ đậm,độ đậm vừa, độ nhạt .
_ Hs: Quan sát và nhận xét.
_Gv: Tóm tắt : + Trong tranh ảnh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau.
+ Có ba sắc độ chính: ĐẬM_ ĐẬM VỪA_ NHẠT.
+ Ba độ đậm nhạt sẽ tao cho bức tranh thêm sinh động như những màu nhạt sẽ tạo cảm giác xa và những màu đậm sẽ tạo cảm giác gần.
+ Ngoài ba độ đậm nhạt chính còn có các mức độ đậm nhạt khác nhau
Hoạt động 2: Cách vẽ đậm nhạt
_Gv: yêu cầu hs mở vở tập vẽ và hướng dẫn hs cách làm bài:
+ Ở phần thực hành vẽ 3 bông hoa giống nhau.
+ Yêu cầu: Dùng 3 màu (tự chọn) để vẽ hoa, nhị, lá.
Mỗi bông hoa vẽ độ đậm nhạt khác nhau theo thứ tự: đậm, đậm vừa, nhạt của ba màu.
Có thể dùng bút chì để vẽ đậm nhạt như hình 2, 3, 4.
Hoạt động 3: Thực hành
_ Gv: Yêu cầu học sinh làm bài.
_ Hs: Làm bài theo hướng dẫn:
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
_ Gv: Chọn một số bài làm của học sinh và gợi ý hs nhận xét về mức độ đậm nhạt
của bài vẽ.
_ Gv: Nhận xét từng bài vẽ của hs, khen ngợi động viên những hs có bài vẽ tốt
Hoạt động 5:Củng cố dặn dò
GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò: + Quan sát độ đậm nhạt ở xung quanh em.
+ Sưu tầm tranh thiếu nhi.
Phần bổ sung:
Tuần:2 Bài: 2 XEM TRANH THIẾU NHI
(Tranh Đôi bạn của Nguyễn Phương Thảo My)
Vmt /5 Tgdk:35’
I.MỤC TIÊU
- Biết mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.- Bước đầu có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.
- HS khá giỏi: Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh, có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: _ Tranh in trong vở tập vẽ trong bộ Đồ dùng dạy học
_ Một vài bức tranh của học sinh vẽ.
2. Học sinh: _ Vở tập vẽ,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Xem tranh
_ Gv: Treo bức tranh Đôi bạn lên bảng và giới thiệu, gợi ý cho Hs quan sát và trả lời:
+ Trong tranh vẽ những gì?
+ Hai bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em hãy kể những màu được sử dụng trong bức tranh?
+ Em có thích bức tranh này không? Vì sao ?
_ Hs: Quan sát và trả lời theo câu hỏi.’
_ Gv: Bổ sung ý kiến của học sinh và hệ thống lại nội dung:
+ Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu. Nhân vật chính là hai bạn được vẽ ở giữa
tranh. Cảnh vật xung quanh là cây cối, cỏ, bướm và hai chú gà làm cho bức tranh
thêm sinh động và hấp dẫn hơn.
+ Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách.
+ Màu sắc trong tranh có màu đậm, màu nhạt (như: cỏ cây màu xanh; áo, mũ
màu vàng cam…). Tranh của bạn Phương Liên là một bức tranh đẹp về đề tài học tâp.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá
_ Gv: - Nhận xét khen ngợi một số học sinh hăng say phát biểu xây dựng bài.
- Nhắc nhở một số em còn thụ động cần mạnh dạn hơn.
Hoạt động 3:Củng cố dặn dò
GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò: + Sưu tầm tranh và tập nhận xét về nội dung bức tranh.
+ Quan sát hình dáng và màu sắc lá cây trong thiên nhiên.
Phần bổ sung:
Tuần:3 Phân môn: Vẽ theo mẫu
Bài: 3 VẼ LÁ CÂY
Vmt /7 Tgdk : 35’
I.MỤC TIÊU
- Nhận biết được hình dạng, đặc điểm, màu sắc và vẻ đẹp của một vài loại lá cây.- Biết cách vẽ lá cây.- Vẽ được một số lá cây và vẽ màu theo ý thích.
