I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức:
- Biết được sự hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn, đất phèn.
2) Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức và độc lập suy nghĩ.
3) Vận dụng:
- Vận dụng kiến thức được học vào việc cải tạo và sử dụng đất.
II) CHUẨN BỊ:
III) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) ổn định lớp:1’
- ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 10 - Trường THPT Chuyên Quang Trung - Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/10/2008
Ngày dạy: 07/10/2008
Tiết:.
BÀI 9: BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN, ĐẤT PHÈN.
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
Biết được sự hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn, đất phèn.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức và độc lập suy nghĩ.
Vận dụng:
Vận dụng kiến thức được học vào việc cải tạo và sử dụng đất.
II) CHUẨN BỊ:
III) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
ổn định lớp:1’
ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’.
Trình bày những biện pháp cải tạo, sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Nêu rõ tác dụng của từng biện pháp.
Bài mới:
- Ngoài 2 loại đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá đã được học ở bài trước. Ở nước ta còn có những loại đất nào cần được cải tạo và sử dụng? những loại đất đó do đâu mà có, chúng có những đặc điểm và tính chất như thế nào?. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
TL
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
12’
(10’)
12’
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn.
Cũng như 2 loại đất học ở bài trước, đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân hình thành.
? Đất bị mặn là do Ion nào quyết định. Dựa vào kiến thức nào mà em kết luận được điều đó.
Na+,
? Trong đất Ion Na+ tồn tại như thế nào.
Trên bề mặt keo đất và trong dung dịch (dd) đất.
? Đất mặn ở nước ta được hình thành ở những vùng nào. giải thích.
Vùng đồng bằng ven biển.
+ Nước biển tràn vào do hiện tượng thủy triều lên xuống.
+ ảnh hưởng của nước ngầm do hiện tượng muối và tan và đi theo các mao quản đi lên tầng đất mặt làm cho đất nhiễm mặn. (liên hệ hiện tượng mao dẫn trong ống mao quản Torixenli).
? Từ những nguyên nhân hình thành nói trên, liên hệ kiến thức đã được học ở bài trước. So sánh tính chất của đất mặn với những tính chất của đất XBM và đất Xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
-..
-.
-.
Tổng kết các ý kiến của HS từ đó đưa ra những tính chất cơ bản của đất mặn.
? Với tính chất của đất mặn như vậy ta có thể trồng lúa được không. Muốn có năng suất cao ta cần phải có những biện pháp gì.
? Ví dụ để ngăn chặn sự xâm nhập của nước biển ta cần làm gì.
- Đắp đê ngăn mặn, hệ thống tưới tiêu nước hợp lý,
? Tại sao đất mặn có phản ứng trung tính hay kiềm yếu mà lại bón vôi.
- Vì trên bề mặt keo đất của đất mặn có nhiều Ion Na+ nên sẽ tham gia phản ứng trao đổi Ion với Ion Ca2+ có trong dd vôi.
[KĐ]2Na+ + Ca2+ [KĐ]Ca2+ + 2Na+
? Cho Ví dụ một số loại cây chịu mặn thường được trồng.
- Lúa chịu mặn, Dừa.
- Đước, Mắm, Sú, Vẹt, Bần,..(là những cây rể chống, đẻ con).
Ở đồng bằng ven biển ngoài đất mặn còn có một loại đất nữa cần được cải tạo là đất phèn.
- Đất phèn có nhiều xác sinh vật chứa S:
+ Trong điều kiện yếm khí:
2S + Fe FeS2 (chất Pirit).
+ Trong điều kiện thoáng khí:
2FeS2 + O2 + 2H2O 2FeSO4 + 2H2SO4
Tầng FeS2 được gọi là tầng sinh phèn.
? Từ những nguyên nhân hình thành, đất phèn có những tính chất gì.
-
-
- Tóm tắt các ý kiến của HS và đưa ra kết luận về tính chất của đất phèn.
? Vậy, cần có những biện pháp gì để cải tạo và sử dụng đất phèn.
