A. MỤC TIÊU.
- Giúp HS có được những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về: Học hát, phát triển khả năng âm nhạc, tập đọc nhạc.
- Bước đầu giúp các em làm quen với một số kĩ năng đơn giản về ca hát, rèn thói quyen tập hát đúng và hát diễn cảm theo nội dung, tính chất từng bài hát, kết hợp vận động khi tập hát.
- Giúp HS phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm phong phú, lành mạnh, mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài trường.
B. NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3740 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn Âm nhạc lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môn âm nhạc lớp 5
A. Mục tiêu.
- Giúp HS có được những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về: Học hát, phát triển khả năng âm nhạc, tập đọc nhạc.
- Bước đầu giúp các em làm quen với một số kĩ năng đơn giản về ca hát, rèn thói quyen tập hát đúng và hát diễn cảm theo nội dung, tính chất từng bài hát, kết hợp vận động khi tập hát.
- Giúp HS phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm phong phú, lành mạnh, mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài trường.
B. nội dung và mức độ cần đạt.
I. nội dung.
Môn Âm nhạc ở lớp 5 gồm có 35 tiết, được thực hiện trong 35 tuần, mỗi tuần một tiết (Học kì I: 18 tiết, học kì II: 17 tiết).
Nội dung chương trình gồm 3 phần:
1. Học hát
- HS được học 10 bài hát trong đó có 2 bài dân ca Việt Nam và một bài nước ngoài
- HS được củng cố các kĩ năng như: Tư thế, cách lấy hơi, giữ hơi, tập hát rõ lời, phát âm gọn tiếng, tập hát những câu dài liền mạch. Tập hát đúng những chỗ có luyến âm…
- Tập thể hiện tình cảm qua mỗi bài hát.
- Hát có sắc thái, diễn cảm và hát đúng tốc độ.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ
Danh mục bài hát được lựa chọn như sau:
1. Reo vang bình minh (Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước)
2. Hãy giữ cho em bầu trời xanh (Nhạc và lời: Huy Trân)
3. Con chim hay hót (Nhạc: Phan Huỳnh Điểu, thơ theo đồng dao)
4. Những bông hoa, những bài ca (Nhạc và lời: Hoàng Long)
5. Ước mơ (Nhạc Trung Quốc, lời Việt: An Hoà)
6. Hát mừng (Dân ca Hrê, lời: Lê Toàn Hùng)
7. Tre ngà bên lăng Bác (Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích)
8. Màu xanh quê hương (Dân ca Khmer, lời: Nam Anh)
9. Em vẫn nhớ trường xưa (Nhạc và lời: Thanh Sơn)
10. Dàn đồng ca mùa hạ (Nhạc: Lê Minh Châu, phỏng thơ Minh Nguyên)
2. Tập đọc nhạc (TĐN)
- Tập đọc nhạc có 8 bài.
- Những bài TĐN được trích từ các bài hát hoặc được đặt lời ngắn gọn, dài không quá 16 nhịp, cao độ trong phạm vi một quãng 8 (Đô 1 - Đô 2). Sử dụng các hình nốt đen, trắng, móc đơn, nốt trắng chấm dôi.
- Các bài tập đọc nhạc đều viết ở nhịp 2/4 , 3/4
- Thang Đô 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.
3. Phát triển khả năng âm nhạc.
- HS được giới thiệu 4 nhac cụ phương Tây như: Flute, Clarinette, Trompette, Xasophone.
- Biết 2 truyện kể là Nghệ sĩ Cao Văn Lầu và Khúc nhạc dưới trăng, ngoài ra còn có các bài đọc thêm như: Bác Hồ với bài hát Kết đoàn, Chiếc công của nữ thần A-tê-na, Người bạn thân thiết của chúng ta.
- Nội dung nghe nhạc trong SGK Âm nhạc 5 có ở các tiết 8, tiết 11, tiết 14, tiết 29, tiết 31. Đó là nội dung mở, GV có thể chọn cho HS nghe một vài bài (chọn từ ca khúc thiếu nhi, dân ca, nhạc không lời) đồng thời có phần dẫn giải, bình luận hoặc cho HS nhận xét, phát biểu cảm nhận (tất nhiên chi là ở mức độ đơn giản, đôi khi chỉ là cảm tính).
Như vậy, chương trình Âm nhạc lớp 5 có 3 nội dung, trong đó có 2 nội dung cơ bản là: Học 10 bài hát và 8 bài TĐN. Ngoài ra còn có nội dung Phát triển khả năng âm nhạc.
Môn Âm nhạc lớp 5 có chương trình cụ thể như sau:
- Tiết 1, 2, 3, 4, 5: Ôn tập một số bài hát đã học ở lớp 4, dạy 2 bài hát “Reo vang bình minh”, “Hãy giữ cho em bầu trời xanh” và học 2 bài TĐN số 1, số 2 và ôn tập những kiến thức đã học.