- HS kh giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- Yêu mến quê hương, có ý thức bảo vệ môi trường.(bộ phận)
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: _ Tranh hoặc ảnh một vài loại lá, hình minh hoạ cách vẽ lá cây
_ Tranh vẽ của một số học sinh năm trước.
2. Học sinh: _ Vở tập vẽ, bút chì, màu sáp, tẩy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
_ Gv: Treo một vài tranh ảnh lên bảng để hs thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng và
màu sắc. Đồng thời gợi ý để các em nhận ra tên của các loại lá cây đó.
Ví dụ: Lá bưởi; lá xoài; lá bơ; lá hoa hồng…
_ Hs: Quan sát và nhận xét theo cảm nhận của mình.
_ Gv: Kết luận: Lá cây có hình dáng và màu sắc khác nhau và mỗi loại lá cây đều có
có một vẻ đẹp riêng
Hoạt động 2: Cách vẽ lá cây
_ Gv: Cho học sinh quan sát một vài loại lá cây có trong vở để hs nhân ra một số lá cây.
_ Gv: Giới thiệu hình minh hoạ cách vẽ và vẽ minh hoạ các bước lên bảng để hs thấy:
+ Vẽ hình dáng chung của cái lá trước;
+ Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết cho giống chiếc lá.
+ Vẽ màu theo ý thích (có thể lá có màu xanh, màu vàng, màu đỏ…)
Hoạt động 3: Thực hành
_ Gv: Cho hs xem một vài bài vẽ của học sinh năm trước.
_ Hs thực hnh vẽ. Gv theo dỏi, hướng dẫn thêm.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
_ Gv: Chọn một số bài vẽ và gợi ý cho học sinh nhận xét về:
+ Hình dáng chiếc lá rõ đặc điểm chưa.Màu sắc tô đã đẹp chưa.
_ Hs: Quan sát nhận xét theo cảm nhận riêng và chọn ra bài mình thích nhất
_ Gv: Nhận xét bổ sung, khen ngợi những hs có bài vẽ đẹp.Yêu mến và bảo vệ cây, biết trồng và chăm sóc cây .
Hoạt động 5:Củng cố dặn dò
GV: Nhận xét chung tiết học
Dặn dò: _ Quan sát hình dáng và màu sắc của một vài loại lá cây.
Phần bổ sung:
Tuần: 4 Phân môn: Vẽ tranh
Bài: 4 ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY
Vmt /8 Tgdk ; 35’
I.MỤC TIÊU
- Học sinh nhận biết hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của một vài loại cây.- Biết cách vẽ hai hoặc ba cây đơn giản.- Vẽ được tranh vườn cây đơn giản (hai hoặc ba cây) và vẽ màu theo ý thích.
- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- Yêu mến quê hương, có ý thức bảo vệ môi trường.( bộ phận)
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: _ Tranh hoặc ảnh một vài loại cây
_ Hình minh hoạ cách vẽ
_ Tranh vẽ của một số học sinh năm trước.
2. Học sinh: _ Vở tập vẽ, bút chì, màu sáp, tẩy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài
_ Gv: Treo một vài tranh ảnh lên bảng để hs thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng và
màu sắc. Đồng thời gợi ý để các em nhận ra tên của các loại cây đó:
+ Trong tranh, ảnh này có những loại cây gì?
+ Em hãy kể tên một số loại cây mà em biết về hình dáng, tên cây, đặc điểm
_ Hs: Quan sát và nhận xét theo cảm nhận của mình.
_ Gv: Kết luận:
+ Vườn cây có nhiều loại cây khác nhau hay chỉ có một loại như vườn dừa,vườn xoài, vườn mít…
+ Loại cây có hoa, có quả.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
_ Gv: Yêu cầu học sinh nhớ lại một số loại cây có trong vườn nhà mình về hình dáng, màu sắc, đặc điểm.
