I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học bài, học sinh có khả năng:
- Sử dụng giấy Côban clorua để phát hiện được tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở 2 mặt lá.
- Biết bố trí thí nghiệm về vai trò của phân bón NPK đối với cây trồng.
II. CHUẨN BỊ
1. Nội dung: Nghiên cứu kỹ SGK và phần "Những điều cần chú ý" SGV.
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu:
- Chuẩn bị dụng dụ, vật liệu cho thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 theo yêu cầu SGK
3. Làm thử: GV cần làm thử các thao tác của qui trình thực hành để đảm bảo thành công khi hướng dẫn HS thực hành.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 10 - Bài 7: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết
BÀI 7: THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC & THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN
Ngày soạn: / / 2007
Ngày dạy: / / 2007
Lớp dạy: 11 A, 11B, 11 C
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học bài, học sinh có khả năng:
Sử dụng giấy Côban clorua để phát hiện được tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở 2 mặt lá.
Biết bố trí thí nghiệm về vai trò của phân bón NPK đối với cây trồng.
II. CHUẨN BỊ
1. Nội dung: Nghiên cứu kỹ SGK và phần "Những điều cần chú ý" SGV.
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu:
- Chuẩn bị dụng dụ, vật liệu cho thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 theo yêu cầu SGK
3. Làm thử: GV cần làm thử các thao tác của qui trình thực hành để đảm bảo thành công khi hướng dẫn HS thực hành.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, diễn giảng, giải quyết vất đề để giới thiệu qui trình thực hành.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC:
A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: Ổn định lớp, chia nhóm: 1 nhóm / 6, 7 học sinh
B. KIỂM TRA BÀI CŨ:
(?) Trình bày vai trò của quá trình cô 1 định Nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ ở thực vật ?
(?) Thế nào là bón phân hợp lý và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường?
C. BÀI MỚI
* Đặt vấn đề:
Quá trình thoát hơi nứơc diễn ra ở lá, nhưng lá có mặt dưới và mặt trên, tốc độ thoát hơi nước qua 2 mặt lá có bằng nhau không? Các em phải tự tìm câu trả lời bằng thí nghiệm “ So sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt lá”.
THÍ NGHIỆM 1
SO SÁNH TỐC ĐỘ THOÁT HƠI NƯỚC Ở 2 MẶT LÁ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Gv làm mẫu cho học sinh xem trước khi cho học sinh tự thực hành thí nghiệm:
* Cách làm:
- Đặt 2 miếng giấy lọc có tẩm Coban clorua đã sấy khô đối xứng nhau qua phiến lá .
- Ép chặt 2 bản kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín.
- Bấm giây đồng hồ để tính thời gian giấy Coban chuyển màu
* Gv hướng dẫn học sinh cách bấm giờ.
* Thời gian giấy chuyển màu càng ngắn thì tốc độ thoát hơi nước càng nhanh.
* Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu, sau đó thực hành theo nhóm. Viết tường trình theo yêu cầu của giáo viên.
NỘI DUNG BÀI TƯỜNG TRÌNH
Các bước thực hành
Kết quả thí nghiệm: Bảng ghi tốc độ thoát hơi nước của lá tính theo thời gian.
Tên nhóm
Ngày, giờ
Tên cây, vị trí của lá
Thời gian chuyển màu của giấy tẩm Coban clorua
Mặt trên
Mặt dưới
2. THÍ NGHIỆM 2
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN NPK
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các bước của SGK.
Yêu cầu mỗi nhóm làm một thí nghiệm riêng biệt.
Giáo viên quan sát, chỉnh sửa từng nhóm thực hiện thí nghiệm.
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm
Viết tường trình nội dung và kết quả thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên.
NỘI DUNG BÀI TƯỜNG TRÌNH
Các bước thực hành.
Kết quả thí nghiệm: ( Học sinh về nhà làm )
Tên cây
Công thức thí nghiệm
Chiều cao ( cm/ cây)
Nhận xét
Chậu đối chứng ( Chứa nước)
Chậu thí nghiệm ( Chứa NPK)
NHẬN XÉT GIỜ THỰC HÀNH
- Nhận xét về ý thức kỹ luật và thao tác thực hành của từng nhóm trong giờ học
RÚT KINH NGHỆM
File đính kèm:
- bai 3 lop 10.doc