- Tiết 6, 7, 8, 9, 10: Ôn tập 2 bài hát “Reo vang bình minh”, “Hãy giữ cho em bầu trời xanh” và 2 bài TĐN số 1, 2. Học 2 bài hát “Con chim hay hót”, “Những bông hoa, những bài ca”; Nghe nhạc; Giới thiệu một số nhạc cụ phương Tây.
- Tiết 11, 12, 13, 14: Dạy bài hát “Ước mơ”, TĐN số 3, 4, ông tập 2 bài hát “Những bông hoa, những bài ca”, “Ước mơ”. Nghe nhạc.
- Tiết 15, 16, 17, 18: Ôn TĐN số 3, 4, những kiến thức đã học, kể chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu và học bài hát dành cho địa phương tự chọn.
- Tiết 19, 20, 21, 22, 23: Dạy các bài hát “Hát mừng”, “Tre ngà bên lăng Bác”, TĐN số 5, 6 và ôn tập những kiến thức đã học.
- Tiết 24, 25, 26, 27, 28: Dạy 2 bài hát “Màu xanh quê hương”, “Em vãn nhớ trường xưa”, TĐN số 7, 8 và kể chuyện “Khúc nhạc dưới trăng” và ôn tập những kiến thức đã học.
- Tiết 29, 30, 31, 32: Ôn TĐN số 7, 8, dạy hát bài “Dàn đồng ca mùa hạ”, nghe nhạc và dạy bài hát do địa phương tự chọn.
- Tiết 33, 34, 35: Ôn những kiến thức đã học và tập biểu diễn.
II. mức độ cần đạt:
1. Về kiến thức.
- HS biết 10 bài hát đã được quy định.
- Biết hình dáng, tên gọi một vài nhạc cụ phương Tây.
- Được nghe một số ca khúc, dân ca hoặc nhạc không lời.
- Biết 2 truyện kể về âm nhạc, qua đó thấy được mối quan hệ của Âm nhạc với đời sống.
- Biết sơ qua về nhịp 2/4, 3/4 qua các bài TĐN.
2. Về kĩ năng.
- Hát đúng giai điệu, hoà giọng, hát diễn cảm kết hợp tập biểu diễn các bài hát.
- Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ các bài TĐN trong SGK.
- Bước đầu luyện TĐN và chép nhạc ở mức độ đơn giản.
- Luyện tập nghe để cảm thụ âm nhạc.
3. Yêu cầu về thái độ.
- HS yêu thích môn Âm nhạc, hào hứng và hăng hái tham gia các hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài trường.
- HS có ý thức khi học hát: Hát đúng giai điệu và hát diễn cảm.
- HS có ý thức cố gắng trong TĐN: Nhớ tên nốt, đọc đúng cao độ, trường độ, gõ nhịp, phách đệm theo.
c. phương pháp dạy học.
Cũng như ở lớp 4, pp dạy học môn Âm nhạc ở lớp 5, SGV đã hướng dẫn tương đối cụ thể, rõ ràng về pp, nội dung Dạy hát, dạy TĐN và phát triển khả năng âm nhạc. GV xem đó cũng chỉ là định hướng, gợi mở để tham khảo. Dù vậy cũng cần nhắc lại để GV củng cố thêm.
I. Dạy hát
Quy trình dạy hát gồm 7 bước:
Bước 1: Giới thiệu bài hát.
- GV dùng tranh, ảnh để minh hoạ (chân dung các nhạc sĩ, bản đồ…)
- Một số câu hỏi ngắn gọn, gợi mở cho HS nhận xét, trả lời sau khi quan sát tranh ảnh.
- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát.
Bước 2: Đọc lời ca.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc lời ca (có thể đọc trơn, có thể đọc theo tiết tấu lời ca).
- GV giải thích những từ khó (nếu có).
- GV chia câu hát, lưu ý cho HS những chỗ cần quan tâm để chỉnh sửa.
Bước 3: Nghe hát mẫu.
- GV mở băng, đĩa tiếng cho HS nghe hoặc GV tự trình bày.
- GV cho HS nói cảm nhận của mình khi được nghe bài hát.
Bước 4: Khởi động giọng
- GV đàn từng chuỗi âm ngắn, đơn giản rồi cho HS hát theo bằng các nguyên âm A, O, I hoặc Ma, Mo, Mi…
- GV lưu ý tầm cữ giọng cho phù hợp với đối tượng HS.
Bước 5: Dạy hát từng câu.
- Mỗi câu hát, GV đàn 2 – 3 lần để HS nghe và hát nhẩm theo (cũng có thể GV hát mẫu từng câu).
- GV đếm, bắt nhịp để HS hát hoà vào theo đàn.