_ Gv: Giới thiệu hình minh hoạ cách vẽ và vẽ minh hoạ các bước lên bảng để hs thấy:
+ Vẽ hình dáng chung của các loại cây khác nhau.
+ Vẽ thêm một số hình ảnh khác cho vườn thêm sinh động như: sọt, gà, hoa, quả…
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành
_ Gv: Cho hs xem một vài bài vẽ của học sinh năm trước.
_ Gv: Gợi ý Hs làm bài:
+ Vẽ hình vừa với phần giấy trong vở tập vẽ, không vẽ ra ngoài.
+ Vẽ hình dáng chung trước, sau đó vẽ thêm các chi tiết khác.
+ Vẽ màu theo ý thích của các em.
_ Hs: Làm bài.
_ Gv: Yêu cầu 2 hoặc 3 hs lên bảng vẽ.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
_ Gv: Chọn một số bài vẽ và gợi ý cho học sinh nhận xét về:
+ Bố cục vườn cây đã đẹp chưa.
+ Màu sắc vẽ đã đẹp chưa.
_ Hs: Quan sát nhận xét theo cảm nhận riêng và chọn ra bài mình thích nhất
_ Gv: Nhận xét bổ sung, khen ngợi những hs có bài vẽ đẹp, nhắc nhỡ những học sinh chưa hoàn thành bài về nhà hoàn thành cho xong. Biết yêu mến, biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh
Hoạt động 5:Củng cố dặn dò
GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò: _ Quan sát hình dáng và màu sắc của một số con vật.
_ Sưu tầm tranh ảnh con vật.
_ Hoàn thành bài nếu làm chưa song.
Phần bổ sung :
Tuần: 5: Tập nặn tạo dáng tự do
Bài 5: NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN HÌNH CON VẬT
Vmt/9 Tgdk: 35’
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được hình dạng, đặc điểm và vẻ đẹp của một số con vật.
- Biết cách nặn, x dn hoặc vẽ con vật.
- Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích.
- HS khá giỏi: Hình vẽ, xé hoặc nặn cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp (Nếu là vẽ hoặc xé dán).
- Yêu mến, biết chăm sóc vật nuôi ( liên hệ)
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Sưu tầm tranh ảnh và các bài tập nặn các con vật.
2. Học sinh: - Đất nặn, giấy màu, hồ. Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh hoặc các bài tập nặn để hs nhận biết:
+ Tên con vật,các bộ phận của con vật ( đầu, mình, chân, đuôi…)
+ Đặc điểm của con vật
Hoạt động 2: Cách nặn một con vật
- Gv: Dùng đất hướng dẫn học sinh cách nặn các con vật
+ Nặn bộ phận chính trước, đầu, mình.
+ Nặn các bộ phận phụ sau, chân, đuôi, tai…
+ Ghép, dính thành hình con vật
- HS: Quan sát các thao tác nặn con vật
- Gv Hướng dẫn cho hs cách tạo dáng con vật: đi, đứng, quay, ngẩng đầu….
+ Có thể nặn con vật bằng đất nhiều màu hay một màu
+ Sau khi ghép các bộ phận, cần quan sát và điều chỉnh cho hợp với dáng để con vật thêm sinh động.
Hoạt động 3. Thực hành
-HS thực hnh nặn
- Gv: Đến từng bàn gợi ý, giúp đỡ hs để các em hoàn thành bài.)
Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá
- Học sinh bày bài tập theo nhóm và sắp xếp theo từng đề tài
- Các nhóm nhận xét, đánh giá về:Hình dáng, đặc điểm con vật.
- Gv nhận xét chung và khen ngợi những hs có bài vẽ đẹp.Yêu mến, biết chăm sóc, bảo vệ vật nuôi
Hoạt động 5:Củng cố dặn dò
GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò: Quan sát màu sắc trong thiên nhiên
Phần bổ sung :
Tuần: 6 Phân môn: Vẽ trang trí
Bài: 6: MÀU SẮC, CÁCH VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
Vmt /10 Tgdk :35’
I. MỤC TIÊU
- Biết thêm ba màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: Da cam, xanh lá cây, tím
- Biết cách sử dụng các màu đã học- Vẽ được màu vào hình có sẵn.
