I/ MỤC TIÊU:
1-Kiến thức:
-Học sinh biết được phương pháp xác định độ pH của đất .
-Xác định được pH của đất bằng thiết bị thông thường .
2-Kỹ năng:
-Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học .
3-Thái độ:
-Thực hiện đúng quy trình .
-Có ý thức tổ chức kỹ luật, trật tự.
-Giữ gìn vệ sinh và bảo đảm an toàn lao động trong quá trình thực hành.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
*Xác định độ chua của đất:
-Mẫu đất khô đã nghiền nhỏ.
-Máy đo pH.
-Đồng hồ bấm giây.
-Dung dịch KCl 1N và nước cất .
-Bình tam giác dung tích 100ml : 2.
-ống đong dung tích 500ml :2.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2591 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 10 - Bài 8: Thực hành: Xác định độ chua của đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Vũ tiên. Môn công nghệ 10
Tiết 8 Tuần....Ngày soạn:
Bài8, Thực hành: XáC ĐịNH Độ CHUA CủA ĐấT
I/ MụC TIÊU:
1-Kiến thức:
-Học sinh biết được phương pháp xác định độ pH của đất .
-Xác định được pH của đất bằng thiết bị thông thường .
2-Kỹ năng:
-Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học .
3-Thái độ:
-Thực hiện đúng quy trình .
-Có ý thức tổ chức kỹ luật, trật tự.
-Giữ gìn vệ sinh và bảo đảm an toàn lao động trong quá trình thực hành.
II/ PHƯƠNG TIệN DạY HọC:
*Xác định độ chua của đất:
-Mẫu đất khô đã nghiền nhỏ.
-Máy đo pH.
-Đồng hồ bấm giây.
-Dung dịch KCl 1N và nước cất .
-Bình tam giác dung tích 100ml : 2.
-ống đong dung tích 500ml :2.
-Cân kỹ thuật.
*Phiếu thực hành:
1-Tên bài thực hành.
2-Mục tiêu cần đạt được.
3-Yêu cầu nội dung công việc:
-Mỗi nhóm học sinh xác định pH KCl và pH H2O của 2 mẫu đất khác nhau.
4-Tường thuật những công việc đã làm.
5-Kết quả: -Ghi kết quả của 2 mẫu đất vào bảng sau:
MẫU ĐấT
TRị Số PH ĐO ĐƯợC
pH H2O
pH KCl
Mẫu 1
Mẫu 2
Họ tên học sinh (nhóm thực hành)
III/ PHƯƠNG PHáP GIảNG DạY:
Phối hợp phương pháp trực quan , thao tác mẫu, diễn giảng.
IV/ KIếN THứC TRọNG TÂM:
Xác định độ chua của đất
V/ TIếN TRìNH Tổ CHứC DạY HọC:
1- ổn định tổ chức lớp:(1ph)
2- Kiểm tra bài cũ:(4ph)
1/Em hãy khoanh vào chữ Đ nếu cho câu sau là đúng, chữ S nếu cho là sai:
A. Keo đất có lớp ion khuyếch tán mang điện tích âm là keo dương............ Đ ; S
B. Keo đất có lớp ion khuyếch tán mang điện tích âm là keo âm ................ Đ ; S
C. Keo đất có lớp ion khuyếch tán mang điện tích dương là dương .............. Đ ; S
2/Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp trong bảng điền vào chỗ trống cho câu sau trở thành câu đúng:
Đạt năng suất; chất hữu cơ; chất dinh dưỡng; thu hoạch; cung cấp; hấp phụ;
Độ phì của đất là khả năng của đất ....................... đồng thời và không ngừng nước,........................, không chứa các chất độc hại cho cây...................
S
S
Đ
Đáp án:
1/ A : ; B : ; C :
2/Độ phì của đất là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưõng, không chứa các chất độc hại cho cây, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.
3- Nội dung bài mới: (35ph)
HOạT ĐộNG CủA THầY
HOạT ĐộNG CủA TRò
NộI DUNG
GV :-Chia nhóm H S thực hành
-Phân công vị trí thực hành.
-Kiểm tra sự chuẩn bị của H S.
GV: Giới thiệu quy trình thực hành.
-Lưu ý học sinh kỹ năng sử dụng cân kỹ thuật.
GV làm mẫu
-Lưu ý học sinh kỹ năng lắc bình theo chiều kim đồng hồ hoặc chiều ngang.
