Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Chủ đề 8: Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện - Năm học 2017-2018 - Đỗ Văn Chi

- Cho HS quan sát hình ảnh một ca sĩ.

+ Hãy tìm các từ liên quan đến ca sĩ?

- Giới thiệu - ghi tên chủ đề

- GV yêu cầu HS ngồi theo nhóm.

- Yêu cầu HS quan sát hình 8.1 SGK thảo luận để tìm hiểu về sân khấu và trang trí sân khấu.

+ Sân khấu dùng để làm gì? Em biết những chương trình, sự kiện nào được thực hiện trên sân khấu?

+ Các sân khấu được trang trí giống nhau hay khác nhau? Vì sao?

+Trên các sân khấu thường có những hình ảnh gì?

GV tóm tắt: Sân khấu là nơi tổ chức các sự kiện, biểu diễn nghệ thuật. Có nhiều hình thức trang trí sân khấu. Các hình ảnh thường là phông, chữ, hình trang trí, bục, hoa,

- Yêu cầu HS quan sát hình 8.2 SGK để hiểu thêm về hình thức, chất liệu và cách thể hiện.

+ Em nhận ra những hình ảnh gì trong các sản phẩm tạo hình sân khấu?

+ Các sản phẩm mô hình sân khấu thể hiện nội dung gì?

- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt ý.

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK trang 40

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm

+ Nhóm em sẽ chọn sự kiện, chương trình, hoạt động gì để tạo hình sân khấu?

- Yêu cầu HS quan sát h8.3 và h8.4 để nhận ra cách tạo hình và trang trí sân khấu

- GV tóm tắt:

- Yêu cầu HS thực hành cá nhân theo nội dung và hình thức thể hiện đã thảo luận của nhóm.