- HS kh giỏi: Biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, màu tô đều, gọn trong hình.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: _ Bảng màu cơ bản
_ Một số tranh dân gian: Vinh hoa, Phú quý, Gà mái….
2. Học sinh: _ Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
_ Gv: treo bảng màu lên bảng và gợi ý cho HS quan sát, nhận xét về:
+ Màu đỏ, Vàng, Xanh lam
+ Màu tím, màu da cam, xanh lá cây.
_ Hs: Quan sát và nhận xét.
_ Gv: Yêu cầu HS quan sát xung quanh lớp tìm ra những màu có trong bảng màu.
_ Hs: Trả lời.
_Gv: Tóm tắt và chỉ vào hình minh hoạ cho HS thấy:
+ Màu Da Cam do màu ĐỎ pha với màu VÀNG
+ Màu Tím do màu ĐỎ pha với màu XANH LAM
+ Màu Xanh lá cây do màu VÀNG pha với màu XANH LAM
+ Màu sắc trong thiên nhiên luôn thay đổi và phong phú từ những vật dụng hàng ngày cho đến hoa quả đều có màu sắc rất đẹp. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em vẽ màu vào hình có sẵn.
Hoạt động 2: Cách vẽ màu
_Gv: Yêu cầu hs mở vở và cô treo bức tranh Vinh Hoa lên bảng gợi ý cho học sinh quan sát:
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
+ Em hãy kể tên những màu sắc có trong tranh?
_ Hs: Quan sát trả lời.
_ Gv: Gợi ý cho HS cách vẽ màu: Em bé, Con gà trống, Hoa cúc và nền tranh từ thực tế.
- Gv: Treo một số bức tranh khác: Gà mái, Lợn nái cho Hs quan sát màu sắc trong tranh
- Gv: Nhắc Hs chọn màu khác nhau và vẽ màu tươi vui, rực rỡ có đậm nhạt.
Hoạt động 3: Thực hành
- Gv: Cho Hs vẽ màu tự do và vẽ màu vào đúng hình ở tranh.
- Hs: Làm bài
- Gv: Theo sát Hs gợi ý cho các em tìm màu sắc sao cho phù hợp với bức tranh.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Gv: Chọn một số bài (từ 4 đến 6 bài ) và gợi ý cho Hs nhận xét
+ Màu sắc
+ Cách vẽ màu
- Hs: Quan sát và nhận xét theo cảm nhận riêng của mình.
- Gv: Nhận xét chung từng bài vẽ, khen ngợi những Hs có bài vẽ đẹp và nhắc nhở những em chưa làm bài xong về nhà hoàn thành cho xong.
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò: + Quan sát và gọi tên màu sắc ở các loại hoa quả, lá, các đồ vật.
+ Sưu tầm tranh thiếu nhi về đề tài “Em đi học”
Phần bổ sung :
Tuần: 7 Phân môn: Vẽ tranh
Bài: 7 ĐỀ TÀI EM ĐI HỌC
Vmt /10 Tgdk :35’
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung đề tài.- Biết cách vẽ tranh Đề tài em đi học.- Tập vẽ tranh Đề tài em đi học.
- HS kh giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- Yêu mến quê hương, có ý thức giữ gì môi trường ( bộ phận)
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: - Tranh ảnh đề tài em đi học.
- Các bước vẽ tranh
2. Học sinh: - Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài
- Gv: Treo một số bức tranh cho Hs quan sát và gợi ý cho các em trả lời:
+ Hằng ngày em đi học cùng với ai?
+ Khi đi học em ăn mặc như thế nào và mang theo những gì?
+ Trên đường đi học em thường thấy những gì?
