Giáo án môn Công nghệ 10 - Trường THPT Chuyên Quang Trung - Bài 15 và bài 17: Điều kiện phát sinh & phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng - Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

I. MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Nêu được các đk khí hậu, đất đai, giống cây trồng & chế độ chăm sóc là đk phát sinh & phát triển của sâu bệnh hại cây trồng.

- Biết được thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

- Hiểu được nguyên lí cơ bản và các biện pháp chủ yếu sử dụng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

2/ Kĩ năng:

- Rèn luyện cho HS khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp vấn đề.

- Biết cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng. Vận dụng vào thực tế SX ở gia đình.

3/ Thái độ: Có niềm tin vào khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

1/ GV:

a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

b) Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.

 Tranh ảnh có liên quan.

2/ HS: Đọc bài mới. Chuẩn bị các câu hỏi đã yêu cầu ở tiết trước: Có những đk nào làm sâu bệnh hại phát triển? Có những bp phòng trừ dịch hại cây trồng nào?

III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1)

2/ KT bài cũ: Không KT bài cũ vì tiết trước KT 1 tiết.

3/ Tiến trình bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 10 - Trường THPT Chuyên Quang Trung - Bài 15 và bài 17: Điều kiện phát sinh & phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng - Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 15 & 17: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH & PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG - PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Nêu được các đk khí hậu, đất đai, giống cây trồng & chế độ chăm sóc là đk phát sinh & phát triển của sâu bệnh hại cây trồng. - Biết được thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. - Hiểu được nguyên lí cơ bản và các biện pháp chủ yếu sử dụng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện cho HS khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp vấn đề. Biết cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng. Vận dụng vào thực tế SX ở gia đình. 3/ Thái độ: Có niềm tin vào khoa học. II. CHUẨN BỊ: 1/ GV: Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm. Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo. Tranh ảnh có liên quan. 2/ HS : Đọc bài mới. Chuẩn bị các câu hỏi đã yêu cầu ở tiết trước : Có những đk nào làm sâu bệnh hại phát triển ? Có những bp phòng trừ dịch hại cây trồng nào ? III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’) 2/ KT bài cũ : Không KT bài cũ vì tiết trước KT 1 tiết. 3/ Tiến trình bài mới : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS HĐ 1: TÌM HIỂU CÁC ĐK PHÁT SINH & PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG (15’) A/ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH & PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG I. Nguồn sâu bệnh: - Có sẵn trên đồng ruộng. - Hạt giống, cây con bị nhiễm sâu bệnh. II. Các đk ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng: 1/ ĐK khí hậu: - Nhiệt độ: Sâu hại là ĐV biến nhiệt => hoạt động sống phụ thuộc vào nhiệt độ mt. - Lượng mưa& độ ẩm KK: quyết định lượng nước trong cơ thể sâu hại. Ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn TĂ của sâu bệnh hại cây trồng. 2/ ĐK đất đai: -Ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát sinh & phát triển của SB hại. 3/ Giống cây trồng & đk chăm sóc: Các yếu tố : giống ct bị mang mầm sâu bệnh, sức đề kháng yếu, đk chăm sóc (bón phân, tưới tiêu nước không hợp lí; canh tác không đúng kĩ thuật,) đều ảnh hưởng đến sự phát sinh & phát triển của sâu bệnh hại. III. Đk sâu bệnh hại phát triển thành dịch lớn: - Khi sâu bệnh gặp đk thuận lợi về thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm thích hợp; nguồn TĂ dồi dào => Sâu bệnh hại có thể thành dịch lớn. B/ PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG (25’) I.Khái niệm: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là phối hợp các phương pháp phòng trừ 1 cách hợp lí. II.Nguyên lí: có 4 nguyên lí - Trồng cây khỏe. - Bảo tồn thiên địch. - Thăm đồng thường xuyên. - Bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ TV cho nông dân. III.Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng: PHIẾU HỌC TẬP. Nguồn sâu bệnh trên đồng ruộng do đâu mà có? Nêu các yếu tố ảnh huởng sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng. Nhiệt độ có ảnh hưởng gì đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng? Cho VD. Độ ẩm KK & lượng mưa có ảnh hưởng gì đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng? Cho VD. Đất đai có ảnh hưởng gì đến sâu bệnh hại cây trồng? Nêu các VD để CM các yếu tố giống, đk chăm sóc đều ảnh hưởng đến sự phát triển, phát sinh sâu bệnh. Khi nào sâu bệnh hại phát triển thành dịch hại lớn? -Biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là gì? -Tại sao phải thực hiện phối hợp nhiều biện pháp ? - Thế nào là cây khỏe? - Thiên địch là gì? Cho VD? - Tại sao phải bồi dưỡng kiến thức cho nông dân? -Cách thực hiện biện pháp kĩ thuật? -Biện pháp sinh học là gì?Có lợi ích gì? Nhiệm vụ của chúng ta? -Thế nào là biện pháp hóa học? Hạn chế của biện pháp hóa học? -Kể 1 vài biện pháp cơ giới, vật lí? -Biện pháp điều hòa là gì? - Do còn sót lại ở vụ trước (trên cỏ dại, tàn dư TV, trong đất). - Trồng cây, gieo hạt giống bị nhiễm sâu bệnh. - Đk khí hậu, đất đai & giống cây trồng, đk chăm sóc. Ảnh hưởng đến hoạt động sống của sâu bệnh hại cây trồng. VD: Nấm phát triển & gây hại ở nhiệt độ 25 – 300C, chết ở 500C. - Quyết định lượng nước trong cơ thể sâu bệnh hại, ảnh hưởng đến TĂ của chúng. VD: Vào mùa hè thu, độ ẩm cao, sâu bệnh phát sinh & phát triển mạnh mẽ. VD: Đất giàu đạm => lá nhiều, xanh tốt => sâu phát triển mạnh. Đất đai ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát sinh & phát triển của SB hại. Giống cây trồng bị mang mầm sâu bệnh, sức đề kháng yếu, đk chăm sóc (bón phân, tưới tiêu nước không hợp lí; canh tác không đúng kĩ thuật,) - Khi sâu bệnh gặp đk thuận lợi về thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm thích hợp; nguồn TĂ dồi dào. Hs đọc SGK, thảo luận nhóm xây dựng bài học. +Là phối hợp các phương pháp phòng trừ 1 cách hợp lí. - Nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm mỗi pp. - Cây không mang mầm bệnh, có khả năng chống chịu cao. - Là những SV có ích, tiêu diệt sâu bệnh hại như: chim sâu, ếch nhái, chuồn chuồn, ong kí sinh. . . - Vì là người trực tiếp sản xuất, chủ động phòng chống dịch hại có hiệu quả. -TL nhóm hoàn thành phiếu học tập. +Cày bừa, làm đất, vệ sinh đồng ruộng, tưới tiêu, bón phân hợp lí,... +Sử dụng SV hoặc sản phẩm của chúng để ngăn chặn dịch hại.Không tốn kém, không gây ô nhiễm MT. +Bảo vệ, gây, nuôi các loài thiên địch, các lòai côn trùng có ích. +Sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ dịch hại.Gây ô nhiễm mt, gây độc cho người & gia súc, gây nên hiện tượng kháng thuốc. +Dùng tay, vợt, bẫy để bắt sâu; bẫy đèn, bẫy mùi vị; xử lí giống theo pp “3 sôi 2 lạnh” +Phối hợp các biện pháp phòng trừ 1 cách hợp lí. Phiếu học tập: BIỆN PHÁP CÁCH THỰC HIỆN 1. Biện pháp kĩ thuật Cày ải, phơi đất, tiêu hủy tàn dư cây trồng,tưới tiêu, bón phân hợp lí, luân canh 2.Biện pháp sinh học Sử dụng SV có ích hoặc sản phẩm của chúng để ngăn chặn, làm giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra. 3.Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại. 4. Biện pháp hóa học Sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ dịch hại. 5. Biện pháp cơ giới, vật lí Dùng tay, vợt, bẫy để bắt sâu; dùng bẫy đèn, bẫy mùi vị. 6. Biện pháp điều hòa Phối hợp các biện pháp phòng trừ 1 cách hợp lí nhằm giữ cho dịch hại phát triển ở mức độ nhất định. 4/ Củng cố: (3’) Nêu lại các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng. Ưu – nhược điểm của từng biện pháp. 5/ Dặn dò:(1’) Trả lời các câu hỏi cuối bài. Xem bài mới. Chuẩn bị vôi bột & phèn xanh để pha dd Boocđô.

File đính kèm:

  • docbai 15 dieu kien phat sinh sau benh hai.doc