- Làm việc với cá nhân HS tại các nhóm, phát triển bài vẽ, sản phẩm tốt, gợi ý cho HS còn lúng túng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Chủ đề 8: Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện - Năm học 2017-2018 - Đỗ Văn Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MĨ THUẬT – LỚP 5 TUẦN 19 - 22 CHỦ ĐỀ 8: TRANG TRÍ SÂN KHẤU VÀ SÁNG TÁC CÂU CHUYỆN ( 4 Tiết ) Mục tiêu: - Hiểu sự đa dạng của không gian sân khấu. - Biết sử dụng các vật liệu tìm được để tạo dựng mô hình sân khấu ba chiều phù hợp với nội dung chương trình, câu chuyện diễn ra trên sân khấu. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng tạo dáng, trang trí chữ đã học vào trang trí sân khấu. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. Phương pháp và hình thức tổ chức Phương pháp: vận dụng các quy trình: Tạo hình ba chiều- Tiếp cận theo chủ đề. Dây dựng cốt truyện. Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. Điêu khắc- Nghệ thuật tạo hình không gian. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Đồ dùng và phương tiện dạy học * Giáo viên. - Sách học mĩ thuật lớp 5. - Hình ảnh có liên quan đến Sân khấu, câu chuyện. * Học sinh. - Sách học mĩ thuật 5. - Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo hai mặt, keo, kéo... - Đất nặn, giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, kéo, băng dính, các vật tìm được: que tre, giấy bìa, vỏ hộp, Các hoạt động dạy - học chủ yếu Thời gian Nội dung dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 35ph 2-3ph TIẾT 1 A. KHỞI ĐỘNG Cho HS quan sát hình ảnh một ca sĩ. + Hãy tìm các từ liên quan đến ca sĩ? Giới thiệu - ghi tên chủ đề Quan sát Trả lời Ghi vở 10-12ph B. NỘI DUNG 1. Tìm hiểu * Hiểu sự đa dạng của không gian sân khấu. - GV yêu cầu HS ngồi theo nhóm. - Yêu cầu HS quan sát hình 8.1 SGK thảo luận để tìm hiểu về sân khấu và trang trí sân khấu. + Sân khấu dùng để làm gì? Em biết những chương trình, sự kiện nào được thực hiện trên sân khấu? + Các sân khấu được trang trí giống nhau hay khác nhau? Vì sao? +Trên các sân khấu thường có những hình ảnh gì? GV tóm tắt: Sân khấu là nơi tổ chức các sự kiện, biểu diễn nghệ thuật. Có nhiều hình thức trang trí sân khấu. Các hình ảnh thường là phông, chữ, hình trang trí, bục, hoa, - Yêu cầu HS quan sát hình 8.2 SGK để hiểu thêm về hình thức, chất liệu và cách thể hiện. + Em nhận ra những hình ảnh gì trong các sản phẩm tạo hình sân khấu? + Các sản phẩm mô hình sân khấu thể hiện nội dung gì? - GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt ý. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK trang 40 HS làm việc nhóm Đại diện nhóm trả lời Lắng nghe Quan sát HS làm việc nhóm Đại diện nhóm trả lời Các thành viên khác bổ sung Lắng nghe 5-6ph 2. Cách thực hiện * Biết sử dụng các vật liệu tìm được để tạo dựng mô hình sân khấu ba chiều phù hợp với nội dung chương trình, câu chuyện diễn ra trên sân khấu. Yêu cầu HS thảo luận nhóm + Nhóm em sẽ chọn sự kiện, chương trình, hoạt động gì để tạo hình sân khấu? Yêu cầu HS quan sát h8.3 và h8.4 để nhận ra cách tạo hình và trang trí sân khấu GV tóm tắt: HS làm việc nhóm Đại diện nhóm trả lời Lắng nghe 12-14ph 3. Thực hành cá nhân *Vẽ hoặc xé dán, nặn,...được một nhân vật hoặc hình ảnh theo nội dung đã thảo luận của nhóm - Yêu cầu HS thực hành cá nhân theo nội dung và hình thức thể hiện đã thảo luận của nhóm. - Làm việc với cá nhân HS tại các nhóm, phát triển bài vẽ, sản phẩm tốt, gợi ý cho HS còn lúng túng. HS làm việc cá nhân Lắng nghe và thực hiện 4-5ph C. NHẬN XÉT *Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn Hướng dẫn HS tự lên treo sản phẩm của mình và tự giới thiệu sản phẩm đã tạo hình: nhân vật, đặc điểm, vật liệu, chất liệu tạo hình... Gợi ý HS nhận xét sản phẩm của nhóm bạn: + Các dáng nhân vật thể hiện được hoạt động chưa? Màu sắc, chất liệu của sản phẩm? GV tổng hợp ý kiến nhận xét của HS Nhận xét chung tiết học. Thực hiện theo yêu cầu của GV Lắng nghe và nhận xét theo gợi ý. Lắng nghe Dặn dò KẾT THÚC TIẾT 1 Lưu giữ sản phẩm và chuẩn bị kéo, hồ dán, màu vẽ, các nguyên vật liệu phù hợp với hình thức thể hiện của nhóm cho giờ học sau Thực hiện theo yêu cầu của GV 35ph 2-5ph TIẾT 2 A.KHỞI ĐỘNG Bắt nhịp lớp hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết” Yêu cầu HS kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm cá nhân của tiết trước HS hát tập thể HS thực hành cá nhân 8- 10ph B. NỘI DUNG 1. Thảo luận xây dựng nội dung sự kiện, chương trình của nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để chọn nội dung chương trình, hình ảnh, màu sắc trang trí, vật liệu trang trí