Giáo án môn Công nghệ 10 - Trường THPT Chuyên Quang Trung - Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức:

- Biết được sự hình thành, tính chất của đất xám bạc màu, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng loại đất này.

- Biết được thế nào là phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của đất.

2) Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức và độc lập suy nghĩ.

3) Vận dụng:

- Vận dụng kiến thức được học vào việc cải tạo và sử dụng đất.

II) CHUẨN BỊ:

III) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1) ổn định lớp:1’

- ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.

2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (dự kiến 2 HS).

- Nêu khái niệm, vẽ hình và nêu cấu tạo của keo đất?

- Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? có mấy loại phản ứng? cho ví dụ và nêu biện pháp cải tạo đất?

3) Bài mới:

- Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu được thế nào là phản ứng của dung dịch đất. Vậy ứng với mỗi laoij đất cụ thể sẽ có những tính chất như thế nào? biện pháp cải tạo và sử dụng các loại đất ấy ra sao?. Chúng ta cùng nghiên cứu để làm sáng tỏ trong bài học hôm nay.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 10 - Trường THPT Chuyên Quang Trung - Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/09/2008 Ngày dạy: 30/09/2008 Tiết:. BÀI 9: BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU , ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ I) MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Biết được sự hình thành, tính chất của đất xám bạc màu, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng loại đất này. Biết được thế nào là phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của đất. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức và độc lập suy nghĩ. Vận dụng: Vận dụng kiến thức được học vào việc cải tạo và sử dụng đất. II) CHUẨN BỊ: III) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: ổn định lớp:1’ ổn định, kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra bài cũ: 4’ (dự kiến 2 HS). Nêu khái niệm, vẽ hình và nêu cấu tạo của keo đất? Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? có mấy loại phản ứng? cho ví dụ và nêu biện pháp cải tạo đất? Bài mới: - Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu được thế nào là phản ứng của dung dịch đất. Vậy ứng với mỗi laoij đất cụ thể sẽ có những tính chất như thế nào? biện pháp cải tạo và sử dụng các loại đất ấy ra sao?. Chúng ta cùng nghiên cứu để làm sáng tỏ trong bài học hôm nay. TL Hoạt động của GV và HS Nội dung 20’ (5’) (5’) (10’) 15’ Đất VN hình thành trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, chất hữu cơ và mùn dể bị khoáng hóa hòa tan và bị rửa trôi. 70% diện tích là đồi núi, vì vậy dể bị xói mòn và thoái hóa mạnh. Do đó, diện tích đất xấu nhiều hơn đất tốt và cần được cải tạo. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu. ? Đất XBM được hình thành ở những vùng có địa hình ntn. – Trung du. ? Tại sao lại được hình thành ở vùng trung du. - . - Ở Bình Phước thuộc vùng đồng bằng, trung du hay miền núi. – Trung du, miền núi, ? Căn cứ vào đâu để kết luận Bình Phước thuộc vùng trung du. – Địa hình dốc thoải, giáp miền núi (Lâm Đồng, Đăk Nông,) và đồng bằng (Tây Ninh,). - Lấy ví dụ để chứng minh đất ở Bình Phước là đất XBM. - Lấy ví dụ để HS thấy đất XBM bị thoái hóa nghiêm trọng do tập quán canh tác lạc hậu. ? Kể tên các vùng (tỉnh) ở nước ta có đất XBM mà em biết. + ĐNB: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, + Tây Nguyên: Lâm Đồng, ĐăkLăk, + Trung du Bắc Bộ:. ? Vậy đất XBM có những tính chất nào. - Tóm các ý kiến của HS và đưa ra kết luận những tính chất của đất XBM. - Lấy ví dụ cụ thể đất xung quanh trường để HS dể tìm hiểu và liên tưởng đến tính chất của đất XBM. - Liên hệ bài cũ về phản ứng chua của đất. - Từ những tính chất trên, GV gợi ý để