+ Màu sắc cây cối, nhà cửa như thế nào?
- Hs: Trả lời theo câu hỏi.
- Gv: Tóm tắt và bổ xung thêm một số hình ảnh quen thuộc để các em hiểu rõ hơn đề tài và chỉ lên tranh những hình ảnh cần vẽ.
- Hs: Lắng nghe và quan sát theo hướng dẫn.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Gv: Treo các bước vẽ tranh lên bảng cho Hs quan sát và hướng dẫn cách vẽ:
+ Để thực hiện vẽ tranh theo đề tài chúng ta cần thực hiện những bước vẽ sau:
+ Tìm và chọn nội dung đề tài cần vẽ (Chọn một số hình ảnh cụ thể về đề tài)
+ Vẽ hình ảnh chính và hình ảnh phụ cho sinh động (Chú ý cần vẽ những dáng người khác nhau cho sinh động hơn)
+ Hoàn thiện hình vẽ và vẽ màu theo ý thích.
- Hs: Quan sát.
- Gv: Vẽ trực tiếp lên bảng cho Hs thấy các bước vẽ tranh đề tài.
- Gv: Nhấn mạnh khi vẽ tranh các em cần chú ý hình ảnh chính để làm rõ nội dung tranh và vẽ màu cần có đậm nhạt sao cho tranh sinh động và rõ nội dung.
Hoạt động 3: Thực hành
- Gv: Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài em đi học.
- Hs: Làm bài.
- Gv: Theo sát Hs và gợi ý cho các em tìm hình ảnh, vẽ hình và vẽ màu.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv:Chọn một số bài làm của Hs treo lên bảng và gợi ý cho Hs nhận xét, đánh giá về.
+ Các sắp xếp hình ảnh.
+ Cách vẽ màu.
- Hs: Quan sát và nhận xét theo cảm nhận riêng của mình và chọn ra bài vẽ mình thích nhất.
- Gv: Nhận xét chung bài vẽ của Hs, khen ngợi một số Hs có bài vẽ đẹp.
Yêu mến quê hương, có ý thức giữ gì môi trường.
Hoạt động 5:Củng cố dặn dò
GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò:
- Hoàn thành bài vẽ ở nhà (Nếu chưa xong)
- Tìm hiểu bài 8 theo câu hỏi gợi ý:
+ Em hãy nêu tên bức tranh và tên hoạ sĩ?
+ Tranh vẽ mấy người?
+ Anh Bộ đội và Em bé đang làm gì?
+ Trong tranh hoạ sĩ sử dụng những màu nào?
Phần bổ sung:
Tuần: 8 Phân môn: Thưởng thức mỹ thuật
Bài: 8 XEM TRANH TIẾNG ĐÀN BẦU
(Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt)
Vmt /10 Tgdk :35’
I. MỤC TIÊU:
- Làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh của hoạ sĩ.- Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trong tranh.
- HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trong tranh mà mình thích.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: - Một vài bức tranh khác của hoạ sĩ.
Học sinh: Vở tập vẽ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Xem tranh
- Gv: Yêu cầu Hs quan sát tranh trong vở tập vẽ và đặt câu hỏi gợi ý cho Hs trả lời
+ Em hãy nêu tên bức tranh và tên hoạ sĩ?
+ Tranh vẽ mấy người?
+ Anh Bộ đội và Em bé đang làm gì?
+ Trong tranh hoạ sĩ sử dụng những màu nào?
- Hs: Quan sát và trả lời
- Gv: Tóm tắt:
+ Bức tranh Tiếng đàn bầu của ông vẽ về đề tài Bộ đội. Hình ảnh chính trong tranh là anh bộ đội đang gãy đàn bầu và ngồi trên chiếc chõng tre, trước mặt anh là hai em bé đang say mê nghe tiếng đàn bầu.
+ Màu sắc trong tranh trong sáng, có đậm nhạt nổi rõ làm cho hình ảnh chính trong tranh thêm sinh động với gam màu xanh lá cây, vàng, đen.