-Lưu ý học sinh đặt máy trên bàn.
-Công bố tr ị số pH của các mẫu đất để học sinh đối chiếu khi đánh giá kết quả.
-Hướng dẫn cách đánh giá:
+Xác định đúng một trị số pH và tầng đất :1,5 điểm (x4=6 đi ểm).
+ Đúng quy trình, thao tác: 2 điểm.
+ Thao tác tổ chức kỹ luật tốt: 2 điểm.
-Các nhóm kiểm tra đánh giá chéo kết quả thực hành.
ổn định theo nhóm phân công của GV.
Chú ý theo dõi để năn quy trình thực hiện đo pH đất ,mục tiêu bài học
Theo dõi từng bước thực hiện của GV ,chú ý những kỹ năng khó :
+Sử dụng cân kỹ thuật .
+ Lắc bình.
+Sử dụng máy đo pH.
-Kiểm tra lại dụng cụ của nhóm
-Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
-Tiến hành thực hành.
-Ghi chép công việc đã làm vào phiếu thực hành
I/GI ớI THIệU BàI THựC HàNH: (5ph)
Giới thiệu mục tiêu
II/Tổ CHứC, PHÂN CÔNG NHóM: (5ph)
III/QUY TRìNH THựC HàNH: (20ph)
1-Xác định độ chua của đất:
-Bước 1: Cân hai mẫu đất , mỗi mẫu 20g, đổ mỗi mẫu vào một bình tam giác dung tích 100ml.
-Bước 2: Dùng ống đong, đong 50ml dung dịch KCl 1N đổ vào bình tam giác thứ nhất và 50ml nư ớc cất vào bình tam giác thứ hai.
-Bước 3: Dùng tay lắc 15 ph.
-Bước 4: Xác đ ịnh pH của đất .
Dùng máy đo pH để đo. Vị trí bấu điện cực ở giữa dung dịch huyền phù. Đọc kết quả trên máy khi số đã hiện ổn định trong 30giây, ghi kết quả vào bảng(Mẫu phần chuẩn bị )
IV/ ĐáNH GIá KếT QUả: (5ph)
-Học sinh tự đánh giá theo mẫu sau:
Chỉ tiêu đánh giá
Kết quả
Người đánh giá
Thực hiện quy trình
Tốt
Đạt
Không đạt
4-Củng cố và luyện tập:(4ph)
-GV nhận xét chung buổi thực hành..
-GV đánh giá cho điểm cuối cùng.
5- Dặn dò:(1ph)
-Thu dọn vệ sinh lớp học sau giờ thực hành.
-Xem trước bài biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
-Đem mẫu đất.
Câu: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án:
Trường THPT Vũ tiên. Đề kiểm tra kì I công nghệ 10 . Nội dung đề số : .......
Họ tên học sinh : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ............................Lớp..................
1. Khả năng trao đổi ion của keo đất có được là nhờ:
A. Nhân keo. B. Lớp ion bất động. C. Lớp ion quyết định điện. D. Lớp ion khuếch tán.
2. Giống mới sau khi được khảo nghiệm bằng loại thí nghiệm nào sẽ được phép phổ biến trong sản xuất:
A. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo. B. Thí nghiệm so sánh giống. C. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật. D. Thí nghiệm so sánh giống. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo. đều sai
3. Đặc điểm nào sau đây không có trong qui trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo:
A. Phải có khu sản xuất giống cách li. B. Quá trình nhân giống luôn có sự chọn lọc loại bỏ những cây xấu. C. Phải loại bỏ những cây không đạt yêu cầu trước khi cây tung phấn. D. Chọn lọc duy trì thế hệ vô tính đạt tiêu chuẩn cấp siêu nguyên chủng.
4. Keo đất là những phần tử nhỏ có kích thước dưới 1Mm mỗi hạt có một nhân và có đặc điểm:
A. Hoà tan trong nước, lớp vỏ ngoài cùng mang điện tích âm. B. Hoà tan trong nước, lớp vỏ ngoài cùng mang điện tích dương.
C. Không hoà tan trong nước, ngoài nhân là 3 lớp ion có thể mang điện tích dương hoăc âm. D. Không hoà tan trong nước, ngoài nhân có 2 lớp điện tích trái dấu là lớp ion quyết định điện và lớp ion bù.