HS thấy được số lượng VSV trong đất XBM ít và hoạt động kém. Vậy, từ những nguyên nhân nói trên cần có những biện pháp cải tạo và sử dụng đất XBM ntn? - Chia lớp thành các nhóm nhỏ (tùy vào sĩ số mỗi lớp). Phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm và điền vaod phiếu. - Cử đại diện một nhóm trả lời, các nhóm còn lại bổ sung ý kiến. - GV dựa vào các kết quả trả lời, phân tích và đưa ra kết luận cho từng biện pháp. Ví dụ: Trồng lúa vụ 1, vụ 2 trồng họ đậu để cải tạo đất, vụ 3 trồng lúa trở lại. ? Nêu ví dụ một số loại cây được trồng trên đất XBM mà em biết. – Lúa, ngô, sắn, keo lá tràm, - Lấy ví dụ về câu “Nước chảy đá mòn” để HS hiểu rõ hơn về xói màn đất. - Giải thích ảnh hưởng của lượng mưa và địa hình dố ảnh hưởng đến xói maonf đất. ? Xói mòn đất thường xảy ra ở đâu (vùng nào). Gợi ý để HS thấy được đất lâm nghiệp quá trình xói mòn mạnh hơn đất nông nghiệp. ? Từ những nguyên nhân trên và liên hệ tính chất của đất XBM. Nêu những tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. - - - GV nhấn mạnh về hình thái phẩu diện của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. - Yêu cầu HS dựa vào mẫu phiếu học tập (mục I.3.a) về nhà nêu các biện pháp cải tạo, tác dụng của các biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Gợi ý: + Biện pháp công trình. + Biện pháp nông học. I) CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU : 1) Nguyên nhân hình thành: - Hình thành ở vùng trung du. Xói mòn mạnh. - Tập quán canh tác lúa lạc hậu Đất thoái hóa - Phân bố chủ yếu ở: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du Bắc Bộ. 2) Tính chất của đất xám bạc màu: - Tầng đất mặt mỏng (khoảng 10 cm), thành phần cơ giới nhẹ, khô hạn. - Chua hoặc rất chua. - Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn. - VSV đất ít, hoạt động kém. 3) Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu: a) Biện pháp cải tạo: Biện pháp Tác dụng + Xây dựng bờ vùng, bờ thửa, tưới tiêu hợp lý. + Cày sâu dần. +Bón phân hợp lý (hóa học, hữu cơ). + Bón vôi. + Luân canh (cây lương thực, họ đậu, phân xanh). + Khắc phục khô hạn, tạo MT thuận lợi cho VSV hđ. + Tăng độ dày tầng đất mặt. + Tăng lượng mùn, tạo MT thuận lợi cho VSV hđ. + Giảm độ chua. + Tăng cường VSV cố định đạm, khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng. b) Sử dụng đất xám bạc màu: - Thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn. II) CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ: 1)Nguyên nhân gây xói mòn: a)Khái niệm: - Là quá trình phá hủy lớp đất mặt và tầng đất dưới do nước mưa, nước tưới, tuyết tan hoặc gió. b)Nguyên nhân xói mòn: - Nước mưa. - Địa hình: + Độ dốc. + Chiều dài dốc. 2) Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: - Hình thái phẩu diện không hoàn chỉnh. - Cát sỏi chiếm ưu thế. - Đất chua hoặc rất chua. - Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn. - Số lượng VSV đất ít, hoạt động kém. Biện pháp Tác dụng Công trình + Ruộng bậc thang. + Thềm cây ăn quả. + Hạn chế dòng chảy. + Nâng độ che phủ, hạn chế dòng chảy. Nông học + Đường đồng mức. + Bón phân. + Bón vôi. + Luân canh, xen canh. + Trồng cây thành dãy. Nông Lâm kết hợp. + Trồng, bảo vệ rừng. + Hạn chế dòng chảy. + Tăng độ phì, tạo đk cho VSV h/đ. + giảm độ chua. + Hạn chế bạc màu. + Hạn chế dòng chảy. + Tăng độ che phủ. + Tăng độ che phủ, hạn chế lũ lụt. 4)Củng cố: 5’ Củng cố theo câu hỏi SGK trang 30. 5) Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ: Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu. Lập phiếu học tập biện pháp cải tạo và tác dụng của các biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Kiểm tra 15 phút. Chuẩn bị bài mới: - Xem trước mục Cải tạo và sử dụng đất mặn (Bài 10 SGK:BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN, ĐẤT PHÈN) * RÚT KINH NGHIỆM: Ngày..thángnăm Ký duyệt của Tổ trưởng chuyên môn Cô: Trần Thị Huyền Trâm

File đính kèm:

  • docbai 9.doc