sân khấu, + Em đã chuẩn bị những vật liệu gì? + Nhóm em lựa chọn hình thức sân khấu nào? - GV nêu yêu cầu: + Tạo một sản phẩm về trang trí sân khấu. + Hình thức làm bài: HS có thể tạo hình sân khấu từ nhiều chất liệu khác nhau như: Giấy bìa, giấy màu, màu vẽ, đất nặn, que, Thực hiện theo yêu cầu của GV Đại diện nhóm báo cáo Lắng nghe 15-18ph 2. Thực hành sáng tạo sân khấu của nhóm Yêu cầu HS thực hành nhóm: + Nhóm trưởng phân công các thành viên tạo hình và trang trí sân khấu + Sáng tạo thêm các hình ảnh phù hợp để tạo không gian cho sản phẩm tạo hình của nhóm GV quan sát, giúp đỡ cho những nhóm HS còn lúng túng. Thực hiện theo yêu cầu của GV 5-7ph C. NHẬN XÉT Trưng bày, giới thiệu sản phẩm Hướng dẫn tổ chức cho các nhóm HS lên trưng bày, chia sẻ về sản phẩm của mình Gợi ý HS nhận xét sân khấu của nhóm mình hoặc nhóm bạn về nội dung chủ đề, bố cục và màu sắc,... Nội dung sân khấu của nhóm bạn? Bạn đã sử dụng những vật liệu nào để tạo hình? GV tổng hợp ý kiến nhận xét của HS Nhận xét chung tiết học Thực hiện theo yêu cầu của GV Lắng nghe và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV Lắng nghe Dặn dò KẾT THÚC TIẾT 2 Giữ gìn, bảo quản sản phẩm mĩ thuật chung của nhóm Suy nghĩ ý tưởng, xây dựng câu chuyện từ sản phẩm mĩ thuật của nhóm Chuẩn bị nguyên vật liệu cho giờ học sau Thực hiện theo yêu cầu của GV 35ph 2-3ph TIẾT 3 A.KHỞI ĐỘNG Tổ chức trò chơi: thi viết nhanh tên các nhân vật có trong sản phẩm tạo hình của nhóm ( trò chơi tiếp sức hoặc cá nhân) HS thực hiện trò chơi 5-6ph B. NỘI DUNG 1. Hoàn thiện sản phẩm của nhóm Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của nhóm ( trang trí thêm hình ảnh, vẽ lại màu, thêm các chi tiết để hoàn thành sản phẩm) Sắp đặt các nhân vật vào bối cảnh. Theo dõi hoạt động hoàn thiện sản phẩm của các nhóm Thực hiện theo yêu cầu của GV Hoàn thiện sản phẩm nhóm 12-15ph 2. Xây dựng câu chuyện cho sản phẩm của nhóm 3. Luyện tập nội dung câu chuyện của nhóm Tổ chức và gợi ý HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi mở để HS tưởng tượng ra câu chuyện dựa trên sản phẩm của nhóm mình: + Có những nhân vật nào trong sản phẩm mĩ thuật của nhóm? + Ý chính của câu chuyện là gì? + Câu chuyện kể lại sự kiện gì? + Câu chuyện xảy ra ở đâu? + Qua nội dung câu chuyện nhóm muốn gửi thông điệp gì tới các bạn? Gợi ý các nhóm chọn hình thức trình bày câu chuyện của nhóm mình: + Cử đại diện trình bày + Diễn kịch + Sắm vai GV gợi ý thêm cho các nhóm về hình thức chia sẻ câu chuyện. Theo dõi,hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm xây dựng lời thoại, vở kịch, câu chuyện Tổ chức cho HS nhận xét về phần luyện tập của nhóm mình hoặc nhóm bạn Thảo luận nhóm Đại diện nhóm trình bày nội dung thảo luận Thảo luận,lựa chọn hình thức trình bày , chia sẻ câu chuyện của nhóm Nhóm trưởng điều hành 5-7ph C. NHẬN XÉT Tổ chức HS nhận xét phần tập luyện của nhóm mình hoặc nhóm bạn Nhận xét chung tiết học Thực hiện theo yêu cầu của GV Lắng nghe Dặn dò KẾT THÚC TIẾT 3 Các nhóm tiếp tục luyện tập thể hiện câu chuyện của nhóm (Có thể điều chỉnh nhân vật) chuẩn bị cho tiết sau Lắng nghe, ghi nhớ TIẾT 4 A.KHỞI ĐỘNG Khởi động bằng bài hát Cả lớp vừa hát vừa vận động theo nhạc B. NỘI DUNG Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm Tổ chức các nhóm lên giới thiệu, chia sẻ, trình diễn, sắm vai,... Yêu cầu HS lắng nghe phần trình bày của nhóm bạn. Có thể đặt câu hỏi và đóng góp ý kiến cho câu chuyện của nhóm bạn thêm phong phú và sinh động hơn. GV quan sát lớp và lắng nghe câu chuyện của HS Yêu cầu HS nhận xét về phần trình bày của nhóm bạn Gợi ý HS tưởng tượng một câu chuyện khác từ sản phẩm mĩ thuật của nhóm bạn. Gợi ý HS bình chọn câu chuyện nào hay nhất? Câu chuyện nào có ý nghĩa nhất? Câu chuyện nào vui nhất? Bài học nào được rút ra từ các nhóm? Phân công thành viên lên giới thiệu và chia se hoặc trình diễn sắm vai -các nhóm thuyết trình trước lớp. Các thành viên lắng nghe, đặt câu hỏi và đóng góp ý kiến HS nhận xét -Phát biểu ý kiến cá nhân 6-8ph 4-5ph C. NHẬN XÉT Tổng kết chủ đề Gv nhận xét các nhóm, khen các nhóm hợp tác tốt trong hoạt động tạo hình sản phẩm mĩ thuật, nhóm có câu chuyện hay, trình bày lưu loát, to, rõ ràng,... GV nhận xét chung chủ đề, biểu dương tinh thần học tập của cá nhân, nhóm Hướng dẫn HS tự đánh giá và ghi nhận xét của GV Lắng nghe HS tự đánh giá Dặn dò Gợi ý HS dùng kiến thức, kĩ năng để vận dụng, sáng tạo các sản phẩm mĩ thuật khác HS chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau. Lắng nghe, ghi nhớ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_5_chu_de_8_trang_tri_san_khau_va_sang_t.doc