I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu và giải thích được các điều kiện phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại cây trồng.
- Phân tích được mối quan hệ của các điều kiện làm sâu, bệnh hại phát sinh phát triển
2. Kĩ năng
- Từ quan hệ của các điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng mà biết cách đề xuất biện pháp hạn chế sâu, bệnh phát triển.
3. Thái độ hành vi
- Có ý thức phòng trừ sâu, bệnh hại ngay từ lúc mới hình thành mầm mống
II. Phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị của thầy
Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV. Hình 15.1a, 15.1b và hình 15.2 của SGK công nghệ 10 phóng to. Tranh ảnh có lien quan đến bài dạy
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 10522 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 - Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Bình khánh
Môn: Công nghệ 10
Họ và tên GVHDKT:............................................
Họ và tên sinh viên kiến tập: Trần Thanh Luân
Lớp (SV): DH9NN1 MSSV: DNN081500
Bài dạy: Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
Lớp dự giờ:..................Tiết:...............Buổi:..................Ngày:.......................
BÀI 15: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu và giải thích được các điều kiện phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại cây trồng.
- Phân tích được mối quan hệ của các điều kiện làm sâu, bệnh hại phát sinh phát triển
2. Kĩ năng
- Từ quan hệ của các điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng mà biết cách đề xuất biện pháp hạn chế sâu, bệnh phát triển.
3. Thái độ hành vi
- Có ý thức phòng trừ sâu, bệnh hại ngay từ lúc mới hình thành mầm mống
II. Phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị của thầy
Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV. Hình 15.1a, 15.1b và hình 15.2 của SGK công nghệ 10 phóng to. Tranh ảnh có lien quan đến bài dạy
2. Chuẩn bị của HS
Nghiên cứu SGK công nghệ 10, tìm thêm 1 số tài liệu có liên quan và sưu tầm tranh ảnh về sâu, bệnh hại.
III. Phương Pháp
Phương pháp chủ yếu là
1. Vấn đáp – tìm tòi
2. Quan sát tranh – tìm tòi
3. Chiếu video – tìm tòi ( Nếu có)
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ
A. Trình bày nguyên lí và thành tựu của ứng dụng công nghệ vi sinh vào SX phân bón?
B. Trình bày đặc điểm 1 số loại phân vi sinh thường dùng?
3. Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: NGUỒN SÂU, BỆNH HẠI
Mục tiêu: HS biết được nguồn sâu, bệnh và biện pháp ngăn ngừa
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
- Cho HS quan sát 1 số ảnh về sâu,bệnh hại treo trên bảng, gợi ý cho HS
- Đặt câu hỏi:
1. Có những nguyên nhân nào làm xuất hiện sâu, bệnh hại trên động ruộng?
- Nhận xét, bổ sung, tổng kết, cho HS ghi chép bài học
- Yêu cầu các em nghiêm cứu SGK
- Đặt câu hỏi:
2. Biện pháp ngăn ngừa? Tác Dụng?
- Nhận xét, bổ sung, tổng kết, cho HS ghi chép bài học
*** Chú ý:
- Mục lục, nội dung và tất cả các câu hỏi điều được ghi lên bảng
- Quan sát tranh ảnh .
- Lắng nghe và nghiêm cứu SGK
- Trả lời
- Ghi chép bài học
- Nghiêm cứu SGK
- Trả lời
- Ghi chép bài học
I. Nguồn sâu, bệnh hại
- Sẵn có trên đồng ruộng
- Có trong hạt giống, cây con nhiễm sâu, bệnh
(*) Biện pháp ngăn ngừa: cày, bừa, ngâm đất, phơi đất, phát quang bờ ruộng, vệ sinh đồng ruộng, dùng giống sạch bệnh.
(*) Hạn chế phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cho mùa vụ sau
HOẠT ĐỘNG 2: ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI
Mục tiêu: HS hiểu được điều kiện khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của sâu, bệnh hai
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
- Yêu cầu HS nghiêm cứu SGK, gợi ý cho HS
- Đặt câu hỏi:
3. Nhiệt độ ảnh hưởng tới sâu, bệnh hại ntn? Cho ví dụ?
- Nhận xét, bổ sung, tổng kết, cho HS ghi chép bài học
- Yêu cầu HS nghiêm cứu SGK, gợi ý cho HS
- Đặt câu hỏi:
4. Tại sao độ ẩm không khí và lượng mưa lại ảnh hưởng tới ST, phát dục của sâu?
- Nhận xét, bổ sung, tổng kết, cho HS ghi chép bài học
- Cho HS quan sát hình 15.1a và 15.1b trang 48 SGK, gợi ý cho HS
- Đặt câu hỏi:
5. Khi gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao cần làm gì để hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh?