+ Tiếng đàn bầu thể hiện tình cảm thắm thiết giữa anh bộ đội và thiếu nhi.
+ Ngoài ra còn có hình ảnh một thiếu nữ đang đứng bên cửa vừa hóng tóc vừa lắng nghe tiếng đàn bầu tạo cho không khí thêm ấm áp nghĩa tình.
+ Mặt khác bức tranh Gà mái treo trên tường khiến cho bố cục tranh thêm chặt chẽ và nội dung phong phú hơn.
- Hs: Lắng nghe và quan sát vào tranh.
- Gv: Cho Hs xem một số bức tranh khác của các hoạ sĩ đề học sinh thấy sự phong phú trong các đề tài và bố cục, màu sắc trong tranh.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá
- Gv: Nhận xét tiết học và khen ngợi một số em có tinh thần phát biểu xây dựng bài.
Hoạt động 3:Củng cố dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò: - Quan sát các loại mũ.
Phần bổ sung:
Tuần: 9 Phân môn: Vẽ theo mẫu
Bài: 9 VẼ CÁI MŨ
Vmt /13 Tgdk :35’
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số loại mũ (nón).- Biết cách vẽ cái mũ (nón).- Vẽ được cái mũ (nón) theo mẫu.
- HS kh giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: - Tranh ảnh các loại mũ,hình minh hoạ cách vẽ.
2. Học sinh: - Vở tập vẽ, màu, bút chì, tẩy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Gv: Treo tranh các loại mũ và gợi ý cho Hs quan sát nhận xét về:
+ Em hãy kể tên một số loại mũ mà em biết?
+ Hình dáng các loại mũ có khác nhau không?
+ Mũ thường có màu gì?
- Hs: Quan sát và trả lời theo gợi ý.
- Gv: Tóm tắt:
+ Có rất nhiều loại mũ khác nhau như: mũ lưỡi trai, mũ nồi, mũ bộ đội, mũ trẻ sơ sinh, nón, mũ công nhân…
+ Màu sắc rất đa dạng và phong phú: màu xanh lá cây, hồng, đỏ, trắng, đen, vàng…
+ Hình dáng các mũ thường không giống nhau.
Hoạt động2: Cách vẽ cái mũ
- Gv: Bày một số chiếc mũ để Hs quan sát và chọn chiếc mũ định vẽ.
- Gv: Treo các bước vẽ lên bảng và hướng dẫn cụ thể các bước bằng vẽ trực tiếp.
+ Phác khung hình chung của chiếc mũ trước.
+ Vẽ chi tiết cho giống chiếc mũ.
+ Trang trí va vẽ màu chiếc mũ cho thêm sinh động.
Hoạt động 3: Thực hành
- Gv: Gợi ý cách vẽ vào phần giấy quy định.
- Hs: Làm bài
- Gv: Theo sát và hướng dẫn cụ thể trên từng bài vẽ của Hs
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv: Chọn một số bài vẽ của Hs và hướng dẫn Hs nhận xét về:
+ Hình vẽ đúng và đẹp
+ Trang trí, màu sắc đẹp
- Hs: Quan sát nhận xét theo cảm nhận riêng và chọn ra bài vẽ mình thích.
- Gv: Nhận xét chung từng bài vẽ và khen ngợi những Hs có bài vẽ đẹp, chỉ ra những nhược điểm cần khắc phục.
Hoạt động 5:Củng cố dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò: - Quan sát các loại mũ.
- Quan sát khuôn mặt những người xung quanh em.
Phần bổ sung:
Tuần: 10 Phân môn: Vẽ tranh
Bài 10: ĐỀ TÀI TRANH CHÂN DUNG
Vmt /14 Tgdk :35’
I. MỤC TIÊU
- Tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm của khuôn mặt người.- Biết cách vẽ chân dung đơn giản.- Vẽ được một tranh chân dung theo ý thích.
- HS kh giỏi: Vẽ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Tranh ảnh chân dung khác nhau.
