I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Giải thích được các điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
- Phân tích được mối quan hệ của các điều kiện làm sâu, bệnh hại phát sinh, phát triển.
2. Kĩ năng.
Từ quan hệ của các điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng mà biết cách đề xuất biện pháp hạn chế sâu, bệnh phát triển.
3. Ý thức, thái độ.
Học sinh có ý thức phòng trừ sâu, bệnh ngay từ lúc mới hình thành mầm mống.
II.PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1 Phương pháp: Vấn đáp- tìm tòi.
Phiếu học tập - tìm tòi.
Sơ đồ- tìm tòi
2 Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phấn, bảng đen, máy chiếu, phiếu học tập.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 10 - Trường THPT Chuyên Quang Trung - Bài 15 - Tiết 16: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15 - Tiết 16
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA
SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Giải thích được các điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
- Phân tích được mối quan hệ của các điều kiện làm sâu, bệnh hại phát sinh, phát triển.
2. Kĩ năng.
Từ quan hệ của các điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng mà biết cách đề xuất biện pháp hạn chế sâu, bệnh phát triển.
3. Ý thức, thái độ.
Học sinh có ý thức phòng trừ sâu, bệnh ngay từ lúc mới hình thành mầm mống.
II.PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1 Phương pháp: Vấn đáp- tìm tòi.
Phiếu học tập - tìm tòi.
Sơ đồ- tìm tòi
2 Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phấn, bảng đen, máy chiếu, phiếu học tập.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ. (Không kiểm tra)
3. Nội dung bài mới.
Giáo viên nêu vấn đề (2 phút):
Các em đã được tìm hiểu kiến thức về giống cây trồng và một số loại phân bón để cây sinh trưởng, phát triển tốt. Vậy ngoài yếu tố giống, yếu tố phân bón, muốn cây có năng xuất cao và chất lượng tốt thì người dân cần quan tâm tới yếu tố nào nữa?
Giáo viên kết luận: Bên cạnh yếu tố giống cây trồng và phân bón, sâu, bệnh hại cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất và chất lượng cây trồng.
Bài 15. Tiết 16. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
HOẠT ĐỘNG THẦY- TRÒ
NỘI DUNG
Thời gian
- Giáo viên nêu: Theo đánh giá của FAO (tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc ) tổn thất lương thực do sâu, bệnh hại cây trồng hàng năm chiếm 20-25% tổng sản lượng trên thế giới.
Vậy, em hãy kể tên một số loại sâu, bệnh thường gây hại và làm ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng trên đồng ruộng Việt Nam?
Học sinh trả lời.
- Giáo viên trình chiếu hình ảnh một số loài sâu, bệnh hại.
- Giáo viên nêu: Để biết được các loài sâu, bệnh đó tiềm ẩn ở đâu chúng ta cùng tìm hiểu phần I.
I. Nguồn sâu, bệnh hại
10’
Giáo viên yêu cầu: Hãy nghiên cứu SGK phần I, kết hợp với kiến thức thực tế, hoàn thành phiếu học tập sau trong 5 phút:
Nguồn sâu, bệnh hại
Biện pháp
ngăn chặn
Tác dụng từng biện pháp
Học sinh trả lời
Đáp án Phiếu học tập số 1:
( phụ lục 1)
Giáo viên nêu: Sâu, bệnh hại luôn có trong môi trường, vậy điều kiện nào của môi trường ảnh hưởng tới sự phát triển của sâu bệnh hại, chúng ta cùng nghiên cứu phần II.
Giáo viên yêu cầu: Hãy nghiên cứu SGK phần II kết hợp với hiểu biết, hoàn thành phiếu học tập sau trong thời gian 5 phút:
Nội dung
Các yếu tố
Ảnh hưởng đến sâu, bệnh hại
Biện pháp khắc phục
1. Nhiệt độ môi trường.
2. Độ ẩm không khí và lượng mưa.
3. Điều kiện đất đai.