- Thảo luận nhóm trong 1 phút (2 – 3 HS một nhóm)
- Đất thừa đạm cây PT mạnh, thân yếu, hàm lượng dd tăng lên nên nấm dễ xâm nhập gây bệnh đạo ôn, bạc lá
Đất chua độ pH cao cây PT yếu là đk tốt để bệnh tiêm lửa phá hại
- Nhận xét, bổ sung, tổng kết, cho HS ghi chép bài học
- Lắng nghe và nghiêm cứu SGK
- Trả lời
- Ghi chép bài học
- Lắng nghe và nghiêm cứu SGK
- Trả lời
- Ghi chép bài học
- Lắng nghe, quan sát hình trong SKG
- Thảo luận nhóm
- Trả lời
- Ghi chép bài học
II. Điều kiện khí hậu, đất đai
1/ Nhiệt độ môi trường
- ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại
+ Mỗi loài sâu hại thường ST,phát triển trong 1 giới hạn nhiệt độ nhất định
+ Nhiệt độ ảnh hưởng tới quá trình xâm nhập và lây lan của bệnh hại
2/ Độ ẩm không khí và lượng mưa:
- ảnh hưởng đến ST, phát dục của côn trùng:
+Quyết định lượng nước trong cơ thể
+ ảnh hưởng đến nguồn thức ăn
3/ Điều kiện đất đai:
Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng thì cây trồng không phát triển bình thường nên rất dễ bị sâu bệnh phá hoại
VD: Đất giàu mùn, giàu đạm cây dễ mắc đạo ôn, bạc lá
- Đất chua cây kém phát triển dễ bị bệnh tiêm lửa
HOẠT ĐỘNG 3: Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc
Mục tiêu: Hiểu được giống cây trồng và chế độ chăm sóc dễ bị sâu, bênh hại
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
- Cho nghiêm cứu SGK
- Đặt câu hỏi:
6. Những nguyên nhân nào làm cho cây trồng bị nhiễm bệnh?
- Nghiêm cứu SGK
- Trả lời
III. Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc
- Sử dụng giống, cây con nhiễm bệnh
- Chăm sóc mất cân đối giữa nước, phân bón
- Bón phân không hợp lí
- Ngập úng lâu ngày, những vết thương cơ giới
HOẠT ĐỘNG 4: Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch
Mục tiêu: Hiểu dược các điều kiện sâu, bệnh phát triển thành dịch
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
- Cho HS quan sát hình 15.2 trang 49 SGK, gợi ý cho HS
- Đặt câu hỏi:
7. Ổ dịch là gì? Cho ví dụ?
- Cho nghiêm cứu SGK
- Đặt câu hỏi:
8. Em hãy liệt kê các điều kiện thuận lợi của sâu, bệnh hại phát triển thành dịch?
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh, cho HS ghi chép bài học
- Quan sát hình 15.2 SGK
- Trả lời
- Nghiêm cứu SGK
- Trả lời
- Ghi chép bài học
IV.Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch
- Ổ dịch là nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra trên đồng ruộng.
* Ví dụ: Các mô rạ ở vụ gặt trước có thể là ổ dịch của bệnh đạo ôn, sâu đục thân lúa.
- Gặp đk thuận lợi là thức ăn đầy đủ, nhiệt độ độ ẩm thích hợp
4. Củng cố
A. Trong các yếu tố kể trên thì yếu tố nào ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vì sao?
Trả lời: nhiệt độ vì sâu là ĐV biến nhiệt. Chính nhiệt độ MT quyết định vòng đời dài hay ngắn, sự tồn tại và PS, PT của mỗi loại sâu ở từng vùng địa lí
B. Theo em ngoài các yếu tố trên còn yếu tố nào cũng ảnh hưởng tới ST, PT của sâu, bệnh hại?
Trả lời: Các yếu tố SV: thực vật, các ĐV có ích khác( thiên địch)
*. Một số câu hỏi trắc nghiệm
1. Điều kiện nào để sâu, bệnh phát triển thành dịch?
A. có đủ thức ăn; nhiệt độ, độ ẩm thích hợp B. có đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp
C. có đủ thức ăn, nhiệt độ thích hợp D. nhiệt độ , độ ẩm thích hợp
2. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng xấu như thế nào tới sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh?
A. nguồn thức ăn dồi dào
B. trong giới hạn sâu hại phát triển mạnh nhất
C. ngoài giới hạn sâu ngừng hoạt động và có thể chết
D. ảnh hưởng tới lượng nước cơ thể côn trùng
3. Độ ẩm không khí và lượng mưa ảnh hưởng xấu như thế nào đến sâu hại?
A. quyết định độ ẩm của sâu B. ảnh hưởng lượng nước trong cơ thể sâu
C. làm tăng nguồn thức ăn của sâu hại D. tạo điều kiện thuận lợi cho sâu pt
5. Bài tập về nhà
A. Các em học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài 15.
B. Các em nghiêm cứu bài 17, sưu tầm hình ảnh hay trang có liên quan đến bài 17 đem theo và trả lời các câu hỏi sau
1. Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
2. Nêu các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Tác dụng của các biện pháp đã nêu?
File đính kèm:
- GAbai15.doc