- Hướng dẫn HS lấy hơi sau mỗi câu hát và sửa sai (nếu có).
- GV chỉ định HS khá hát mẫu.
- GV hướng dẫn HS hát theo các hình thức khác nhau (đơn ca, tốp ca, theo tổ, theo nhóm…), cho HS nhận xét, đánh giá sau đó GV kết luận và có thể minh hoạ lại.
- GV hướng dẫn tập hát tiếp theo đến hết bài.
Bước 6: Hát cả bài.
- GV đệm đàn cho HS hát cả bài.
- GV sửa những chỗ HS hát sai (nếu có).
- Cho HS hát đúng tốc độ.
- GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.
Bước 7: Củng cố, kiểm tra.
- Sau khi đã học xong bài hát, GV cần có những câu hỏi gợi mở, hướng về nội dung giáo dục thẩm mỹ cho HS thông qua nội dung bài hát.
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời ( Nội dung bài hát nói gì? Cảm nhận của em về giai điệu: Vui tươi, trong sáng, trầm hùng…)
- Cho HS hát lại kết hợp gõ đệm hoặc hát kết hợp vận động phụ hoạ (biểu diễn).
Lưu ý: Trong 10 bài hát có một vài bài có âm vực hơi cao (bài Những bông hoa, những bài ca, Hát mừng…). GV cần dịch giọng thấp xuống cho phù hợp với đối tượng HS.
+ Bài “Màu xanh quê hương” tốc độ hơi nhanh vì vậy khi dạy cho HS, GV cần nghiên cứu kĩ để HS lấy hơi theo câu hát cho hợp lý.
II. Dạy tập đọc nhạc.
1. Quy trình dạy một bài TĐN:
Bước 1: Giới thiệu bài TĐN.
Bước 2: Xác định tên nốt, hình nốt của bài TĐN.
Bước 3: Luyện đọc cao độ theo thang âm của bài TĐN.
Bước 4: Luyện tập tiết tấu của bài TĐN.
Bước 5: Học sinh đọc tên nốt của bài TĐN theo tiết tấu vừa luyện tập.
Bước 6: GV đàn từng chuỗi ngắn, HS đọc (kết hợp gõ đệm).
Bước 7: HS luyện tập cả bài, khi đọc thuần thục thì cho HS ghép lời ca.
Bước 8: Kiểm tra nhóm, cá nhân.
2. Phương pháp:
- Phân môn TĐN ở lớp 5 có 8 bài tập, những bài tập này nhằm giúp các em tiếp tục làm quen với các kí hiệu âm nhạc và tập giải mã các kí hiệu đó, tức là đọc lên thành âm thanh đúng cao độ, trường độ quy định, biết gõ nhịp, gõ phách. Cần nhớ rằng, dạy TĐN ở lớp 4 cũng như lớp 5 chỉ nhằm cung cấp cho các em những kiến thức hết sức sơ giản về kí âm và bước đầu luyện tập một số kĩ năng đọc nhạc ở mức độ hết sức nhẹ nhàng, không nên yêu cầu ở mức độ quá cao.
- Các bài TĐN chủ yếu viết ở thang 5 âm hoặc 7 âm (không đầy đủ) với chủ âm Đô và âm vực trong một quãng 8 (hoặc nhỏ hơn quãng 8). Âm hình tiết tấu chỉ dùng nốt đen, trắng, móc đơn (nốt trắng chấm dôi ở nhịp 3/4).
- Nói chung các bài TĐN ở lớp 5 đều ngắn gọn, đơn giản, dễ đọc, mỗi bài không quá 16 nhịp và có lời ca để HS có thể hát theo giai điệu.
- Qua mỗi bài TĐN, gv cần giúp cho HS ghi nhớ vị trí nốt nhạc, cố gắng thể hiện đúng cao độ, trường độ của bài. Một điều HS cần biết rõ đọc nhạc không phải là việc nói tên nốt nhạc mà phải đọc như hát để âm thanh vang lên có độ ngân, độ vang. Việc ghép lời ca trong các bài TĐN chính là để cho HS thấy được mối quan hệ giữa âm nhạc và lời ca trong các bài hát.
- Dạy TĐN ở lớp 5 là một phương thức rèn luyện để HS có khả năng nghe âm thanh chuẩn xác, bước đầu biết thể hiện các kí hiệu ghi nhạc thành giai điệu. Việc đó góp phần giúp HS hát chuẩn xác, phát triển tai nghe và chính là một biện pháp để giáo dục văn hoá âm nhạc như mục tiêu chương trình môn học.
III. Dạy kể chuyện âm nhạc.
Quy trình dạy kể chuyện âm nhạc gồm 6 bước:
Bước 1: GV giới thiệu khái quát về câu chuyện (tên câu chuyện, xuất xứ câu chuyện)
Bước 2: GV kể chuyện theo tranh minh hoạ
GV nên treo từng bức tranh theo nội dung câu chuyện.