- Đắp đê ngăn mặn, hệ thống tưới tiêu hợp lý, bón vôi,
- Phản ứng của dung dịch đất khi bón vôi cải tạo đất mặn và đất phèn giống và khác nhau như thế nào.
+ Đều là phản ứng trao đổi Ion.
+ Khác:
Đất mặn: giải phóng Ion , thuận lợi cho việc rửa mặn.
Đất phèn: Làm cho Al(OH)3 kết tủa không gây hại cho cây trồng.
[KĐ]Al3+ + Ca(OH)2 [KĐ]Ca2+ + Al(OH)3
? Để tăng cường đọ phì nhiêu, tạo môi trường thuận lợi cho VSV hoạt động và làm cho thành phần cơ giới bớt nặng ta cần làm gì.
Lưu ý: Phải cày nông (cạn), không được cày sâu sẽ gây xì phèn.
? Tại sao phải giữ nước liên tục.
- Để FeS2 không bị oxi hóa làm đất bị chua.
? Tại sao phải thay nước thường xuyên.
- giảm bớt chất độc hại đối với cây trồng.
- Yêu cầu HS xem hình SGK trang 35, giải thích tác dụng của việc lên liếp (luống).
? Đất phèn thường được sử dụng trồng những loại cây gì.
I) CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN :
1) Nguyên nhân hình thành:
- Chứa nhiều Ion Na+ hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dd đất.
- Hình thành ở vùng ven biển.
+ Nước biển tràn vào.
+ ảnh hưởng của nước ngầm.
2) Tính chất của đất mặn:
- Thành phần cơ giới nặng.
- Chứa nhiều muối tan, ảnh hưởng đến quá trình hút chất dinh dưỡng của cây trồng.
- Đất trung tính hoặc kiềm yếu.
- VSV đất ít, hoạt động kém.
3) Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn:
a) Biện pháp cải tạo:
- Biện pháp thủy lợi (đắp đê, mương máng, hệ thống tưới tiêu,).
- Bón Vôi, sau đó:
+ Tháo nước rửa mặn.
+ Bổ sung chất hữu cơ để tăng độ phì.
- Trồng cây chịu mặn.
b) Sử dụng đất mặn:
- Trồng lúa, Dừa, Cói,
- Nuôi trồng thủy sản (tôm Sú, tôm Hùm,).
- Trồng rừng giữ đất (Sú, Vẹt. Đước,).
II) CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN:
1)Nguyên nhân hình thành:
- Hình thành ở vùng đồng bằng ven biển.
+ Trong điều kiện yếm khí:
2S + Fe FeS2 (chất Pirit).
+ Trong điều kiện thoáng khí:
2FeS2 + O2 + 2H2O 2FeSO4 + 2H2SO4
2) Tính chất của đất phèn:
- Thành phần cơ giới nặng.
- Chứa nhiều chất độc hại cho cây trồng ( Al3+, Fe3+, CH4, H2S,).
- Đất rất chua.
- Nghèo dinh dưỡng.
- Số lượng VSV đất ít, hoạt động kém.
3) Biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn:
a) Biện pháp cải tạo:
- Biện pháp thủy lợi.
- Bón Vôi.
- Bón phân (hữu cơ, đạm, lân, vi lượng).
- Cày nông (cạn).
- giữ nước liên tục.
- Thay nước thường xuyên.
- Lên liếp (luống).
b) Sử dụng đất phèn:
- Chủ yếu trồng lúa.
- Trồng cây chịu phèn: Dứa, khoai mì, cỏ stylo,
4)Củng cố: 4’
- Củng cố theo câu hỏi SGK trang 35.
5) Hướng dẫn về nhà:1’
Học bài cũ:
- Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn.
Chuẩn bị bài mới:
- Xem kỹ nội dung bài thực hành: “XÁC ĐỊNH SỨC SỐNG CỦA HẠT”.
- Chuẩn bị hạt giống (đậu phộng) theo tổ học tập, mỗi tổ 50 hạt.
* RÚT KINH NGHIỆM: Ngày..thángnăm
Ký duyệt của Tổ trưởng chuyên môn
Cô: Trần Thị Huyền Trâm
File đính kèm:
- bai 10(1).doc