5. Trong nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, người ta thường chọn vật liệu nuôi cấy là:
A. Đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá. B. Rễ cây. C. Lá cây. D. Cành mới ra.
6. Tế bào thực vật có tính toàn năng. Điều đó có nghiã là:
A. Tế bào chứa toàn bộ hợp chất hữu cơ và vô cơ cần thiết cho cơ thể. B. Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể. C. Tế bào có khả năng phân hoá thành các tế bào chuyên hoá. D. Tế bào chứa toàn bộ hệ gen qui định kiểu gen của loài đó.
7. Keo dương là keo:
A. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương. B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm. C. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương. D. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm.
8. Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của:
A. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật. B. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo. C. Thí nghiệm so sánh giống. D. Không cần thí nghiệm.
9. Nghiền 10g đất, cho vào nước cất và lắc 15', sau đó đo dung dịch bằng máy đo pH. Trị số pH thu đươc chính là:
A. Độ chua tiềm tàng. B. Độ chua hoạt tính. C. Độ chua tổng số. D. (Độ chua hoạt tính.Độ chua tiềm tang.Độ chua tổng số.)sai
10. Khảo nghiệm giống cây trồng được tiến hành ở:
A. Nhiều vùng sinh thái khác nhau. B. Một vùng sinh thái. C. 2 vùng sinh thái. D. 3 vùng sinh thái.
11. Chọn câu sai. Độ phiêu của đất:
A. Chịu sự tác động của con người trong quá trình sản xuất. B. Quyết định hoàn toàn đến năng suất cây trồng. C. Là sản phẩm có được trong quá trình hình thành đất. D. Bao gồm độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.
12. Nội dung của thí nghiệm so sánh là:
A. Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau. B. Bố trí thí nghiệm trên diên rộng. C. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau. D. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà.
13. Nếu lớp ion bù của keo đất mang điện tích âm thì điện tích của keo đất là:
A. (Điện tích âm. Điện tích dương. Không mang điện)đều sai B. Không mang điện. C. Điện tích âm. D. Điện tích dương.
14. Trong các giai đoạn sản xuất giống cây trồng, hạt giống nào được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp:
A. Siêu nguyên chủng và nguyên chủng. B. Xác nhận. C. Siêu nguyên chủng. D. Nguyên chủng và xác nhận.
15. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và phương pháp chiết cành giống nhau:
A. Cho ra những sản phẩm cây trồng đồng nhất về mặt di truyền. B. Đòi hỏi cao về yêu cầu kỹ thuật. C. Cho ra những sản phẩm cây trồng sạch bệnh. D. Có thể áp dụng với mọi đối tượng cây trồng.
16. Có thể dùng phương pháp nào sau đây để sản xuất giống cây rừng:
A. Giâm hom. B. Nhân bằng hạt. Nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Giâm hom. C. Nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. D. Nhân bằng hạt.
17. Quá trình chuyển hoá tế bào phôi sinh thành tế bào chuyên hoá đặc hiệu gọi là:
A. Phân hoá tế bào. B. Phản phân hoá tế bào. C. Tính toàn năng của tế bào. D. Phân chia tế bào.
18. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào khác với các phương pháp Nhân giống vô tính khác ở chỗ:
A. Có hệ số nhân giống rất cao. Giống sạch sâu bệnh.Đồng nhất về mặt di truyền.Có thể áp dụng với mọi đối tượng cây trồng. B. Có thể áp dụng với mọi đối tượng cây trồng. C. Có hệ số nhân giống rất cao. Giống sạch sâu bệnh. D. Đồng nhất về mặt di truyền.
19. Chọn câu sai. Trong thí nghiệm so sánh giống:
A. Do Trung tâm khảo nghiệm giống Quốc gia tiến hành. B. Do cơ quan chọn tạo giống tiến hành. C. Giống mới chọn tạo được so sánh với giống đang phổ biến trong sản xuất đại trà. D. So sánh toàn diện về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và tính chống chịu.
20. ở đất, Al3+ và H+ trên bề mặt keo đất sẽ tạo nên:
A. Phản ứng kiềm của đất. B. Độ chua hoạt tính của đất. C. Độ phì nhiêu của đất. D. Độ chua tiềm tàng của đất.
File đính kèm:
- Bai 8 cn 10 va De kiem tra dap an.doc