GV kể chuyện.
Bước 3: Củng cố
- GV có thể đặt một số câu hỏi để HS khắc sâu thêm nội dung câu chuyện (Câu hỏi ngắn gọn, giản dị, dễ trả lời).
Ví dụ: Câu chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu (tiết 15).
+ Nghệ sĩ Cao Văn Lầu sinh ngày, tháng, năm nào? Quê quán nghệ sĩ ở đâu?
+ Ông được cha đưa đến học nhạc tại nhà nghệ sĩ nào?
+ Bài “Dạ cổ hoài lang” được ra đời như thế nào? v..v..
Bước 4: HS tập kể chuyện
GV khuyến khích, động viên các cá nhân lên tập kể trước lớp.
HS kể tóm tắt theo tranh minh hoạ.
HS kể theo đoạn để nhiều em được tham gia tập kể chuyện.
Bước 5: Giáo dục thái độ
GV khái quát nội dung câu chuyện.
GV nêu vai trò của âm nhạc trong câu chuyện.
Liên hệ với thực tế để động viên các em học âm nhạc.
Bước 6: Nghe nhạc
- GV có thể giới thiệu cho HS nghe một bài hát: “Dạ cổ hoài lang” hoặc một bài Vọng cổ.
Chú ý: Muốn giờ kwr chuyện đạt hiệu quả cao, công việc chuẩn bị của GV là
quan trọng. GV phải hiểu câu chuyện, kể chuyện phải truyền cảm, hấp dẫn, chuẩn bị tranh ảnh, chuẩn bị các câu hỏi đặt ra cho HS phải rõ ràng, dễ hiểu để khai thác kiến thức của HS. Kết hợp cho HS nghe hát, nghe nhạc minh hoạ để giờ kể chuyện thêm phong phú hấp dẫn.
IV. dạy nghe nhạc.
Quy trình dạy nghe nhạc gồm 4 bước:
Bước 1: Giới thiệu bài hát, bản nhạc.
- GV giới thiệu khái quát về tên bài hát, bản nhạc, tác giả.
- GV quy định thời gian nghe mấy lần? Mỗi lần bao nhiêu phút?
Bước 2: Nghe lần thứ nhất
- GV có thể tự trình bày hoặc mở băng, đĩa nhạc cho HS nghe.
- Khuyến khích các em khi nghe nhạc nên kết hợp các hoạt động.
Bước 3: Trao đổi về bài hát, bản nhạc.
- GV cho HS trao đổi hoặc đặt câu hỏi về bài hát, bản nhạc (câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu).
Ví dụ: Bài hát, bản nhạc vui hay buồn? Nhanh hay chậm?...
- Giọng hát trong băng là giọng nam hay giọng nữ?
- Hình thức trình bày? (đơn ca hay tốp ca)
- Đó là âm thanh của loại nhạc cụ nào?...
- GV nhận xét và đưa ra kết luận.
Bước 4: Nghe lần thứ hai
- GV mở băng, đĩa tiếng hoặc tự biểu diễn, HS nghe lại để cảm nhận sâu sắc hơn.
- GV khuyến khích HS khi nghe nên kết hợp các hoạt động.
Lưu ý: GV có thể thay đổi linh hoạt các bước 1, 2.
Tóm lại: Môn Âm nhạc lớp 5 nội dung dạy Nghe nhạc, GV có thể chọn bài hát hoặc nhạc không lời cho HS nghe. Cũng có thể cho các em nghe qua băng, đĩa Âm nhạc lớp 5 do Bộ GD và ĐT phát hành. Khi nghe nhạc, GV cần giáo dục HS có thái độ chăm chú lắng nghe và sau đó có nhận xét, bình luận, phát biểu cảm tưởng ở mức độ đơn giản.
V. dạy giới thiệu nhạc cụ
Quy trình dạy giới thiệu nhạc cụ gồm 3 bước:
Bước 1: Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của nhạc cụ
- GV nên sử dụng tranh ảnh để minh hoạ cho HS biết tên, hình dáng, đặc điểm của từng nhạc cụ (nếu có nhạc cụ thật thì tốt nhất)
- Giới thiệu tư thế (đứng hay ngồi) khi sử dụng nhạc cụ.
Bước 2: Nghe âm sắc
- GV cho HS nghe và giới thiệu âm sắc từng nhạc cụ.
- GV có thể dùng đàn phím điện tử để mô phỏng âm sắc từng nhạc cụ.
Bước 3: Củng cố
- GV cho HS xem tranh và nhắc lại tên từng loại nhạc cụ.
- Có thể tổ chức cho các em chơi trò chơi như nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ.
The end
File đính kèm:
- Am nhac.doc