- Một số bài vẽ của HS năm trước.
- Tranh in trong bộ ĐDDH.
2. Học sinh: - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ
- Bút chì, tẩy, sáp màu hoặc bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh chân dung
- GV: Giới thiệu một số tranh chân dung và gợi ý cho HS:
+ Tranh chân dung chủ yếu vẽ khuôn mặt người là chủ yếu.
+ Vẽ một phần thân (bán thân) hoặc toàn thân.
+ Tranh chân dung nhằm tả đặc điểm của người được vẽ.
- GV gợi ý để HS tìm hiểu đặc điểm khuôn mặt người:
+ Hình khuôm mặt người (hình trái xoan…).
+ Những phần chính trên khuôn mặt (mắt, mũi, miệng…).
+ Mắt, mũi, miệng của mọi người có giống nhau không?
(GV cho HS quan sát bạn để nhận ra: Có người mắt to, mắt nhỏ…).
- Vẽ tranh chân dung, ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ những gì nữa?(có thể vẽ cổ, vai, một phần thân).
- Em hãy tả khuôn mặt ông, bà, cha, mẹ và bạn bè. Tuỳ theo lời kể của HS, GV có thể gợi tả thêm về sự phong phú của khuôn mặt người .
Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung
- GV cho HS xem một vài tranh chân dung có nhiều cách bố cục và đặc điểm khuôn mặt khác nhau để HS nhận xét:
+ Bức tranh nào đẹp? Vì sao?
+ Em thích bức tranh nào?
- GV giới thiệu cách vẽ chân dung:
+ Vẽ hình khuôn mặt cho vừa với phần giấy đã chuẩn bị.
+ Vẽ cổ, vai và tóc mặt, mũi, miệng, tai và các chi tiết.
+ Vẽ màu: màu tóc, ra, áo, nền (màu sắc tuỳ chọn).
Hoạt động 3: Thực hành
- GV gợi ý HS chon nhân vật để vẽ (vẽ chân dung bạn trai hay gái).
- GV hướng dẫn HS cách vẽ :
+ Vẽ phác hình khuôn mặt, cổ, vai.
+ Vẽ chi tiết : tóc, mắt, mũi, miệng, tai…sao cho rõ đặc điểm.
+ Vẽ màu tuỳ chọn.
- GV thường xuyên quan sát, hướng dẫn, gợi ý để HS vẽ theo ý thích .
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV chọn và hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ đẹp, chưa đẹp.
+ Hình vẽ, bố cục (chú ý đến đặc điểm của các bộ phận trên khuôn mặt. Màu sắc đẹp rõ dàng không lem ra ngoài).
GV khem ngợi HS có bài vẽ đẹp và gợi ý cho những HS chưa hoàn thành bài về nhà hoàn thành nốt.
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò: - Về nhà có thể vẽ chân dung người thân trong gia đình.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài tiếp theo.
Phần bổ sung :
Tuần: 11 Phân môn: Vẽ trang trí
Bài 11 VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO ĐƯỜNG DIỀM VÀ VẼ MÀU
Vmt /15 Tgdk :35’
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết cách đường diềm đơn giản.- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
HS khá giỏi: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Một vài đồ vật có trang trí đường diềm như: cái đĩa, quạt.
- Một số bài vẽ của HS năm trước.
- Một số hình minh hoạ hướng dẫn cách trang trí đường diềm.
2. Học sinh: - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, sáp màu hoặc bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV cho HS xem một số đường diềm trang trí ở các đồ vật như : Áo, váy thổ cẩm, đĩa, lọ, khăn… và gợi ý để HS nhận biết thêm về đường diềm.
+ Trang trí đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp.
+ Các hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu.
- GV yêu cầu HS tìm ví dụ thêm về đường diềm.
Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết vào đường diềm
- GV nêu yêu cầu :
+ Vẽ theo hoạ tiết mẫu cho đúng .