Học sinh trả lời
II. Điều kiện khí hậu, đất đai
Đáp án phiếu học tập số 2:
(phụ lục 2)
10’
Giáo viên hỏi: Khi gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, cần phải làm gì để hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại?
Học sinh trả lời.
Giáo viên trình chiếu một vài ví dụ minh họa
Giáo viên nêu: Bên cạnh yếu tố nhiệt độ, độ ẩm không khí và lượng mưa, điều kiện đất đai thì điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại. Để hiểu rõ điều đó chúng ta cùng nghiên cứu phần III.
III. Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc.
8’
Giáo viên hỏi: Em hãy cho biết những việc làm nào của người dân dễ tạo điều kiện cho sâu, bệnh phát triển?
Học sinh trả lời:
1.Sử dụng giống:
- Bị nhiễm sâu, bệnh
- Không chống chịu sâu, bệnh
2. Chế độ chăm sóc:
- Mất cân đối giữa nước và phân bón
- Bón nhiều phân hóa học
- Ngập úng và nhiều vết thương cơ giới.
Câu hỏi: Vậy cần phải làm gì để khắc phục những việc làm đó và hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng?
Học sinh trả lời
3. Biện pháp khắc phục:
- Chọn giống chống sâu, bệnh
- Kiểm tra giống trước khi gieo trồng
- Có chế độ chăm sóc hợp lý.
Giáo viên nêu: Sâu bệnh luôn có trên đồng ruộng và trong môi trường, nhưng có lúc nó phát triển thành dịch, có lúc không phát triển thành dịch hại. Vậy, với những điều kiện nào thì sâu,bệnh phát triển thành dịch? Chúng ta cùng nghiên cứu phần IV.
IV. Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch.
8’
Giáo viên nêu: Trên đồng ruộng luôn có sâu và mầm bệnh. Khi mầm bệnh hoặc sâu hại lan ra trên diện tích rộng và gây tổn hại lớn đến cây trồng thì chúng ta gọi là dịch hại. Để có dịch hại, phải xuất phát từ các ổ dịch.
Vậy em hiểu ổ dịch là gì?
Học sinh trả lời.
- Ổ dịch là nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra trên đồng ruộng.
Ví dụ: Trong cỏ, rác, rơm rạ sau thu hoạch...
Giáo viên hỏi:Theo em, để sâu, bệnh phát triển thành dịch thì phải có những điều kiện nào?
Học sinh trả lời:
Môi trường
Nguồn sâu bệnh
Sức đề kháng
Dịch
Giáo viên hỏi:Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên, dịch hại có phát triển không?
Biện pháp diệt dịch hại là gì?
Học sinh trả lời:
- Biện pháp diệt dịch hại: Phối hợp các biện pháp: Kỹ thuật, sinh học, hóa học, vật lý – cơ giới, sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh...
4. CỦNG CỐ (4 phút)
CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT TRONG CÁC CÂU SAU:
1. Sâu, bệnh phát sinh trên đồng ruộng thường tiềm ẩn ở:
a. Trong đất, trong các bụi cây, trong cỏ rác.
b. Trong bụi cây cỏ ven bờ ruộng.
c. Trên hạt giống, cây con.
d. Cả a, b, c.
2. Điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh sinh trưởng, phát triển là:
a. Nhiệt độ: 23 – 250C, độ ẩm thấp, mưa nhiều
b. Nhiệt độ: 25 – 300C, độ ẩm cao, mưa nhiều
c. Nhiệt độ: 20 – 300C, độ ẩm thấp, mưa ít
d. Nhiệt độ: 20 – 270C, độ ẩm cao, mưa ít
3. Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch là:
a. Nguồn sâu, bệnh hại
b. Môi trường thuận lợi cho nguồn sâu, bệnh phát triển
c. Sức đề kháng của cây trồng kém
d. Cả 3 đáp án trên
ĐÁP ÁN: Câu 1: d
Câu 2: b
Câu 3: d
5. HUỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)
- Học bài
- Trả lời câu hỏi cuối bài
File đính kèm:
- bai 15 cong nghe 10.doc