+ Vẽ màu đều và cùng màu ở các hoạ tiết gíng nhau.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và 2 (vở tập vẽ).
+ Hình 1: Vẽ hình hoa thị hãy vẽ tiếp hình để có đường diềm.
+ Hãy nhìm hoạ tiết để vẽ tiếp hình hoa thị vào các ô còn lại.
- GV hướng dẫn HS vẽ màu:
+ HS tự chon màu cho đường diềm của mình.
+ Vẽ màu đều không ra ngoài hình hoạ tiết.
+ Nên vẽ thêm màu nền (màu nền khác hoạ tiết).
Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho học vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm và vẽ màu.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV hướng dẫn HS nhận xét về : Vẽ hạo tiết đều hay chưa đều, cách vẽ màu hoạ tiết, màu nền.
- HS tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích.
Hoạt động 5:Củng cố dặn dò
-GV nhận xt chung tiết học
Dặn dò: - Tiếp tục làm bài ở nhà (nếu chưa hoàn thành).
- Quan sát các loại cờ để chuẩn bị cho bài học sau.
Phần bổ sung
Tuần: 12 Phân môn: Vẽ theo mẫu
Bài 12 VẼ CỜ TỔ QUỐC HOẶC CỜ LỄ HỘI
Vmt /16 Tgdk :35’
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ.- Biết cách vẽ lá cờ.- Tập vễ lá cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội.
HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Sưu tầm ảnh một số loại cờ hoặc cờ thật như: cờ Tổ Quốc, cờ lễ hội.
- Tranh, ảnh ngày lễ hội có nhiều cờ.
2. Học sinh:
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, sáp màu hoặc bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ,đồ dùng học sinh.
2. Giới thiệu bài: Cờ Tổ Quốc hoặc cờ lễ hội rất quen thuộc với chúng ta và được sử dụng nhiều nhất trong các ngày lễ, ngày tết, ngày hội, chúng có nhiều kiểu dáng khác nhau.Hôm nay chúng ta cùng nhau nhớ lại hình dáng, đặc điểm của chúng và cùng vẽ lại những loại cờ đó.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giơí thiệu một số các loại cờ (cờ thật hay ảnh) để HS nhận biết.
+ Cờ tổ quốc hình chữ nhật nền đỏ có ngôi sao màu vành ở giữa.
+ Cờ lễ hội có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau.
- GV cho HS xem về các hình ảnh về các ngày lễ hội để HS thấy được hình ảnh, màu sắc lá cờ trong ngày lễ hội đó.
Hoạt động 2: Cách vẽ lá cờ
* Cờ Tổ Quốc:
+ GV vẽ phác hình dáng lá cờ lên bảng để HS nhận ra tỉ lệ bố cục.
+ Vẽ hình lá cờ vừa với phàn giấy.
+ Vẽ ngôi sao ở giữa (cố gắng vẽ năm cánh đều).
+ Vẽ màu:
+ Màu nền cờ đỏ
+ Ngôi sao màu vàng
* Cờ lễ hội:
+ Vẽ hình dáng bề ngoài trước, chi tiết sau
+ Vẽ màu theo ý thích.
Phác hình chung Vẽ chi tiết chỉnh hình
- Cờ lễ hội có hai cách vẽ :
+ Vẽ hình bao quát, vẽ tua trước, vẽ hình vuông trong lá cờ sau.
+ Vẽ hình bao quát trước, vẽ hình vuông và tua sau.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV gợi ý để HS :
+ Vẽ những lá cờ khác nhau vừa với phần giấy đã chuẩn bị.
+ Phác hình vừa với lá cờ định vẽ (có thể vẽ lá cờ đang bay).
+ Vẽ màu đều tươi sáng.
- GV quan sát và động HS hoàn thầnh bài.
Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ và tự xếp loại.
- GV nhận xét giờ học và động viên HS.
Hoạt động5:Củng cố dặn dò
- GV nhận xt chung tiết học
Dặn dò:
Quan sát vư
File đính kèm:
- My thuat ca nam.doc